Florua trong nước gây ung thư, thực hư ra sao?
Florua hóa nguồn nước là một biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng hiệu quả và kinh tế nhất. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, florua trong nước có khả năng gây ung thư xương.
Florua hóa nguồn nước là một biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng hiệu quả và kinh tế nhất. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, florua trong nước có khả năng gây ung thư xương.
Hàm lượng florua trong nguồn nước sinh hoạt hàng ngày được quy định nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe của người dùng, đồng thời cải thiện tình trạng răng. Một số nơi có nồng độ florua quá thấp sẽ dẫn đến florua hóa nguồn nước, tức là các chuyên gia sẽ nâng hàm lượng florua trong nước lên.
Tuy nhiên, một nghiên cứu vào năm 1991 trên chuột đã chỉ ra mối liên hệ giữa florua trong nước và một loại ung thư xương là Osteosarcoma, còn được biết đến qua tên gọi u xương ác tính hay ung thư xương tạo xương. Từ đó, mọi người bắt đầu đặt câu hỏi về sự an toàn của nguồn nước có chứa florua.
Ngày nay, với sự phủ sóng toàn cầu của Internet, bạn có thể bắt gặp hàng loạt thông tin đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần biết tin nào mới đúng sự thật. Trên thực tế, những nghiên cứu gần đây cho thấy florua và ung thư xương không có liên hệ gì với nhau.
Tiếp theo đây, Hello Bacsi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin mang tính xác thực nhất về việc florua gây ung thư hay không.
Florua là gì?
Florua là một nhóm các hợp chất được tạo ra từ nguyên tố flo, kết hợp với một hoặc nhiều nguyên tố khác. Bạn có thể tìm thấy các hợp chất florua tự nhiên trong nước, thực vật, đá, không khí và đất.
Vì sao florua lại được cho vào nguồn nước?
Sâu răng là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trên toàn thế giới ở giai đoạn đầu thế kỷ XX. Chúng gây ra những cơn đau khủng khiếp, từ việc răng đau buốt cho đến các bộ phận trong khoang miệng bị nhiễm trùng. Sâu răng thường được điều trị bằng cách nhổ bỏ răng bị hư.
Vào những năm 1930 – 1940, sau khi tiến hành một loạt cuộc khảo sát trên khắp Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng trẻ sống ở khu vực có hàm lượng florua trong nước cao (từ 1ppm trở lên) có tỷ lệ bị sâu răng ít hơn hẳn so với những trẻ sống ở khu vực có nồng độ florua trong nước thấp. Đây là một bước đột phá lớn trong công cuộc chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Năm 1945, một thành phố đã xung phong đi đầu trong việc điều chỉnh hàm lượng florua trong nước trở thành 1ppm. 15 năm sau, tỷ lệ sâu răng ở trẻ vị thành niên đã giảm 60% so với ban đầu.
Từ đó, các nhà khoa học đã đi đến kết luận rằng hàm lượng tối ưu của florua trong nước để ngăn ngừa sâu răng là 0,7ppm. Sau khi công bố kết quả nghiên cứu này, các quốc gia trên thế giới đều lần lượt điều chỉnh lại hàm lượng florua trong nguồn nước sinh hoạt. Tỷ lệ sâu răng, sún răng hay kể cả trám răng ở trẻ nhỏ sau đó đã giảm gần 70%. Bên cạnh đó, tỷ lệ sâu răng ở người lớn cũng được chứng minh là giảm từ 20 – 40% sau khi sử dụng nước chứa florua với nồng độ 0,7ppm.
Hàm lượng florua trong nguồn nước sinh hoạt hàng ngày được quy định nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe của người dùng, đồng thời cải thiện tình trạng răng. Một số nơi có nồng độ florua quá thấp sẽ dẫn đến florua hóa nguồn nước, tức là các chuyên gia sẽ nâng hàm lượng florua trong nước lên.
Tuy nhiên, một nghiên cứu vào năm 1991 trên chuột đã chỉ ra mối liên hệ giữa florua trong nước và một loại ung thư xương là Osteosarcoma, còn được biết đến qua tên gọi u xương ác tính hay ung thư xương tạo xương. Từ đó, mọi người bắt đầu đặt câu hỏi về sự an toàn của nguồn nước có chứa florua.
