Cảnh giác với 8 triệu chứng này để không mắc bệnh ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh thường thấy ở nữ giới. Nếu như gặp phải các triệu chứng như chảy máu âm đạo sau khi mãn kinh, ra máu bất thường giữa 2 kỳ kinh nguyệt… thì nên cảnh giác và hãy đến bệnh viện thăm khám vì đây là dấu hiệu phổ biến của bệnh ung thư cổ tử cung.
Theo các chuyên gia của Trung tâm ung thư Parkway, Singapore cho hay, một trong những thách thức lớn nhất trong việc điều trị căn bệnh quái ác này là ung thư cổ tử cung không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn sớm nên khó có thể phát hiện và can thiệp kịp thời.
Con số thống kê cho thấy, một nửa số phụ nữ khi phát hiện mắc ung thư cổ tử cung thì bệnh đã ở giai đoạn tiến triển, các tế bào ung thư cổ tử cung đã di căn. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo chị em phụ nữ nên quan tâm đến cơ thể mình nhiều hơn, đặc biệt khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể dù rất nhỏ, nhất là ở vùng kín thì nên đi khám để nhận được chẩn đoán và điều trị sớm bệnh ung thư cổ tử cung nếu phát hiện mắc bệnh.

Bệnh ung thư cổ tử cung ở giai đoạn muộn thường gây ra một số triệu chứng điển hình bao gồm:
Bị chảy máu âm đạo sau giao hợp (không phải rách màng trinh) hoặc sau khi chị em đã mãn kinh.
Bị chảy máu âm đạo bất thường giữa 2 kỳ kinh nguyệt.

Bị chảy dịch âm đạo bất thường kèm theo mùi hôi khó chịu hơn bình thường.
Thường xuyên bị đau bụng dưới hoặc bị đau khi giao hợp.


Thường xuyên đau bụng dưới cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung
Hay bị đau lưng.
Bị đau khi đi tiểu đau hoặc tiểu khó, nước tiểu có màu đục.

Bị táo bón mạn tính, cảm thấy vẫn còn sót phân mặc dù đã đại tiện hết.
Bị són tiểu hoặc phân từ âm đạo.

Lưu ý: Các triệu chứng kể trên thường dễ bị nhầm lẫn với việc bị nhiễm nấm hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Do đó, các chuyên gia khuyên phụ nữ nên tầm soát định kỳ một cách chủ động và đúng lịch. Việc này giúp chị em có thể phát hiện các bất thường và có sự can thiệp sớm.
Phết kính cổ tử cung (Pap smear) là một trong những phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung phổ biến và đem lại hệu quả nhất hiện nay. Phương pháp này thực hiện trên cơ chế lấy mẫu các tế bào ở bề mặt cổ tử cung khi kiểm tra âm đạo. Xét nghiệm này được thực hiện rất nhanh, đơn giản và không gây đau đớn. Các thống kê cho thấy rằng nếu thực hiện phương pháp phết kính cổ tử cung đúng lúc và định kỳ có thể làm giảm tới 90% tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung.
Theo VnExpress

Tin mới nhất
-
U nhú tuyến giáp có nguy hiểm không?
- Loại bỏ muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết ngay trong nhà
- Di truyền có phải là nguyên nhân gây bệnh ung thư mắt?
- Tác dụng của nấm lim xanh tự nhiên trong hỗ trợ điều trị ung thư
- Những món ăn có thể hỗ trợ điều trị viêm amidan mạn tính hiệu quả
- Cách chọn nấm lim xanh loại tốt hướng dẫn sử dụng nấm lim rừng
- Cách chăm sóc cây xạ đen giúp phát triển tốt và cho năng suất cao
- Cách điều trị ung thư biểu mô tế bào gan
- Cây xạ đen là cây gì? Cách nhận biết cây xạ đen với cây xạ vàng
- Công dụng nấm lim xanh cụ thể nấm lim xanh chữa bệnh gì hiệu quả
Video

Tin Liên quan
