Co thắt dạ dày là hiện tượng gì, nguy hiểm không & cách chữa

Một trong những hiện tượng phổ biến gây khó chịu ở vùng dạ dày thường gặp ở nhiều người là co thắt dạ dày. Thế nhưng co thắt dạ dày là gì, hiện tượng này có nguy hiểm không, cách điều trị thế nào thì không phải ai cũng biết.

Co thắt dạ dày là tình trạng nguy hiểm xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Co thắt dạ dày là gì?

Bệnh co thắt dạ dày hay chuột rút dạ dày là tình trạng có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi, mọi giới tính. Là tình trạng bụng, dạ dày liên tục co thắt khiến người bệnh đau đớn, khó chịu.

Khi gặp phải hiện tượng này, một số triệu chứng co thắt dạ dày thường gặp có thể kể đến như:

  • Đau thắt vùng bụng, người mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt thậm chí là ngất xỉu.
  • Đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu, đại tiện ra máu, dễ nhầm lẫn với bệnh ung thư trực tràng. 
  • Có thể kèm theo một số triệu chứng khác như sốt, đau họng, khó thở, đau đầu…
  • Đau đầu, ho, sổ mũi, mạch đập nhanh, vàng da. 
  • Riêng với phụ nữ, có thể xuất hiện một số triệu chứng như chảy máu âm đạo, hành kinh bất thường.

Nguyên nhân thường gặp

Hiện tượng co thắt dạ dày có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về tiêu hóa như đau dạ dày, tá tràng hoặc là biểu hiện của các vấn đề như ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh… Cụ thể:

Do ngộ độc thực phẩm

Thường xảy ra do ăn phải các thực phẩm ôi thiu, biến chất, nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc chứa chất độc… Là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng dạ dày, bụng và vùng thượng vị đau liên tục.

Biểu hiện:

  • Đau dạ dày dạng co thắt, buồn nôn và nôn, đau co rút, đau dữ dội ở vùng bụng hoặc ngực.
  • Người nóng, có thể kèm theo tiêu chảy, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, cơ thể mệt mỏi, rã rời.

Do hệ tiêu hóa làm việc quá sức

Sau khi thức ăn được nghiền nát ở miệng sẽ được dạ dày co bóp, nhào trộn cho dịch vị thấm đều và tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều đồ cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc thói quen ăn uống không tốt, ăn xong nằm ngay, ăn nhanh, vội vàng… thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của dạ dày.

Biểu hiện: 

  • Đau dạ dày kèm theo buồn nôn hoặc nôn, có thể trào ngược dịch vị và thức ăn lên thực quản.
  • Bụng khó chịu, đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, ợ nóng, sôi bụng thường xuyên.

Do phụ nữ đến ngày hành kinh

Kinh nguyệt chính là  một trong những nguyên nhân gây co thắt dạ dày ở nữ giới. Do lúc này, cơ trơn của tử cung tăng cường co bóp đẩy máu kinh ra ngoài.

Biểu hiện: 

  • Đau âm ỉ hoặc đau quặn thắt từng cơn dữ dội vùng bụng dưới. 
  • Cơn đau do hành kinh thường xuất hiện từ 2 – 3 ngày thì biến mất.

Do co th
ắt cơ bắp

Co thắt cơ bắp là tình trạng cơ bắp co rút không theo chủ ý, yếu do thiếu nước, chất điện giải, dây thần kinh bị kích thích hoặc do cơ làm việc quá tải. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các cơ dạ dày bị co thắt theo và gây đau. Thường gặp ở người bơi lội, tập gym, bưng vác vật nặng thường xuyên. 

Biểu hiện:

  • Co thắt cơ bắp đột ngột, không theo chủ ý dẫn đến đau cơ dạ dày.
  • Đau tăng lên khi vận động, chuyển động.

Do căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng kéo dài

Những người thường xuyên lo lắng, căng thẳng là những đối tượng dễ mắc phải tình trạng này

Theo một nghiên cứu tại Phần Lan, tình trạng này thường xuất hiện ở những người thường xuyên bị căng thẳng, stress kéo dài. Lúc này, do căng thẳng, các acid dạ dày sẽ được tiết ra nhiều hơn bình thường tác động đến niêm mạc dạ dày gây đau.

Biểu hiện:

  • Đau dạ dày co thắt từng cơn đi kèm ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
  • Ăn không tiêu, dạ dày thường xuyên co thắt, lúc đau lâm râm lúc dữ dội.
  • Chán ăn, chướng bụng, đầy hơi, người khó chịu, mệt mỏi.

