Ung thư vú
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới. Tỷ lệ mắc bệnh ở một phụ nữ bình thường có thể lên đến 13%. Vậy, ung thư vú có chữa được không? Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro mắc bệnh? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới. Tỷ lệ mắc bệnh ở một phụ nữ bình thường có thể lên đến 13%. Vậy, ung thư vú có chữa được không? Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro mắc bệnh? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.
Định nghĩa
Ung thư vú là gì?
Ung thư vú là tình trạng khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Khối u ác tính là tập hợp các tế bào ung thư có thể sinh sôi rất nhanh ở các mô xung quanh, hoặc có thể lan ra (di căn) các bộ phận khác trong cơ thể.
Ung thư vú hầu hết xuất hiện ở nữ giới. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, nam giới cũng có thể mắc bệnh này.
Ung thư vú là gì?
Ung thư vú là tình trạng khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Khối u ác tính là tập hợp các tế bào ung thư có thể sinh sôi rất nhanh ở các mô xung quanh, hoặc có thể lan ra (di căn) các bộ phận khác trong cơ thể.
Ung thư vú hầu hết xuất hiện ở nữ giới. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, nam giới cũng có thể mắc bệnh này.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết
Những dấu hiệu ung thư vú là gì?
Những dấu hiệu ung thư vú là gì?
Ung thư vú ở giai đoạn đầu thường không gây đau đớn và có thể không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, nếu khối u vú phát triển, bệnh có thể gây ra các triệu chứng sau:
- Vú bị sưng, biến dạng hay kích ứng da vùng vú hoặc vùng nách
- Xuất hiện khối u cứng ở vú
- Vú bị thay đổi kích thước hoặc hình dạng
- Quầng vú hoặc núm vú có sự thay đổi màu sắc hay các thay đổi khác, chẳng hạn như xuất hiện vết nhăn nhúm hoặc đóng vảy
- Núm vú tiết dịch, đặc biệt khi tiết dịch máu núm vú
- Co rút núm vú
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu ung thư vú, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn phát hiện bất kỳ thay đổi bất thường nào ở vú. Thông thường, ung thư vú không gây đau. Vì vậy, bạn cần thường xuyên tự kiểm tra vú và đi khám tầm soát định kỳ để có thể phát hiện ung thư vú khi ở giai đoạn sớm nhất.
Phát hiện sớm ung thư vú có thể giúp hạn chế diễn tiến bệnh và điều trị hiệu quả hơn.
Ung thư vú ở giai đoạn đầu thường không gây đau đớn và có thể không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, nếu khối u vú phát triển, bệnh có thể gây ra các triệu chứng sau:
- Vú bị sưng, biến dạng hay kích ứng da vùng vú hoặc vùng nách
- Xuất hiện khối u cứng ở vú
- Vú bị thay đổi kích thước hoặc hình dạng
- Quầng vú hoặc núm vú có sự thay đổi màu sắc hay các thay đổi khác, chẳng hạn như xuất hiện vết nhăn nhúm hoặc đóng vảy
- Núm vú tiết dịch, đặc biệt khi tiết dịch máu núm vú
- Co rút núm vú
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu ung thư vú, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn phát hiện bất kỳ thay đổi bất thường nào ở vú. Thông thường, ung thư vú không gây đau. Vì vậy, bạn cần thường xuyên tự kiểm tra vú và đi khám tầm soát định kỳ để có thể phát hiện ung thư vú khi ở giai đoạn sớm nhất.
Phát hiện sớm ung thư vú có thể giúp hạn chế diễn tiến bệnh và điều trị hiệu quả hơn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra ung thư vú là gì?
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra ung thư vú. Tuy nhiên, các nhà khoa học biết được rằng bệnh xảy ra khi một số tế bào vú bắt đầu phát triển bất thường và phân chia nhanh hơn so với các tế bào khỏe mạnh khác. Các tế bào trên tích tụ tạo thành một khối u có thể lây lan đến mô lân cận hoặc những bộ phận khác của cơ thể.
Ước tính có khoảng 5–10% ca ung thư vú có liên quan đến đột biến gene và mang tính di truyền. Những yếu tố di truyền được xác định gồm gene 1 (BRCA1) và gene 2 (BRCA2) là tác nhân gây ung thư.
