Nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng là bị gì, có nguy hiểm?
Nuốt nước bọt thấy vướng cổ họng là tình trạng khá phổ biến mà ai cũng từng bị gặp phải. Tình trạng này có thể tiêu biến sau một vài ngày nhưng cũng có thể trở nặng nếu không có những biện pháp khắc phục phù hợp. Theo chuyên gia tai mũi họng, tình trạng nuốt nước bọt thấy vướng còn có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý. Vậy người bệnh cần làm gì để khắc phục tình trạng này? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài chia sẻ dưới đây.
Nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng là do đâu?
Nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng là một trong những triệu chứng mà bất kỳ đối tượng nào có thể gặp phải ít nhất một lần. Ngoài triệu chứng nuốt thấy vướng, người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau rát cổ họng, cứng cổ, đôi khi có thể xuất hiện một ít máu đỏ tươi theo đờm ra ngoài.
Triệu chứng nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng có thể tự khỏi sau một vài ngày nhưng cũng có thể trở nặng sau những ngày tiếp theo nếu không có những phác đồ điều trị phù hợp. Và đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm.
Một số nguyên nhân gây nên tình trạng nuốt có cảm giác vướng cổ họng có thể là:
1. Viêm họng
Viêm họng là một trong những nguyên nhân điển hình gây nên tình trạng nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng. Khi lớp niêm mạc ở cổ họng bị kích thích, ngoài triệu chứng nuốt có cảm giác vướng, người bệnh còn có thể gặp phải tình trạng cổ họng ngứa ngáy khó chịu, đau rát, sốt cao trên 38 độ C, có cảm giác ớn lạnh, nhức đầu,…
Tình trạng này nếu không được tiến hành điều trị kịp thời có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính. Khi đó, việc điều trị càng trở nên khó khăn và tốn khá nhiều chi phí điều trị.
2. Viêm amidan
Viêm amidan là tình trạng amidan bị tổn thương do sự xâm nhập của một số vi khuẩn, virus gây nên hiện tượng sưng tấy và đau rát. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh thường có cảm giác nuốt khó hoặc nuốt có cảm giác vướng do hạch bạch huyết ở cổ họng chèn ép lên các cơ quan vùng cổ hoặc họng.
Ngoài chứng đau rát cổ họng, bệnh viêm amidan còn để lại cảm giác không ít sự khó chịu, đau rát, nhức đầu, ù tai, mệt mỏi, sốt nhiều ngày,…
3. Trào ngược dạ dày thực quản
Khi bị trào ngược dạ dày, lượng axit dư thừa ở dạ dày bị đẩy trở lại thực quản và gây ra cảm giác khó chịu, kèm theo đó là chứng ợ nóng, ợ hơi, ợ chua. Nếu tình trạng này xảy ra trong nhiều ngày liền có thể xuất hiện cảm giác vướng ở cổ họng khi nuốt nước bọt hoặc nuốt thực phẩm.
4. Viêm thực quản
Viêm thực quản là một nguyên nhân khác gây nên tình trạng đau rát cổ họng, nuốt cổ họng cảm thấy vướng. Tình trạng này hình thành do lượng axit dư thừa ở dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra cảm giác khó chịu.
Bên cạnh đó, căn bệnh này còn hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác như: dị ứng với thực phẩm, dị ứng phấn hoa,… Nếu người bệnh thường xuyên tiếp xúc với những tác nhân này thì tình trạng nuốt vướng cổ họng càng diễn ra liên tục, thậm chí trở nên nghiêm trọng hơn.
5. Những nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân đã được liệt kê ở trên, chứng nuốt nước bọt đau cổ họng có thể hình thành bởi một số nguyên nhân khác như: yếu tố tâm lý (căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi quá độ), viêm xoang, hội chứng cổ (đau cổ, cứng cổ), bệnh hen suyễn,…
Việc xác định chính xác nguyên nhân gây nên chứng nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng có thể giúp người bệnh có những biện pháp khắc phục phù hợp.
