Mẹo chữa bệnh ho gà theo dân gian đơn giản, nhanh khỏi

Để tránh tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, nhiều người lựa chọn áp dụng các mẹo chữa bệnh ho gà theo dân gian để đẩy lùi các triệu chứng bệnh nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là những bài thuốc đơn giản, dễ thực hiện, có thể áp dụng cho mọi đối tượng bị bệnh.

Ho gà là căn bệnh có khả năng truyền nhiễm do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào đường thở khi tiếp xúc với nước bọt hay dịch tiết ở mũi họng của người đang nhiễm bệnh. 

Ở giai đoạn đầu, bệnh ho gà có thể gây ra các triệu chứng như sốt nhẹ kèm theo ho, hắt hơi và chảy nhiều nước mũi. Chúng khá giống với biểu hiện của bệnh cảm lạnh thông thường nên nhiều người không để ý mà chữa trị. Khi trở nặng, bệnh gây ho nhiều, khó thở, đau rát cổ họng thậm chí là có thể dẫn đến tử vong. 

Chính vì vậy, người bệnh không nên chủ quan cho qua khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ tương tự như trên. Cần tích cực sử dụng thuốc tân dược theo đơn bác sĩ hoặc cân nhắc áp dụng các mẹo chữa bệnh từ dân gian dưới đây để chặn đứng mầm bệnh.

Chữa bệnh ho gà theo dân gian là khuynh hướng được nhiều bệnh nhân lựa chọn để tránh sự lệ thuộc vào thuốc kháng sinh

8 mẹo chữa bệnh ho gà theo dân gian

Trong dân gian hiện đang lưu truyền rất nhiều công thức chữa ho gà từ các nguyên liệu thiên nhiên. Trong đó, được áp dụng rộng rãi nhất phải kể đến các bài thuốc sau:

1. Bài thuốc chữa bệnh ho gà từ tỏi

Tỏi được cả y học cổ truyền lẫn y học hiện đại đánh giá cao về giá trị dược tính và được xem là một trong những phương thuốc tự nhiên tốt nhất cho sức khỏe. Nghiên cứu đã chỉ ra loại gia vị này chứa một nguồn allicin vô cùng dồi dào. Chất này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh, giảm viêm nhiễm trong đường thở tương tự như nhiều loại kháng sinh. 

Ngoài ra, sử dụng tỏi đúng cách còn giúp cải thiện sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh ho gà tái phát trở lại. Dân gian có bài thuốc chữa ho gà từ tỏi như sau:

  • Cách 1: Nhai nuốt trực tiếp vài tép tỏi sống mỗi ngày. Tỏi có vị cay và mùi hăng nên khá khó ăn. Do vậy người bệnh nên dùng kèm với thịt, cá sẽ dễ dàng hơn. Lưu ý mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 4- 5 tép tỏi. 
  • Cách 2: Ép tỏi lấy nước uống. Mỗi lần uống khoảng 5 giọt x 3 lần trong ngày. Tiện lợi hơn, bạn có thể sử dụng tinh dầu tỏi nguyên chất để thay thế cho nước ép tỏi tươi.

**Lưu ý: 

  • Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 4 – 5 tép tỏi. Ăn tỏi quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, mệt mỏi, chán ăn, rối loạn dạ dày, tổn thương thận…
  • Không ăn tỏi hoặc uống nước ép tỏi khi đang đói bụng
  • Những người đang mắc bệnh về mắt, gan, người có thể trạng yếu hoặc đang bị đi tả không nên dùng tỏi chữa bệnh ho gà.
  • Tránh ăn tỏi cùng với trứng, thịt gà, cá trắm hay thịt chó gây ra những phản ứng không mong muốn cho sức khỏe, thậm chí còn có thể bị ngộ độc.

2. Cách chữa bệnh ho gà bằng ma hoàng theo dân gian

Trong đông y, ma hoàng là một loại dược liệu có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm nên được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc chữa bệnh ở đường hô hấp, đặc biệt là bệnh hen phế quản hay ho gà. Một số bằng chứng cũng cho thấy hoạt chất ephedrin được tìm thấy trong cây ma hoàng có khả năng làm giãn cơ phế quản. Nó giúp bệnh nhân giảm ho và dễ thở hơn trong trường hợp bị ho có đờm.

