Nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em – CT Thầy thuốc của bạn ngày 18/10/2015

Chương trình Thầy thuốc của bạn  phát sóng ngày 18/10/2015 – trên kênh VOH

  • Nội dung chủ đề: Nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em.
  • Thời gian: 12h30 – 13h trưa chủ nhật hàng tuần. Phát lại 7h-7h30 sáng thứ 4.
  • Kênh phát sóng: trên kênh VOH
  • Tần số phát sóng: 99.9 MHz
  • Vị khách mời: Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Tổng thư kí hội tiêu hoá nhi Việt Nam

Nội dung chương trình

– Trong việc điều trị những bệnh liên quan đến HP, trên thực tế ở trẻ em có gặp những khó khăn gì ?

Có một số trường hợp nhiễm HP ở trẻ em dưới đây mới cần điều trị :

  • Thứ nhất khi con HP gây loét dạ dày, loét tá tràng cho các em bé thì chúng ta mới cần điều trị và để biết được điều đó phải cần một động tác rất quan trọng đó là nội soi, trường hợp
  • Thứ hai là các em bé bị nhiễm HP mà trong gia đình có cha, mẹ, người thân hay những người có tiền căn từng bị ung thư dạ dày rất rõ ràng tỉ lệ khá cao thì mình cũng cân nhắc điều trị,
  • Thứ ba là trường hợp em bé bị bệnh lí về máu đó là giảm tiểu cầu, sau khi đã tìm hết các nguyên nhân liên quan đến tuỷ xương, liên quan đến thuốc, liên quan đến nhiễm trùng mà vẫn thấy không có những liên quan gì cả thì lúc đó mình nghĩ rằng do HP thì mình mới chỉ định điều trị HP.

Một số khó khăn khi điều trị Hp ở trẻ em:

  • Các em bé thường quên uống thuốc, thuốc có cái cần uống trước khi ăn, cái cần uống sau khi ăn, nhất là thuốc uống vào buổi sáng, chúng ta cho em bé uống cử thuốc trước khi đưa em bé đến trường, rồi phụ huynh dặn nhưng các em bé hay quên, chỉ cần uống chậm, quên, nhầm sẽ dẫn đến hiệu quả thuốc sẽ giảm đi và khả năng thất bại rất cao.
  • Uống nhầm có cái cần uống trước khi ăn thì chúng lại uống sau khi ăn, cái cần uống sau lại uống trước khi ăn làm hiệu quả của thuốc mất đi.
  • Các em bé không chịu uống thuốc. Thuốc trị HP bây giờ chủ yếu là thuốc viên rất ít dạng gói hoặc dạng siro còn hầu hết là thuốc viên, các viên thuốc cũng khá là lớn, các em bé rất ngán, chúng ta cũng không có thời gian cà nhỏ nó ra, quấy nước, thêm đường …đôi khi làm em bé ngại, sợ, có thể bỏ thuốc

– Việc tái phát HP cũng là vấn đề rất đáng quan tâm, tỉ lệ cũng đáng quan ngại khoảng 24% thì ở trẻ em vấn đề tái phát HP cũng đáng để đặt ra, nếu có thì tạ sao lại có tình trạng tái nhiễm này?

Điều trị con HP đã có, điều trị sạch xong sau đó có nguy cơ bị tái nhiễm trở lại. Có một nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam cụ thể tại Hà Nội, sau 1 năm điều trị sạch sẽ HP rồi, tỉ lệ tái nhiễm trở lại cũng khá là cao tuỳ mỗi một lứa tuổi mà khả năng tái nhiễm của nó cũng tương đối khác nhau trung bình khoảng từ 30-50%. Như vậy con số rất lớn, cứ 10 em chúng ta điều trị rồi rất khó khăn để điều trị sạch sẽ, rồi 1 năm quay trở lại thì có khoảng 3 em, 4 em hoặc 5 em tái nhiễm trở lại.

Cho đến bây giờ người ta cũng chưa định rõ nguyên nhân cụ thể là tại sao em bé lại tái nhiễm nhưng HP. Nguồn lây là từ người sang người cho nên chắc chắn cách lây cũng là từ người sang người và nhiều nhất là do cách ăn uống, do tiếp xúc hoặc là dùng chung với nhau các dụng cụ như muỗng, chén, những vật dụng dùng chung người này với người kia làm cho khả năng nhiễm HP cao hơn.

