Các phương pháp chẩn đoán ung thư cổ tử cung

Có nhiều phương pháp khác nhau giúp bác sĩ chẩn đoán ung thư cổ tử cung. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm riêng. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ về chúng để trao đổi với bác sĩ và lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất với mình.

Có nhiều phương pháp khác nhau giúp bác sĩ chẩn đoán ung thư cổ tử cung. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm riêng. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ về chúng để trao đổi với bác sĩ và lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất với mình.

Ung thư cổ tử cung thường được phát hiện khi bệnh nhân có kết quả xét nghiệm HPV hoặc xét nghiệm Pap bất thường. Tuy nhiên, hai xét nghiệm này chỉ là hai xét nghiệm sàng lọc, chứ không phải là xét nghiệm chẩn đoán ung thư cổ tử cung. Lúc này, bác sĩ sẽ thực hiện thêm các xét nghiệm khác để xác định chẩn đoán ung thư.

Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán ung thư cổ tử cung thường được sử dụng:

Kiểm tra bệnh sử và khám lâm sàng

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi bạn về bệnh sử cá nhân cũng như gia đình. Điều này sẽ cung cấp cho bác sĩ các thông tin liên quan đến yếu tố nguy cơ và triệu chứng ung thư cổ tử cung của bạn.

Khám lâm sàng sẽ giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn. Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bạn khám phụ khoa và làm xét nghiệm Pap nếu bạn chưa thực hiện. Ngoài ra, các hạch bạch huyết cũng có thể được kiểm tra để xem liệu ung thư đã di căn hay chưa.

Soi cổ tử cung

Soi cổ tử cung là một trong các phương pháp đầu tiên được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán ung thư cổ tử cung. Cũng giống như khi khám vùng chậu, bạn sẽ nằm trên ghế xét nghiệm khi thực hiện phương pháp này. Để quan sát rõ hơn, bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ (kẹp mỏ vịt) để mở rộng âm đạo và dùng kính soi âm đạo để tìm dấu hiệu bất thường. Kính soi là thiết bị đặt vào trong cơ thể có thấu kính lồi như ống nhòm, giúp bác sĩ thấy rõ được bên trong bề mặt cổ tử cung. Bác sĩ sẽ bôi dung dịch axit acetic loãng (tương tự giấm) lên bề mặt cổ tử cung để quan sát rõ hơn.

Soi cổ tử cung không gây nhiều khó chịu như các phương pháp nội soi khác. Phương pháp này không có tác dụng phụ mà thậm chí còn an toàn cho cả phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn lưu ý không nên nội soi khi hành kinh. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường trong vùng cổ tử cung, bác sĩ sẽ lấy mẫu mô làm sinh thiết vì chỉ có sinh thiết mới xác định chính xác mô bất thường có phải là tiền ung thư, ung thư hay không.

Mặc dù nội soi hầu như không gây nhiều ảnh hưởng nhưng một số bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu, tê, chuột rút hoặc thậm chí đau đớn.

Ung thư cổ tử cung thường được phát hiện khi bệnh nhân có kết quả xét nghiệm HPV hoặc xét nghiệm Pap bất thường. Tuy nhiên, hai xét nghiệm này chỉ là hai xét nghiệm sàng lọc, chứ không phải là xét nghiệm chẩn đoán ung thư cổ tử cung. Lúc này, bác sĩ sẽ thực hiện thêm các xét nghiệm khác để xác định chẩn đoán ung thư.

Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán ung thư cổ tử cung thường được sử dụng:

Kiểm tra bệnh sử và khám lâm sàng

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi bạn về bệnh sử cá nhân cũng như gia đình. Điều này sẽ cung cấp cho bác sĩ các thông tin liên quan đến yếu tố nguy cơ và triệu chứng ung thư cổ tử cung của bạn.

Khám lâm sàng sẽ giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn. Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bạn khám phụ khoa và làm xét nghiệm Pap nếu bạn chưa thực hiện. Ngoài ra, các hạch bạch huyết cũng có thể được kiểm tra để xem liệu ung thư đã di căn hay chưa.