Y học cổ truyền thường kết hợp ma hoàng cùng một số thảo dược tự nhiên khác để tăng công dụng trị ho gà, giúp nhanh chóng làm giảm các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Bạn có thể áp dụng cách chữa bệnh ho gà theo dân gian từ ma hoàng theo hướng dẫn dưới đây.

Cây ma hoàng là thảo dược có nhiều tác dụng trị bệnh, trong đó bao gồm cả bệnh ho gà
  • Cách 1: 

Chuẩn bị: 4g ma hoàng, 4g ngọc thụ, 4g cam thảo, 4g củ chóc khô ( bán hạ chế ), 8g bạch thược, 2g quân khương, 4g ngũ mai tử, 2g kim bồn thảo.

Gộp các vị thuốc trên thành một thang sắc lấy nước đặc. Chia uống 3 lần vào buổi sáng, trưa, tối sau khi ăn khoảng 30 phút. Mỗi ngày dùng 1 thang cho đến khi bệnh ho gà được điều trị dứt điểm.

  • Cách 2: Trường hợp bị ho gà kèm theo sốt

Dùng 4g ma hoàng phối hợp với 4g quốc lão, 12g ô mai, 6g tần hội bì, 8g dẹt ác, 8g hoàng cầm, 12g vỏ rễ dâu. Sắc uống ngày 1 thang trong 5 – 7 ngày liên tục tùy theo tình trạng bệnh. Khi hết sốt thì loại bỏ các vị hoàng cầm và vỏ rễ dâu.

  • Cách 3: Bệnh nhân bị ho gà có xuất huyết 

Chuẩn bị các thành phần gồm 3g ma hoàng, 6g khổ hạnh nhân, 2g quốc lão, 10g thạch cao, 6g đỗ phụ, rễ cỏ tranh và chi tử ( sao đen) mỗi vị 5g. Sắc kỹ lấy nước chia uống làm 3 lần. Mỗi ngày dùng 1 thang.

  • Cách 4: Chữa ho gà có nhiều đờm

Chuẩn bị bán hạ chế, hạt củ cải và bách bộ mỗi vị 4g, ma hoàng 3g, hạnh nhân và hoàng cầm mỗi vị 6g, quốc lão 2g, hạnh nhân 6g. Mỗi ngày sắc 1 thang chia làm 3 lần uống.

3. Mẹo dân gian chữa bệnh ho gà từ gừng

Là một gia vị quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày nhưng ít ai biết rằng gừng cũng có thể giúp đẩy lùi bệnh ho gà. Nguyên liệu này chống lại bệnh bằng cách tiêu diệt vi khuẩn, tiêu viêm giảm phù và giảm đau ở cổ họng, hạ sốt. Đồng thời nó cũng giúp giảm ho nhờ vào khả năng chống co thắt cơ trơn ở đường thở.

Các hoạt chất quý tập trung chủ yếu trong vỏ gừng. Vì vậy khi sử dụng chữa bệnh ho gà, người bệnh không nên cạo bỏ lớp vỏ đi sẽ làm giảm tác dụng của gừng.

  • Cách 1: Lấy 1 nhánh gừng tươi rửa sạch, để cả vỏ giã lấy nước cốt. Sau đó, chỉ cần lấy nước cốt gừng pha với một ít nước sắc từ cây cỏ cà ri và 1 thìa cà phê mật ong để uống. Ngày dùng đều đặn từ 2 – 3 lần sẽ bớt ho và có cảm giác dễ chịu hơn.
  • Cách 2: Kết hợp gừng tươi bằm nhuyễn vớ lá me, nước cốt chanh và đường phèn. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào một cái nồi đất. Thêm một ít nước vào đun lửa nhỏ liu riu cho đến khi hỗn hợp cô đặc thành một loại siro lỏng. Vớt bỏ bã, gạn nước cốt cho vào hũ để dùng dần. Để trị ho gà, mỗi lần lấy 2- 3 thìa siro pha với nước ấm uống và nuốt từ từ. Trẻ em dùng liều bằng nửa so với người lớn.