Ngoài ra người ta cũng nhận ra rất rõ ràng là ở những nơi sống hơi trật trội hoặc mật độ người trong diện tích nào đó khá là đông cũng làm cho tỉ lệ nhiễm HP, chúng ta cần lưu ý những điều đó, nếu chúng ta có con cháu đã điều trị xong HP rồi, ngại tái phát trở lại thì chúng ta nên lưu ý cẩn thận, ăn uống riêng biệt, sạch sẽ, vệ sinh an toàn thực phẩm tốt và điều kiện sống cố gắng như thế nào đó để cho thưa bớt đừng có quá đông trong một diện tích nhỏ, sẽ làm giảm nguy cơ bị tái nhiễm đi

– Một trong những nỗi lo khác, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm từ tình trạng nhiễm HP và tái phát nhiễm HP hay không ?

Nhìn chung HP gây bệnh thôi, còn những biến chứng khác, ví dụ như là có những người đồn với nhau là nó gây thủng ruột, nó gây ra biếng ăn, nó gây ra trào ngược, thì cũng không rõ ràng. Chúng ta chỉ ngại một việc đó là HP nằm trong dạ dày gây viêm loét.

Dạ dày của chúng ta cũng như một hồ axit, đây là một nơi mà những vi sinh vật đi qua lớn là bị tiêu diệt ngay nhưng cái con HP này lại chọn cái hồ axit làm nơi cư trú và sinh sống, cho thấy nó cứng đầu đến mức nào, việc này chứng tỏ việc điều trị của nó rất khó khăn, nó rất khôn, bên trên là hồ axit và bên dưới là một chất nhầy, thì nó trôi xuống lớp chất nhầy và ẩn núp ở dưới đó cho nên nó không bị axit tấn công, do đó nó càng sống thoải mái, nó tiếp xúc dễ dàng với niêm mạc, lớp da của dạ dày, gây viêm thậm chí loét, điều đó rất nguy hiểm thành ra chúng ta không ngại lắm về mặt biến chứng, có chăng chúng ta ngại về việc chúng gây bệnh.

– Đối với việc điều trị HP, theo bác sĩ chúng ta phải làm gì đây, để việc điều trị đem lại hiệu quả. Xem ra câu hỏi này rất thực tế.

Phải tuân thủ những chỉ định của bác sĩ, bác sĩ kêu làm cái gì thì phải làm y chang như vậy, không chỉ về uống thuốc mà cả về tái khám, cả về ăn uống hay cả về chế độ sinh hoạt, tất cả những cái đó mà mình mới có hi vọng tiêu diệt được HP, nếu mà chúng ta chỉ chăm chăm vào thuốc nhưng mà thuốc cũng rất quan trọng nhưng nó cũng chỉ là một phần trong tổng hoà các biện pháp khác trong vấn đề điều trị.

Ví dụ: ở trẻ em ít nhắc đến vấn đề rượu nhưng ở người lớn, vấn đề này rất quan trọng nó có thể làm giảm hiệu quả của thuốc đi, thứ hai cách ăn uống của chúng ta cần phải hạn chế những thức ăn nào đó làm cho dạ dày nó đỡ căng thẳng hơn ví dụ những thức ăn có quá nhiều dầu mỡ, chất béo, khó tiêu, những thức ăn quá chua, quá cay nó có thể làm nặng nề thêm cái bao tử hay cái tá tràng bị loét.

Nói về việc uống thuốc, thứ nhất chúng ta phải tuân thủ đúng thuốc nào uống trước khi ăn, thuốc nào uống sau khi ăn; bác sĩ cho tên thuốc gì thì cần mua đúng thuốc đó, hiện tại trên thị trường cùng một hoạt chất nhưng có rất nhiều loại thuốc khác nhau, đôi khi nó thay đổi nhẹ các thành phần, tá dược bên trong có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc, do đó, người bác sĩ khi đã cho loại thuốc này là họ đã cân nhắc rất kĩ tuỳ vào lứa tuổi của bé, thể trạng của bé, tuỳ vào việc bé có bị suy dinh dưỡng hay không, bé uống thuốc dễ hay không mà bác sĩ quyết định cái đó, không phải có một loại thuốc mà kê hoài cho tất cả các đối tượng.

Ví dụ: ở trẻ em, có những loại thuốc không bẻ ra được mà phải dài, loại thuốc dài 20mg, giá cũng bằng 1 gói 10mg, vì vậy thay vì hai gói 10mg thì nó tăng gấp đôi, bây giờ chúng ta nghĩ, bây giờ chúng ta tăng gấp đôi viện 20 mình bẻ đôi ra sáng 10, chiều 10 nhưng mà vô tình có những loại thuốc khi chúng ta bẻ đôi ra thì nó hoàn toàn mất cái tính chất của nó đi làm cho hiệu quả của nó hầu như là không còn, thành ra các bác sĩ cũng có ý của họ khi họ quyết định khi kê cho bệnh nhân loại thuốc gì.

