Các Loại Thuốc Bôi Vảy Nến Tốt Nhất Được Bác Sĩ Khuyên Dùng [UPDATE 2020]

Thuốc bôi vảy nến là loại thuốc bôi ngoài da, có tác dụng chặn đứng các triệu chứng khó chịu của căn bệnh vảy nến. Để sử dụng điều trị một cách hiệu quả, người bệnh cần tìm hiểu ngay những thông tin về công dụng, thành phần và những lưu ý khi sử dụng của những loại thuốc bôi vảy nến này.

Các loại thuốc bôi vảy nến tốt nhất hiện nay

Bị vảy nến nên bôi thuốc gì?” đã trở thành thắc mắc phổ biến của bất cứ bệnh nhân nào mắc căn bệnh da liễu này. Với các căn bệnh ngoài da, thuốc bôi ngoài da, sử dụng ngay tại vùng da bị bệnh là một phương pháp điều trị khá thông dụng.

Thuốc bôi trị vảy nến tốt nhất là loại nào?

Thuốc bôi tại chỗ sẽ trực tiếp phát huy tại vùng da bị tổn thương từ đó ngăn chặn nhanh chóng những triệu chứng mà bệnh vảy nến gây ra. Trong điều trị vảy nến có những loại thuốc bôi phổ biến dưới đây:

Nhóm thuốc Corticosteroid

Đây là nhóm thuốc kháng viêm có steroid có công dụng làm giảm thiểu tình trạng viêm, sưng và ngứa trên da. Nhóm thuốc này được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh da liễu.

Thông thường, cơ thể con người tự sản xuất một số hormone, trong đó có cortisone nhằm duy trì sức khỏe. Trong trường hợp vảy nến phát triển quá phát, không kiểm soát được, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn những loại thuốc bôi dưới đây để ngăn chặn.

Thuốc bôi Diprosone

Thuốc bôi Diprosone có thành phần chính là Betamethasone dipropionate – một chất có công dụng tương tự như hợp chất hữu cơ steroid mà vỏ tuyến thượng thận sản xuất ra. Ngoài Betamethasone dipropionate, trong Diprosone còn có các thành phần khác như: Ceteareth-30, Monohydrat natri photphat monohydrat R, Cetearyl 70/30…

Tác dụng: Diprosone có tác dụng chống viêm, ngứa và co mạch. Thuốc được dùng để điều trị bệnh vảy nến, viêm khớp, rối loạn miễn dịch, dị ứng…

Liều lượng, cách dùng: Với những người bệnh mắc vảy nến, bác sĩ thường chỉ định bôi một lớp mỏng lên vùng da bị bệnh 1 lần/ngày. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn thì bôi 2 lần/ngày.

Chống chỉ định:

  • Không nên dùng thuốc Diprosone cho trẻ em dưới 12 tuổi
  • Không dùng cho bà bầu vì có khả năng gây ra dị tật ở thai nhi. Dù các nghiên cứu chỉ ra rằng tuy Diprosone bài tiết qua sữa mẹ và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho bé nhưng chị em đang nuôi con bú cũng cần cân nhắc trước khi sử dụng.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh như: Rối loạn tuyến thượng thận, tiểu đường, nhiễm trùng da, suy gan… cũng cần thông báo tình trạng bệnh lý của bản thân cho bác sĩ điều trị nếu được chỉ định dùng thuốc Diprosone.

Thuốc bôi Flucinar

Thuốc có thành phần chính là Fluocinolone acetonide – đây là một loại corticosteroid tổng hợp có nguyên tử fluor gắn trực tiếp vào nhân steroid.

Sau khi bôi lên da, Flucinar sẽ nhanh chóng thẩm thấu và chuyển hóa bước đầu ở da rồi hấp thu vào hệ tuần hoàn, phân bố vào gan, thận, cơ và ruột.

Thuốc Flucinar

Thành phần: Thành phần chính của thuốc sẽ ổn định màng lysosom của bạch cầu từ đó giúp giảm viêm đồng thời chống lại hoạt động phân bào của nguyên bào sợi ngay tại da và biểu bì.

Tác dụng:

  • Dạng thuốc bôi này được sử dụng trong các trường hợp vảy nến từng mảng nhỏ, chống chỉ định với các trường hợp vảy nến lan rộng.
  • Thuốc Flucinar được dùng để chữa trị các bệnh khác như: Chàm tiết bã, dị ứng, viêm da thần kinh, viêm da tiếp xúc, lupus ban đỏ…

Chống chỉ định: Thuốc chống chỉ định với các bệnh nhân vảy nến bị đồng thời nhiễm trùng da do vi khuẩn, giang mai, thủy đậu, hăm bẹn, lao da, herpes hay bị trứng cá trong giai đoạn dậy thì.