Do bệnh lý 

Tình trạng co thắt dạ dày tá tràng cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc một số bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày ruột, đau dạ dày, đại tràng co thắt, viêm dạ dày ruột, trào ngược dạ dày thực quản… Đây đều là những bệnh gây có nguy cơ gây đau thắt dạ dày cao.

Biểu hiện:

  • Đau thắt dạ dày, đau vùng bụng và thượng vị kèm theo chứng chướng bụng đầy hơi, bụng ấm ách, ợ hơi, ợ chua, ăn không tiêu.
  • Đau nhiều về đêm và sáng sớm, có thể xuất hiện chứng sôi bụng, buồn nôn hoặc nôn khi đói hoặc ăn quá no hay ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ…

Không thể coi thường dấu hiệu co thắt dạ dày – Liên hệ ngay để được hướng dẫn xử lý kịp thời

Co thắt dạ dày có nguy hiểm không?

Đau dạ dày là hiện tượng thường gặp với các cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị, bụng trên bên trái, đau âm ỉ, dữ dội có thể lan dần ra 2 bên bụng, sau lưng và ngực. Thông thường, các chứng bệnh về dạ dày dễ bị nhiều người bỏ qua. Tuy nhiên, đây lại là hiện tượng nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như chảy máu dạ dày, đau dạ dày cấp, đau ruột thừa, rối loạn túi mật, viêm túi mật… 

Nghiêm trọng hơn, tình trạng này có thể gây vỡ tá tràng, vỡ tĩnh mạch chủ, vỡ túi phình gây ra hiện tượng nôn ra máu ồ ạt, suy tim cấp và thậm chí là tử vong. Như vậy, có thể thấy đây là bệnh cực kỳ nguy hiểm. Khi có các triệu chứng này thì nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và xác định nguyên nhân.

Cách xử lý khi bị co thắt dạ dày

Khi mắc chứng đau thắt dạ dày người bệnh cần xử lý như sau:

Nghỉ ngơi, thư giãn, giảm đau

Trước hết, khi cơn đau xuất hiện, người bệnh nên chọn một vị trí ngồi thoải mái trên ghế tựa thư giãn để giảm co thắt dạ dày. Có thể sử dụng hơi thể để chuyển hướng chú ý từ cơn đau dạ dày sang vị trí khác. 

Sử dụng trà hoa cúc là một trong những phương pháp giảm đau hiệu quả

Có thể giảm đau bằng cách:

  • Uống trà hoa cúc: Giúp xoa dịu dạ dày và hạn chế cơn đau do co thắt. Lấy một ít hoa cúc hãm với nước sôi uống mỗi ngày sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
  • Uống trà gừng: Gừng vị cay, tính ấm, có công dụng giãn cơ trơn, chống buồn nôn, giảm đau bụng. Có thể dùng vài lát gừng tươi hãm với 100ml nước sôi trong 5 phút, uống từng ngụm để giảm đau, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Uống nước gạo: Nước gạo chứa nhiều khoáng chất và vitamin giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm co thắt, giảm viêm. Sử dụng nước gạo xoa dịu cơn đau cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng.
  • Chườm nóng hoặc tắm nước nóng cũng là phương pháp nới lỏng cơ, giảm co thắt nhanh chóng. Có thể dùng túi chườm hoặc cho nước ấm và chai chườm lên bụng từ 10 – 15 phút.

Thay đổi thói quen ăn uống

Để cải thiện tình trạng đau, khó chịu ở dạ dày thì việc xác định được co thắt dạ dày nên ăn gì, không nên ăn gì là điều cần thiết. Đa phần nguyên nhân gây ra tình trạng này xuất phát từ chế độ và thói quen ăn uống. Do đó, người bệnh nên:

  • Thực phẩm dễ tiêu như gạo, thịt nạc, chuối chín, khoai tây luộc, lòng trắng trứng, nạc cá, sữa chua…
  • Thực phẩm giúp giảm co thắt như hạt thì là, trà thảo dược, nước gừng để tăng nhu động ruột, giảm co thắt, chống nôn… 
  • Ăn nhiều trái cây, rau củ quả tươi, các thức ăn mềm, lỏng để dạ dày tiêu hóa tốt hơn.
  • Không ăn các thực phẩm không rõ nguồn gốc, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ động vật.
  • Không ăn quá no, quá nhanh hoặc để bụng quá đói.