Nếu bạn có tiền sử gia đình bị ung thư vú, hãy liên hệ bác sĩ để được kiểm tra và xác định xem bạn có các gene kể trên hay không.
Nhấn vào và xem sơ đồ giải phẫu bệnh ung thư vú dưới đây để hiểu rõ hơn
Nguyên nhân gây ra ung thư vú là gì?
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra ung thư vú. Tuy nhiên, các nhà khoa học biết được rằng bệnh xảy ra khi một số tế bào vú bắt đầu phát triển bất thường và phân chia nhanh hơn so với các tế bào khỏe mạnh khác. Các tế bào trên tích tụ tạo thành một khối u có thể lây lan đến mô lân cận hoặc những bộ phận khác của cơ thể.
Ước tính có khoảng 5–10% ca ung thư vú có liên quan đến đột biến gene và mang tính di truyền. Những yếu tố di truyền được xác định gồm gene 1 (BRCA1) và gene 2 (BRCA2) là tác nhân gây ung thư.
Nếu bạn có tiền sử gia đình bị ung thư vú, hãy liên hệ bác sĩ để được kiểm tra và xác định xem bạn có các gene kể trên hay không.
Nhấn vào và xem sơ đồ giải phẫu bệnh ung thư vú dưới đây để hiểu rõ hơn
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú là gì?
Nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở nữ giới có thể do các yếu tố sau:
- Tuổi tác: càng lớn tuổi, nguy cơ bị bệnh càng cao.
- Tiền sử gia đình: nếu mẹ, con gái hoặc chị gái bạn bị ung thư vú, khả năng mắc bệnh sẽ lớn hơn.
- Đột biến gene di truyền BRCA1 và BRCA2.
- Uống thức uống có cồn.
- Đã từng xạ trị vùng ngực để điều trị một bệnh khác khi còn trẻ.
- Bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt trước 12 tuổi, mãn kinh muộn sau 55 tuổi.
- Sinh con lần đầu khi lớn tuổi, sau tuổi 35 hoặc chưa bao giờ sinh con.
- Dùng các loại hormone kết hợp như estrogen và progestin để điều trị các triệu chứng mãn kinh.
- Béo phì.
- Tiền sử ung thư vú hoặc tăng sinh biểu mô tuyến vú không điển hình trước đó
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú là gì?
Nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở nữ giới có thể do các yếu tố sau:
- Tuổi tác: càng lớn tuổi, nguy cơ bị bệnh càng cao.
- Tiền sử gia đình: nếu mẹ, con gái hoặc chị gái bạn bị ung thư vú, khả năng mắc bệnh sẽ lớn hơn.
- Đột biến gene di truyền BRCA1 và BRCA2.
- Uống thức uống có cồn.
- Đã từng xạ trị vùng ngực để điều trị một bệnh khác khi còn trẻ.
- Bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt trước 12 tuổi, mãn kinh muộn sau 55 tuổi.
- Sinh con lần đầu khi lớn tuổi, sau tuổi 35 hoặc chưa bao giờ sinh con.
- Dùng các loại hormone kết hợp như estrogen và progestin để điều trị các triệu chứng mãn kinh.
- Béo phì.
- Tiền sử ung thư vú hoặc tăng sinh biểu mô tuyến vú không điển hình trước đó
Chẩn đoán bệnh
Những xét nghiệm nào dùng để chẩn đoán ung thư vú?
Hãy đi khám nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi khác thường nào ở vú. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số biện pháp xét nghiệm và kiểm tra sau để chẩn đoán ung thư vú, bao gồm:
Kiểm tra tổng quát và tìm hiểu tiền sử gia đình
Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát cơ thể bạn, bao gồm xác định khối u hoặc các dấu hiệu bất thường khác. Bác sĩ cũng sẽ tìm hiểu về thói quen sinh hoạt và tiền sử bệnh lý của gia đình bạn.
Kiểm tra vú
Bác sĩ sẽ kiểm tra thăm khám để tìm khối u hay các dấu hiệu bất thường ở vú và vùng nách.
Chụp nhũ ảnh tuyến vú
Phụ nữ từ trên 40 tuổi được khuyến cáo chụp nhũ ảnh để tầm soát ung thư vú hàng năm. Khi bác sĩ nghi ngờ có khối u trong tuyến vú, bạn sẽ được đề nghị chụp nhũ ảnh trước khi làm những xét nghiệm khác.