Thuốc Dermovate

Dermovate là một loại thuốc phổ biến trong điều trị vảy nến, đặc biệt là các tình trạng vảy nến thể mảng, lupus ban đỏ, viêm da dai dẳng, lichen phẳng mà các thuốc steroid hiệu lực thấp hơn không cho kết quả điều trị khả quan.

Hoạt chất chính của thuốc là Clobetasol propionate. Hiện nay, thuốc được bào chế dưới dạng kem và thuốc mỡ bôi ngoài da.

Tác dụng: Nhờ khả năng ức chế tổng hợp các chất trung gian hóa học gây viêm sưng mà Dermovate vừa giúp giảm sưng vừa làm giảm các biểu hiện đặc trưng của các căn bệnh ngoài da như ngứa da, ửng đỏ…

Cách dùng và liều dùng:

  • Thuốc dùng điều trị liều ngắn ngày thì bôi 4 lần/ngày, liều kéo dài không quá 2 tuần. T
  • ổng lượng thuốc bôi mỗi tuần không được vượt quá 50g.
  • Khi dùng thuốc Dermovate điều trị vảy nến, người bệnh chỉ cần bôi một lớp mỏng, vừa đủ bao phủ phần da mắc bệnh, không nên bôi quá dày.

Chống chỉ định: Thuốc chống chỉ định với trẻ em dưới 12 tuổi hoặc người đang mắc các bệnh da liễu khác như: Viêm da quanh miệng, da nhiễm khuẩn hay virus.

Y học hiện đại chia 7 nhóm corticoid với độ mạnh khác nhau. Ứng với từng mức độ vảy nến của bệnh nhân mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định loại corticoid phù hợp. Theo đó:

  • Mức độ nhẹ: Corticoid nhóm VI, VII bôi tại chỗ, ngắn hạn, ngắt quãng.
  • Mức độ trung bình: Corticoid nhóm III, IV, V bôi tại chỗ, ngắn hạn, ngắt quãng.
  • Mức độ nặng: Corticoid nhóm II bôi tại chỗ, ngắn hạn, ngắt quãng; Corticoid nhóm III, IV, V bôi tại chỗ, duy trì.

Thuốc bôi vảy nến Daivonex

Thuốc Daivonex có thành phần chính là Calcipotriol. Đây là một dạng thuốc bôi ngoài da dạng mỡ. Daivonex là dẫn xuất vitamin D giúp biệt hóa tế bào và ức chế sự tăng sinh của tế bào sừng.

Loại thuốc này được sử dùng trong điều trị các trường hợp mắc vảy nến thể nhẹ tới vừa. Thuốc được đánh giá cao vì ít tác dụng phụ.

Thuốc Daivonex trị vảy nến

Chống chỉ định:

  • Không dùng Daivonex cho những người quá mẫn cảm với Calcipotriol
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
  • Trẻ nhỏ dưới 8 tuổi và đối tượng có dấu hiệu nhiễm độc vitamin D.

Cách dùng và liều lượng:

  • Bôi thuốc 2 lần/ngày lên các vùng da bị vảy nến. Thuốc được bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Tổng liều lượng thuốc không được vượt quá 100g/tuần.

Các nghiên cứu với 3000 bệnh nhân mắc vảy nến đã cho thấy Calcipotriol cho kết quả điều trị hiệu quả cao, cơ thể bệnh nhân dung nạp tốt. Thuốc có thể gây kích thích da tạm thời nhưng rất hiếm.

Thuốc Acid Salicylic

Thuốc Acid Salicylic có công dụng đặc trưng là làm tróc mạnh lớp sừng da đồng thời sát khuẩn da ở mức độ nhẹ. Đây cũng là một trong những loại thuốc bôi được sử dụng phổ biến trong điều trị vảy nến.

Thuốc sẽ làm mềm và phá hủy lớp sừng thông qua quá trình hydrat hóa nội sinh hay làm giảm độ pH khiến lớp biểu mô bị sừng hóa phồng lên rồi bong ra.

Ngoài dạng mỡ, kem, gel bôi ngoài da, Acid Salicylic còn được bào chế dưới dạng thuốc dán, thuốc xức hoặc là thành phần trong nước gội đầu và xà phòng.

