9 cách giảm đau thượng vị nhanh nhất tại nhà cực đơn giản
Các cơn đau thượng vị có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang mắc một số vấn đề về dạ dày nguy hiểm. Việc dùng thuốc thường không được khuyến khích với các bệnh dạ dày vì có thể làm các triệu chứng này trầm trọng hơn. Thay vào đó bạn có thể thực hiện các cách giảm đau thượng vị tại nhà từ các loại thảo mộc vừa đơn giản, an toàn lại cho hiệu quả khá tốt.
Các cơn đau thượng vị có thể là bệnh gì?
Thượng vị là khu vực nằm ở 2 bên xương sườn, phía trên rốn và dưới mũi xương ức. Các cơn đau thượng vị là tình trạng khá phổ biến xảy ra chủ yếu ở nam giới từ 25 – 45 tuổi, một số phụ nữ có thai cũng có thể mắc phải tình trạng này. Cơn đau đây lúc âm ỉ, lúc lại quặn thắt dữ dội, có thể đau lan từ bụng ra đằng sau lưng khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi.
Các triệu chứng thường kèm theo với cơn đau thượng vị thường là ợ chua,buồn nôn, trào ngược dạ dày, nóng bụng, tức ngực.. có thì đi kèm các cơn sốt nhẹ hay rối loạn tiêu hóa. Tình trạng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đang mắc một số bệnh liên quan đến dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày, ung thư dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Lạm dụng thuốc Tây, chất kích thích, stress kéo dài hay mắc các bệnh lý về gan, mật cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Nếu tình trạng chưa quá nguy hiểm, bệnh nhân thường được khuyên thực hiện một số phương pháp điều trị tại nhà nhiều hơn là dùng thuốc Tây. Bởi một số loại thuốc Tây Y có thể làm triệu chứng nóng rát, ợ chua vùng thượng vị trầm trọng hơn. Trong khi đó, các bài thuốc tại nhà lại tận dụng tối ưu các đặc tính của các loại thảo dược nên vừa tốt cho dạ dày lại vừa an toàn cho người dùng.
9 cách giảm đau thượng vị tại nhà
Các cơn đau thượng vị ban đầu chỉ khiến người bệnh khó chịu, đau bụng, ăn uống kém ngon nhưng nếu không điều trị đúng cách kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, ung thư dạ dày hay nhồi máu cơ tim… Vì vậy cần sớm điều trị và loại bỏ các triệu chứng này càng sớm càng tốt bằng các phương pháp tại nhà dưới đây.
Dùng gừng
Theo y học cổ truyền, gừng là loại thảo dược tính ấm, vị cay nồng, có tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm buồn nôn rất tốt. Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu khoa học, trong gừng có rất nhiều hoạt chất tốt nên thường được ưu tiên trong điều trị các cơn đau dạ dày. Các hoạt chất Oleoresin, Tecpen có trong gừng đều là chất có tính kháng sinh cao giúp sát trùng, chống viêm tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ các vi khuẩn xâm nhập gây bệnh về dạ dày.
Các viêm nhiễm trong dạ dày có thể là nguyên nhân gây các cơn đau quặn thắt thượng vị, Shogaol và Paradol trong gừng hoàn toàn có thể khống chế được tình trạng này. Ngoài ra, gingerol là chất có thể chống ung thư dạ dày rất tốt được tồn tại rất nhiều trong loại thảo dược này. Khả năng kháng viêm và chống oxy hóa của gừng cũng đã được chứng minh, nhờ đó hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau dạ dày, trào ngược acid hiệu quả.
Người bị đau thượng vị chỉ cần uống mỗi sáng một tách trà gừng sẽ thấy các triệu chứng này thuyên giảm nhanh chóng. Trà gừng giúp làm ấm bụng, cân bằng dịch vị acid trong bụng, từ đó hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày hay ợ chua rất tốt.
Cách làm trà gừng rất đơn giản, chỉ cần thái lát gừng tươi hãm trong nước sôi vài phút là có thể dùng được. Người bệnh cũng có thể cho thêm chút mật ong để dễ uống hơn. Trong bữa ăn hằng ngày người bệnh cũng nên bổ sung gừng vào các món ăn để tăng tác dụng điều trị hơn.