3. Cách chữa bệnh ho gà theo dân gian với lá hẹ

Trong y học dân tộc, hẹ được biết đến với tác dụng giảm ho, tiêu đờm, diệt khuẩn. Thân và lá hẹ được sử dụng làm thuốc chữa ho gà, viêm họng, hen phế quản, viêm thanh quản… Nghiên cứu hiện đại cũng đã phát hiện trong lá hẹ chứa một lượng lớn các thành phần có tác dụng kháng sinh mạnh như allcin, odorin, sulfit. Chúng có thể giúp ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn Bordetella pertussis gây bệnh ho gà, làm giảm khả năng hoạt động của chúng.

Lá hẹ có tác dụng giảm ho đờm, hạ sốt, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ho gà
  • Cách 1: Dùng 12 – 25g lá hẹ tươi ngâm rửa sạch với nước muối. Giã nát, lọc lấy nước uống. Trường hợp bị sốt có thể lấy bã đắp vào cổ, trán, nách hay háng để nhanh hạ nhiệt.
  • Cách 2: Chuẩn bị thang thuốc gồm các vị: 8g lá hẹ, 8g lá hoạt lộc thảo, 12g lá tía tô, 6g trần bì, 10g tương tư đậu (cam thảo dây), 3g sinh khương. Sắc uống đều đặn một thang mỗi ngày. Sau vài ngày sử dụng các triệu chứng như ho khan, ho có đờm, đau rát cổ họng sẽ dần thuyên giảm.

4. Điều trị bệnh ho gà bằng hoa đu đủ đực

Trong dân gian, hoa đu đủ đực là vị thuốc trị bách bệnh, từ bệnh sỏi thận, đái rắt, viêm họng, ho gà, ho có đờm và cả bệnh ung thư. Đối với những bệnh nhân bị ho gà, hoa đu đủ đực có tác dụng trừ đờm, nhuận phổi, giảm ho, hạ sốt. 

Người bệnh có thể dùng hoa đu đủ đực ngâm mật ong hoặc áp dụng các bài thuốc dưới đây để khắc phục bệnh tại nhà:

  • Bài 1:

Chuẩn bị các dược liệu: Lá chanh, cỏ gà, cỏ sữa lá nhỏ, lá táo và vỏ rễ dâu mỗi thứ 10g, hoa đu đủ đực, gừng tươi và củ xả tươi mỗi thứ 5g. Đem tất cả rửa sạch, bỏ vào nồi đổ ngập nước nấu cô đặc lại. Sau đó thêm lượng đường vừa đủ vào tiếp tục nấu lửa nhỏ cho đến khi đường tan hết tạo thành một loại siro lỏng. Bảo quản siro trong hũ có nắp đậy kín và để vào tủ lạnh.

Cách sử dụng: Pha siro với nước ấm uống mỗi ngày 2 lần.

+ Trẻ em trên 5 tuổi và người lớn mỗi lần dùng 2 thìa cà phê

+ Trẻ dưới 5 tuổi: Mỗi lần dùng 1 thìa.

  • Cách 2:

Kết hợp hoa đu đủ đực khô, tang bạch bì (vỏ rễ dâu ), trần bì
mỗi vị 20g, củ rận trâu và bạch phàm mỗi vị 12g. Trước tiên, đem hoa đu đủ đực sao vàng, tang bạch bì tẩm mật ong bỏ vào chảo nóng sao đến khi giòn. Tất cả tán thành bột mịn, trộn với nhau cho đều. Cất thuốc vào hũ kín để nơi thoáng mát. 

Liều dùng chữa ho gà:

+ Trẻ em: Mỗi lần dùng từ 1 – 4g x 3 lần/ ngày

+ Người lớn: Mỗi lần dùng 8g x 3 lần/ ngày

Cách sử dụng: Hòa tan thuốc trong 1 ly nước ấm để uống.

5. Bài thuốc trị ho gà từ cỏ nhọ nồi

Sử dụng cỏ nhọ nồi chữa ho gà là bài thuốc dân gian được nhiều bệnh nhân tin dùng. Thảo dược này được biết đến với tác dụng kháng khuẩn, chống dị ứng, cầm máu, tiêu thũng, giảm viêm. Chủ trị thổ huyết, ho hen, viêm họng, viêm mũi xoang và cả bệnh ho gà.