Siêu âm vú
Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm năng lượng cao giúp các bác sĩ kiểm tra được các mô và cơ quan trong cơ thể. Siêu âm vú có thể giúp bác sĩ xác định các bất thường trong vú. Kết quả siêu âm có thể được in ra và lưu lại. Siêu âm vú là cách tốt nhất giúp phân biệt một u đặc và u nang, u nang thường là một tổn thương lành tính.
Chụp MRI (cộng hưởng từ)
Phương pháp này giúp bác sĩ theo dõi một loạt các hình ảnh ở cả hai tuyến vú.
Xét nghiệm máu
Mục đích của thủ thuật này là xác định các chất trong máu được giải phóng bởi các cơ quan hoặc các mô trong cơ thể. Nồng độ cao hoặc thấp bất thường của một chất nào đó có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh nhất định.
Sinh thiết
Nếu phát hiện khối u ở vú, các bác sĩ có thể lấy mẫu mô hoặc tế bào của khối u này để thực hiện xét nghiệm.
Hãy nói với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình thăm khám, kiểm tra và xét nghiệm.
Những xét nghiệm nào dùng để chẩn đoán ung thư vú?
Hãy đi khám nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi khác thường nào ở vú. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số biện pháp xét nghiệm và kiểm tra sau để chẩn đoán ung thư vú, bao gồm:
Kiểm tra tổng quát và tìm hiểu tiền sử gia đình
Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát cơ thể bạn, bao gồm xác định khối u hoặc các dấu hiệu bất thường khác. Bác sĩ cũng sẽ tìm hiểu về thói quen sinh hoạt và tiền sử bệnh lý của gia đình bạn.
Kiểm tra vú
Bác sĩ sẽ kiểm tra thăm khám để tìm khối u hay các dấu hiệu bất thường ở vú và vùng nách.
Chụp nhũ ảnh tuyến vú
Phụ nữ từ trên 40 tuổi được khuyến cáo chụp nhũ ảnh để tầm soát ung thư vú hàng năm. Khi bác sĩ nghi ngờ có khối u trong tuyến vú, bạn sẽ được đề nghị chụp nhũ ảnh trước khi làm những xét nghiệm khác.
Siêu âm vú
Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm năng lượng cao giúp các bác sĩ kiểm tra được các mô và cơ quan trong cơ thể. Siêu âm vú có thể giúp bác sĩ xác định các bất thường trong vú. Kết quả siêu âm có thể được in ra và lưu lại. Siêu âm vú là cách tốt nhất giúp phân biệt một u đặc và u nang, u nang thường là một tổn thương lành tính.
Chụp MRI (cộng hưởng từ)
Phương pháp này giúp bác sĩ theo dõi một loạt các hình ảnh ở cả hai tuyến vú.
Xét nghiệm máu
Mục đích của thủ thuật này là xác định các chất trong máu được giải phóng bởi các cơ quan hoặc các mô trong cơ thể. Nồng độ cao hoặc thấp bất thường của một chất nào đó có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh nhất định.
Sinh thiết
Nếu phát hiện khối u ở vú, các bác sĩ có thể lấy mẫu mô hoặc tế bào của khối u này để thực hiện xét nghiệm.
Hãy nói với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình thăm khám, kiểm tra và xét nghiệm.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp dùng để điều trị ung thư vú là gì?
Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị ung thư vú thích hợp dựa trên các yếu tố sau:
- Loại ung thư vú
- Giai đoạn bệnh
- Kích cỡ khối u
- Sự nhạy cảm của tế bào ung thư với hormone
- Tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân.
Có 5 phương pháp điều trị bao gồm:
Phẫu thuật
- Phẫu thuật bảo tồn vú. Phẫu thuật này chỉ loại bỏ khối u trong vú và một phần mô tuyến vú xung quanh.
- Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú tiết kiệm da. Loại phẫu thuật này nhằm mục đích phục vụ cho việc tái tạo tuyến vú thẩm mỹ sau đó.
- Phẫu thuật cắt bỏ tận gốc tế bào ung thư. Phẫu thuật này nhằm loại bỏ toàn bộ vú có tế bào ung thư, các hạch bạch huyết vùng nách, lớp da và mô mỡ dưới da của thành ngực.