Soi cổ tử cung

Soi cổ tử cung là một trong các phương pháp đầu tiên được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán ung thư cổ tử cung. Cũng giống như khi khám vùng chậu, bạn sẽ nằm trên ghế xét nghiệm khi thực hiện phương pháp này. Để quan sát rõ hơn, bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ (kẹp mỏ vịt) để mở rộng âm đạo và dùng kính soi âm đạo để tìm dấu hiệu bất thường. Kính soi là thiết bị đặt vào trong cơ thể có thấu kính lồi như ống nhòm, giúp bác sĩ thấy rõ được bên trong bề mặt cổ tử cung. Bác sĩ sẽ bôi dung dịch axit acetic loãng (tương tự giấm) lên bề mặt cổ tử cung để quan sát rõ hơn.

Soi cổ tử cung không gây nhiều khó chịu như các phương pháp nội soi khác. Phương pháp này không có tác dụng phụ mà thậm chí còn an toàn cho cả phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn lưu ý không nên nội soi khi hành kinh. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường trong vùng cổ tử cung, bác sĩ sẽ lấy mẫu mô làm sinh thiết vì chỉ có sinh thiết mới xác định chính xác mô bất thường có phải là tiền ung thư, ung thư hay không.

Mặc dù nội soi hầu như không gây nhiều ảnh hưởng nhưng một số bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu, tê, chuột rút hoặc thậm chí đau đớn.

Sinh thiết để chẩn đoán ung thư cổ tử cung

Sinh thiết là phương pháp lấy một mẫu mô bất thường và quan sát chúng trong phòng thí nghiệm dưới kính hiển vi.

Sinh thiết giúp xác định chính xác những bất thường trong tế bào. Nếu có thể loại bỏ được hết các mô bất thường trong quá trình sinh thiết thì bạn có thể không cần thực hiện thêm phương pháp điều trị nào khác. Dưới đây là một số phương pháp sinh thiết thường được sử dụng:

Sinh thiết nội soi cổ tử cung

Đối với loại sinh thiết này, đầu tiên bác sĩ sẽ nội soi cổ tử cung để tìm mô bất thường, sau đó dùng dao sinh thiết để loại bỏ vùng bất thường (khoảng 3mm). Thủ thuật chẩn đoán ung thư cổ tử cung này có thể gây đau nhẹ, chuột rút thoáng qua và chảy máu nhẹ sau đó. Đôi khi bác sĩ sẽ dùng thuốc gây tê cho vùng cổ tử cung trước khi làm sinh thiết.

Nạo nội mạc cổ tử cung

Đôi khi, bác sĩ không thể quan sát các khu vực chuyển tiếp (các khu vực có nguy cơ nhiễm HPV và tiền ung thư) khi nội soi cổ tử cung mà phải sự dụng phương pháp khác để kiểm tra vùng này.

Một số mô ở ống nội mạc cổ tử cung sẽ được nạo bằng một thiết bị hẹp (dụng cụ nạo hoặc chải) và được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Sau khi nạo, bệnh nhân có thể cảm thấy đau co thắt và chảy máu nhẹ.

Sinh thiết vùng nón

Thủ thuật này còn được gọi là conization, các bác sĩ cắt bỏ một phần mô hình nón từ cổ tử cung. Phần đáy hình nón được hình thành bởi các exocervix (phần ngoài cổ tử cung) và đỉnh của hình nón là các tế bào từ ống nội mạc cổ tử cung. Các mô bị loại bỏ sẽ nằm trong vùng chuyển tiếp (biên giới giữa exocervix và endocervix, nơi nhiều khả năng hình thành tế bào ung thư).

Sinh thiết hình nón cũng có thể được chỉ định để loại bỏ hoàn toàn tế bào bệnh trong nhiều trường hợp tiền ung thư và một số ca ung thư rất sớm. Sinh thiết hình nón không ảnh hưởng đến việc thụ thai ở hầu hết phụ nữ, nhưng nếu loại bỏ một số lượng lớn mô, phụ nữ có nguy cơ cao sẽ sinh con thiếu tháng trong tương lai.

Các phương pháp thường sử dụng trong sinh thiết hình nón bao gồm những thủ thuật cắt bỏ mô bằng vòng điện (LEEP), còn được gọi là thủ thuật cắt bỏ lặp lại khu vực chuyển (LLETZ), và thủ thuật sinh thiết chóp bằng dao lạnh.