Chúng ta nên tái khám đúng như ngày hẹn, điều đó hết sức quan trọng, khi chúng ta tái khám, bác sĩ sẽ tuỳ tình hình của bé mà có cần tiếp tục kéo dài quá trình điều trị đó hơn hay là dừng lại chỗ đó hay là giảm liều hay tăng liều, điều đó rất quan trọng

– Đối với các trẻ em đã có HP mà chưa có biểu hiện lâm sàng trong trường hợp này, các gia đình phải làm như thế nào ?

Đây là những trường hợp thường gặp trong bệnh viện, ví dụ như cha mẹ bị nhiễm HP, rồi lên mạng xem HP gây ra này nọ, về nhà đem những đưa con đi thử luôn, nhiều khi thấy dương tính thì rất lo lắng, xin phép quý vị phụ huynh yên tâm, tôi đã có thông báo ngay từ đâu là HP có thể sống hoà bình với chúng ta thậm chí đến suốt đời, chỉ khi nào con HP kiếm chuyện, nó làm cho mình viêm, mình loét, và làm cho mình có những bệnh lí nguy hiểm nào đó, chúng ta mới mong muốn, quyết tâm cố gắng tiêu diệt con vi khuẩn HP. Nếu con em bị HP dương tính, nhưng vẫn vui vẻ, không đau bụng không ợ chua, không đau loét sau vùng xương ức vùng trấn thuỷ, không có giảm cân, không có bệnh lí gì khác thì thôi chúng ta yên tâm hoặc nếu muốn chắc ăn nữa, sợ mình quyết định không đúng, thì hãy đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa hoá về nhi, các bác sĩ sẽ khám, sẽ hỏi những câu hỏi để quyết định nên có điều trị hay không những trường hợp đó.

Câu hỏi thính giả

– Câu hỏi của khán giả: Con 8 tuổi, nó hay ợ hơi, ăn cũng ợ, trào thức ăn ra ngoài, xin hỏi đó có phải là do cháu bị đau dạ dày không ?

– Bác sĩ trở lời: Tôi nghĩ trường hợp này phần nhiều là bị trào ngược dạ dày thực quản, bình thường khi chúng ta ăn vào thì thức ăn đi từ miệng xuống thực quản và vào trong dạ dày, tại đó, dạ dày chúng ta sẽ co bóp, nhào trộn cho thức ăn mềm, nhuyễn ra và từ đó đi xuống dưới nữa không đi ngược lên trên, trong một số trường hợp thức ăn do dạ dày yếu hoặc một số người do dùng thuốc, làm cho thức ăn đẩy lên thực quản thậm chí lên trên miệng, và mình nôn ra ngoài, cái này gọi là trào ngược dạ dày thực quản và trường hợp của bé đã 8 tuổi, chúng tôi gọi là trào người dạ dày thực quản bệnh lí.

Tôi khuyên chị nên mau chóng đưa cháu đến bệnh viện nhi để được khám và điều trị cho sớm, vì nếu tình trạng này xảy ra kéo dài cháu có thể bị những biến chứng, có thể đầu tiên dễ bị nhất là viêm thực quản, sau này cháu dễ bị đau bụng, khó ăn, ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như bé dễ bị khò khè, bé dễ bị khàn tiếng, bé dễ bị ho, thậm chí còn có thể bị hen suyễn, nên mong chị cho bé đi khám sớm, trường hợp này tôi ít nghĩ là HP.

– Câu hỏi: Cách đây 5 năm, bị nhiễm HP, trước có làm kháng sinh đồ trên chợ Rẫy, trị một đợt rồi không hết, bác sĩ nói là phải chờ ra phác đồ mới, bây giờ em đang nuôi con nhỏ, muốn cai sữa cho bé để đi trị trở lại, bây giờ thưa bác sĩ ở đâu thưa bác sĩ, làm sao để tránh cho con em ngoài dùng chung chén, dĩa sạch, có thuốc gì không ?

– Trả lời: Chúng tôi có nhiều phác đồ 1,2,3,4 để mà điều trị HP, nhưng mà quý vị đừng mừng vì càng nhiều phác đồ điều trị thì có nghĩa rằng việc điều trị cũng khó khăn, chứ không phải là đơn giản, có thể chị đã dùng đến phác đồ thứ 2, thứ 3 rồi thậm chí có thể làm kháng sinh đồ nhưng không khỏi, thì đây là trường hợp khó. Nhưng mục đích cuối cùng mình hướng tới ngoài cái chuyện mà loại trừ HP, còn một mục đích quan trọng nữa là chúng ta đã lành bao tử, lành tá tràng hay chưa, nếu mình đạt được mục đích đó, mình soi lại mình hết viêm, hết loét rồi thì đó cũng là mục đích rất lớn chúng ta đạt được, đừng vì con HP mà lo lắng, bi quan.