Người bệnh dùng đủ liều lượng, không bôi quá dày, bôi từ 1-3 lần/ngày. Đặc biệt chỉ dùng thuốc bôi ngoài da, không bôi thuốc vào miệng, mắt, niêm mạc và vùng hậu môn, sinh dục.

Không dùng Salicylat trong thời gian dài, bôi trên diện rộng hoặc bôi lên vùng da bị nứt nẻ, có vết thương hở.

Đặc biệt không dùng thuốc để điều trị vảy nến toàn thân vì sẽ gây ra kích ứng rất mạnh trên niêm mạc tiêu hóa và các mô khác.

Thuốc Tazarotene

Thuốc Tazarotene là một loại thuốc bôi ngoài da chuyên dùng trong chữa trị vảy nến, tình trạng tăng tiết bã nhờn và vảy cá.

Tazarotene là một retinoid tương tự với vitamin A, tác động tới quá trình phát triển của các tế bào da. Ngoài dạng kem bôi, gel thoa, thuốc còn bào chế dưới dạng thuốc bọt.

Khi bôi trên da, hoạt chất Tazarotene sẽ chuyển hóa thành axit cacboxylic cognate rồi liên kết với các thành viên của họ thụ thể axit retinoic.

Dùng thuốc bôi từ 1-2 lần/ngày. Để thoáng vùng da sau khi bôi thuốc, không bọc kín hay che phủ. Không bôi thuốc vào khu vực quanh mắt, miệng, mũi hoặc trong âm đạo.

Nếu mới sử dụng thuốc thì ban đầu chỉ nên dùng với nồng độ khoảng 0,05% rồi mới tăng dần nồng độ nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh.

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số biểu hiện như ngứa, rát da, da khô và bong tróc.

Thuốc Tacrolimus

Thuốc Tacrolimus là một macrolid (macrolactam) được chiết xuất từ vi khuẩn Streptomyces tsukubaensis.

Tacrolimus có khả năng ức chế tế bào lympho T bằng cách ức chế sự sản sinh interleukin 2. Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nang uống, thuốc tiêm tĩnh mạch và thuốc mỡ bôi ngoài da.

Thuốc bôi Tacrolimus trị vảy nến có hai hàm lượng là 0,03% và 0,1%.

Thuốc bôi trị vảy nến Tacrolimus 0,1%

Trong quá trình sử dụng thuốc cần lưu ý, thuốc hấp thu không hoàn toàn và khả năng hấp thu bị ảnh hưởng (giảm 27%) nếu bôi trong vòng 15 phút ngay sau khi ăn, uống.

Tuyệt đối không dùng thuốc trên các vùng da có vết thương hở. Sau khi bôi thuốc, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Trong điều trị vảy nến, Tacrolimus thường được dùng phối hợp với các loại thuốc corticoid.

Nhóm thuốc bôi hỗ trợ điều trị vảy nến

Ngoài các nhóm thuốc bôi trị vảy nến phổ biến trong phần trên, nhằm đẩy lùi căn bệnh da liễu mãn tính này đồng thời ngăn chặn các triệu chứng phát triển một cách hiệu quả, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định bệnh nhân kết hợp với một số loại thuốc khác.

Thuốc kháng histamin H1

Thuốc kháng histamin được chia làm hai nhóm là H1, H2, H3 và H4. Thuốc kháng histamin H1 sử dụng trong điều trị dị ứng, các vấn đề liên quan tới da còn histamin H2 dùng trong chữa các bệnh về dạ dày, Histamin H3 chữa rối loạn tăng động giảm chú ý và bệnh Alzheimer. Histamin H4 có tác dụng điều hòa miễn dịch.

Histamin thực chất là một loại amin được các tế bào gốc và tế bào mast tiết ra trong cơ thể, nằm ở dưới lớp mô của da, dạ dày, phổi và niêm mạc miệng. Nó đóng vai trò trung gian, có chức năng dẫn truyền thần kinh.

Khi da bị kích ứng, histamin sẽ được giải phóng gây ra các triệu chứng bên ngoài. Thuốc kháng histamin sẽ chặn đứng quá trình bám vào thụ thể của histamin, làm giảm chức năng của nó với dây thần kinh khiến các biểu hiện trên da bị hạn chế.

Nhóm thuốc histamin H1 được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như: Viên nang, viên nén, dạng xịt, thuốc nhỏ mắt, thuốc tiêm…

Một số biệt dược kháng histamin H1 tiêu biểu là:

  • Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1: Promethazin hydroclorid, Brompheniramin maleat, Diphenhydramin hydroclorid…
  • Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2: Cetirizin hydroclorid, Acrivastin…

Nhóm thuốc thế hệ 2 có tác dụng kéo dài hơn, có thể lên tới 12 giờ.