Chứng nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng có nguy hiểm không? – Cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Nuốt nước bọt cảm thấy vướng ở cổ họng là tình trạng không quá nguy hiểm và có thể tự tiêu biến sau một vài ngày nếu có những giải pháp khắc phục phù hợp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này nếu dài trong nhiều ngày kèm theo đó là cảm giác nuốt đau, thậm chí khạc có máu thì có lẽ đây là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm mà người bệnh cần cảnh giác.
Một số bệnh lý nguy hiểm có thể nhắc đến như:
1. Ung thư amidan
Ở những giai đoạn khởi phát, người bệnh sẽ chịu phải những cơn đau dữ dội khi nuốt nước bọt kèm theo đó là chứng khó nuốt. Các thức ăn khi va chạm với amidan sẽ gây ra cảm giác đau đớn. Ngoài cảm giác đau, đôi khi có thể xuất hiện một lượng máu đỏ tươi theo đờm ra ngoài và gây tắt tiếng. Tình trạng này sẽ gia tăng và không có dấu hiệu thuyên giảm nếu không có những biện pháp khắc phục hiệu quả.
Đôi khi, triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với chứng viêm họng thông thường nên được khá nhiều người bệnh phớt lờ và bỏ qua bước điều trị. Chính vì thế mà bệnh tình càng ngày trở nặng, thậm chí có thể gây hoại tử.
2. Ung thư hạ hầu
Khi bị ung thư hạ hầu, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng đau họng, đau tai, ù tai, nuốt cảm thấy đau,… Lúc đó, hiện tượng nuốt nước bọt hay nuốt thức ăn càng trở nên khó khăn hơn bởi khi nuốt thường để lại cảm giác đau đớn. Nếu tình trạng này diễn ra trong nhiều ngày liền sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, sụt cân và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ sinh hoạt hằng ngày.
3. Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính, có thể đe dọa đến tính mạng con người. Căn bệnh này thường diễn ra khá âm thầm và không có các triệu chứng đặc thù nào để phân biệt nên rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Một số triệu chứng nhận biết như: thị lực giảm, nổi hạch cổ, chảy nước mũi, nghe kém, khó nuốt nước bọt hoặc nuốt cảm thấy vướng,…
4. Khối u thực quản
Sự xuất hiện của khối u ở thực quản có khả năng chèn ép và thu hẹp kích thước của cơ quan này. Điều này sẽ khiến cho việc nuốt nước bọt hoặc thực phẩm trở nên khó khăn. Trong trường hợp kích thước khối u quá lớn, tình trạng nuốt vướng ở cổ họng có thể xảy ra khi cả khi không nuốt thực phẩm.
5. Các bệnh lý khác
Ngoài các bệnh lý vừa được liệt kê ở trên, triệu chứng nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng còn có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác mà người bệnh không được chủ quan như: ung thư lưỡi, u màn hầu, viêm amidan mãn tính, viêm họng mãn tính, u lưỡi, u amidan, ung thư thực quản, bệnh tuyến giáp,…
Để xác định rõ ràng tình trạng bệnh cũng như mức độ bệnh lý đang mắc phải, người bệnh cần tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được chẩn đoán bệnh. Thông thường, các bác sĩ sẽ tra hỏi một số câu hỏi, từ đó đưa ra chỉ định nội soi hay chụp MRI phù hợp để phục vụ quá trình chẩn đoán bệnh.
Khi nào cần tiến hành thăm khám? Khám ở đâu uy tín?
