Đại tiện ra máu tươi là triệu chứng của bệnh gì? – [Nghiên cứu mới]
Đại tiện ra máu tươi là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm như nứt kẽ hậu môn, trĩ, ung thư dạ dày, ung thư hậu môn trực tràng,… Các chuyên gia tại Viện nghiên cứu Ung thư quốc gia khuyến cáo, bệnh nhân nên thăm khám ngay khi có triệu chứng đại tiện ra máu tươi. Dưới đây là thông tin chi tiết các bệnh lý có thể gây đại tiện ra máu tươi mà bạn đọc cần biết.
- Bài thuốc chữa bệnh trĩ an toàn và hiệu quả từ tinh hoa y học cổ truyền dân tộc
- Những sai lầm về bệnh trĩ mà nhiều người hay mắc phải và cách điều trị bệnh dứt điểm
Như trường hợp bạn đọc Đặng Nguyễn Thùy Dung, Yên Bái thắc mắc:
“Đại tiện ra máu tươi là triệu chứng của bệnh gì vậy bác sĩ? Gần đây, tôi thường xuyên đại tiện ra máu đỏ tươi, có một ít thịt lồi bên dưới hậu môn và rất rát khi đại tiện xong. Đây có phải là dấu hiệu của bệnh lý gì nguy hiểm không? Mong bác sĩ tư vấn giúp vì bệnh ở nơi tế nhị nên tôi cũng ngại đến bệnh viện. Cám ơn bác sĩ.”
[Giải đáp]:
Theo ghi nhận của chúng tôi, tình trạng đại tiện ra máu tươi không phải hiếm. Để giải đáp thắc mắc của bạn Thùy Dung, mời bạn và quý bạn đọc tham khảo thông tin dưới đây:
Đại tiện ra máu tươi là triệu chứng của bệnh gì? – [Nghiên cứu mới]
Theo những triệu chứng được mô tả trên, có thể thấy bệnh nhân đang gặp phải một số bệnh lý về đường tiêu hóa – trực tràng được hình thành do nhiều nguyên nhân. Theo như mô tả, có thể bệnh nhân đã mắc chứng trĩ ngoại và đang trong giai đoạn chảy máu và sa búi trĩ.
1. Bệnh trĩ
Đại tiện ra máu tươi là triệu chứng sớm và phổ biến nhất của bệnh trĩ. Bệnh được hình thành do sự phì đại quá mức của đám rối tĩnh mạch ở xung quanh hậu môn. Người thường xuyên làm việc trong môi trường ngồi hoặc đứng quá lâu, táo bón kinh niên, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đi vệ sinh lâu cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Người ta dễ dàng nhận thấy triệu chứng máu tươi trên phân, trong giấy vệ sinh hoặc có tia máu trên thành cầu.
Bên cạnh xuất huyết, bệnh nhân trĩ còn gặp phải triệu chứng sa búi trĩ. Thông thường, triệu chứng này thường trễ hơn so với hiện tượng đại tiện máu tươi. Ban đầu, búi trĩ là một khối thịt lồi rất nhỏ, có khả năng tự chui vào hậu môn, nhưng lâu dần chúng phát triển lớn và không có khả năng tự tụt vào bên trong. Ở một giai đoạn nhất định, búi trĩ bị sa ra bên ngoài và gây hiện tượng viêm nhiễm.
Ngoài 2 triệu chứng trên, bệnh nhân mắc trĩ còn xuất hiện biểu hiện đau rát hậu môn khi đang đi vệ sinh, ngứa quanh lỗ hậu môn, tắc mạch, sa nghẹt búi trĩ, nứt hậu môn, áp xe hậu môn,… Bệnh trĩ được chia thành 3 dạng khác nhau đó là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Bệnh trĩ có nguy cơ gây ra rất nhiều biến chứng nghiêm trọng, do đó bệnh nhân nên thăm khám và điều trị ngay khi có biểu hiện đại tiện ra máu.
Tìm hiểu thêm
- Bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và bài thuốc điều trị bí truyền từ công thức của người H’mông
- Đánh giá từ chuyên gia và người bệnh về giải pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay
2. Polyp đại tràng, trực tràng
Chứng đại tiện ra máu còn là biểu hiện của bệnh Polyp đại trực tràng – khối u được tăng sinh trên niêm mạc đại trực tràng. Triệu chứng điển hình nhất của bệnh này đó là táo bón, đại tiện ra máu, máu tươi xuất hiện theo từng đơn. Polyp đại trực tràng do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do chế độ sinh hoạt không đảm bảo, mắc bệnh béo phì, thừa cân hoặc do sử dụng nhiều chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,…
Polyp đại trực tràng còn gây ra triệu chứng đau bụng âm ỉ, có máu lẫn trong phân, cơn đau bụng sẽ giảm xuống khi bệnh nhân đại tiện. Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng Polyp đại trực tràng cũng gây ra biến chứng do mất máu trong thời gian dài.
