Bệnh polyp mũi
Bạn đã bao giờ bắt gặp triệu chứng nghẹt mũi kéo dài liên tục trong nhiều tuần hay thậm chí là nhiều tháng? Nếu tình trạng này xảy ra, dấu hiệu trên có thể không cảnh báo về vấn đề dị ứng hoặc cảm lạnh thông thường. Thay vào đó, polyp mũi có khả năng cao là tác nhân đứng sau.
Bạn đã bao giờ bắt gặp triệu chứng nghẹt mũi kéo dài liên tục trong nhiều tuần hay thậm chí là nhiều tháng? Nếu tình trạng này xảy ra, dấu hiệu trên có thể không cảnh báo về vấn đề dị ứng hoặc cảm lạnh thông thường. Thay vào đó, polyp mũi có khả năng cao là tác nhân đứng sau.
Bệnh polyp mũi ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Vì sao bạn lại mắc bệnh? Đâu là cách điều trị hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả.
Bệnh polyp mũi là gì?
Polyp mũi đề cập đến sự phát triển của khối u lành tính trên lớp niêm mạc mũi hoặc hốc xoang, có thể diễn ra ở cả hai bên khoang mũi. Thông thường, polyp nhỏ sẽ không biểu hiện dấu hiệu rõ ràng. Ngược lại, polyp lớn hơn có nguy cơ dẫn đến một số vấn đề như:
- Khó thở, thậm chí là ngạt thở
- Suy giảm khả năng khứu giác
- Tạo cơ hội cho nhiễm trùng mũi xảy ra
Hiện nay, bệnh polyp mũi là một trong nhiều vấn đề sức khỏe phổ biến, có thể phát sinh ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, theo thống kê, bệnh tác động đến phụ nữ nhiều hơn đàn ông.
Mặt khác, bạn cần lưu ý rằng không phải tất cả sự tăng trưởng bất thường trong mũi đều là polyp mũi.
Nguyên nhân gây polyp mũi đến từ đâu?
Lớp niêm mạc đóng vai trò bảo vệ môi trường bên trong mũi và hốc xoang, đồng thời làm ẩm không khí đi vào phổi. Nếu tình trạng nhiễm trùng hoặc kích ứng do dị ứng diễn ra tại đây, lớp niêm mạc mũi có thể sưng đỏ và tiết dịch. Nếu không được chữa trị kịp thời, phần mô niêm mạc này sẽ phát triển thành polyp mũi.
Mặt khác, không ít trường hợp polyp mũi tự hình thành mà không có bất kỳ vấn đề gì ở mũi xảy ra trước đó. Tuy vậy, phần lớn bệnh polyp mũi có thể phát triển bởi những yếu tố sau, bao gồm:
- Nhiễm trùng xoang mạn tính hoặc tái phát liên tục
- Hen suyễn
- Viêm mũi dị ứng
- Bệnh u xơ nang
- Hội chứng Churg-Strauss
- Nhạy cảm với thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen hoặc aspirin
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền cũng có khả năng góp phần dẫn đến bệnh polyp mũi, bằng cách khiến lớp niêm mạc mũi dễ kích ứng với các phản ứng viêm.
Triệu chứng polyp mũi gồm những dấu hiệu nào?
Polyp mũi thường xuất hiện dưới dạng khối u nhỏ, mềm và không gây đau. Thậm chí, đôi khi bạn còn không biết đến sự tồn tại của chúng.
Mặc dù vậy, nếu polyp mũi phát triển quá lớn, chúng có thể làm tắc nghẽn đường thở và gây nghẹt mũi kéo dài. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể dẫn đến một số triệu chứng như:
- Sổ mũi
- Chảy dịch mũi sau (chất nhầy trong khoang mũi tích tụ quá nhiều và có xu hướng chảy xuống cổ họng)
- Suy giảm khả năng khứu giác
- Thường xuyên phải thở bằng miệng
- Áp lực đè nặng lên trán hoặc toàn bộ mặt
- Triệu chứng ngưng thở khi ngủ
- Ngáy to
Trong trường hợp bệnh polyp mũi xảy ra đồng thời với nhiễm trùng xoang (viêm xoang), người bệnh còn có nguy cơ bắt gặp dấu hiệu đau đầu khó chịu.
