Ung thư tinh hoàn

Định nghĩa

Ung thư tinh hoàn là bệnh gì?

Ung thư tinh hoàn là một dạng ung thư phát triển ở tinh hoàn của nam giới. Tinh hoàn là bộ phận của tuyến sinh dục nam nằm ở bìu. Nó có vai trò sản xuất và dự trữ tinh trùng, đồng thời cũng tham gia vào hệ nội tiết với vai trò sản xuất ra hormone testosterone. Ung thư tinh hoàn là sự phát triển khối u ác tính xuất phát từ một trong hai tinh hoàn.

Ung thư tinh hoàn không lây nhiễm và hoàn toàn có thể chữa lành. Đối với ung thư tinh hoàn đã di căn thì tỷ lệ thành công là trên 73%. Tùy vào giai đoạn và mức độ di căn của ung thư mà tỷ lệ chữa lành bệnh có thể lên đến 99%. Tuy nhiên, việc chữa trị còn tùy vào loại tế bào ung thư và giai đoạn của khối u:

  • Giai đoạn I nghĩa là ung thư chỉ khu trú ở tinh hoàn.
  • Giai đoạn II là bệnh đã lan rộng tới những hạch bạch huyết phụ cận.
  • Giai đoạn III là bệnh đã lan xa khỏi tinh hoàn.

Những ai thường mắc phải ung thư tinh hoàn?

Khoảng 1 trong 263 người đàn ông bị ung thư tinh hoàn. Bệnh thường xuất hiện trong độ tuổi 30-35 tuổi. Trong một số ít trường hợp sẽ xảy ra ở tuổi thanh thiếu niên và những người trên 50 tuổi.

Ung thư tinh hoàn là bệnh gì?

Ung thư tinh hoàn là một dạng ung thư phát triển ở tinh hoàn của nam giới. Tinh hoàn là bộ phận của tuyến sinh dục nam nằm ở bìu. Nó có vai trò sản xuất và dự trữ tinh trùng, đồng thời cũng tham gia vào hệ nội tiết với vai trò sản xuất ra hormone testosterone. Ung thư tinh hoàn là sự phát triển khối u ác tính xuất phát từ một trong hai tinh hoàn.

Ung thư tinh hoàn không lây nhiễm và hoàn toàn có thể chữa lành. Đối với ung thư tinh hoàn đã di căn thì tỷ lệ thành công là trên 73%. Tùy vào giai đoạn và mức độ di căn của ung thư mà tỷ lệ chữa lành bệnh có thể lên đến 99%. Tuy nhiên, việc chữa trị còn tùy vào loại tế bào ung thư và giai đoạn của khối u:

  • Giai đoạn I nghĩa là ung thư chỉ khu trú ở tinh hoàn.
  • Giai đoạn II là bệnh đã lan rộng tới những hạch bạch huyết phụ cận.
  • Giai đoạn III là bệnh đã lan xa khỏi tinh hoàn.

Những ai thường mắc phải ung thư tinh hoàn?

Khoảng 1 trong 263 người đàn ông bị ung thư tinh hoàn. Bệnh thường xuất hiện trong độ tuổi 30-35 tuổi. Trong một số ít trường hợp sẽ xảy ra ở tuổi thanh thiếu niên và những người trên 50 tuổi.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tinh hoàn là gì?

Triệu chứng thông thường nhất của ung thư tinh hoàn là cảm nhận được một khối u hay chỗ sưng ở trên và xung quanh tinh hoàn. Khối u này có thể gây đau hoặc không đau. Các triệu chứng khác có thể có bao gồm:

  • Cảm thấy nặng bìu.
  • Đau âm ỉ vùng bụng hay bẹn.
  • Tụ dịch trong bìu.
  • Đau hoặc khó chịu ở tinh hoàn hay bìu.
  • Phình hoặc căng, đau vú. Điều này là vì một loại tế bào ung thư tiết ra hormone HCG kích thích sự phát triển của ngực.
  • Đau lưng.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Ung thư tinh hoàn có thể chữa lành. Vì vậy, bạn nên nhanh chóng chữa bệnh ngay khi phát hiện ra để việc chữa trị dễ dàng hơn. Nếu bạn đang trong quá trình chữa trị, cũng cần liên hệ với bác sĩ nếu có triệu chứng mới để kịp thời can thiệp và tránh các biến chứng sau này. Nên gọi bác sĩ nếu bạn:

  • Cảm thấy khối u ở tinh hoàn.
  • Bị sưng đau tinh hoàn.
  • Bị sốt sau khi hóa trị.
  • Bị chảy dịch nhiều ở vết mổ.