3. Viêm loét đại trực tràng
Biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm loét đại tràng hoặc trực tràng đó là đại tiện ra máu, có máu tươi lẫn trong phân với số lượng nhiều và có lẫn dịch nhầy. Kèm theo đó là những cơn đau quặn bụng xuất hiện khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu.
4. Nứt kẽ hậu môn
Đại tiện ra máu cũng là dấu hiệu điển hình của bệnh lý nứt kẽ hậu môn. Khi hệ tiêu hóa làm việc không hiệu quả, bệnh nhân có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón, bệnh nhân thường cố dùng sức để đẩy phân ra ngoài. Điều này vô tình khiến cho ống hậu môn bị tổn thương, phù nề và thậm chí bị nứt kẽ, kèm theo đó là sự hình thành của các búi trĩ.
Nứt kẽ hậu môn gây triệu chứng đau đớn cho bệnh nhân khi đại tiện, đại tiện ra máu, vùng hậu môn luôn có biểu hiện ẩm ướt, ngứa ngáy do hậu môn bị rò rỉ dịch nhầy. Nứt kẽ hậu môn kéo dài sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy suy nhược, mệt mỏi và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
5. Táo bón
Táo bón kéo dài là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên hiện tượng đi đại tiện máu tươi. Hiện tượng này xảy ra khi chất thải tồn đọng lâu ngày trong đại tràng và bị thẩm thấu nước ngược trở lại dẫn đến khô cứng, đóng thành cục lớn.
Mỗi khi đi cầu, người bị táo bón thường phải cố gắng rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài. Điều này có thể tạo ra lực ma sát rất lớn với thành hậu môn khiến cho khu vực này bị trầy xước, chảy máu tươi. Máu có thể dính bên ngoài khuôn phân hoặc dính ở cuối bãi. Lượng máu nhiều hay ít tùy vào tình trạng tổn thương của ống hậu môn.
Gợi ý: Bài thuốc chữa táo bón bằng thảo dược tự nhiên an toàn không tái phát
6. Đi ngoài ra máu tươi do bệnh kiết lỵ
Bệnh kiết lỵ là một dạng nhiễm trùng ruột do các chủng vi khuẩn salmonella và shigella gây ra. Những loại vi khuẩn này có thể tấn công vào cơ thể thông qua việc sử dụng thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm hoặc do tiếp xúc trực tiếp với phân của người mắc bệnh.
Khi bị kiết lỵ, người bệnh thường có dấu hiệu sốt cao liên tục, đau bụng, đi ngoài phân lỏng nước, luôn có cảm giác mót đi đại tiện, hậu môn đau rát, phân lẫn nhiều chất nhầy và có cả máu tươi. Căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, bạn không nên chủ quan khi bị đi ngoài ra máu tươi kèm theo các dấu hiệu bất thường ở trên.
7. Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là căn bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao. Các triệu chứng bệnh lại tương tự như các căn bệnh thông thường ở đường tiêu hóa nên khó phát hiện sớm và dễ bị nhầm lẫn.
Đại tiện ra máu tươi là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư đại trực tràng. Ban đầu lượng máu có thể ít nhưng theo thời gian khi các tế bào ung thư xâm lấn phần lớn ruột già, tình trạng ra máu sẽ diễn ra liên tục với số lượng nhiều hơn. Cùng với đó, người bệnh còn có thể bắt gặp các triệu chứng khác như đau bụng dưới, chướng bụng, đi ngoài táo lỏng thất thường, mất tự chủ trong hoạt động tiểu tiện, buồn nôn, giảm cân liên tục không rõ nguyên nhân.
Bị đại tiện ra máu khi nào nên đi khám bác sĩ?
Có thể thấy, hiện tượng đại tiện ra máu tươi là dấu hiệu tiềm ẩn cảnh báo rất nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Chính vì vậy, nếu đột nhiên bị chảy máu khi đi ngoài, bạn nên thận trọng đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán bệnh kịp thời.