Thực tế, những dấu hiệu trên có thể cảnh báo cho nhiều bệnh lý ở đường hô hấp trên. Do đó, nếu chúng diễn ra trong nhiều ngày liên tục, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Bệnh polyp mũi ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Vì sao bạn lại mắc bệnh? Đâu là cách điều trị hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả.
Bệnh polyp mũi là gì?
Polyp mũi đề cập đến sự phát triển của khối u lành tính trên lớp niêm mạc mũi hoặc hốc xoang, có thể diễn ra ở cả hai bên khoang mũi. Thông thường, polyp nhỏ sẽ không biểu hiện dấu hiệu rõ ràng. Ngược lại, polyp lớn hơn có nguy cơ dẫn đến một số vấn đề như:
- Khó thở, thậm chí là ngạt thở
- Suy giảm khả năng khứu giác
- Tạo cơ hội cho nhiễm trùng mũi xảy ra
Hiện nay, bệnh polyp mũi là một trong nhiều vấn đề sức khỏe phổ biến, có thể phát sinh ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, theo thống kê, bệnh tác động đến phụ nữ nhiều hơn đàn ông.
Mặt khác, bạn cần lưu ý rằng không phải tất cả sự tăng trưởng bất thường trong mũi đều là polyp mũi.
Nguyên nhân gây polyp mũi đến từ đâu?
Lớp niêm mạc đóng vai trò bảo vệ môi trường bên trong mũi và hốc xoang, đồng thời làm ẩm không khí đi vào phổi. Nếu tình trạng nhiễm trùng hoặc kích ứng do dị ứng diễn ra tại đây, lớp niêm mạc mũi có thể sưng đỏ và tiết dịch. Nếu không được chữa trị kịp thời, phần mô niêm mạc này sẽ phát triển thành polyp mũi.
Mặt khác, không ít trường hợp polyp mũi tự hình thành mà không có bất kỳ vấn đề gì ở mũi xảy ra trước đó. Tuy vậy, phần lớn bệnh polyp mũi có thể phát triển bởi những yếu tố sau, bao gồm:
- Nhiễm trùng xoang mạn tính hoặc tái phát liên tục
- Hen suyễn
- Viêm mũi dị ứng
- Bệnh u xơ nang
- Hội chứng Churg-Strauss
- Nhạy cảm với thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen hoặc aspirin
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền cũng có khả năng góp phần dẫn đến bệnh polyp mũi, bằng cách khiến lớp niêm mạc mũi dễ kích ứng với các phản ứng viêm.
Triệu chứng polyp mũi gồm những dấu hiệu nào?
Polyp mũi thường xuất hiện dưới dạng khối u nhỏ, mềm và không gây đau. Thậm chí, đôi khi bạn còn không biết đến sự tồn tại của chúng.
Mặc dù vậy, nếu polyp mũi phát triển quá lớn, chúng có thể làm tắc nghẽn đường thở và gây nghẹt mũi kéo dài. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể dẫn đến một số triệu chứng như:
- Sổ mũi
- Chảy dịch mũi sau (chất nhầy trong khoang mũi tích tụ quá nhiều và có xu hướng chảy xuống cổ họng)
- Suy giảm khả năng khứu giác
- Thường xuyên phải thở bằng miệng
- Áp lực đè nặng lên trán hoặc toàn bộ mặt
- Triệu chứng ngưng thở khi ngủ
- Ngáy to
Trong trường hợp bệnh polyp mũi xảy ra đồng thời với nhiễm trùng xoang (viêm xoang), người bệnh còn có nguy cơ bắt gặp dấu hiệu đau đầu khó chịu.