  • Thủ thuật cắt lặp lại bằng dòng điện (LEEP, LLETZ): Trong phương pháp chẩn đoán ung thư cổ tử cung này, các mô được cắt bằng một vòng dây mỏng được làm nóng bởi dòng điện và tác động như một con dao mổ. Phương pháp này cần gây tê cục bộ và có thể thực hiện tại phòng khám, chỉ mất khoảng 10 phút. Bạn có thể thấy đau quặn trong bụng sau phẫu thuật, và chảy máu nhẹ trong vài tuần;
  • Sinh thiết bằng dao lạnh: Phương pháp này sử dụng dao phẫu thuật hoặc laser thay cho sợi dây nóng để loại bỏ các mô. Cần gây mê trong quá trình phẫu thuật (gây mê toàn thân hoặc gây tê tủy sống hoặc ngoài màng cứng, nơi điều khiển cảm giác và hoạt động của khu vực xung quanh tủy sống khiến bạn tê liệt dưới thắt lưng) và thực hiện tại bệnh viện, nhưng bạn không nhất thiết phải nằm viện. Sau thủ thuật, bạn có thể bị chuột rút và chảy máu trong một vài tuần.

Xét nghiệm để xem mức độ lan rộng của ung thư

Nếu sinh thiết cho thấy bạn bị ung thư, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm để xem liệu ung thư đã lan rộng hay chưa, bao gồm:

Sinh thiết để chẩn đoán ung thư cổ tử cung

Sinh thiết là phương pháp lấy một mẫu mô bất thường và quan sát chúng trong phòng thí nghiệm dưới kính hiển vi.

Sinh thiết giúp xác định chính xác những bất thường trong tế bào. Nếu có thể loại bỏ được hết các mô bất thường trong quá trình sinh thiết thì bạn có thể không cần thực hiện thêm phương pháp điều trị nào khác. Dưới đây là một số phương pháp sinh thiết thường được sử dụng:

Sinh thiết nội soi cổ tử cung

Đối với loại sinh thiết này, đầu tiên bác sĩ sẽ nội soi cổ tử cung để tìm mô bất thường, sau đó dùng dao sinh thiết để loại bỏ vùng bất thường (khoảng 3mm). Thủ thuật chẩn đoán ung thư cổ tử cung này có thể gây đau nhẹ, chuột rút thoáng qua và chảy máu nhẹ sau đó. Đôi khi bác sĩ sẽ dùng thuốc gây tê cho vùng cổ tử cung trước khi làm sinh thiết.

Nạo nội mạc cổ tử cung

Đôi khi, bác sĩ không thể quan sát các khu vực chuyển tiếp (các khu vực có nguy cơ nhiễm HPV và tiền ung thư) khi nội soi cổ tử cung mà phải sự dụng phương pháp khác để kiểm tra vùng này.

Một số mô ở ống nội mạc cổ tử cung sẽ được nạo bằng một thiết bị hẹp (dụng cụ nạo hoặc chải) và được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Sau khi nạo, bệnh nhân có thể cảm thấy đau co thắt và chảy máu nhẹ.

Sinh thiết vùng nón

Thủ thuật này còn được gọi là conization, các bác sĩ cắt bỏ một phần mô hình nón từ cổ tử cung. Phần đáy hình nón được hình thành bởi các exocervix (phần ngoài cổ tử cung) và đỉnh của hình nón là các tế bào từ ống nội mạc cổ tử cung. Các mô bị loại bỏ sẽ nằm trong vùng chuyển tiếp (biên giới giữa exocervix và endocervix, nơi nhiều khả năng hình thành tế bào ung thư).

Sinh thiết hình nón cũng có thể được chỉ định để loại bỏ hoàn toàn tế bào bệnh trong nhiều trường hợp tiền ung thư và một số ca ung thư rất sớm. Sinh thiết hình nón không ảnh hưởng đến việc thụ thai ở hầu hết phụ nữ, nhưng nếu loại bỏ một số lượng lớn mô, phụ nữ có nguy cơ cao sẽ sinh con thiếu tháng trong tương lai.

Các phương pháp thường sử dụng trong sinh thiết hình nón bao gồm những thủ thuật cắt bỏ mô bằng vòng điện (LEEP), còn được gọi là thủ thuật cắt bỏ lặp lại khu vực chuyển (LLETZ), và thủ thuật sinh thiết chóp bằng dao lạnh.

