Nghẹt mũi, ù tai, nhức đầu là bệnh gì và cách khắc phục?
Các triệu chứng nghẹt mũi, ù tai, nhức đầu thường hay đi kèm với nhau. Chúng được cho là liên quan trực tiếp đến các bệnh đường hô hấp như viêm họng, cảm cúm, viêm xoang, viêm mũi dị ứng… Tùy thuộc vào từng bệnh lý cụ thể mà sẽ có biện pháp điều trị chuyên sâu thích hợp.
Nghẹt mũi, ù tai, nhức đầu là dấu hiệu bệnh gì?
Nghẹt mũi ù tai là triệu chứng thường gặp, nhất là khi thời tiết thay đổi hay sống trong môi trường khói bụi, ô nhiễm. Đôi khi, chúng còn được kích hoạt cùng với chứng đau nhức đầu khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
Các triệu chứng này được cho là liên quan trực tiếp đến rất nhiều bệnh lý, nhất là các bệnh đường hô hấp. Dưới đây là những bệnh lý có thể khiến người bệnh đồng thời bị nghẹt mũi, ù tai và đau nhức đầu:
1. Viêm họng cấp tính
Viêm họng cấp thường gặp lúc thời tiết giao mùa, có thể do nấm, vi khuẩn hay virus có hại tấn công và khiến các phản ứng viêm kích hoạt tại niêm mạc họng. Viêm họng gây ra rất nhiều sự khó chịu cũng như bất tiện cho người bệnh cả trong sinh hoạt lẫn cuộc sống.
Các triệu chứng thường gặp nhất là cổ họng đau rát, ho khan, sổ mũi, nghẹt mũi, ho có đờm, người mệt mỏi. Khi bệnh nặng có thể gây sốt kèm theo đó là nổi hạch ngay tại vùng cổ.
Nhiều trường hợp còn xuất hiện triệu chứng ù tai và nhức đầu. Nguyên nhân là do tai mũi họng có liên hệ mật thiết. Khi bị viêm họng thì các loại vi khuẩn, virus gây bệnh có thể di chuyển đến tai gây ù tai và ảnh hưởng đến các dây thần kinh gây nhức đầu.
2. Cảm cúm
Người bệnh cảm cúm cũng rất dễ gặp phải các triệu chứng nghẹt mũi, ù tai và nhức đầu kích hoạt đồng thời. Tuy nhiên, dấu hiệu phổ biến nhất là sốt, đau họng, gai rét, chảy nước mũi và nghẹt mũi.
Khi bị cảm cúm, bệnh nhân thường có các động tác xì mũi mạnh nhằm đẩy dịch mũi ra ngoài. Chính điều này đã gây áp lực tạm thời đến màng nhĩ và kích hoạt triệu chứng ù tai. Và đây chỉ là vấn đề tạm thời trong 1 vài phút. Còn tình trạng nhức đầu, khó chịu thường xuất hiện đồng thời với sốt, mệt mỏi.
3. Viêm xoang
Còn ù tai do viêm xoang là do lớp lót bên trong xoang bị sưng, gây ra cảm giác đai mặt, sổ mũi, nghẹt tắc mũi. Tình trạng nghẹt mũi sẽ gây ra áp lực ở tai giữa, thính giác cũng bị ảnh hưởng và gây da triệu chứng ù tai.
Bệnh viêm xoang còn khiến cho các lỗ thông xoang bị bít tắc, cùng với đó là dịch ứ đọng không thể đào thải ra bên ngoài. Chính tình trạng này đã tạo ra sự chênh lệch về áp lực trong hốc xoang và gây đau đầu. Ngoài ra còn kích thích rất khó chịu cho não bộ.
4. Viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng sẽ thường khởi phát khi niêm mạc mũi tiếp xúc với các chất dị nguyên. Mặc dù đây là bệnh lý lành tính nhưng lại gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu, phiền toái, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc cũng như cuộc sống.
Hầu hết những người mắc bệnh viêm mũi dị ứng sẽ gặp các triệu chứng như
nghẹt mũi, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt. Ngoài ra còn bị nhức đầu, ù tai thường xuyên, phát ban trên da cũng có thể xảy ra.
5. Ung thư vòm họng
Ngoài những bệnh lý nêu trên, triệu chứng nghẹt mũi đi kèm ù tai, nhức đâu còn có thể liên quan đến vấn đề nghiêm trọng hơn. Điển hình nhất không thể bỏ qua đó là bệnh ung thư vòm họng.
Ở giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường chưa rõ ràng. Nghẹt mũi là tình trạng phổ biến nhất nhưng lại dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp thông thường khác.
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn muộn, ngoài nghẹt mũi liên tục thì các triệu chứng khác cũng sẽ xuất hiện rõ ràng hơn. Ví dụ như đau tai, ù tai, nhức đầu, chóng mặt, nổi hạch góc hàm, nghe kém.
Nghẹt mũi, ù tai, nhức đầu có nguy hiểm không?
Thông thường, các triệu chứng nghẹt mũi, ù tai, nhức đầu sẽ không gây nguy hiểm. Chúng chỉ ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt cũng như cuộc sống thường ngày. Chỉ cần các bệnh lý liên quan được điều trị nghiêm túc thì các triệu chứng này cũng sẽ được khắc phục nhanh chóng.
Tuy nhiên, hãy đặc biệt lưu ý khi nguyên nhân gây ra nó là ung thư vòm họng. Bởi đây là bệnh lý ác tính, nếu không sớm phát hiện và can thiệp thì không chỉ sức khỏe mà tính mạng người bệnh cũng sẽ bị đe dọa trực tiếp.
Đối với chị em phụ nữ, cần đặc biệt chú ý khi các triệu chứng này kích hoạt trong thời kỳ mang thai. Bởi thai kỳ là thời điểm nhạy cảm, những thay đổi từ bên trong rất dễ khiến mẹ bầu mắc các chứng cảm cúm hay bệnh đường hô hấp. Nếu triệu chứng nghẹt mũi diễn ra liên tục kèm theo đau đầu, sốt, đau tai, mệt mỏi… thì hãy sớm thăm khám để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Các biện pháp khắc phục chứng nghẹt mũi, ù tai, nhức đầu
Muốn khắc phục triệt để các triệu chứng nghẹt mũi, ù tai, nhức đầu thì việc điều trị các bệnh lý liên quan là cần thiết. Người bệnh cần thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra.
Để điều trị các triệu chứng nghẹt mũi, ù tai, nhức đầu, bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc kháng viêm, kháng sịnh. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân bệnh lý mà sẽ kê toa thuốc cho hợp lý. Vấn đề quan trọng nhất là người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng mà cần dùng đúng chỉ định mà bác sĩ đưa ra.
Bên cạnh việc điều trị chuyên sâu thì người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà để đẩy lùi triệu chứng. Có thể tham khảo và áp dụng các cách dưới đây:
1. Massage và bấm huyệt
Đây là phương pháp đơn giản, an toàn nhưng lại có thể đáp ứng tốt với các triệu chứng nghẹt mũi, ù tai hay nhức đầu. Người bệnh có thể dùng tay day ấn nhẹ nhàng lên huyệt nghinh hương và huyệt ấn đường. Đồng thời massage nhẹ nhàng lên vùng quanh mũi.
Day ấn các huyệt này sẽ giúp lưu thông khí huyết, cùng với đó là làm giảm triệu chứng nghẹt mũi, giúp người bệnh được thư giãn. Phương pháp này còn đặc biệt an toàn với mẹ bầu, có thể áp dụng khi triệu chứng kích hoạt trong thời kỳ mang thai.
2. Xông hơi với tinh dầu
Các loại tinh dầu sả, gừng, chanh hay lá húng quế đều rất tốt trong việc giúp khai thông đường thở. Đồng thời giúp làm giảm căng thẳng, đem lại cảm giác dễ chịu và hỗ trợ làm giảm triệu chứng nhức đầu, ù tai.
Người bệnh chỉ cần chuẩn bị 1 chậu nước nóng và nhỏ thêm vào đó 1 ít tinh dầu. Dùng khăn lớn trùm kín đầu rồi ghé mặt lại gần chậu nước để hơi nước xông lên mũi khi hít thở. Chú ý giữ khoảng cách an toàn để tránh gây kích ứng da mặt.
3. Dùng nước muối để làm sạch mũi
Đặc tính kháng khuẩn, chống viêm của nước muối có thể giúp làm sạch mũi xoang. Rửa mũi bằng nước muối sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, đồng thời hạn chế các cơn nhức đầu do viêm đường hô hấp gây ra, nhất là viêm xoang.
Người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý mua ở tiệm thuốc tây. Hoặc cũng có thể tự pha nước muối ấm để dùng. Cần có ống tiêm để bơm dung dịch nước muối vào mũi. Sau khi thực hiện, chú ý vệ sinh ống tiêm sạch sẽ.
Ngoài việc dùng nước muối để rửa mũi thì bạn nên kết hợp với việc súc miệng là làm sạch hầu họng với nước muối. Bởi trong nhiều trường hợp, dịch mũi có thể chảy xuống họng và gây viêm nhiễm khu trú. Đồng thời viêm họng cũng chính là nguyên nhân gây ra các triệu chứng nghẹt mũi, ù tai.
4. Tắm nước nóng
Tắm nước nóng cũng được cho là có tác dụng gần giống với xông hơi. Nhiệt độ từ hơi nước sẽ làm ẩm và đánh tan dịch tiết ở bên trong mũi xoang. Do đó, người bệnh có thể hỉ mũi sau khi tắm để làm sạch dịch nhầy.
Ngoài ra, việc tắm nước ấm còn giúp làm giảm áp lực lên các xoang. Đồng thời giúp người bệnh thư giãn đầu óc, đẩy lùi tình trạng nhức đầu, ù tai khó chịu.
5. Dùng máy tạo độ ẩm
Khi đang mắc các bệnh như viêm xoang, viêm mũi dị ứng hay viêm họng thì độ ẩm không khí quá thấp cũng sẽ khiến triệu chứng trầm trọng hơn. Điều này gây ra nhiều áp lực cho xoang mũi và kích hoạt tình trạng nhức đầu, ù tai.
Chính vì thế mà người bệnh cần chú ý làm ẩm không khí bằng cách dùng máy tạo độ ẩm. Nhất là vào buổi tối, khi đi ngủ các triệu chứng thường dễ kích hoạt hơn. Không khí ẩm sẽ giúp làm giảm áp lực lên mũi xoang cũng như niêm mạc họng. Từ đó hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng nghẹt mũi, ù tai, nhức đầu.
Chăm sóc và dự phòng
Ngoài việc điều trị chuyên sâu và thực hiện các biện pháp tại nhà, để hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng nhanh hơn, người bệnh cần chú ý đến các biện pháp chăm sóc và dự phòng. Điều này còn có tác dụng ngăn ngừa triệu chứng tái diễn.
Dưới đây là một số vấn đề cần đặc biệt chú ý trong công tác chăm sóc và dự phòng:
- Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang để tránh khói bui. Đặc biệt với những người bị viêm mũi dị ứng cần tránh những nơi có nhiều phấn hoa, mạt bụi, lông thú…
- Không hút thuốc lá và cần tránh hít phải khói thuốc.
- Đánh răng 2 lần mỗi ngày, đồng thời chú ý vệ sinh mũi họng đúng cách.
- Xì mũi đúng cách, cần xì nhẹ nhàng từng bên một. Khi thực hiện bên mũi này thì cần dùng tay giữ nhẹ mũi kia và ngược lại.
- Khi thời tiết chuyển mùa hay nhiệt độ xuống thấp, cần chú ý giữ ấm cho cơ thể.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày ít nhất 30 phút, ăn uống đủ chất để nâng cao đề kháng. Điều này sẽ hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh cảm cúm hay nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Cần chú ý thăm khám sớm khi các triệu chứng nghẹt mũi, ù tai và nhức đầu kích hoạt đồng thời. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy rằng bạn đang sống chung với các bệnh về mũi họng đang có xu hướng chuyển nặng. Cần sớm điều trị để tránh những vấn đề nghiêm trọng phát sinh.
Xem thêm: Cây lô hội: “Thần dược” đời thường ai cũng nên biết
Tin mới nhất
- Top 6 cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc Nam tại nhà đơn giản
- Bổ sung những hợp chất chứa nitơ từ những nguồn thực phẩm nào?
- Cách phân biệt nấm lim xanh thật và giả nấm lim xanh mọc ở đâu?
- Ung thư thực quản – Nguyên nhân và cách điều trị
- 3 lưu ý vàng bạn nên biết khi tập thể dục giảm cân
- Bị viêm âm đạo nên kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
- Nâng mũi bọc sụn là gì? Có an toàn và vĩnh viễn không?
- Hội chứng Evans
- Bệnh tiểu đường xét nghiệm gì? Lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường
- Trung tâm Thuốc dân tộc chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi đại dịch Corona (nCoV)
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung nguy hiểm thế nào? Cách khắc phục an toàn
- Công dụng tác dụng của nấm lim xanh rừng Uống nấm lim có tác dụng gì nấm lim xanh có chữa được ung thư?
- TIN TỨC UNG THƯ Viêm da cơ địa ở mặt có tự khỏi không? Cách trị dứt điểm tại nhà
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ 8 Cách chữa đau dạ dày bằng nghệ hiệu quả (Hướng dẫn A-Z)