Thực tế, những dấu hiệu trên có thể cảnh báo cho nhiều bệnh lý ở đường hô hấp trên. Do đó, nếu chúng diễn ra trong nhiều ngày liên tục, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Các chuyên gia khuyến nghị người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra và tiếp nhận điều trị càng sớm càng tốt nếu bắt gặp bất kỳ dấu hiệu nào như sau:
- Gặp khó khăn trong việc hít thở
- Triệu chứng polyp mũi được đề cập bên trên có xu hướng chuyển biến nghiêm trọng
- Suy giảm thị lực hoặc hạn chế khả năng di chuyển tầm nhìn
- Khu vực xung quanh mắt sưng nặng
- Đau đầu dữ dội đi kèm với tình trạng thân nhiệt tăng cao, đồng thời mất khả năng giữ thẳng đầu
Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về các dấu hiệu, triệu chứng trên, xin vui lòng tham khảo thêm ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, tham vấn cùng các chuyên gia có thể giúp bạn lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Những kỹ thuật y tế dùng trong chẩn đoán bệnh polyp mũi
Nếu vị trí hình thành polyp không quá sâu trong khoang mũi, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát bằng đèn soi mũi. Ngược lại, các chuyên gia sẽ cần tiến hành thủ thuật nội soi mũi để kiểm tra chúng.
Bên cạnh đó, những xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hoặc chụp MRI cũng có thể cần thiết để xác định vị trí và kích thước của khối u polyp trong mũi. Đồng thời, kết quả xét nghiệm còn cho biết liệu polyp mũi có gây biến dạng xương tại đây không. Điều này giúp bác sĩ loại trừ những tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác, chẳng hạn như cấu trúc xương mũi dị dạng hoặc ung thư phát triển.
Ngoài ra, để kiểm tra nguyên nhân gây viêm mũi lâu ngày đến từ bệnh polyp mũi hay dị ứng, các chuyên gia có thể chỉ định người bệnh làm thêm xét nghiệm dị ứng chuyên sâu. Họ sẽ đưa các chất gây dị ứng vào cơ thể bạn và quan sát cách hệ miễn dịch phản ứng với chúng.
Mặt khác, đối với trường hợp polyp mũi ở trẻ em, xét nghiệm u xơ nang đôi khi cũng cần được tiến hành.
Bật mí những phương pháp điều trị polyp mũi thường gặp
Mục tiêu hàng đầu trong trường hợp này là tìm ra cách làm teo polyp mũi hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn. Hiện nay, bạn có nhiều lựa chọn để đạt được mục đích này, ví dụ như:
Thuốc trị polyp mũi
Một số loại thuốc kháng viêm có khả năng thu nhỏ kích thước của polyp, đồng thời thuyên giảm các triệu chứng nghẹt mũi. Chúng bao gồm:
Steroid dạng xịt
Phổ biến nhất là flnomasone, budesonide và mometasone. Nhóm thuốc này có thể làm xoa dịu triệu chứng sổ mũi và cảm giác tắc nghẽn bên trong khoang mũi bằng cách làm teo nhỏ polyp. Tuy nhiên, khi bạn ngưng sử dụng thuốc, các triệu chứng có nguy cơ cao tái phát nhanh chóng.
Steroid dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch
Prednison là ví dụ thường gặp nhất, thường được chỉ định khi thuốc steroid dạng xịt không đem lại hiệu quả như mong đợi. Hiệu quả của chúng mạnh hơn các loại thuốc trên nhưng cần lưu ý rằng, đây không phải là giải pháp dài lâu. Nguyên là do biện pháp này rất dễ để lại tác dụng phụ nguy hiểm, bao gồm tích trữ nước, tăng nhãn áp và huyết áp cao.
Đôi khi, liên tục chữa bệnh polyp mũi bằng những nhóm thuốc đặc hiệu trên trong thời gian dài có nguy cơ làm suy giảm sức đề kháng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các tình trạng nhiễm trùng phát triển, cụ thể hơn là nhiễm trùng xoang.
