Các loại nhũ hoa: Núm vú của bạn thuộc loại nào?
Hình dạng nhũ hoa của mỗi người là khác nhau. Có người có nhũ hoa nhô ra, có người lại thụt vào, thậm chí có người không có núm vú hoặc có hơn 2 núm vú trên cơ thể. Việc tìm hiểu các loại nhũ hoa sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình và tránh những lo lắng không đáng có.
Hình dạng nhũ hoa của mỗi người là khác nhau. Có người có nhũ hoa nhô ra, có người lại thụt vào, thậm chí có người không có núm vú hoặc có hơn 2 núm vú trên cơ thể. Việc tìm hiểu các loại nhũ hoa sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình và tránh những lo lắng không đáng có.
Một số loại nhũ hoa có thể gây khó khăn khi cho con bú. Theo Văn phòng Sức khỏe Phụ nữ Hoa Kỳ (OWH), nhũ hoa phẳng, to hoặc bị thụt vào trong có thể khiến trẻ khó ngậm ti mẹ hơn. Mẹ có thể tham khảo ý kiến và nhận lời khuyên từ bác sĩ để giúp trẻ bú dễ dàng hơn.
Các loại nhũ hoa phổ biến
Thông thường, hình dạng nhũ hoa của một người sẽ thuộc 1 trong 6 loại sau:
1. Nhũ hoa phồng lên: Cả nhũ hoa và quầng vú tạo thành một khối nhô cao, phồng rõ trên đầu ngực.
2. Nhũ hoa có nhiều lông: Quanh nhũ hoa có vùng lông sẫm màu. Lông ở núm vú không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nhiều chị em vẫn muốn “dọn dẹp” chúng để bầu ngực trông thẩm mỹ hơn.
3. Nhũ hoa nhô cao: Đầu nhũ hoa nhô ra khỏi quầng vú vài milimet. Hai đầu núm vú có thể căng cứng hơn khi bị lạnh hoặc bị kích thích.
4. Nhũ hoa bị thụt vào trong: Đây là tình trạng nhũ hoa bị tụt hẳn vào trong. Để xử lý tình trạng này, mời bạn tham khảo bài viết Các cách điều trị núm vú bị thụt hiệu quả.
5. Nhũ hoa phẳng: Nhũ hoa bằng phẳng so với bề mặt quầng vú, không nhô ra cũng không bị thụt vào trong.
6. Nhũ hoa gồ ghề: Nhũ hoa có thể gồ ghề do sự xuất hiện của các nốt nhỏ trông giống mụn đầu trắng trên quầng vú. Những nốt này chính là các tuyến montgomery – giữ vai trò sản sinh dầu và bôi trơn cho đầu nhũ hoa. Phụ nữ nào cũng có các tuyến montgomery này, nhưng chúng có thể phát triển và hoạt động mạnh mẽ hơn ở một số người khiến đầu nhũ hoa gồ ghề.
Các loại nhũ hoa hiếm gặp
Một số loại nhũ hoa có thể gây khó khăn khi cho con bú. Theo Văn phòng Sức khỏe Phụ nữ Hoa Kỳ (OWH), nhũ hoa phẳng, to hoặc bị thụt vào trong có thể khiến trẻ khó ngậm ti mẹ hơn. Mẹ có thể tham khảo ý kiến và nhận lời khuyên từ bác sĩ để giúp trẻ bú dễ dàng hơn.
Các loại nhũ hoa phổ biến
Thông thường, hình dạng nhũ hoa của một người sẽ thuộc 1 trong 6 loại sau:
1. Nhũ hoa phồng lên: Cả nhũ hoa và quầng vú tạo thành một khối nhô cao, phồng rõ trên đầu ngực.
2. Nhũ hoa có nhiều lông: Quanh nhũ hoa có vùng lông sẫm màu. Lông ở núm vú không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nhiều chị em vẫn muốn “dọn dẹp” chúng để bầu ngực trông thẩm mỹ hơn.
3. Nhũ hoa nhô cao: Đầu nhũ hoa nhô ra khỏi quầng vú vài milimet. Hai đầu núm vú có thể căng cứng hơn khi bị lạnh hoặc bị kích thích.
4. Nhũ hoa bị thụt vào trong: Đây là tình trạng nhũ hoa bị tụt hẳn vào trong. Để xử lý tình trạng này, mời bạn tham khảo bài viết Các cách điều trị núm vú bị thụt hiệu quả.
5. Nhũ hoa phẳng: Nhũ hoa bằng phẳng so với bề mặt quầng vú, không nhô ra cũng không bị thụt vào trong.
6. Nhũ hoa gồ ghề: Nhũ hoa có thể gồ ghề do sự xuất hiện của các nốt nhỏ trông giống mụn đầu trắng trên quầng vú. Những nốt này chính là các tuyến montgomery – giữ vai trò sản sinh dầu và bôi trơn cho đầu nhũ hoa. Phụ nữ nào cũng có các tuyến montgomery này, nhưng chúng có thể phát triển và hoạt động mạnh mẽ hơn ở một số người khiến đầu nhũ hoa gồ ghề.
Các loại nhũ hoa hiếm gặp
Núm vú của bạn cũng có thể thuộc vào các loại nhũ hoa hiếm gặp hơn sau đây:
Đa nhũ hoa
Ngoài 2 núm vú trên bầu ngực, một số người còn có các núm vú ở các khu vực khác trên cơ thể. Núm vú thừa thường không gây nguy hiểm và không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu nó bị đau hoặc có các thay đổi bất thường, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám.