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tinh hoàn là gì?

Triệu chứng thông thường nhất của ung thư tinh hoàn là cảm nhận được một khối u hay chỗ sưng ở trên và xung quanh tinh hoàn. Khối u này có thể gây đau hoặc không đau. Các triệu chứng khác có thể có bao gồm:

  • Cảm thấy nặng bìu.
  • Đau âm ỉ vùng bụng hay bẹn.
  • Tụ dịch trong bìu.
  • Đau hoặc khó chịu ở tinh hoàn hay bìu.
  • Phình hoặc căng, đau vú. Điều này là vì một loại tế bào ung thư tiết ra hormone HCG kích thích sự phát triển của ngực.
  • Đau lưng.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Ung thư tinh hoàn có thể chữa lành. Vì vậy, bạn nên nhanh chóng chữa bệnh ngay khi phát hiện ra để việc chữa trị dễ dàng hơn. Nếu bạn đang trong quá trình chữa trị, cũng cần liên hệ với bác sĩ nếu có triệu chứng mới để kịp thời can thiệp và tránh các biến chứng sau này. Nên gọi bác sĩ nếu bạn:

  • Cảm thấy khối u ở tinh hoàn.
  • Bị sưng đau tinh hoàn.
  • Bị sốt sau khi hóa trị.
  • Bị chảy dịch nhiều ở vết mổ.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra ung thư tinh hoàn là gì?

Nguyên nhân hiện nay của ung thư tinh hoàn vẫn chưa được rõ. Tuy vậy, các bác sĩ biết rằng ung thư tinh hoàn xảy ra khi các tế bào khỏe mạnh bên trong tinh hoàn phân chia và phát triển bất thường.

Thông thường, những tế bào tinh hoàn tăng trưởng và phân chia có trật tự, nhưng đôi khi có một số tế bào phát triển bất thường, làm cho sự tăng sinh này vượt ngoài tầm kiểm soát, gọi là tế bào ung thư. Những tế bào ung thư này tiếp tục phân chia ngay cả khi không cần thêm tế bào mới. Tế bào ung thư tích tụ lại thành khối u ác tính trong tinh hoàn.

Hầu hết các ca ung thư tinh hoàn đều có khối u bắt nguồn từ tế bào mầm, tức là tế bào ở trong tinh hoàn sản xuất ra tinh trùng chưa trưởng thành.

Nguyên nhân gây ra ung thư tinh hoàn là gì?

Nguyên nhân hiện nay của ung thư tinh hoàn vẫn chưa được rõ. Tuy vậy, các bác sĩ biết rằng ung thư tinh hoàn xảy ra khi các tế bào khỏe mạnh bên trong tinh hoàn phân chia và phát triển bất thường.

Thông thường, những tế bào tinh hoàn tăng trưởng và phân chia có trật tự, nhưng đôi khi có một số tế bào phát triển bất thường, làm cho sự tăng sinh này vượt ngoài tầm kiểm soát, gọi là tế bào ung thư. Những tế bào ung thư này tiếp tục phân chia ngay cả khi không cần thêm tế bào mới. Tế bào ung thư tích tụ lại thành khối u ác tính trong tinh hoàn.

Hầu hết các ca ung thư tinh hoàn đều có khối u bắt nguồn từ tế bào mầm, tức là tế bào ở trong tinh hoàn sản xuất ra tinh trùng chưa trưởng thành.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn, bao gồm:

  • Tinh hoàn ẩn: những người bị tinh hoàn ẩn, dù đã phẫu thuật và điều trị tinh hoàn ẩn cũng có nguy cơ ung thư cao hơn.
  • Bất thường phát triển tinh hoàn: ví dụ như hội chứng Klinefelter.
  • Gia đình có người bệnh ung thư tinh hoàn.
  • Tuổi tác.
  • Chủng tộc: nam giới da trắng có nguy cơ cao hơn người da đen.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn, bao gồm:

  • Tinh hoàn ẩn: những người bị tinh hoàn ẩn, dù đã phẫu thuật và điều trị tinh hoàn ẩn cũng có nguy cơ ung thư cao hơn.
  • Bất thường phát triển tinh hoàn: ví dụ như hội chứng Klinefelter.
  • Gia đình có người bệnh ung thư tinh hoàn.
  • Tuổi tác.
  • Chủng tộc: nam giới da trắng có nguy cơ cao hơn người da đen.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị ung thư tinh hoàn?