Đặc biệt, nếu gặp các dấu hiệu nghiêm trọng dưới đây, bạn nên tìm đến bác sĩ ngay:
- Tìn
h trạng đại tiện ra máu tươi xảy ra trong mỗi lần đi cầu và kéo dài trên 2 tuần liên tục - Lượng máu mất nhiều, máu phun thành tia hoặc đẫm phân
- Cơ thể mệt mỏi, gầy yếu, sụt cân không rõ nguyên nhân
- Bị đau bụng dữ dội
- Sốt cao khó hạ
- Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài
- Buồn nôn, nôn ói nhiều
- Tiểu tiện, đại tiện không tự chủ
Chứng đại tiện ra máu trong thời gian dài không được phát hiện và xử lý đúng cách, bệnh nhân sẽ có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh từ sớm là vô cùng cần thiết.
Đại tiện ra máu có nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm
Các biến chứng có thể gặp khi bị đại tiện ra máu kéo dài bao gồm:
- Thiếu máu do hiện tượng xuất huyết kéo dài, thiếu sắt, tụt huyết áp, da xanh xao, cơ thể gầy gò, tụt cân,…
- Không tự tin trong “chuyện ấy”, làm giảm khoái cảm tình dục và điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng hôn nhân.
- Gây viêm nhiễm tại vùng da xung quanh hậu môn, nhiễm trùng và làm giảm hiệu quả làm việc cũng như chất lượng sinh hoạt hằng ngày.
- Không những vậy, chảy máu khi đại tiện còn gây tác động xấu đến tình trạng viêm loét hậu môn, có mối liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục và đe dọa đến tính mạng.
Khi có triệu chứng đại tiện ra máu tươi, bệnh nhân nên chủ động thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn và điều trị đúng cách. Đại tiện ra máu tươi có tác động không tốt đối với tình trạng sức khỏe, do đó bệnh nhân không nên chủ quan với những biểu hiện này.
Bị đại tiện ra máu tươi phải làm sao?
Trong một số trường hợp, việc điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt kết hợp với các bài thuốc dân gian có thể giúp cải thiện tình trạng đại tiện ra máu tươi. Tuy nhiên, nếu các biện pháp tự nhiên không mang lại hiệu quả, bạn cần sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ để có thể khống chế được bệnh.
1. Những thói quen tốt trong ăn uống, sinh hoạt giúp khắc phục đi ngoài ra máu tươi
Duy trì một lối sống lạnh mạnh chính là giải pháp đơn giản để ngăn ngừa và chống lại tình trạng đại tiện ra máu. Trong đời sống hàng ngày, người bệnh cần lưu ý:
- Tạo thói quen đi đại tiện hàng ngày vào một thời điểm cố định. Tránh rặn quá mạnh gây tổn thương ống hậu môn và chảy máu nghiêm trọng hơn. Nếu ngồi trên bồn cầu khoảng 5 phút mà vẫn chưa đi được, hãy thử lại vào lần sau. Chú ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ với nước sau mỗi lần đi đại tiện.
- Tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn bằng cách bổ sung thêm rau củ và trái cây, kết hợp uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp hạn chế được tình trạng đại tiện ra máu tươi do táo bón, bệnh trĩ hay viêm loét đại tràng.
- Để ngăn ngừa thiếu máu, bạn cũng nên thường xuyên ăn các thực phẩm giàu sắt như: Các loại hạt, đậu hũ, động vật thân mềm, gan, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, vừng đen…
- Hạn chế các thực phẩm gây nóng trong, táo bón và ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa như: Thức ăn nhanh, các món chiên xào, đồ cay, bánh kẹo ngọt.
- Ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc
- Tránh các hoạt động làm gia tăng áp lực cho đường tiêu hóa, đặc biệt là cho khu vực hậu môn trực tràng như: Bưng bê vật nặng quá mức, đứng lâu, ngồi một chỗ suốt nhiều tiếng đồng hồ liền. Đây chính là những nguyên nhân phổ biến gây bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn và nhiều bệnh lý ở đường tiêu hóa và dẫn đến tình trạng đại tiện ra máu tươi.
- Có thói quen tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức đề kháng, thúc đẩy co bóp nhu động ruột đảm bảo cho hoạt động tiêu hóa diễn ra suôn sẻ.
2. Chữa đại tiện ra máu tươi bằng các bài thuốc dân gian
Một số thảo dược tự nhiên có tác dụng cầm máu, sát khuẩn, chống viêm tự nhiên, chẳng hạn như rau diếp cá, ngải cứu, rau sam hay cỏ nhọ nồi. Các nguyên liệu này đều có sẵn trong vườn nhà và rất dễ kiếm. Bạn có thể tận dụng để khắc phục chứng đi cầu ra máu tươi theo hướng dẫn dưới đây:
- Dùng rau diếp cá: Rửa và ngâm một nắm rau diếp cá với nước muối pha loãng. Sau đó đem xay nhuyễn, lọc nước cốt uống mỗi ngày một ly trước khi ăn khoảng 60 phút. Áp dụng 3 – 4 ngày liên tục sẽ thấy đi cầu đều đặn hơn, tình trạng chảy máu cũng giảm đáng kể.