Như vừa mới đề cập, chứng nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng thường không gây ra những biến chứng nguy hiểm và có thể tự cải thiện sau một vài ngày. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh tình không hề có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù có những giải pháp khắc phục hiệu quả phù hợp. Khi đó, bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Với những trường hợp sau đây, người bệnh cần gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân gây nên tình trạng nuốt nước bọt thấy vướng cổ họng:
- Tình trạng vướng cổ họng, chứng khó nuốt kéo dài hơn 3 – 5 ngày;
- Cổ họng đau rát, đôi khi kèm theo chứng ngứa cổ họng;
- Đau cổ, cứng cổ;
- Đau tai;
- Ho đờm hoặc khạc đờm có dính ít máu đỏ;
- Sốt cao trên 38 độ C và không có dấu hiệu giảm độ;
- Sụt cân không rõ nguyên do.
Tùy vào như từng mức độ bệnh lý cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra những phương hướng điều trị và chăm sóc phù hợp.
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện khá nhiều cơ sở phòng khám tư nhân hay bệnh viện công lập chuyên khám tai mũi họng. Tuy nhiên, chính vì sự đa dạng đã gây ra không ít hoang mang cho người bệnh trong sự lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh. Do đó, người bệnh nên lựa chọn những đơn vị đảm bảo đủ tiêu chuẩn khám chữa bệnh như: có đầy đủ cơ sở vật chất, hệ thống máy móc, đội ngũ y bác sĩ giỏi, dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng, chi phí điều trị được công khai minh bạch,… Hoặc người bệnh có thể tham khảo một số đơn vị khám chữa bệnh sau:
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương; Bệnh viện Bạch Mai; Phòng khám số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; Bệnh
viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc,…; - Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh; Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn; Bệnh viện Nguyễn Tri Phương; Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh; Bệnh viện Nhân dân Gia Định,…;
- Các tỉnh thành khác: Bệnh viện Trung ương Huế; Bệnh viện Tai Mũi Họng miền Trung; Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An,…
Những giải pháp khắc phục tình trạng nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng
Ngoài việc nắm rõ nguyên nhân và mức độ bệnh lý đang mắc phải, người bệnh cần có những giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục tình trạng nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng bằng việc sử dụng thuốc kết hợp với chế độ chăm sóc đặc biệt tại nhà. Chi tiết hơn:
1. Khắc phục tình trạng chứng nuốt nước bọt thấy vướng cổ họng bằng thuốc Tây y
Điều trị bằng thuốc Tây y là một trong những giải pháp mà đa phần người bệnh lựa chọn để khắc phục tình trạng nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng. Bởi phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm lớn về sự tiện ích và tác dụng nhanh chóng.
Một số loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn thường được sử dụng để điều trị như:
- Thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau: Nhóm thuốc này có tác dụng làm dịu cổ họng khi bị sưng tấy;
- Thuốc xịt mũi, thuốc thông mũi: Giúp giải quyết tình trạng chảy dịch mũi;
- Thuốc xịt trị viêm họng: Nhóm thuốc này có tác dụng thông thoáng cổ họng, cải thiện tình trạng đau rát, vướng cổ họng. Thông thường, bác sĩ thường chỉ định sử dụng loại thuốc xịt có chứa chất khử trùng gây tê như Phenol;
- Thuốc kháng axit: Một số loại thuốc kháng axit để trung hòa lượng axit trong dạ dày thường được các bác sĩ chuyên khoa kê đơn như: Maalox, Tums, Rolaids, Mylanta,…;
- Thuốc ức chế bơm Proton, thuốc hẹ H2: Loại thuốc này giúp ngăn chặn và làm giảm tiết dịch axit trong dạ dày;
- Thuốc hạ sốt: Chỉ định sử dụng cho một số trường hợp người bệnh phát sốt trên 38 độ C.
Việc sử dụng thuốc để khắc phục tình trạng nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng bằng thuốc Tây y cần tuân thủ nguyên tắc sử dụng của bác sĩ chuyên khoa. Việc sử dụng thuốc đúng cách không chỉ mang lại hiệu quả điều trị tốt mà còn giúp phòng ngừa một số tác dụng phụ có thể xảy ra. Chính vì vậy, người bệnh không được tự ý mua thuốc để sử dụng khi chưa thăm hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.