Dùng nghệ vàng
Dùng nghệ giảm đau thượng vị hay điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày là phương pháp được dân gian áp dụng từ xưa tới nay. Theo Đông Y, nghệ có vị đắng, làm thông kinh, kích thích lên da non, diệt nấm, kháng khuẩn rất tốt. Dùng nghệ có thể làm lành các vết thương trong dạ dày như viêm loét dạ dày, loét tá tràng vừa an toàn vừa có hiệu quả.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, curcumin là chất chống oxy hóa cực mạnh có thể giảm nhanh các phản ứng viêm trong dạ dày, cải thiện các cơn đau nhức nhanh chóng. Curcumin còn có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc không bị các vi khuẩn, virus tấn công hay ức chế hoạt động của vi khuẩn HP cực hiệu quả. Dùng nghệ còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng ứ đọng thức ăn làm gây ra triệu chứng ợ hơi hay trào ngược dạ dày.
Ngoài ra, trong nghệ còn chứa rất nhiều vitamin và các khoáng chất tốt cho việc điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày như sắt, kali, manga, vitamin C… Các chất này đều có tác dụng làm lành các vết thương bị viêm nhiễm nhanh chóng.
Người bệnh có thể dùng cả nghệ tươi hay tinh bột nghệ để làm giảm các triệu chứng đau vùng thượng vị. Tuy nhiên nhớ chú ý nếu dùng nghệ dạng bột thì phải dùng chính xác tinh bột nghệ. Bởi tinh bột nghệ nguyên chất là sản phẩm đã được tinh chế, loại bỏ các tạp chất đồng thời tăng cường hàm lượng curcumin tốt cho cơ thể. Trong khi đó, bột nghệ có thể được làm thủ công đơn giản hơn nên chưa loại bỏ được hết một số tạp chất trong đó và có thể gây hại ngược cho dạ dày.
Bạn có thể phân biệt nghệ và tinh bột nghệ bằng cách đơn giản và hòa nghệ với một ít nước, nếu tan hết là tinh bột nghệ, nếu bị lắng lại một ít dưới đáy là bột nghệ thông thường. Ngoài ra với tinh bột nghệ sau khi đắp lên da rửa sạch da sẽ trắng và mịn màng hơn nhiều, trong khi đó bột nghệ có thể khiến da vàng đi một chút.
Bạn có thể thực hiện các cách giảm đau thượng vị dưới đây
- Nước Nghệ mật ong: Dùng 2 thìa tinh bột nghệ pha cùng 1 thìa mật ong và nước ấm, uống vào sau khi ăn sáng 30 phút sẽ làm giảm các cơn ợ chua nóng rát dạ dày nhanh chóng. Có thể thêm mật ong tùy thích nhưng không nên để quá nhiều vì có thể làm tăng cân.
- Sữa tinh bột nghệ: Pha 1 thìa mật ong vào sữa ấm uống vào buổi sáng hoặc tối mỗi ngày khiến các cơn đau thượng vị biến mất sau vài ngày.
- Nghệ tươi ngâm mật ong: Nghệ đem về rửa sạch, ngọt vỏ thái thành lát mỏng rồi cho vào hũ thủy tinh, đổ mật ong ngập mặt và ngâm trong khoảng 1 tuần là có thể dùng được. Mỗi lần dùng 2 thìa nước cốt hòa cùng nước ấm dùng 2-3 tuần một lần giúp điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày hiệu quả.
Dùng lá bạc hà
Lá bạc hà cũng là một loại thảo dược được biết đến với khả năng kháng khuẩn chống viêm cực tốt. Tinh dầu trong lá bạc hà có thể làm dịu các đau vùng thượng vị nhanh chóng bằng cách kích hoạt phản ứng ức chế cảm giác đau có tên là TRPM8. Mùi thơm của lá bạc hà có khả năng làm các enzyme kích thích tiêu hóa nhòe đó có thể cải thiện các bệnh liên quan đến dạ dày hiệu quả.