Ngày nay, với sự phủ sóng toàn cầu của Internet, bạn có thể bắt gặp hàng loạt thông tin đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần biết tin nào mới đúng sự thật. Trên thực tế, những nghiên cứu gần đây cho thấy florua và ung thư xương không có liên hệ gì với nhau.
Tiếp theo đây, Hello Bacsi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin mang tính xác thực nhất về việc florua gây ung thư hay không.
Florua là gì?
Florua là một nhóm các hợp chất được tạo ra từ nguyên tố flo, kết hợp với một hoặc nhiều nguyên tố khác. Bạn có thể tìm thấy các hợp chất florua tự nhiên trong nước, thực vật, đá, không khí và đất.
Vì sao florua lại được cho vào nguồn nước?
Sâu răng là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trên toàn thế giới ở giai đoạn đầu thế kỷ XX. Chúng gây ra những cơn đau khủng khiếp, từ việc răng đau buốt cho đến các bộ phận trong khoang miệng bị nhiễm trùng. Sâu răng thường được điều trị bằng cách nhổ bỏ răng bị hư.
Vào những năm 1930 – 1940, sau khi tiến hành một loạt cuộc khảo sát trên khắp Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng trẻ sống ở khu vực có hàm lượng florua trong nước cao (từ 1ppm trở lên) có tỷ lệ bị sâu răng ít hơn hẳn so với những trẻ sống ở khu vực có nồng độ florua trong nước thấp. Đây là một bước đột phá lớn trong công cuộc chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Năm 1945, một thành phố đã xung phong đi đầu trong việc điều chỉnh hàm lượng florua trong nước trở thành 1ppm. 15 năm sau, tỷ lệ sâu răng ở trẻ vị thành niên đã giảm 60% so với ban đầu.
Từ đó, các nhà khoa học đã đi đến kết luận rằng hàm lượng tối ưu của florua trong nước để ngăn ngừa sâu răng là 0,7ppm. Sau khi công bố kết quả nghiên cứu này, các quốc gia trên thế giới đều lần lượt điều chỉnh lại hàm lượng florua trong nguồn nước sinh hoạt. Tỷ lệ sâu răng, sún răng hay kể cả trám răng ở trẻ nhỏ sau đó đã giảm gần 70%. Bên cạnh đó, tỷ lệ sâu răng ở người lớn cũng được chứng minh là giảm từ 20 – 40% sau khi sử dụng nước chứa florua với nồng độ 0,7ppm.
Tranh luận về vấn đề florua có gây ung thư xương hay không
Cuộc tranh luận về vấn đề florua trong nước bắt nguồn từ một kết quả phân tích năm 1991 của Chương trình National Toxicology ở Hoa Kỳ. Nghiên cứu cho thấy chuột đực uống nước chứa hàm lượng florua cao trong vòng hai năm sẽ có nguy cơ đối mặt với loại ung thư xương tạo xương.
Năm 2006, một nghiên cứu kiểm chứng được công bố bởi các nhà khoa học tại Đại học Harvard cho thấy những cậu bé tiếp xúc với nước chứa florua có nguy cơ mắc bệnh xương khớp cao trong giai đoạn thiếu niên so với những bạn bè đồng trang lứa khác. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được tìm thấy ở các bé gái. Một giả thiết được đưa ra rằng florua có thể tổng hợp sụn tiếp hợp – một bộ phận phát triển của xương. Đây cũng là nơi mà bệnh xương khớp có xu hướng phát triển trong giai đoạn tăng trưởng của cơ thể.
Cuộc tranh luận này cũng đề cập đến việc kem đánh răng và nước súc miệng có chứa florua, nhưng ảnh hưởng của chúng không đáng kể vì cơ thể không hấp thụ florua từ chúng. Tuy nhiên, để đảm bảo, nhiều người chọn sử dụng các sản phẩm không chứa florua.
Florua trong nước có thật sự gây ung thư?
Sau khi những nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa florua với ung thư xương được công bố, các chuyên gia đã quyết định điều tra thêm.
Sau thí nghiệm trên động vật năm 1991, các nhà nghiên cứu ở New York đã tiến hành kiểm tra xem từ thời điểm bắt đầu chương trình florua hóa nước, tỷ lệ ung thư xương có tăng lên hay không. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có bất kỳ sự thay đổi nào về tỷ lệ ung thư xương, kể cả so với những năm 1970 hay so sánh với các khu vực chưa triển khai florua hóa nguồn nước.
Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn hạn chế là không thể đo mức độ hấp thụ florua của một người cụ thể. Việc một số người di chuyển qua lại liên tục giữa các khu vực đã và chưa được florua hóa nguồn nước sinh hoạt có thể gây ảnh hưởng lớn kết quả nghiên cứu.
Tranh luận về vấn đề florua có gây ung thư xương hay không
Cuộc tranh luận về vấn đề florua trong nước bắt nguồn từ một kết quả phân tích năm 1991 của Chương trình National Toxicology ở Hoa Kỳ. Nghiên cứu cho thấy chuột đực uống nước chứa hàm lượng florua cao trong vòng hai năm sẽ có nguy cơ đối mặt với loại ung thư xương tạo xương.
Năm 2006, một nghiên cứu kiểm chứng được công bố bởi các nhà khoa học tại Đại học Harvard cho thấy những cậu bé tiếp xúc với nước chứa florua có nguy cơ mắc bệnh xương khớp cao trong giai đoạn thiếu niên so với những bạn bè đồng trang lứa khác. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được tìm thấy ở các bé gái. Một giả thiết được đưa ra rằng florua có thể tổng hợp sụn tiếp hợp – một bộ phận phát triển của xương. Đây cũng là nơi mà bệnh xương khớp có xu hướng phát triển trong giai đoạn tăng trưởng của cơ thể.
Cuộc tranh luận này cũng đề cập đến việc kem đánh răng và nước súc miệng có chứa florua, nhưng ảnh hưởng của chúng không đáng kể vì cơ thể không hấp thụ florua từ chúng. Tuy nhiên, để đảm bảo, nhiều người chọn sử dụng các sản phẩm không chứa florua.
Florua trong nước có thật sự gây ung thư?
Sau khi những nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa florua với ung thư xương được công bố, các chuyên gia đã quyết định điều tra thêm.
Sau thí nghiệm trên động vật năm 1991, các nhà nghiên cứu ở New York đã tiến hành kiểm tra xem từ thời điểm bắt đầu chương trình florua hóa nước, tỷ lệ ung thư xương có tăng lên hay không. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có bất kỳ sự thay đổi nào về tỷ lệ ung thư xương, kể cả so với những năm 1970 hay so sánh với các khu vực chưa triển khai florua hóa nguồn nước.
Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn hạn chế là không thể đo mức độ hấp thụ florua của một người cụ thể. Việc một số người di chuyển qua lại liên tục giữa các khu vực đã và chưa được florua hóa nguồn nước sinh hoạt có thể gây ảnh hưởng lớn kết quả nghiên cứu.
Mặt khác, vào năm 2012, theo kết quả của một kết quả nghiên cứu sinh thái, florua hóa nước không ảnh hưởng đến tỷ lệ ung thư xương ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy vậy, nghiên cứu này có một “lỗ hổng” lớn là florua hóa nguồn nước trong phạm vi quá lớn khi vẫn chưa xác định được florua trong nước có an toàn cho người dùng hay không.
Gần đây nhất, vào năm 2016, một nghiên cứu được thực hiện ở Texas đã kiểm tra chi tiết hàm lượng florua trong nguồn nước sinh hoạt. Nghiên cứu này cũng không tìm thấy mối quan hệ nào giữa việc florua có trong nước với u xương ác tính, trên mọi phương diện như tuổi tác, giới tính, chủng tộc và cả mức độ giàu nghèo.
Kết luận
Florua hóa nguồn nước được coi là biện pháp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả và kinh tế nhất. Trong quá trình florua hóa nước, nồng độ hợp chất florua được điều chỉnh ở mức tối ưu là 0,7ppm.
Ở một số nơi, hàm lượng florua trong nước ngầm tự nhiên cao hơn nhiều so với mức này, thậm chí có thể hơn 8ppm. Do đó, ở những khu vực như thế này, các chương trình florua hóa còn mang thêm trách nhiệm giảm nồng độ florua trong nước lại để tránh tăng nguy cơ nhiễm độc flo ở xương.