  • Thủ thuật cắt lặp lại bằng dòng điện (LEEP, LLETZ): Trong phương pháp chẩn đoán ung thư cổ tử cung này, các mô được cắt bằng một vòng dây mỏng được làm nóng bởi dòng điện và tác động như một con dao mổ. Phương pháp này cần gây tê cục bộ và có thể thực hiện tại phòng khám, chỉ mất khoảng 10 phút. Bạn có thể thấy đau quặn trong bụng sau phẫu thuật, và chảy máu nhẹ trong vài tuần;
  • Sinh thiết bằng dao lạnh: Phương pháp này sử dụng dao phẫu thuật hoặc laser thay cho sợi dây nóng để loại bỏ các mô. Cần gây mê trong quá trình phẫu thuật (gây mê toàn thân hoặc gây tê tủy sống hoặc ngoài màng cứng, nơi điều khiển cảm giác và hoạt động của khu vực xung quanh tủy sống khiến bạn tê liệt dưới thắt lưng) và thực hiện tại bệnh viện, nhưng bạn không nhất thiết phải nằm viện. Sau thủ thuật, bạn có thể bị chuột rút và chảy máu trong một vài tuần.

Xét nghiệm để xem mức độ lan rộng của ung thư

Nếu sinh thiết cho thấy bạn bị ung thư, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm để xem liệu ung thư đã lan rộng hay chưa, bao gồm:

Nội soi bàng quang, soi trực tràng hoặc khám phụ khoa khi gây mê

Các phương pháp này được thực hiện ở những phụ nữ có khối u lớn.

Trong nội soi bàng quang, bác sĩ sẽ sử dụng một ống nhỏ có thấu kính và đèn chiếu sáng để đưa vào niệu đạo và bàng quang của bạn. Phương pháp này cho phép bác sĩ kiểm tra bàng quang và niệu đạo để xem liệu ung thư đã phát triển đến những khu vực này hay chưa. Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu sinh thiết trong quá trình nội soi.

Tương tự nội soi bàng quang, nội soi trực tràng giúp bác sĩ kiểm tra xem ung thư đã lan đến trực trang hay chưa.

Cuối cùng, việc khám phụ khoa khi bạn đang được gây tê sẽ giúp bác sĩ quan sát phần ngoài của cổ tử cung và xem ung thư đã di căn đến đây chưa.

Xét nghệm hình ảnh

Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán xem ung thư cổ tử cung đã di căn đến các cơ quan xa hơn hay chưa:

  • X-quang ngực
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)
  • Chụp cộng hưởng tử (MRI)
  • Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET)
  • Chụp niệu đồ tĩnh mạch

Trên đây là những phương pháp giúp chẩn đoán ung thư cổ tử cung phổ biến. Hiểu về các phương pháp này sẽ giúp bạn trao đổi tốt hơn với bác sĩ và từ đó lựa chọn được phương pháp phù hợp cho mình.

Nội soi bàng quang, soi trực tràng hoặc khám phụ khoa khi gây mê

Các phương pháp này được thực hiện ở những phụ nữ có khối u lớn.

Trong nội soi bàng quang, bác sĩ sẽ sử dụng một ống nhỏ có thấu kính và đèn chiếu sáng để đưa vào niệu đạo và bàng quang của bạn. Phương pháp này cho phép bác sĩ kiểm tra bàng quang và niệu đạo để xem liệu ung thư đã phát triển đến những khu vực này hay chưa. Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu sinh thiết trong quá trình nội soi.

Tương tự nội soi bàng quang, nội soi trực tràng giúp bác sĩ kiểm tra xem ung thư đã lan đến trực trang hay chưa.

Cuối cùng, việc khám phụ khoa khi bạn đang được gây tê sẽ giúp bác sĩ quan sát phần ngoài của cổ tử cung và xem ung thư đã di căn đến đây chưa.

Xét nghệm hình ảnh

Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán xem ung thư cổ tử cung đã di căn đến các cơ quan xa hơn hay chưa:

  • X-quang ngực
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)
  • Chụp cộng hưởng tử (MRI)
  • Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET)
  • Chụp niệu đồ tĩnh mạch

Trên đây là những phương pháp giúp chẩn đoán ung thư cổ tử cung phổ biến. Hiểu về các phương pháp này sẽ giúp bạn trao đổi tốt hơn với bác sĩ và từ đó lựa chọn được phương pháp phù hợp cho mình.

Xem thêm: Viêm Xoang Khi Mang Thai – Nỗi Lòng Của Bà Mẹ Trẻ!

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!