Thuốc kháng histamin H1 có thể gây chóng mặt, buồn ngủ, suy giảm thị lực nên người bệnh lưu ý không lái xe, điều khiển máy móc sau khi sử dụng thuốc.

Kẽm oxyd 10%

Hỗ trợ trong điều trị vảy nến còn có loại thuốc Kẽm oxyd 10% dạng bôi. Thông thường loại thuốc này được sử dụng để phòng ngừa chứng hăm bỉm của trẻ em, các hiện tượng da bị kích ứng nhẹ như bỏng hoặc xây xát nhẹ.

Kẽm Oxyd

Chỉ bôi thuốc lên vùng da bị tổn thương. Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như: Phát ban, ngứa ngáy, sưng tấy, chóng mặt hay khó thở.

Không để sản phẩm dính vào mắt, tuyệt đối không được nuốt. Nên làm sạch da trước khi sử dụng.

Kem Sorion

Đây là một sản phẩm của một hãng dược phẩm Ấn Độ có chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên như: Dầu mứt, dầu dừa, lá Neem, nghệ, thiên thảo…

Kem có tác dụng cấp ẩm, giảm khô, ngứa, bong tróc và sưng tấy trên da. Sorion được chỉ định sử dụng trong điều trị các bệnh ngoài da như vảy nến, viêm da cơ địa, chàm…

Kem Psorimilk

Loại kem trị vảy nến này cũng có thành phần chủ yếu là thảo dược tự nhiên (lá trầu không, lá tre non…), được nhiều người bệnh mắc vảy nến sử dụng.

Theo thông tin từ nhà sản xuất, kem giúp loại bỏ cảm giác ngứa, đau và hiện tượng bong da; loại bỏ các mảng bám trên mặt, khuỷu tay, đầu gối, bàn chân, lưng…

Kem Psorimilk

Nhằm sử dụng các loại thuốc bôi vảy nến một cách hiệu quả, người bệnh cần thăm khám, xác định tình trạng bệnh lý của bản thân sau đó dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên tùy ý tìm hiểu rồi mua thuốc về nhà điều trị.

Với các loại kem bôi vảy nến thì người bệnh có thể dùng hỗ trợ mà không cần kê đơn.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc bôi vảy nến

Bôi thuốc vảy nến khi nào? Thời gian bôi thuốc tốt nhất là vào các thời điểm nghỉ ngơi trong ngày, buổi trưa và buổi tối trước khi đi ngủ.

Bên cạnh đó, trong quá trình dùng thuốc bôi trị vảy nến, người bệnh cũng cần lưu ý một số điểm dưới đây:

  • Thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa, bác sĩ có chuyên môn.
  • Khi được chỉ định các loại thuốc bôi trị vảy nến, nếu bạn đang mắc thêm các căn bệnh khác liên quan tới tim mạch, đường huyết, tuyến giáp hay tuyến tiền liệt… thì cần thông báo cho bác sĩ.
  • Với trường hợp bệnh nhân là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bú hoặc trẻ nhỏ thì cần trao đổi cụ thể với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
  • Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Ngay khi thấy các bất thường xuất hiện như đau đầu, chóng mặt… cần ngừng sử dụng thuốc và liên hệ với bác sĩ.
  • Không sử dụng rượu, bia và các chất kích thích trong quá trình điều trị.
  • Lưu ý nên làm sạch vùng da trước khi bôi thuốc. Rửa tay sau khi bôi. Nếu thuốc có dính vào mắt, miệng thì cần rửa sạch với nước.

Trên đây là một số thông tin tổng quan hữu ích về các loại thuốc bôi vảy nến, mong rằng sẽ giúp người bệnh trong quá trình chữa trị. Song song với việc sử dụng thuốc thì người mắc vảy nến cũng cần lưu ý sinh hoạt một cách khoa học và kiên trì với căn bệnh mãn tính này.

ĐỌC NGAY BÀI VIẾT HỮU ÍCH:

  • Phác đồ điều trị vảy nến của Bộ Y tế cụ thể và phù hợp với từng thể bệnh
  • Vảy nến có tự khỏi không? Điều trị như thế nào, có khỏi được không?

Xem thêm: Xương khớp ông Bồng giá bao nhiêu, có tốt không hay lừa đảo

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!