Do đó, nhằm giải quyết những vấn đề đi kèm này, bác sĩ có thể bổ sung thuốc kháng sinh hoặc thậm chí là thuốc kháng histamine (dành cho dị ứng) vào đơn thuốc của người bệnh.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Các chuyên gia khuyến nghị người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra và tiếp nhận điều trị càng sớm càng tốt nếu bắt gặp bất kỳ dấu hiệu nào như sau:
- Gặp khó khăn trong việc hít thở
- Triệu chứng polyp mũi được đề cập bên trên có xu hướng chuyển biến nghiêm trọng
- Suy giảm thị lực hoặc hạn chế khả năng di chuyển tầm nhìn
- Khu vực xung quanh mắt sưng nặng
- Đau đầu dữ dội đi kèm với tình trạng thân nhiệt tăng cao, đồng thời mất khả năng giữ thẳng đầu
Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về các dấu hiệu, triệu chứng trên, xin vui lòng tham khảo thêm ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, tham vấn cùng các chuyên gia có thể giúp bạn lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Những kỹ thuật y tế dùng trong chẩn đoán bệnh polyp mũi
Nếu vị trí hình thành polyp không quá sâu trong khoang mũi, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát bằng đèn soi mũi. Ngược lại, các chuyên gia sẽ cần tiến hành thủ thuật nội soi mũi để kiểm tra chúng.
Bên cạnh đó, những xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hoặc chụp MRI cũng có thể cần thiết để xác định vị trí và kích thước của khối u polyp trong mũi. Đồng thời, kết quả xét nghiệm còn cho biết liệu polyp mũi có gây biến dạng xương tại đây không. Điều này giúp bác sĩ loại trừ những tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác, chẳng hạn như cấu trúc xương mũi dị dạng hoặc ung thư phát triển.
Ngoài ra, để kiểm tra nguyên nhân gây viêm mũi lâu ngày đến từ bệnh polyp mũi hay dị ứng, các chuyên gia có thể chỉ định người bệnh làm thêm xét nghiệm dị ứng chuyên sâu. Họ sẽ đưa các chất gây dị ứng vào cơ thể bạn và quan sát cách hệ miễn dịch phản ứng với chúng.
Mặt khác, đối với trường hợp polyp mũi ở trẻ em, xét nghiệm u xơ nang đôi khi cũng cần được tiến hành.
Bật mí những phương pháp điều trị polyp mũi thường gặp
Mục tiêu hàng đầu trong trường hợp này là tìm ra cách làm teo polyp mũi hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn. Hiện nay, bạn có nhiều lựa chọn để đạt được mục đích này, ví dụ như:
Thuốc trị polyp mũi
Một số loại thuốc kháng viêm có khả năng thu nhỏ kích thước của polyp, đồng thời thuyên giảm các triệu chứng nghẹt mũi. Chúng bao gồm:
Steroid dạng xịt
Phổ biến nhất là flnomasone, budesonide và mometasone. Nhóm thuốc này có thể làm xoa dịu triệu chứng sổ mũi và cảm giác tắc nghẽn bên trong khoang mũi bằng cách làm teo nhỏ polyp. Tuy nhiên, khi bạn ngưng sử dụng thuốc, các triệu chứng có nguy cơ cao tái phát nhanh chóng.
Steroid dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch
Prednison là ví dụ thường gặp nhất, thường được chỉ định khi thuốc steroid dạng xịt không đem lại hiệu quả như mong đợi. Hiệu quả của chúng mạnh hơn các loại thuốc trên nhưng cần lưu ý rằng, đây không phải là giải pháp dài lâu. Nguyên là do biện pháp này rất dễ để lại tác dụng phụ nguy hiểm, bao gồm tích trữ nước, tăng nhãn áp và huyết áp cao.
Đôi khi, liên tục chữa bệnh polyp mũi bằng những nhóm thuốc đặc hiệu trên trong thời gian dài có nguy cơ làm suy giảm sức đề kháng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các tình trạng nhiễm trùng phát triển, cụ thể hơn là nhiễm trùng xoang.
Do đó, nhằm giải quyết những vấn đề đi kèm này, bác sĩ có thể bổ sung thuốc kháng sinh hoặc thậm chí là thuốc kháng histamine (dành cho dị ứng) vào đơn thuốc của người bệnh.
Mổ polyp mũi
Nếu các triệu chứng polyp mũi không cải thiện sau một thời gian dùng thuốc, phẫu thuật sẽ là giải pháp duy nhất bạn có thể lựa chọn vào lúc này. Loại phẫu thuật được triển khai sẽ tùy theo kích thước của khối u đang phát triển trong mũi, chẳng hạn như:
- Phẫu thuật cắt polyp hoàn toàn: dành cho hầu hết trường hợp
- Phẫu thuật nội soi: chủ yếu dùng trong các trường hợp polyp phát triển nghiêm trọng. Đôi khi, bác sĩ còn cần tiến hành thêm thủ thuật mở rộng lối vào các hốc xoang.
Thực tế, tương tự những phương pháp điều trị xâm lấn khác, mổ polyp mũi cũng mang rủi ro tiềm ẩn riêng. Trong đó, thường gặp nhất là tình trạng chảy máu cam.
Ngoài ra, kể cả khi ca phẫu thuật thành công, các khối u trong mũi vẫn có nguy cơ tái phát triển do nhiễm trùng hậu phẫu. Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, người bệnh cần chăm sóc mũi sau phẫu thuật với thuốc xịt mũi, thuốc chống dị ứng và nước muối sinh lý theo chỉ định của bác sĩ.
Chữa polyp mũi tại nhà
Xông hơi là biện pháp khắc phục tại nhà hiệu quả đối với các tình trạng nghẹt mũi, bao gồm cả trường hợp do polyp gây nên.
Ngoài ra, hiện nay, một số chuyên gia đang đề xuất sử dụng tinh dầu tràm trà và vitamin D liều cao trong việc chữa bệnh polyp mũi. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động và hiệu quả của những phương án này vẫn cần có thêm nhiều bằng chứng khoa học để nâng cao độ tin cậy. Đồng thời, thông qua đó, các chuyên gia mới có cơ sở để áp dụng chúng vào thực tiễn.
Mặt khác, bạn cần lưu ý những phương pháp trên chủ yếu tập trung vào việc xoa dịu triệu chứng chứ không tác động trực tiếp đến khối u. Do đó, kể cả khi các biểu hiện có xu hướng cải thiện sau khi bạn tự chăm sóc tại nhà, bạn vẫn nên tìm gặp bác sĩ và tiếp nhận phác đồ điều trị theo tiêu chuẩn y tế.
Mách bạn cách phòng ngừa bệnh polyp mũi hiệu quả
Bệnh polyp mũi có thể là bẩm sinh do yếu tố di truyền nên không thể ngăn chặn hoàn toàn. Tuy vậy, áp dụng một số quy tắc nhỏ dưới đây có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ hình thành khối u trong mũi, đồng thời hỗ trợ kiểm soát tốt các triệu chứng nếu bệnh không may xảy ra. Chúng bao gồm:
- Tránh tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng mũi, ví dụ như hóa chất, khói thuốc lá, bụi, phấn hoa…
- Hạn chế đưa tay lên mặt, đặc biệt là mũi. Đồng thời, hãy tập thói quen thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch.