Một vài nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra mối quan hệ giữa florua và u xương ác tính. Tuy nhiên, hàng loạt những nghiên cứu tiếp theo với quy mô lớn hơn cùng với hệ thống đánh giá trong hơn hai thập kỷ qua đã không tìm thấy bằng chứng thuyết phục nào cho thấy nước chứa florua có khả năng gây ung thư. Do đó, chương trình florua hóa nguồn nước sinh hoạt vẫn được chấp thuận để mang lại sự bảo vệ an toàn cho răng.
Nếu bạn vẫn còn lo ngại về các rủi ro sức khỏe liên quan đến sự xuất hiện của florua trong các sản phẩm nha khoa hay nước uống, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc nha sĩ để được tư vấn chi tiết hơn.
Mặt khác, vào năm 2012, theo kết quả của một kết quả nghiên cứu sinh thái, florua hóa nước không ảnh hưởng đến tỷ lệ ung thư xương ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy vậy, nghiên cứu này có một “lỗ hổng” lớn là florua hóa nguồn nước trong phạm vi quá lớn khi vẫn chưa xác định được florua trong nước có an toàn cho người dùng hay không.
Gần đây nhất, vào năm 2016, một nghiên cứu được thực hiện ở Texas đã kiểm tra chi tiết hàm lượng florua trong nguồn nước sinh hoạt. Nghiên cứu này cũng không tìm thấy mối quan hệ nào giữa việc florua có trong nước với u xương ác tính, trên mọi phương diện như tuổi tác, giới tính, chủng tộc và cả mức độ giàu nghèo.
Kết luận
Florua hóa nguồn nước được coi là biện pháp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả và kinh tế nhất. Trong quá trình florua hóa nước, nồng độ hợp chất florua được điều chỉnh ở mức tối ưu là 0,7ppm.
Ở một số nơi, hàm lượng florua trong nước ngầm tự nhiên cao hơn nhiều so với mức này, thậm chí có thể hơn 8ppm. Do đó, ở những khu vực như thế này, các chương trình florua hóa còn mang thêm trách nhiệm giảm nồng độ florua trong nước lại để tránh tăng nguy cơ nhiễm độc flo ở xương.
Một vài nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra mối quan hệ giữa florua và u xương ác tính. Tuy nhiên, hàng loạt những nghiên cứu tiếp theo với quy mô lớn hơn cùng với hệ thống đánh giá trong hơn hai thập kỷ qua đã không tìm thấy bằng chứng thuyết phục nào cho thấy nước chứa florua có khả năng gây ung thư. Do đó, chương trình florua hóa nguồn nước sinh hoạt vẫn được chấp thuận để mang lại sự bảo vệ an toàn cho răng.
Nếu bạn vẫn còn lo ngại về các rủi ro sức khỏe liên quan đến sự xuất hiện của florua trong các sản phẩm nha khoa hay nước uống, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc nha sĩ để được tư vấn chi tiết hơn.
Xem thêm: Nhận biết sớm triệu chứng bệnh basedow để điều trị hiệu quả
Tin mới nhất
- Giải đáp 12 câu hỏi được hỏi nhiều nhất về ung thư buồng trứng
- Tác dụng của nấm lim xanh Quảng Nam với bệnh ung thư xương
- Các món ăn tốt cho người bị vảy nến nên thử
- TOP 7 lương y chữa dạ dày tài đức vẹn toàn trên cả nước
- 10+ Cách chữa vôi hóa cột sống bằng thuốc nam dễ kiếm
- Bệnh COVID-19 ở nam giới nặng hơn ở nữ: Đúng hay sai?
- Có nên dùng đông trùng hạ thảo dạng viên? TOP 11 loại phổ biến
- Viêm amidan ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả nhất
- Mách bạn các 4 món ngon từ mãng cầu xiêm
- Viêm phần phụ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Các lợi ích của biotin: Làm dày tóc, đẹp da và móng
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bệnh gai cột sống là gì? Nguyên nhân, triệu chứng cùng cách chữa trị
- TIN TỨC UNG THƯ Trứng cá – món ăn cao cấp giàu dinh dưỡng cho mọi độ tuổi
- TIN TỨC UNG THƯ Hướng dẫn 10 bài tập yoga chữa trào ngược dạ dày hiệu quả nhưng ít người biết đến