Hoạt chất menthol có trong bạc hà cũng được nghiên cứu với tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây bệnh như indomethacin và ethanol. Hít tinh dầu từ bạc hà cũng có thể làm giảm triệu chứng buồn nôn do những cơn đau thượng vị gây ra.
Tuy nhiên dùng lá bạc hà lại có thể không phù hợp với những người bị đau thượng vị do các cơn trào ngược dạ dày gây nên do nó có thể kích thích các cơn cơ thắt thực quản dưới làm tình trạng bệnh nặng nề hơn. Vì vậy người bệnh cần chú ý khi dùng loại thảo dược này.
Các cách giảm đau thượng vị với lá bạc hà mà người bệnh có thể tham khảo như
- Nhai trực tiếp lá bạc hà: Nếu các cơn đau đến bất chợt , quặn thắt khiến bạn buồn nôn khó chịu hãy thử nhai vài lá bạc hà tươi sẽ thấy các triệu chứng này biến mất nhanh chóng.
- Làm trà bạc hà: Hãm vài lá bạc hà vào một bình nước sôi trong vài phút là bạn đã có ngay một ly trà bạc hà nóng hổi thơm nức lại rất tốt cho dạ dày.
Tuy nhiên bạn nên chú ý là nên dùng cá bài thuốc từ lá bạc hà tươi bởi trong một số loại kẹo ngậm bạc hà có thể chứa thành phần gây viêm như cao-fructose corn syrup sẽ gây hậu quả ngược lại cho dạ dày.
Dùng tỏi
Tỏi là một loại gia vị thân quen trong mỗi gian bếp và cũng là một loại thảo dược có khả năng chữa được rất nhiều loại bệnh. Các hoạt chất trong tỏi có khả năng kiểm soát các chứng bệnh liên quan đến dạ dày như đau vùng thượng vị cực tốt. Dùng tỏi có thể hỗ trợ quá trình cân bằng độ PH, kiểm soát acid dịch vị trong dạ dày và điều trị một số bệnh lý về tiêu hóa như ợ chua, khó tiêu, đầy bụng hay nóng rát ở vùng thượng vị,…
Trong tỏi có chứa hoạt chất allicin có vai trò như một chất kháng sinh tự nhiên cực mạnh, giúp kiểm soát các vấn đề viêm loét trong dạ dày và hỗ trợ làm lành chúng nhanh chóng. Một số hoạt chất có trong loại gia vị này còn có thể ức chế các tế bào gây ưng thư, nhờ đó ngăn ngừa ung thư dạ dày cho người bệnh hiệu quả.
Các bài thuốc dùng tỏi chữa đau thượng vị mà người bệnh có thể tham khảo như
- Nhai tỏi sống: Để giải quyết các cơn trào ngược dạ dày, bạn có thể nhai 1 tép tỏi sống, sau đó súc miệng lại bằng nước ấm để không gây mùi hôi ở miệng.
- Làm rượu tỏi: Người bị đau dạ dày lâu năm cứ chuẩn bị một bình rượu tỏi dùng mỗi ngày thì thể nào bệnh cũng sẽ hết. Cách làm cũng rất đơn giản, dùng 50g tỏi đã bóc vỏ đem ngâm dùng 100ml rượu 45 độ để bình kín trong 10 ngày là có thể dùng. Mỗi ngày uống 1 thìa rượu tỏi vào sáng hoặc tốt giúp cho các triệu chứng đau vùng thượng vị không còn.
- Dùng gừng và tỏi: Gừng và tỏi rửa sạch, bỏ vỏ rồi đem giã nát chung. Đun sôi hỗ hợp với 4 bát nước lọc trong 20 phút, để uống khi còn ấm vào mỗi sáng để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày.
- Tỏi và mật ong: Tỏi giã nhuyễn rồi trộn cùng mật ong ăn mỗi ngày khoảng 1 tép sẽ giúp cải thiện tình trạng đau vùng thượng vị.
Dùng chuối hột
Chuối hột khi chín thường dùng để ăn trực tiếp hay chế biến làm bánh, salad nhưng chuối hột xanh có thể dùng làm thuốc trị bệnh về dạ dày rất hiệu quả. Trong chuối hột xanh có chứa hàm lượng lớn carbon hydrat, sắt, vitamin, protein,… dồi dào giúp tăng cường dinh dưỡng và sức kháng để cải thiện và phòng ngừa các bệnh về dạ dày cực kỳ tốt.
Trong chuối hột xanh cũng có chứa thành phần kali và fructooligosaccharides – đây đều là các chất có tác dụng nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp dạ dày hấp thụ chất tốt hơn nhờ đó cải thiện các triệu chứng bệnh tại đây hiệu quả.
Chuối hột xanh có vị khá chát, nhiều nhựa nên rất khó để ăn trực tiếp, vì thế bạn nên thực hiện cách giảm đau thượng vị dưới đây để dễ dùng hơn
Cách 1
Nguyên liệu: Chuối hột xanh 5 quả, mía lau 50g , đu đủ chín 30g, táo chín quả.
Cách làm
- Chuốt hột tước vỏ, ngâm nước gạo để bớt nhựa, thái thành lát mỏng.
- Đu đủ chín và táo gọt vỏ, thái nhỏ.
- Mía lau bỏ vỏ, chặt thành khúc.
- Cho tất cả các nguyên liệu vào đun sôi cùng 500ml nước, đun sôi với lửa nhỏ.
- Nước sôi chắt lấy phần nước, bỏ cái để dùng dần.
Dùng nước này ngày 4-5 một tuần sẽ hỗ trợ giảm các triệu chứng đau vùng thượng vị nhanh chóng.
Cách 2
Nguyên liệu: Chuối hột 12 quả, bông mã đề 50g, kim tiền thảo 50g, cỏ tranh 100g
Cách làm:
- Chuốt hột tước vỏ, ngâm nước gạo để bớt nhựa, thái thành lát mỏng, vớ ra để ráo rồi đem đi sao vàng.
- Cho chuối đã sao cùng các nguyên liệu còn lại đun cùng 500ml đến khi cạn còn 200ml nước thì tắt bếp.
- Lọc lấy nước, bỏ cái uống hằng ngày.
Cách 3
Nguyên liệu: Chuối hột và mật ong
Cách làm:
- Chuối hột rửa sạch, để ráo, thái lát mỏng rồi đem phơi trong bóng râm.
- Chuối hột khô đem đi xay hoặc nghiền thành bột mịn, bảo quản bột nơi khô ráp để dùng dần.
- Mỗi lần dùng 2 thìa bột chuối hột với 2 thìa mật ong và 200ml nước ấm, uống ngày 1 lần liên tục trong 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng đau vùng thương vị biến chuyển tích cực.
Dùng bắp cải
Bắp cải có vị ngọt, tính hàn rất dễ ăn, có tác dụng làm mát dạ dày và cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày an toàn. Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng Glutid, protid, nước, chất xơ trong bắp cải cao gấp 3 lần khoai tây, đồng thời hàm lượng Vitamin C có trong thực phẩm này cũng cao gấp 4 cà rốt. Đây đều là những thành phần hỗ trợ quá trình tiêu hóa đồng thời giảm bớt áp lực cho dạ dày nhờ đó giúp làm thuyên giảm các cơn đâu vùng thượng vị.
Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin U và hợp chất Sulfuraphane có trong bắp cải cũng khá dồi dào. Đây là những hoạt chất giúp chống viêm loét cũng như hỗ trợ làm lành vết loét nhanh chóng, tránh tổn thương sâu hơn. Ăn bắp cải hay uống nước ép từ loại rau này còn giúp gia tăng lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và hạn chế tình trạng bị các aicd dịch vị bào mòn.
Tham khảo ngay các cách giảm đau thượng vị với bắp cải dưới đây
- Nước ép bắp cải: Bắp cải rửa sạch, tách từng từng bẹ rồi cho vào máy ép lấy nước. Nếu không có máy ép chuyên dụng bạn có thể dùng máy xay xay nhuyễn bắp cải với một ít nước rồi lọc bã để lấy nước cốt. Có thể cho thêm một ít đường để dễ uống hơn.
- Làm Salad bắp cải: Bắp cải thái sợi, rửa sạch, ngâm với muối trong 10 phút rồi vắt hết nước. Cà rốt, hành tây rửa sạch và thái sợi. Cho tất cả các nguyên liệu vào tô rồi trộn cùng các loại sốt salad là bạn đã có ngay một món ăn lành mạnh mà lại rất tốt cho dạ dày. Có thể cho thêm thịt gà hay trứng để tăng thêm độ dinh dưỡng.
Dùng nha đam
Nha đam là loại thảo dược có vị ngọt nhạt, tính hàn, có khả năng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, đau bụng đầy hơi hay trào ngược dạ dày thực quản. Chất gel trong nha đam có khả năng gây tê làm giảm đau nhanh chóng đồng thời giúp các vùng viêm loét trong dạ dày nhanh lành hơn.
Các hoạt chất có trong nha đam như ester cinamic, aloetic acid, aloe amodine,…đều đem đến những tác dụng rất tốt trong khả năng sát khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, ức chế quá trình tiết ra các acid dịch vị. Trong khi đó các enzym như catalaza, lypaza, oxydaza lại hỗ trợ quá trình tiêu hóa hoạt động ổn định hơn, hạn chế tình trạng đầy ứ thức ăn gây trào ngược dạ dày và đau nhức thượng vị.
Các cách giảm đau thượng vị với nha đam tại nhà rất đơn giản và ai cũng có thể thực hiện được
- Nha đam mật ong: Nha đam rửa sạch, bỏ vỏ chỉ lấy phần gel bên trong rồi đem xay nhuyễn cùng một ít nước. Lọc lại qua rây để nhan đam được mịn hơn rồi hòa cùng một ít mật ong uống mỗi ngày.
- Nha đam và nghệ: Dùng nha đam, nghệ vàng, dạ cẩm, cam thảo sắc lấy nước uống trong 5- 10 phút, rồi chia ra uống 3-4 lần/ ngày.
- Ăn trực tiếp nha đam: Bạn có thể ép nha đam lấy nước trực tiếp hoặc đem gel nha đem ngâm nước muối, ngâm qua nước đá lạnh để bớt nhờn và giòn hơn rồi ăn cùng sữa chua hay trái cây cũng đều rất tốt trong điều trị các bệnh về dạ dày.
Dùng Giấm táo
Giấm táo được chế biến từ táo tươi lên men, có vị chua, thường được dùng trong chế biến các món ăn như salad. Trong giấm táo có chứa chứa một lượng lớn pectin- đây là một dạng chất xơ hòa tan cần thiết cho cơ thể. Sử dụng giấm táo có tác dụng tương đương với các loại thuốc nhuận tràng tự nhiên rất tốt cho hệ tiêu hóa cũng như giải quyết các vấn đề của hội chứng ruột kích thích.
Các thành phần trong giấm táo cũng được nghiên cứu với khả năng chống ung thư cực tốt. Hàm lượng axit axetic có trong giấm táo cũng giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại, ngăn chặn sự sinh sôi và gây bệnh bên trong các vùng viên loét ở dạ dày, nhờ vậy cải thiện tình trạng đau thượng vị hiệu quả.
Tuy nhiên do có tính acid nên nếu sử dụng nhiều giấm táo lại có thể gây những tác dụng phụ không tốt cho dạ dày. Vì vậy bạn nhớ chỉ sử dụng một liều lượng phù hợp, không nên quá lạm dụng nó.
Các cách giảm đau thượng vị với giấm táo khá đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện tại nhà
- Pha dấm táo: Dùng khoảng hai thìa cà phê dấm táo pha cùng một cốc nước ấm uống vào mỗi buổi sáng. Có thể pha thêm một chút mật ong vừa tăng khả năng kháng khuẩn vừa tốt cho dạ dày.
- Sinh tố dấm táo: Bạn có thể cho 1 thìa dấm táo vào xay cùng nửa cốc quả mâm xôi, 1/3 chén táo và nửa quả chuối sẽ có ngay thức uống dinh dưỡng tuyệt vời.