- Bài thuốc từ cây ngải cứu: Đặc tính nhuận tràng, chống viêm của ngải cứu chính là phương thuốc tự nhiên để chữa lành chứng đi ngoài ra máu. Thảo dược này cho hiệu quả tích cực đối với những người bị trĩ, táo bón hay viêm đại trực tràng. Hàng ngày, bạn hãy lấy lá ngải cứu tươi giã đắp vào hậu môn. Kết hợp ăn món ngải cứu chiên chứng thường xuyên để đẩy nhanh hiệu điều trị.
- Chữa đại tiện ra máu tươi bằng rau sam: Loại rau này có thể giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ, đồng thời kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Bạn hãy hái một nắm rau sam, xay nhuyễn lấy nước pha thêm đường hoặc một chút mật ong vào. Dùng mỗi ngày 1 ly lúc đói bụng đến khi tình trạng đi ngoài ra máu tươi và các triệu chứng đi kèm dứt hẳn thì ngưng.
- Bài thuốc từ cỏ nhọ nồi: Thảo dược này có tác dụng cầm máu rất tốt. Bạn có thể dùng toàn thân cây ( bao gồm cả rễ) giã nát. Thêm vào 1 chén rượu nóng, quậy đều, lọc uống. Kết hợp lấy bã để đắp bên ngoài hậu môn.
3. Điều trị đại tiện ra máu bằng tây y
Các loại thuốc tây được sử dụng để chữa đại tiện ra máu chủ yếu là thuốc điều trị triệu chứng và các bệnh lý có liên quan. Bác sĩ có thể chỉ định các nhóm thuốc sau:
- Thuốc nhuận tràng, làm mềm phân: Bisacodyl, Miralax , Glycerin.
- Thuốc kháng sinh: Dùng trong các trường hợp bị đại tiện ra máu do nhiễm trùng đường ruột, chẳng hạn như viêm loét đại tràng hay bệnh kiết lỵ.
- Thuốc làm bền thành mạch
- Thuốc giảm đau, kháng viêm
Điều trị nội khoa có thể không cho hiệu quả tốt đối với các trường hợp bị đại tiện ra máu do mắc bệnh trĩ độ 3 và 4, bệnh viêm loét đại tràng nặng, polyp trực tràng hay bệnh ung thư đại trục tràng. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật hoặc thực hiện các thủ thuật ngoại khoa khác để khắc phục bệnh. Hãy tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất với bạn.
Xem Thêm Chương Trình Góc Nhìn Người Tiêu Dùng VTC2: Giới Thiệu Giải Pháp Điều Trị Bệnh Trĩ Tại Trung Tâm Thuốc Dân Tộc
Đừng bỏ qua
- Chia sẻ của người bệnh về hành trình thoát khỏi bệnh trĩ nhờ bài thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc
- Bài thuốc chữa bệnh trĩ nội trĩ ngoại hiệu quả nhất
Xem thêm: Sinh thiết vú, những tìm hiểu quan trọng
Tin mới nhất
- Bệnh gai cột sống: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn
- Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu và những điều bạn chưa biết
- Từ bỏ thói quen uống rượu chỉ với 4 phương pháp
- TỔNG QUAN thông tin những điều bạn nên viết về căn bệnh u xơ cổ tử cung
- Chụp CT ổ bụng là gì và những điều người bệnh cần biết
- Top 12 cách chữa xuất tinh sớm không cần thuốc hiệu quả
- Những thực phẩm có chất gây ung thư mà bạn đang dùng mỗi ngày
- Nguyên nhân chính gây hại thận: Bạn đã biết để phòng tránh?
- Cách phân biệt nấm lim xanh thật giả từ hình ảnh nấm lim xanh rừng
- Đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung
Video
- Hỏi đáp thông tin về nấm lim xanh Dùng nấm lim xanh có hỗ trợ điều trị được bệnh ung thư hay không?
- TIN TỨC UNG THƯ 17 cách chữa bệnh vảy nến tại nhà hiệu quả, dễ áp dụng
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Suy thận độ 2 chữa được không, bằng cách nào?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Ngứa hậu môn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa