Cơ địa là gì? Các yếu tố ảnh hưởng bởi cơ địa

Viêm da cơ địa là một căn bệnh da liễu phổ biến, tuy nhiên ít có người bệnh hiểu về bản của “cơ địa”. Đây là đặc điểm giúp phân biệt viêm da cơ địa so với những dạng viêm da khác. Cùng tìm hiểu cơ địa là gì trong bài viết dưới đây.

Người có cơ địa nhạy cảm thường gặp phải các vấn đề như dị ứng, căng thẳng, khó khăn trong tăng hoặc giảm cân

Cơ địa là gì?

Cơ địa (Host factor: Tác nhân vật chủ) được lý giải là một thuật ngữ dùng trong y học. Cơ địa thường dùng để đề cập đến đặc điểm của cá nhân hoặc của từng cá thể động vật có ảnh hưởng đến tính mẫn cảm đối với bệnh tật so với một cá nhân hoặc cá thể khác. Thuật ngữ cơ địa thường được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu bệnh truyền nhiễm, đây cũng là thuật ngữ đi ngược lại với yếu tố vi sinh vật vì cơ địa không độc hại và không có khả năng lây nhiễm như virus hay vi khuẩn.

Cơ địa phản ánh sự nhạy cảm và bản chất trong cơ thể mỗi người. Yếu tố này ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của bệnh có thể là bẩm sinh hoặc từ môi trường. Ngoài ra cơ địa còn được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu ung thư học và nhiều bối cảnh y học khác liên quan đến tính đặc trưng của từng cá nhân, cũng như là cơ sở hình thành một số bệnh tật.

Những yếu tố thuộc về cơ địa rất rộng, chủ yếu bao gồm: tình trạng sức khoẻ tổng quát, đặc điểm tâm lý và thái độ, trạng thái dinh dưỡng, các quan hệ xã hội, tiếp xúc trước với cơ thể hoặc các kháng nguyên liên quan. Ngoài ra cơ địa cũng là khái niệm rộng hơn của thể tạng, haplotype hay các khác biệt di truyền khác biệt về chức năng miễn dịch; chủng tộc, nòi giống…. 

Tóm lại cơ địa chính là tính chất cơ thể của mỗi người, dùng cho cả động vật, và thường phản ứng lại với những tác động từ bên ngoài. Trong cuộc sống, người ta thường dùng thuật ngữ này để chỉ những phản ứng khác nhau của cơ thể mỗi người đối với môi trường sống.

Đối với các phản ứng quá mẫn, thông thường sự suy giảm miễn dịch và hiện tượng thải ghép điển hình là sự giải thích bệnh dị ứng. Dị ứng là một biểu hiện nhạy cảm của cơ địa, theo y học đây là một phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với những chất lạ. Đối với những người không dị ứng, cơ địa không có phản ứng quá mức gây ra các triệu chứng viêm da, ngứa ngáy hay các suy yếu về miễn dịch… Ngược lại với người bị dị ứng sẽ nhận ra các chất lạ và sẽ khởi động một phần hệ thống miễn dịch.

Cơ địa là những đặc điểm về cơ thể, sức khỏe và thể trạng của mỗi người

Tác dân gây dị ứng cho cơ địa được gọi là dị nguyên. Những dị nguyên chủ yếu gồm có bụi, phấn hoa, nấm mốc, thực phẩm. Theo phân tích khoa học, dị nguyên là những chất lạ đối với cơ thể và chúng có thể gây nên phản ứng dị ứng ở một số người. Thông thường khi dị nguyên tiếp xúc với cơ thể những người bị dị ứng thì sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch và hình thành các phản ứng dị ứng. Nhóm đối tượng này được gọi là những người có cơ địa quá mẫn cảm với diễn biến của môi trường sống. Trong đó viêm da cơ địa là một trong những căn bệnh mãn tính xảy ra khi cơ địa của con người bị kích thích thái quá khi tiếp xúc với dị nguyên.

Nguyên nhân gì gây viêm da cơ địa?

Viêm da cơ địa là căn bệnh dị ứng, miễn dịch có tính di truyền trong gia đình. Nguyên nhân chính xác của viêm da cơ địa vẫn chưa được xác định cụ thể, nhưng hầu như tất cả các trường hợp đều bắt nguồn từ cơ địa nhạy cảm. Những yếu tố liên quan bao gồm: da quá khô và dễ bị kích thích, dị ứng với dị nguyên, rối loạn trong hệ thống miễn dịch bẩm sinh cũng có thể là nguyên nhân kích thích các phản ứng của cơ địa nhạy cảm.

Viêm da cơ địa di truyền cũng xảy ra  trong gia đình có các thành viên có bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng… Đây cũng là những biểu hiện nhạy cảm của cơ địa. Mặc dù chưa được ông bố cụ thể nhưng một số yếu tố ảnh hưởng đến cơ địa gây bệnh viêm da được cho là bởi:

Thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên

Những yếu tố dị nguyên bao gồm thời tiết, hóa chất, phấn hoa, thực phẩm,… đều có thể kích thích phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch. Từ các phản ứng của cơ địa, tình trạng dị ứng xảy ra và lượng kháng nguyên, hoạt hóa tế bào lympho T được sản sinh tăng cường. Đây là cơ sở bùng phát các triệu chứng của viêm da cơ địa. Đối với những trường hợp đã phát bệnh, người bệnh có thói quen tiếp xúc với dị nguyên thường xuyên có thể khiến tổn thương da lan tỏa rộng. Viêm da cơ địa do dị ứng thường kéo dài dai dẳng và đáp ứng kém với các biện pháp điều trị tạm thời. 

Căng thẳng thần kinh kéo dài

Viêm da cơ địa là căn bệnh da liễu do cơ địa nhạy cảm và kích ứng với dị nguyên gây ra

Tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài cũng là yếu tố ảnh hưởng đến cơ địa. Người bị viêm da cơ địa và các bệnh da liễu mãn tính thuộc tuýp thần kinh rất dễ bị kích động. Khi não bộ rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài, cơ thể sẽ tiết ra các hormone thích phản ứng miễn dịch dị ứng. Điều này gây ra các đợt viêm da bùng phát mạnh và lan tỏa rộng.

Do đó những người thường xuyên gặp căng thẳng, stress và trầm cảm thường có cơ địa dễ bị kích ứng. Đồng thời người bệnh cũng đáp ứng kém với các biện pháp điều trị, tình trạng dị ứng tiến triển kéo dài và có tần suất tái phát cao.

Thể trạng yếu, hệ miễn dịch suy giảm

Một số thống kê cho thấy, tình trạng viêm da cơ địa có xu hướng bùng phát mạnh ở những đối tượng có thể trạng suy yếu. Ngoài ra những người có cơ địa nhạy cảm như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người đang mắc các bệnh da liễu mãn tính như tiểu đường, HIV… Nhóm đối tượng này thường có cơ địa quá mẫn và hệ miễn dịch hoạt động chưa ổn định, dẫn đến tình trạng dễ dị ứng và bùng phát mạnh các triệu chứng trên da.

Tính chất bệnh

Tình trạng viêm da cơ địa có cơ chế phát sinh phức tạp, bao gồm yếu tố nội giới và ngoại giới. Thông qua các nghiên cứu, những nhà khoa học đã nhận định mối liên hệ với yếu tố cơ địa nhạy cảm, di truyền (bất thường ở nhiễm sắc thể), mức Acetylcholine trong da cao,… những yếu tố này thúc đẩy nguy cơ phát triển bệnh ngoài da cao hơn.

Những yếu tố này còn tác động bởi căng thẳng, dị nguyên, yếu tố thời tiết,… từ đó ảnh hưởng đến hoạt động miễn dịch, kích thích dị ứng và gây bùng phát các triệu chứng lâm sàng. Do đó viêm da cơ địa là bệnh mãn tĩnh và thường có tần suất tái phát bệnh cao khi các người bệnh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Ngoài ra, cơ địa nhạy cảm hơn khi người bệnh tiếp xúc với thuốc lá thường xuyên, uống rượu bia, không chăm sóc da, vệ sinh kém,…

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Do viêm da cơ địa là căn bệnh có biểu hiện thành từng đợt sau đó tự thuyên giảm khi cơ địa người bệnh giảm đi sự nhạy cảm. Đối với thể viêm da nhẹ đa số không gây ra biến chứng nguy hiểm. Những ảnh hưởng chính của bệnh là bệnh nhân có thể bị ngứa và phải gãi nhiều, nếu như móng tay không sạch, khi gãy có thể gây nhiễm trùng da. 

Viêm da cơ địa không phải là căn bệnh nguy hiểm và các triệu chứng của nó có thể tự lặn đi sau một thời gian

Trường hợp viêm da cơ địa mà bị bội nhiễm thêm virus, bệnh nhân sẽ có biểu hiện sốt, mệt mỏi, mụn nước trên da, tổn thương nội tạng… tỉ lệ tử vong từ 1-9%. Do viêm da cơ địa là căn bệnh mãn tính kéo dài nhiều năm, vì thế nếu như điều trị sai, sử dụng Corticoid càng khiến cơ địa tăng phần nhạy cảm, từ đó dẫn đến tình trạng đỏ da toàn thân. Triệu chứng bệnh có thể tiến triển nặng hơn bởi những đợt sốt, rét run, ngứa thường xuyên…

Ngoài ra nếu như viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần, bệnh nhân cũng có thể đối mặt với một số biến chứng và ảnh hưởng như:

  • Viêm da cơ địa bội nhiễm: Tình trạng viêm da cơ địa bội nhiễm là biến chứng của viêm da thông thường,
    khi làn da bị bội nhiễm bởi vi khuẩn và nấm xâm nhập vào tổn thương da. Biến chứng này thường xảy ra hệ quả do tổn thương da không được điều trị và vệ sinh đúng cách.
  • Viêm da thần kinh: Biến chứng viêm da thần kinh (lichen hóa) là một dạng tổn thương thứ phát do bệnh viêm da cơ địa kéo dài mãn tính gây ra. Tình trạng làn da bị lichen hóa có dấu hiệu đặc trưng là làn da thâm nhiễm, nổi cộm và gây ngứa dữ dội.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý cơ địa: Thông thường tình trạng viêm da cơ địa sẽ tái đi tái lại khi bạn gặp phải dị nguyên gây dị ứng. Tình trạng này có thể kích thích sản sinh kháng nguyên IgE, đồng thời làm tăng mức độ nhạy cảm của cơ địa và gây ra các bệnh lý như viêm da dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, hen suyễn, sốt cỏ khô…

Cơ địa có mối liên kết chặt chẽ với sức khỏe. Tương tự tình trạng viêm da cơ địa tái phát nhiều lần sẽ gây ra những tác động không nhỏ đến giấc ngủ, ngoại hình, tâm lý, đồng thời gây suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nên làm gì để giảm dị ứng do cơ địa gây ra?

Nâng cao thể trạng và sức đề kháng

Viêm da cơ địa thường khởi phát ở những người có cơ địa nhạy cảm, thể trạng yếu và hệ miễn dịch kém. Người bệnh có thể giảm thiểu nguy cơ tái phát và hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng bùng phát bằng cách tăng cường sức khỏe đề kháng. Những việc cần làm gồm:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, không nên hút thuốc lá, không uống rượu bia, cà phê, không ăn thức ăn chứa nhiều đường và dầu mỡ.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc để nâng cao thể trạng, từ đó giảm căng thẳng hệ thần kinh, cải thiện hệ thống miễn dịch.
  • Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, bạn cần giảm khối lượng công việc và tránh căng thẳng quá mức.
  • Tăng cường các bài luyện tập thể thao, nhất là những bộ môn ảnh hưởng tích cực đến não bộ như yoga, thiền định,…
  • Mỗi ngày bạn nên tắm nắng từ 5 – 10 phút/ ngày, điều này giúp cơ thể tăng cường hấp thu vitamin D giúp cải thiện sức khỏe miễn dịch và hỗ trợ quá trình chuyển hóa của da.
Tăng cường đề kháng thông qua việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể

Cách ly với dị nguyên và chăm sóc da đúng cách

Dị nguyên trực tiếp kích thích và gây ra các phản ứng dị ứng. Khi cơ địa bị kích ứng sẽ sản sinh tăng cường kháng nguyên, những thành phần trung gian được phóng thích vào da gây ra viêm da cơ địa. Vì thế nguyên tắc cơ bản để bản để phòng tránh viêm da cơ địa là người bệnh cần tránh các tiếp xúc với dị nguyên. Cụ thể gồm:

  • Hạn chế những tiếp xúc với côn trùng, mủ thực vật, phấn hoa, hóa chất, lông chó mèo,…
  • Không nên sử dụng các loại đồ uống và thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như cà phê, rượu bia, hải sản, đậu phộng, thịt gà,…
  • Tắm và vệ sinh da 2 lần/ ngày, bổ sung các chất dưỡng ẩm để da giảm tình trạng khô ráp, nứt nẻ và ngứa ngáy.
  • Tránh sử dụng các loại thuốc có thể kích thích triệu chứng của bệnh bùng phát. Bạn cũng nên thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh lý và dùng những loại thuốc phù hợp.
  • Tìm hiểu thêm về thành phần có trong các sản phẩm trang điểm và chăm sóc trước khi chọn mua. 
  • Để tránh phản ứng dị ứng mỹ phẩm, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về các sản phẩm an toàn và dịu nhẹ.
  • Vệ sinh và làm sạch không gian sống, hạn chế đến những khi vực ô nhiễm và ẩm thấp, khu vực có nhiều côn trùng, phấn hoa…
  • Không dùng móng tay cào gãy trên da, hạn chế những tác động cơ học lên da như ma sát, tác động nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.

Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cơ địa và những yếu tố ảnh hưởng đến cơ địa. Ở mỗi người sẽ có tính chất cơ địa khác nhau, vì vậy để phòng các bệnh lý có xuất phát từ cơ địa, trước tiên bạn cần  xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống và luyện tập khoa học. Nếu có biểu hiện bất thường về sức khỏe và không rõ nguyên nhân, bạn nên tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm: Dị ứng với dứa là gì? Cách xử lý khi bị dị ứng dứa

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!