- Làm salad: Chỉ cần một chút rau sống, dưa leo, cà chua bi, rưới thêm 1 thìa dấm táo và 1 thìa dầu oliu là bạn đã có một món ăn rất tốt cho dạ dày luôn đấy.
Dùng lá tía khôi
Lá tía khôi là một loại lá mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc được biết đến với tác dụng điều trị các chứng bệnh liên quan đến dạ dày rất tốt. Các nghiên cứu cho thấy hoạt chất tanin có trong loại lá này có khả năng trung hòa acid dịch vị, và làm giảm cơn đau thượng vị nhanh chóng. Dùng lá tía khôi còn hỗ trợ quá trình làm lành các tổn thương trong niêm mạc dạ dày đồng thời giảm ợ chua, khó tiêu, đầy bụng.
Người bệnh có thể dùng lá tía khôi tươi đem phơi khô rồi bảo quản nơi thoáng mát để dùng dần. Tham khảo ngay cách giảm đau thượng vị dưới đây với lá tía khôi
- Trà tía khôi: Dùng vài lá tía khôi khô hãm với nước sôi làm trà uống hằng ngày.
- Thuốc sắc từ lá tía khôi: Dùng 30g lá tía khôi, 20g bồ công anh, 10g khổ sâm sắc cùng 1,5 lít nước đun với lửa nhỏ từ 15- 20 phút. Dùng sau bữa ăn từ 15- 20 mỗi ngày sẽ thấy các triệu chứng đau vùng thượng vị được thuyên giảm.
Lưu ý khi thực hiện các cách giảm đau thượng vị tại nhà
Các cách giảm đau thượng vị trên đây đều là các bài thuốc dân gian được truyền miệng lại, chưa được khoa học kiểm chứng vì vậy có thể không hiệu quả với một số người dùng do cơ địa. Tuy nhiên nhìn chung các bài thuốc này đều không ảnh hưởng xấu hay gây ra bất kỳ các biến chứng nào nên người bệnh vẫn có thể yên tâm sử dụng.
Với các bài thuốc làm tự các thảo dược tươi như bạc hà, bắp cải hay lá tía khôi, tốt nhất bạn nên ngâm nước muối trước khi sử dụng để loại bỏ hết các tạp chất có hại trên lá. Các bài thuốc nên làm và thực hiện trong ngày, không để qua đêm vì có thể bay hết các tinh chất cần thiết cho quá trình điều trị chứng đau vùng thượng vị.
Với một số loại trà thảo dược bạn có thể dùng thường xuyên, còn lại không nên quá lạm dùng các phương pháp này. Tốt nhất nếu áp dụng các phương pháp này trong 5- 7 ngày mà không thấy các biểu hiện của đau vùng thượng vị thuyên giảm người bệnh cần đến các bệnh viện uy tín để có phương pháp điều trị phù hợp và nhanh hết bệnh hơn.
Đau vùng thượng vị có thể là một triệu chứng đơn giản do bạn bị khó tiêu nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc phải một số bệnh nguy hiểm liên quan đến dạ dày. Hy vọng với những chia sẻ về cách giảm đau thượng vị trên đây đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Xem thêm: [CHI TIẾT] Viêm loét dạ dày HP: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả nhất
Tin mới nhất
- Cách chữa viêm amidan hốc mủ hiệu quả nhất 2020
- “Chia tay” viêm họng hạt sau gần 4 năm chịu đựng nhờ bài thuốc thảo dược cổ truyền
- Xuất huyết dạ dày có chữa được không?
- Tiền tiểu đường nên ăn gì để không tiến triển thành tiểu đường típ 2?
- Công dụng nấm lim xanh chữa bệnh ung thư cách chế biến nấm lim
- Cách ngâm rượu nấm lim xanh với uống rượu nấm lim rừng lưu ý gì?
- Mẹo chữa đau dạ dày bằng chuối xanh hết bệnh sau vài ngày
- Ung thư trực tràng giai đoạn 2: Điều trị như thế nào hiệu quả?
- Bệnh gout: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- Những tác dụng chữa bệnh hiệu quả không ngờ từ nấm lim xanh