Cỏ nhọ nồi được biết đến với tác dụng kháng khuẩn, cầm máu, tiêu viêm nên được sử dụng chữa bệnh ho gà
  • Cách 1: Lấy 20g dược liệu khô đem sắc với 500ml nước cho cạn còn 200ml. Chia 2 – 3 phần đều nhau để uống trong ngày.
  • Cách 2: Dùng 30 – 50g thân và lá cây cỏ nhọ nồi tươi rửa sạch, ngâm khoảng 15 phút với nước muối. Cắt nhỏ, bỏ vào máu xay sinh tố xay nát cùng với một ít nước đun sôi để nguội. Lọc bỏ bã lấy nước chia uống làm 2 lần mỗi ngày.

Kiên trì áp dụng mẹo chữa bệnh ho gà theo dân gian từ cây cỏ nhọ nồi đều đặn hàng ngày. Sau vài ngày sẽ thấy bệnh tình có sự chuyển biến tích cực.

6. Cây kinh giới chữa bệnh ho gà

Lá kinh giới chứa nhiều tinh dầu có khả năng chống khuẩn, tiêu diệt virus gây bệnh. Người bị ho gà có thể sử dụng cây thuốc này phối hợp cùng một số dược liệu khác để trị bệnh trong giai đoạn cơn ho đã giảm dần, tiếng rít nhẹ kèm theo biểu hiện thở ngắn, ra nhiều mồ hôi, khô miệng, khát nước.

  • Chuẩn bị: Kinh giới, bách bộ, mạch môn và sa sâm mỗi vị 8g, tử uyển và quốc lão mỗi vị 4g, cánh thảo 6g và trần bì 2g.
  • Cách sử dụng: Cho tất cả vào ấm, đổ thêm 700ml nước sắc cho cạn còn 300ml. Chia uống vài lần trong ngày để làm dịu kích ứng trong đường thở, giảm ho, đau họng.

7. Trị bệnh ho gà với bài thuốc từ lá tía tô

Không phải ngẫu nhiên mà lá tía tô được sử dụng để chữa bệnh ho gà. Với đặc tính kháng khuẩn mạnh, lá tía tô có thể giúp hỗ trợ tiêu diệt mầm bệnh trong cơ thể, giảm viêm ở đường thở. Ngoài ra, tinh dầu lá tía tô còn có khả năng ức chế co thắt cơ trơn, ngăn ngừa dị ứng, qua đó giảm ho và loại bỏ cảm giác ngứa ngáy ở cổ họng.

Người bệnh có thể sử dụng dược liệu này đơn độc hoặc phối hợp với một số nguyên liệu tự nhiên khác có đặc tính tương tự nhằm đẩy nhanh hiệu quả điều trị.

  • Cách 1: Lấy 5 – 12g lá tía tô đun sôi kỹ lấy nước chia 3 lần uống mỗi ngày
  • Cách 2: Dùng 12g lá tía tô, 8g hoạt lộc thảo, gừng tươi 3g, trần bì 6g, tương tư tử 10g. Sắc thuốc với 500ml nước lấy một nửa. Chia nước sắc uống làm 3 lần trong ngày. Chăm chỉ sắc uống mỗi ngày 1 thang đến khi bệnh khỏi hẳn thì ngưng.

8. Mẹo chữa bệnh ho gà bằng râu ngô

Với đặc tính thanh nhiệt, trừ độc, râu ngô giúp hỗ trợ đào thải độc tố cho gan, làm sạch đường thở, tạo điều kiện cho tổn thương mau chóng bình phục. Trường hợp ho gà gây sốt sử dụng râu ngô cũng có thể hữu ích.

Râu ngô phối hợp cùng bí đao hạt dẻ là bài thuốc dân gian chữa bệnh ho gà đang được nhiều bệnh nhân áp dụng
  • Chuẩn bị: 10g râu ngô, 50g quả bí đao, 10 cái hạt dẻ và một ít đường phèn
  • Cách sử dụng: Bí đao gọt vỏ, cắt nhỏ. Râu ngô rửa sạch. Hạt sẽ tách vỏ lấy nhân. Bỏ toàn bộ các nguyên liệu trên vào nồi, đổ nước xâm xấp mặt rồi đun sôi, vặn nhỏ lửa để khoảng 30 phút nước sắc sẽ cô đặc lại thành cao. Vớt bỏ bã, thêm lượng đường phèn vừa đủ vào nấu cho hơi ngọt ngọt. Gạn ra để nguội bớt uống hết một lần trong ngày.