Một số cơ sở điều trị HP và những phác đồ đã được thông báo rộng khắp trong toàn quốc, cho nên chị chỉ cần đến các bệnh viện địa phương, hi vọng đã cập nhật những phác đồ mới, thuốc mới để điều trị hiệu quả, trong việc ngăn ngừa lây lan cho đứa bé, đây là một câu hỏi rất hay, người ta chưa thấy được HP lây lan qua sữa, nếu tiếp tục cho bé bú mẹ thì cứ tiếp tục cho bé bú sữa để bé được hưởng hết những gì tốt từ sữa mẹ.

Ngoài việc vệ sinh, rửa tay trước khi cho bé ăn uống thì có một hướng mới là dùng kháng thể OvalgenHP, các kháng thể này có thể tiến tới bắt giữ những con vi khuẩn HP, làm ức chế men urease  của vi khuẩn, giúp giảm tải lượng các con vi khuẩn HP trong dạ dày của con người chúng ta, do đó chị có thể thảo luận với bác sĩ về việc có nên sử dụng biện pháp ở thời điểm hiện tại để chúng ta loại bỏ HP trong dạ dày hay không

– Câu hỏi: Con em đã điều trị dạ dày do HP đã hết rồi, em có thể dùng OvalgenHP từ lòng đỏ trứng gà để giảm nguy cơ  tái phát cho bé hàng năm được không ?

– Trả lời: cho đến bây giờ người ta thấy rằng kháng thể OvalgenHP làm giảm nồng độ HP trong dạ dày của những người khoẻ mạnh, cũng như những người bị dạ dày do HP, nhưng việc sử dụng nó trong trường hợp nào phải tuỳ vào các trường hợp bệnh nhân cụ thể và hiện tải lượng HP còn nhiều hay ít hay đã hết, bác sĩ sẽ tuỳ trường hợp mà quyết định. Mong chị đến các bác sĩ đã điều trị trước đây để được làm các test hơi thở, dạ dày như thế nào để có hướng quyết định, nếu ít thì dùng liều khá, nếu sạch sẽ rồi để phòng ngừa chúng ta có thể dùng liều tương ứng.

– Câu hỏi: Sau một quá trình điều trị HP rồi, chúng ta cần phải làm động thái này trong trường hợp nào ?

Sau khi điều trị xong, ai cũng mong muốn biết rằng chúng ta còn HP không hay nó hết rồi, cách đây mấy tháng chúng ta phải soi đứa con của mình, nghĩ về việc cho đứa bé soi lần nữa rất là sợ. Tuy nhiên xin qúy vị quan tâm sau điều trị, thường chúng tôi kiểm tra bằng biện pháp không xâm nhập, có hai biện pháp được sử dụng hiệu quả của trẻ em, thứ nhất là test bằng hơi thở, chỉ cần em bé thở vào cái ống hoặc bao ni long, chúng tôi có thể thử được rồi, cách này dùng cho các em bé từ 6,7 tuổi trở lên, cách thứ 2 là các em bé còn nhỏ 6, 7 tuổi thì chúng tôi test bằng phân, trong phân của chúng ta, trong người chúng ta còn HP thì chúng ta có thể thải qua trong phân và chúng ta tìm thấy nó trong phân, 2 cách này rất hợp lí, hoàn toàn không xâm nhập, quý vị yên tâm. Chỉ trường hợp chúng tôi điều trị phác đồ 1, 2 nhiều lần mà vẫn thất bại chúng tôi cần lấy lại con HP để xem nó chịu kháng sinh nào thì lúc đó, chúng tôi mới đề nghị soi trở lại còn không thì không cần phải soi.

Xin cảm ơn bác sĩ!

Chương trình tuần sau tiếp tục quay trở lại với vấn đề vi khuẩn Hp, đường dây trao đổi 04 3822 3285 Thời gian phát sóng 12h30 – 13h trưa chủ nhật hàng tuần. Phát lại 7h-7h30 sáng thứ 4.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

  • Mối nguy hiểm tiềm tàng khi trẻ nhiễm khuẩn Hp
  • Các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp chính xác nhất
  • Thách thức lớn trong điều trị Hp ở trẻ em
  • Làm gì để không bị tái nhiễm vi khuẩn HP?

Nguồn: https://gastimunhp.vn/ct-thay-thuoc-cua-ban-ngay-18102015-2850/

Xem thêm: Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản Bộ Y tế chuẩn nhất

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!