Khoảng 90% các ca mới chẩn đoán ung thư tinh hoàn là chữa khỏi được. Thậm chí với ung thư lan rộng cũng có thể được chữa khỏi với tỉ lệ từ 70% tới 80%.

Việc điều trị phụ thuộc vào loại ung thư (u dòng tinh và u không phải dòng tinh) và giai đoạn của nó. Phẫu thuật được dùng cho những khối u không phải dòng tinh ở giai đoạn sớm. Khối u tinh bào lan rộng thường được xạ trị. Nếu u di căn xa thì cần dùng thêm hóa trị.

Loại bỏ một tinh hoàn không làm ảnh hưởng tới khả năng tình dục hay có con.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ung thư tinh hoàn?

Cách tốt nhất để xác định ung thư tinh hoàn là tự kiểm tra tinh hoàn. Nếu trong quá trình tự kiểm tra bạn nghĩ mình có khối ung thư thì nên đi khám bác sĩ.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán ung thư tinh hoàn bằng cách khám thực thể và siêu âm để tìm khối u. Nếu siêu âm phát hiện ra khối u, bác sĩ tiết niệu sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ tinh hoàn. Sau đó, thực hiện phân giai đoạn để xem mức độ lan rộng của ung thư. Các biện pháp phân giai đoạn bao gồm xét nghiệm máu, chụp cắt lớp, hoặc phẫu thuật để nạo hạch (nạo hạch sau phúc mạc).

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị ung thư tinh hoàn?

Khoảng 90% các ca mới chẩn đoán ung thư tinh hoàn là chữa khỏi được. Thậm chí với ung thư lan rộng cũng có thể được chữa khỏi với tỉ lệ từ 70% tới 80%.

Việc điều trị phụ thuộc vào loại ung thư (u dòng tinh và u không phải dòng tinh) và giai đoạn của nó. Phẫu thuật được dùng cho những khối u không phải dòng tinh ở giai đoạn sớm. Khối u tinh bào lan rộng thường được xạ trị. Nếu u di căn xa thì cần dùng thêm hóa trị.

Loại bỏ một tinh hoàn không làm ảnh hưởng tới khả năng tình dục hay có con.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ung thư tinh hoàn?

Cách tốt nhất để xác định ung thư tinh hoàn là tự kiểm tra tinh hoàn. Nếu trong quá trình tự kiểm tra bạn nghĩ mình có khối ung thư thì nên đi khám bác sĩ.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán ung thư tinh hoàn bằng cách khám thực thể và siêu âm để tìm khối u. Nếu siêu âm phát hiện ra khối u, bác sĩ tiết niệu sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ tinh hoàn. Sau đó, thực hiện phân giai đoạn để xem mức độ lan rộng của ung thư. Các biện pháp phân giai đoạn bao gồm xét nghiệm máu, chụp cắt lớp, hoặc phẫu thuật để nạo hạch (nạo hạch sau phúc mạc).

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư tinh hoàn?

Ung thư tinh hoàn có thể được hạn chế nếu:

  • Phẫu thuật ung thư tinh hoàn sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Tuy nhiên nếu bạn có thắc mắc, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có cần dự trữ tinh trùng cho tương lai hay không.
  • Học cách và tự thực hiện kiểm tra tinh hoàn 2 lần/tháng.
  • Hỏi về các nhóm hỗ trợ tinh thần và theo dõi bệnh theo yêu cầu của bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư tinh hoàn?

Ung thư tinh hoàn có thể được hạn chế nếu:

  • Phẫu thuật ung thư tinh hoàn sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Tuy nhiên nếu bạn có thắc mắc, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có cần dự trữ tinh trùng cho tương lai hay không.
  • Học cách và tự thực hiện kiểm tra tinh hoàn 2 lần/tháng.
  • Hỏi về các nhóm hỗ trợ tinh thần và theo dõi bệnh theo yêu cầu của bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Xem thêm: Ung thư hạch – Những kiến thức tổng quan về ung thư hạch mà bệnh nhân nên biết

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!