- Phẫu thuật sinh thiết hạch lính gác: giúp xác định tế bào ung thư có di căn đến hạch nách hay chưa. Phẫu thuật này được thực hiện ở một số giai đoạn bệnh, giúp giảm bớt các biến chứng vùng tay so với phẫu thuật nạo lấy toàn bộ hạch bạch huyết vùng nách.
- Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú bên đối diện để phòng ngừa ung thư vú có thể được thực hiện ở những phụ nữ nguy cơ ung thư vú cao như đột biến gene chẳng hạn.
Xạ trị
Xạ trị là sử dụng chùm tia năng lượng cao hoặc các dạng tia phóng xạ khác để tiêu diệt các tế bào ung thư hay ngăn ngừa chúng phát triển.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp dùng để điều trị ung thư vú là gì?
Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị ung thư vú thích hợp dựa trên các yếu tố sau:
- Loại ung thư vú
- Giai đoạn bệnh
- Kích cỡ khối u
- Sự nhạy cảm của tế bào ung thư với hormone
- Tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân.
Có 5 phương pháp điều trị bao gồm:
Phẫu thuật
- Phẫu thuật bảo tồn vú. Phẫu thuật này chỉ loại bỏ khối u trong vú và một phần mô tuyến vú xung quanh.
- Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú tiết kiệm da. Loại phẫu thuật này nhằm mục đích phục vụ cho việc tái tạo tuyến vú thẩm mỹ sau đó.
- Phẫu thuật cắt bỏ tận gốc tế bào ung thư. Phẫu thuật này nhằm loại bỏ toàn bộ vú có tế bào ung thư, các hạch bạch huyết vùng nách, lớp da và mô mỡ dưới da của thành ngực.
- Phẫu thuật sinh thiết hạch lính gác: giúp xác định tế bào ung thư có di căn đến hạch nách hay chưa. Phẫu thuật này được thực hiện ở một số giai đoạn bệnh, giúp giảm bớt các biến chứng vùng tay so với phẫu thuật nạo lấy toàn bộ hạch bạch huyết vùng nách.
- Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú bên đối diện để phòng ngừa ung thư vú có thể được thực hiện ở những phụ nữ nguy cơ ung thư vú cao như đột biến gene chẳng hạn.
Xạ trị
Xạ trị là sử dụng chùm tia năng lượng cao hoặc các dạng tia phóng xạ khác để tiêu diệt các tế bào ung thư hay ngăn ngừa chúng phát triển.
Xạ trị thường thực hiện từ bên ngoài cơ thể. Một tiến bộ mới sau này là xạ trị có thể áp dụng từ trong mô tuyến vú gọi là xạ trị trong. Sau khi phẫu thuật lấy u, bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt những hạt nhỏ chứa phóng xạ vào vùng mô tuyến vú trong một thời gian ngắn để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
Hóa trị
Hóa trị là sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển nhanh. Phương pháp này có thể được sử dụng để làm giảm sự phát triển của khối u trước khi phẫu thuật loại bỏ.
Hóa trị cũng có thể được dùng sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể mà mắt thường không thể quan sát thấy. Các thuốc hóa trị có thể gây nhiều tác dụng phụ nặng nề, do đó bạn cần tìm hiểu kỹ với bác sĩ trước khi tiến hành điều trị.
Liệu pháp hormone
Phương pháp này được dùng để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào có thụ thể hormone và không cho khối ung thư phát triển. Liệu pháp hormone chỉ phát huy tác dụng với các loại ung thư vú có liên quan đến hormone.
Liệu pháp điều trị trúng đích
Đây là liệu pháp sử dụng thuốc hoặc các hóa chất khác nhằm tiêu diệt tế bào ung thư mà không gây hại đến các tế bào khỏe mạnh xung quanh. Những loại thuốc và chất này có thể bao gồm:
- Kháng thể đơn dòng.
- Thuốc ức chế tyrosine kinase.
- Chất ức chế cyclin-CDKs nội tiết.
Bạn có thể được chỉ định một hoặc nhiều phương pháp kết hợp. Bác sĩ sẽ là người lựa chọn cách thức điều trị phù hợp.
Xạ trị thường thực hiện từ bên ngoài cơ thể. Một tiến bộ mới sau này là xạ trị có thể áp dụng từ trong mô tuyến vú gọi là xạ trị trong. Sau khi phẫu thuật lấy u, bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt những hạt nhỏ chứa phóng xạ vào vùng mô tuyến vú trong một thời gian ngắn để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
Hóa trị
Hóa trị là sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển nhanh. Phương pháp này có thể được sử dụng để làm giảm sự phát triển của khối u trước khi phẫu thuật loại bỏ.