Không có nhũ hoa
Một số người có thể gặp phải tình trạng không có nhũ hoa (thuật ngữ y học: tật thiếu núm vú). Nếu gặp phải trường hợp này, bạn có thể xem xét phẫu thuật thẩm mỹ để tạo nhũ hoa cho bầu ngực của mình.
Phát hiện sớm ung thư vú qua sự thay đổi bất thường ở nhũ hoa
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), một số thay đổi ở nhũ hoa có thể là các triệu chứng cảnh báo ung thư vú. Chúng bao gồm:
- Đau đầu nhũ hoa
- Nhũ hoa tiết dịch lỏng nhưng không phải sữa mẹ
- Bong tróc đầu nhũ hoa.
Nếu gặp phải các triệu chứng trên, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt.
Nhũ hoa trong thời kỳ mang thai và cho con bú
Khi mang thai, nhũ hoa và quầng vú thường sẫm màu hơn do thay đổi nội tiết tố. Bên cạnh đó, các tuyến montgomery cũng hoạt động mạnh mẽ, khiến vùng nhũ hoa xuất hiện các đốm trắng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, bạn không nên nặn những nốt sần này vì có thể gây tổn thương núm vú.
Núm vú của bạn cũng có thể thuộc vào các loại nhũ hoa hiếm gặp hơn sau đây:
Đa nhũ hoa
Ngoài 2 núm vú trên bầu ngực, một số người còn có các núm vú ở các khu vực khác trên cơ thể. Núm vú thừa thường không gây nguy hiểm và không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu nó bị đau hoặc có các thay đổi bất thường, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám.
Không có nhũ hoa
Một số người có thể gặp phải tình trạng không có nhũ hoa (thuật ngữ y học: tật thiếu núm vú). Nếu gặp phải trường hợp này, bạn có thể xem xét phẫu thuật thẩm mỹ để tạo nhũ hoa cho bầu ngực của mình.
Phát hiện sớm ung thư vú qua sự thay đổi bất thường ở nhũ hoa
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), một số thay đổi ở nhũ hoa có thể là các triệu chứng cảnh báo ung thư vú. Chúng bao gồm:
- Đau đầu nhũ hoa
- Nhũ hoa tiết dịch lỏng nhưng không phải sữa mẹ
- Bong tróc đầu nhũ hoa.
Nếu gặp phải các triệu chứng trên, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt.
Nhũ hoa trong thời kỳ mang thai và cho con bú
Khi mang thai, nhũ hoa và quầng vú thường sẫm màu hơn do thay đổi nội tiết tố. Bên cạnh đó, các tuyến montgomery cũng hoạt động mạnh mẽ, khiến vùng nhũ hoa xuất hiện các đốm trắng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, bạn không nên nặn những nốt sần này vì có thể gây tổn thương núm vú.
Về cuối thai kỳ, ngực của bạn có thể tiết ra sữa non. Sữa non chứa các kháng thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nhiễm trùng.
Khi cho con bú, nhũ hoa của phụ nữ có thể bị đau, nứt và thay đổi hình dạng. Để giảm nguy cơ gặp phải tình trạng này, mẹ sau sinh nên giữ ẩm cho nhũ hoa thường xuyên và giúp trẻ ngậm ti đúng cách.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ các loại nhũ hoa, cũng như những thay đổi thường gặp phải ở bộ phận này. Nhũ hoa rất nhạy cảm và dễ bị kích thích, do đó bạn cần chăm sóc chúng cẩn thận để tránh gặp tổn thương.
Về cuối thai kỳ, ngực của bạn có thể tiết ra sữa non. Sữa non chứa các kháng thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nhiễm trùng.
Khi cho con bú, nhũ hoa của phụ nữ có thể bị đau, nứt và thay đổi hình dạng. Để giảm nguy cơ gặp phải tình trạng này, mẹ sau sinh nên giữ ẩm cho nhũ hoa thường xuyên và giúp trẻ ngậm ti đúng cách.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ các loại nhũ hoa, cũng như những thay đổi thường gặp phải ở bộ phận này. Nhũ hoa rất nhạy cảm và dễ bị kích thích, do đó bạn cần chăm sóc chúng cẩn thận để tránh gặp tổn thương.
28
7
Xem thêm: Top 8 Món Ăn Bổ Dưỡng, Ngon Khó Cưỡng Từ Nấm Linh Chi
Tin mới nhất
- Acid uric bao nhiêu là cao? Cách giảm nồng độ acid uric trong máu
- Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày giúp nhanh khỏi bệnh
- Thoái hóa khớp gối uống thuốc gì? – TOP 10 loại thuốc tốt nhất hiện nay
- Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
- Bé nổi mẩn đỏ khắp người không sốt liệu có nguy hiểm? Cách chăm sóc hiệu quả tại nhà [XEM NGAY]
- Huyết trắng có mủ điều trị như thế nào?
- Top 11 tác dụng của đu đủ: Ăn vào da sáng dáng đẹp, tăng cường sức khỏe
- Đau dạ dày uống trà được không?
- 8 lợi ích tuyệt vời của kefir đối với sức khỏe con người
- Tác Dụng Của Nấm Linh Chi Trong Điều Trị Viêm Gan B