Thăm khám bác sĩ

Khi đã áp dụng các biện pháp trên mà triệu chứng này không hề thuyên giảm thì bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Như đã đề cập, đây là một triệu chứng nguy hiểm cần được quan tâm và điều trị kịp thời. Do đó, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan với những biểu hiện bất thường của cơ thể.

Bài thuốc chữa co thắt dạ dày

Trong những trường hợp nặng, sau khi thăm khám bác sĩ, người bệnh nên tìm cách điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài việc điều trị bằng Tây y, một trong những giải pháp rất hiệu quả để xử lý tình trạng này là dùng bài thuốc Đông y. 

Kết tinh từ hơn 30 loại thảo dược thiên nhiên, kết hợp công nghệ hiện đại để bào chế, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã bào chế thành công bài thuốc Sơ can Bình vị tán, tác dụng rất tốt trong chữa các chứng đau dạ dày nói chung và co thắt dạ dày nói riêng.

Công dụng của 3 chế phẩm Sơ can Bình vị tán

Sở dĩ Sơ can Bình vị tán có thể chữa được co thắt dạ dày vì thành phần thảo dược trong nó đi sâu xử lý tận căn nguyên bệnh dạ dày bên trong, loại bỏ triệt để các chứng viêm đau dạ dày, trào ngược dạ dày,… Bên cạnh đó, bài thuốc còn giúp kích thích tiêu hóa để người bệnh ăn ngon, ngủ ngon hơn. Từ đó giảm tình trạng mệt mỏi, lo lắng để phục hồi sức khỏe ổn định hơn, cải thiện tình trạng lưu thông máu huyết đến dạ dày, ổn định co thắt.

Chấm dứt bệnh nhanh chóng với liệu trình Sơ can Bình vị tán tốt nhất được khuyên dùng

Sơ can Bình vị tán cũng có nhiều ưu điểm khiến người bệnh hoàn toàn có thể an tâm lựa chọn như:

  • Dược liệu sạch, đáp ứng tiêu chuẩn GACP – WHO về chất lượng, độ an toàn, được thu hái từ các vùng dược liệu tự chuyên canh nên luôn đảm bảo bài thuốc lành tính, không tác dụng phụ.
  • Quá trình điều trị được theo dõi sát sao bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Liệu trình được kê cắt 1 tháng 1 để tiện điều chỉnh phù hợp với tiến triển bệnh.

Theo thống kê kiểm nghiệm lâm sàng, bài thuốc đã giúp chữa khỏi cho hơn 80% bệnh nhân đến điều trị dạ dày tại Trung tâm mỗi năm, nhận về nhiều phản hồi rất tích cực. Đồng thời được giới thiệu nhiều trên các báo và chương trình sức khỏe uy tín.

Bệnh nhân co thắt dạ dày nhiều năm có thể tham khảo thêm bài thuốc để có lựa chọn điều trị dứt điểm tình trạng này.

Xem ngay: Chương trình VTV2 Vì sức khỏe người Việt giới thiệu bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Những lưu ý khi bị co thắt dạ dày

Để cải thiện và chống co thắt dạ dày, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần thường xuyên theo dõi để biết thời điểm và thời gian diễn ra cơn đau để dễ dàng tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp 
  • Nên luyện tập các bài thể dục vừa sức, đều đặn mỗi ngày đặc biệt là các bài tập cơ bụng.
  • Hạn chế tối đa rượu bia, cà phê, chất kích thích và những thực phẩm lạ, có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. 
  • Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau, thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 
  • Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi phù hợp, tránh căng thẳng mệt mỏi.

Tóm lại, co thắt dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể liên quan đến bệnh lý. Nếu không được kịp thời điều trị, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như chảy máu dạ dày, suy tim cấp, nôn ra máu ồ ạt, thậm chí là tử vong. Do đó, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám, xác định nguyên nhân và điều trị khi có các triệu chứng của bệnh.

Điều trị ngay, khỏi bệnh sớm với đội ngũ chuyên gia tiêu hóa hàng đầu 

Có thể bạn quan tâm

  • Những điểm đặc biệt chỉ tìm thấy ở bài thuốc Sơ can Bình vị tán đặc trị đau dạ dày
  • 7 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả từ ngàn xưa

Xem thêm: Đau bụng kinh nên uống gì? Top 11 loại nước tốt cho sức khỏe phái nữ

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!