2. Cách chăm sóc sức khỏe khi gặp chứng nuốt nước bọt cảm giác vướng cổ họng
Ngoài việc sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần có những chế độ chăm sóc sức khỏe tại nhà đúng cách để khắc phục nhanh chóng tình trạng nuốt nước bọt thấy vướng. Người bệnh cần xây dựng chế độ chăm sóc sức khỏe cụ thể sau:
- Tạo thói quen súc miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày để vệ sinh khoang miệng, từ đó giúp ngăn chặn sự xâm nhập của một số vi khuẩn gây hại;
- Sử dụng các loại trà thảo mộc để giảm dịu và làm dịu cổ họng. Một số loại trà được các chuyên gia khuyến khích người bệnh sử dụng như: trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà, trà mật ong,…;
- Nên uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn để giúp thông họng và cân bằng lượng nước trong cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung cho cơ thể các loại nước ép hay sinh tố từ hoa quả, đặc biệt là thực phẩm chứa nhiều hàm lượng vitamin C;
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để tăng cường sức đề kháng cũng như nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch;
- Hạn chế tối đa việc ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thức ăn mặn, đồ ăn đóng hộp. Những thực phẩm này có thể khiến tình trạng khó nuốt càng trở nên nặng hơn;
- Từ bỏ việc sử dụng bia, rượu, thuốc lá hay các chất kích thích. Việc lạm dụng các chất này sẽ khiến bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể hình thành nên một số bệnh lý khác;
- Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, sống lạc quan và nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Tránh căng thẳng, stress hay quá mệt mỏi, điều này có thể làm bệnh tình trở nặng hơn;
- Cần trang bị một số vật dụng cá nhân khi đi ra ngoài, đặc biệt là những ngày thời tiết trở lạnh hoặc trở trời đột ngột. Một số vật dụng cần thiết khi: khăn choàng cổ, áo khoác, khẩu trang, quần áo dài tay, mũ, nón,…
Việc xác định bệnh thông qua các biểu hiện lâm sàng có thể gây nhầm lẫn và không thực sự chính xác. Do đó, nếu tình trạng nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng kéo dài trong nhiều ngày nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên chủ động tiến hành thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để biết chính xác bệnh lý đang mắc phải cũng như có những phác đồ điều trị phù hợp.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Thông tin hữu ích cho bạn đọc:
- Nuốt nước bọt đau họng (bên trái hoặc phải) là bị gì?
- 9+ cách giảm đau họng, rát họng nhanh và đơn giản nhất
Xem thêm: Viêm da cơ địa ở tay và cách điều trị hiệu quả, an toàn
Tin mới nhất
- Thế nào là đau thần kinh tọa? Nguyên nhân và cách điều trị
- Đau đầu gối có phải là bệnh thoái hóa khớp gối không?
- Dọa sảy thai Nguyên nhân cách phòng và điều trị
- Bệnh đau đầu: Triệu chứng và cách chữa không dùng thuốc giảm đau
- Top 10 thuốc chữa bệnh liệt dương hiệu quả nhất 2020
- 10 cách trị hói đầu tại nhà giảm rụng – kích thích mọc nhanh
- Bị viêm xoang có nên ăn thịt bò không, vì sao?
- Sâm Ngọc Linh trồng ở đâu, hướng dẫn cách trồng tốt nhất
- 4 Cách chữa bệnh trĩ bằng quả sung có thể bạn chưa biết
- 7 tác dụng của cherry khiến nhiều người không tiếc tiền mua
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Mua thuốc podophyllin 25 ở đâu tại TPHCM chính hãng
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bệnh đau viêm khớp gối là gì Nguyên nhân Triệu chứng & Cách điều trị an toàn
- TIN TỨC UNG THƯ Bệnh đau lưng là gì? Nguyên nhân triệu chứng và cách trị an toàn nhất
- TIN TỨC UNG THƯ Viêm hang vị dạ dày là gì? Có nguy hiểm không? Cách chữa