Hóa trị cũng có thể được dùng sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể mà mắt thường không thể quan sát thấy. Các thuốc hóa trị có thể gây nhiều tác dụng phụ nặng nề, do đó bạn cần tìm hiểu kỹ với bác sĩ trước khi tiến hành điều trị.
Liệu pháp hormone
Phương pháp này được dùng để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào có thụ thể hormone và không cho khối ung thư phát triển. Liệu pháp hormone chỉ phát huy tác dụng với các loại ung thư vú có liên quan đến hormone.
Liệu pháp điều trị trúng đích
Đây là liệu pháp sử dụng thuốc hoặc các hóa chất khác nhằm tiêu diệt tế bào ung thư mà không gây hại đến các tế bào khỏe mạnh xung quanh. Những loại thuốc và chất này có thể bao gồm:
- Kháng thể đơn dòng.
- Thuốc ức chế tyrosine kinase.
- Chất ức chế cyclin-CDKs nội tiết.
Bạn có thể được chỉ định một hoặc nhiều phương pháp kết hợp. Bác sĩ sẽ là người lựa chọn cách thức điều trị phù hợp.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư vú?
Để hạn chế diễn tiến ung thư vú, bạn nên duy trì những thói quen sinh hoạt sau:
- Duy trì lối sống lành mạnh: hãy luôn thực hiện theo chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bạn nên bỏ hút thuốc và hạn chế dùng thức uống có cồn.
- Ăn uống hợp lý: các phương pháp điều trị bệnh có thể khiến bạn buồn nôn và giảm khẩu vị, hãy chia nhỏ các bữa ăn và ăn nhiều lần trong ngày.
- Tập thể dục thường xuyên: ung thư có thể khiến bạn trở nên mệt mỏi và yếu ớt hơn, thậm chí ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi để lấy lại sức. Tập thể dục thường xuyên như đi bộ ngắn giúp hạn chế sự mệt mỏi và tăng cường sức lực.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư vú?
Để hạn chế diễn tiến ung thư vú, bạn nên duy trì những thói quen sinh hoạt sau:
- Duy trì lối sống lành mạnh: hãy luôn thực hiện theo chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bạn nên bỏ hút thuốc và hạn chế dùng thức uống có cồn.
- Ăn uống hợp lý: các phương pháp điều trị bệnh có thể khiến bạn buồn nôn và giảm khẩu vị, hãy chia nhỏ các bữa ăn và ăn nhiều lần trong ngày.
- Tập thể dục thường xuyên: ung thư có thể khiến bạn trở nên mệt mỏi và yếu ớt hơn, thậm chí ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi để lấy lại sức. Tập thể dục thường xuyên như đi bộ ngắn giúp hạn chế sự mệt mỏi và tăng cường sức lực.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm: Viêm dạ dày độ A là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và hướng dẫn cách điều trị
Tin mới nhất
- Các loại thực phẩm chức năng bổ thận – Giá bán và lưu ý
- 5 Loại Nước Ép Trị Táo Bón Cực Nhanh
- Dấu hiệu u nang buồng trứng: 4 biểu hiện dễ bị nhầm lẫn
- Chuột rút
- Các bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp bằng thuốc Nam đơn giản
- 10 nguyên nhân gây tê tay, nếu mắc phải bạn cần đi khám ngay lập tức
- Nguyên nhân cảm giác buồn nôn ở cổ họng và cách trị ra sao
- Buồn ngủ sau khi ăn: Chuyện bình thường!
- Đau thắt ngực không ổn định
- 10 bài thuốc ngâm rượu tăng cường sinh lý – Chồng uống vợ mê
Video
- TIN TỨC UNG THƯ 6 tiêu chí chọn mua sản phẩm tẩy rửa gia dụng giúp ngừa dị ứng da cho bé
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ 10 thói quen giúp bạn khỏe mạnh không cần ăn kiêng
- TIN TỨC UNG THƯ Nguyên nhân cảm giác buồn nôn ở cổ họng và cách trị ra sao
- TIN TỨC UNG THƯ Ung thư phổi giai đoạn cuối: Triệu chứng, tiên lượng, điều trị và chăm sóc