Chữa bệnh ho gà theo dân gian có hiệu quả không?

 Những bài thuốc trị ho gà trên đây đã được áp dụng phổ biến trong dân gian từ rất lâu đời. Hầu hết đều sử dụng các loại thảo dược quen thuộc trong tự nhiên nên rất thân thiện với sức khỏe, không gây tác dụng phụ như thuốc tây. Mặc dù vậy hiệu quả đạt được có thể khác nhau ở mỗi người. Điều này có liên quan rất lớn đến yếu tố cơ địa và tình trạng bệnh. 

Thông thường, nếu áp dụng khi mới chớm bị bệnh, các triệu chứng chưa biểu hiện ra bên ngoài nhiều và chưa quá nghiêm trọng thì việc chữa ho gà theo dân gian sẽ cho kết quả khả quan hơn. Trường hợp bị ho gà nặng cũng có thể áp dụng để hỗ trợ làm giảm triệu chứng bệnh chứ không thay thế hoàn toàn được cho thuốc kháng sinh. Lý do bởi tác dụng của thuốc dân gian khá chậm, nếu áp dụng trong giai đoạn bệnh tiến triển thì sẽ không đủ mạnh để có thể kiểm soát được bệnh, từ đó dẫn đến nguy cơ gặp phải biến chứng khá cao.

Khi áp dụng các bài thuốc dân gian chữa ho gà cũng cần lưu ý:

  • Áp dụng kiên trì, đều đặn hàng ngày
  • Không dùng quá liều lượng được hướng dẫn bởi nếu lạm dụng quá mức, các vị thuốc tự nhiên cũng có thể gây tác dụng phụ.
  • Thận trọng hỏi ý kiến bác sĩ khi kết hợp thuốc dân gian với thuốc tây để tránh hiện tượng tương tác ngoài ý muốn.
  • Uống nhiều nước để giảm sốt, làm dịu cảm giác ngứa ngáy đau rát trong cổ họng khi bị ho gà.
  • Ưu tiên các thực phẩm, rau củ quả giàu vitamin C trong thực đơn để hệ miễn dịch có thể chống lại vi khuẩn gây bệnh hiệu quả hơn.
  • Hạn chế các thức ăn gây ích ứng đường thở và làm các triệu chứng ho gà trở nên nghiêm trọng hơn như ớt, tiêu, đồ chiên xào, rượu bia, nước ngọt có ga, trà đặc.
  • Kiêng hút thuốc lá bởi nicotin trong khói thuốc lá có thể làm tăng nặng mức độ khó chịu do các triệu chứng bệnh ho gà gây ra.
  • Tích cực tập thể dục đều đặn hàng ngày, nghỉ ngơi nhiều trong những ngày bị bệnh và đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc để nâng cao sức đề kháng của cơ thể và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
  • Vệ sinh thân thể bằng việc tắm rửa hàng ngày và thường xuyên rửa mũi, súc miệng bằng nước muối sinh lý để kháng khuẩn, làm sạch đường thở.
  • Cách ly bệnh nhân với người khác, tránh dùng chung bát đũa bởi vi khuẩn gây bệnh ho gà có khả năng lây lan qua nước bọt, dịch tiết từ miệng của người bệnh
  • Đến bệnh viện khám ngay nếu đã chữa bệnh ho gà theo dân gian mà bệnh tình vẫn không tiến triển hoặc người bệnh có biểu hiện sốt cao kéo dài quá 2 ngày, ho nhiều kèm nôn ói, mất ngủ.

Thông tin hữu ích liên quan

  • Bệnh ho gà là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
  • Bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh nguy hiểm không? Chữa thế nào?
  • Bệnh ho gà ở trẻ em – Triệu chứng và cách chữa

Xem thêm: 8 tác dụng của đu đủ tốt cho sức khỏe

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!