- Vệ sinh mũi định kỳ với nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh mũi y tế để loại bỏ các chất gây dị ứng và cải thiện lưu lượng chất nhầy
- Kiểm soát tốt những vấn đề sức khỏe như dị ứng hoặc hen suyễn
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Mổ polyp mũi
Nếu các triệu chứng polyp mũi không cải thiện sau một thời gian dùng thuốc, phẫu thuật sẽ là giải pháp duy nhất bạn có thể lựa chọn vào lúc này. Loại phẫu thuật được triển khai sẽ tùy theo kích thước của khối u đang phát triển trong mũi, chẳng hạn như:
- Phẫu thuật cắt polyp hoàn toàn: dành cho hầu hết trường hợp
- Phẫu thuật nội soi: chủ yếu dùng trong các trường hợp polyp phát triển nghiêm trọng. Đôi khi, bác sĩ còn cần tiến hành thêm thủ thuật mở rộng lối vào các hốc xoang.
Thực tế, tương tự những phương pháp điều trị xâm lấn khác, mổ polyp mũi cũng mang rủi ro tiềm ẩn riêng. Trong đó, thường gặp nhất là tình trạng chảy máu cam.
Ngoài ra, kể cả khi ca phẫu thuật thành công, các khối u trong mũi vẫn có nguy cơ tái phát triển do nhiễm trùng hậu phẫu. Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, người bệnh cần chăm sóc mũi sau phẫu thuật với thuốc xịt mũi, thuốc chống dị ứng và nước muối sinh lý theo chỉ định của bác sĩ.
Chữa polyp mũi tại nhà
Xông hơi là biện pháp khắc phục tại nhà hiệu quả đối với các tình trạng nghẹt mũi, bao gồm cả trường hợp do polyp gây nên.
Ngoài ra, hiện nay, một số chuyên gia đang đề xuất sử dụng tinh dầu tràm trà và vitamin D liều cao trong việc chữa bệnh polyp mũi. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động và hiệu quả của những phương án này vẫn cần có thêm nhiều bằng chứng khoa học để nâng cao độ tin cậy. Đồng thời, thông qua đó, các chuyên gia mới có cơ sở để áp dụng chúng vào thực tiễn.
Mặt khác, bạn cần lưu ý những phương pháp trên chủ yếu tập trung vào việc xoa dịu triệu chứng chứ không tác động trực tiếp đến khối u. Do đó, kể cả khi các biểu hiện có xu hướng cải thiện sau khi bạn tự chăm sóc tại nhà, bạn vẫn nên tìm gặp bác sĩ và tiếp nhận phác đồ điều trị theo tiêu chuẩn y tế.
Mách bạn cách phòng ngừa bệnh polyp mũi hiệu quả
Bệnh polyp mũi có thể là bẩm sinh do yếu tố di truyền nên không thể ngăn chặn hoàn toàn. Tuy vậy, áp dụng một số quy tắc nhỏ dưới đây có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ hình thành khối u trong mũi, đồng thời hỗ trợ kiểm soát tốt các triệu chứng nếu bệnh không may xảy ra. Chúng bao gồm:
- Tránh tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng mũi, ví dụ như hóa chất, khói thuốc lá, bụi, phấn hoa…
- Hạn chế đưa tay lên mặt, đặc biệt là mũi. Đồng thời, hãy tập thói quen thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch.
- Vệ sinh mũi định kỳ với nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh mũi y tế để loại bỏ các chất gây dị ứng và cải thiện lưu lượng chất nhầy
- Kiểm soát tốt những vấn đề sức khỏe như dị ứng hoặc hen suyễn
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Tin mới nhất
- [REVIEW] Thuốc Dạ Tràng An Khang Có Tốt Không, Mua Ở Đâu 2019
- Những điều cần biết về bệnh ung thư mũi là gì? Có chữa được không?
- Thuốc nam trị men gan cao
- [Góc Review] Người bệnh viêm xoang, viêm họng nói gì về bài thuốc tai mũi họng Đỗ Minh Đường?
- Các bệnh phụ khoa thường gặp và mức độ nguy hiểm
- 8 bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày được dùng phổ biến
- Viêm dạ dày ruột
- Đau thần kinh tọa là gì? Triệu chứng, nguyên nhân kèm cách chữa bệnh
- Có nên cắt amidan hay không? Lợi hay hại
- Nấm móng chân