Suy vỏ thượng thận: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Suy vỏ thượng thận là một bệnh lý rối loạn nội tiết liên quan đến thận. Mọi đối tượng, không phân biệt lứa tuổi và giới tính, đều có thể mắc bệnh. Bài viết sau đây xin cung cấp các thông tin cần thiết về nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị của bệnh đến bạn đọc.
Suy vỏ thượng thận là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Về giải phẫu, phía trên hai quả thận đều có một tuyến nội tiết được cấu tạo chủ yếu bởi phần vỏ. Tại đây sản xuất ra nhiều loại hormone quan trọng của cơ thể gồm: Mineralocorticoid, Glucocorticoid, Androgen, Estrogen. Các hormone này tham gia và điều hòa các quá trình chuyển hóa, đảm bảo cơ thể hoạt động bình thường,.
Suy vỏ thượng thận là tình trạng suy giảm chức năng vỏ thượng thận, khiến các hormone tiết ra ít hơn nhu cầu của cơ thể. Điều này ảnh hưởng xấu đến huyết áp, đường huyết và chức năng của hàng loạt các cơ quan, bộ phận trong cơ thể.
Suy vỏ thượng thận có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mặc dù ở trẻ em hiếm gặp hơn. Người bắt đầu bước sang tuổi 30 là đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả. Trong đó, tỉ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều hơn gấp đôi so với nam giới.
Suy vỏ thượng thận là một bệnh lý nội tiết nguy hiểm. Bệnh đôi khi khởi phát ngầm không biểu hiện rõ các triệu chứng. Ban đầu, người bệnh chỉ có cảm giác hơi mệt mỏi, chán ăn. Lâu dần, tình trạng bệnh tăng lên, có thể gây hạ huyết áp, trụy tim mạch. Người bệnh suy vỏ thượng thận có khả năng tử vong rất cao, đặc biệt là khi có tiểu sử suy thượng thận mạn tính.
Nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh suy vỏ thượng thận
Suy vỏ thượng thận là bệnh lý nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Do đó, mọi người cần trang bị cho mình các thông tin về nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng bệnh để phòng tránh hiệu quả.
Các nguyên nhân gây bệnh suy vỏ thượng thận
Có nhiều nguyên nhân gây suy giảm chức năng của vỏ thượng thận. Đó có thể là do sự xuất hiện của các bệnh lý liên quan đến thận hoặc các bộ phận khác trong cơ thể. Cũng có thể các tác động từ bên ngoài. Nhìn chung, các nguyên nhân chủ yếu gây suy vỏ thượng thận là:
- Do nguyên nhân tự miễn: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh. Thường gặp các trường hợp người bệnh bị rối loạn gen điều hòa tự miễn trong cơ thể. Hậu quả là gây ra các chứng bệnh về nội tiết như: Suy vỏ thượng thận, suy tuyến giáp tự miễn, suy sinh dục…
- Do nhiễm khuẩn: Một số vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn lao, giang mai, nấm Candida… cũng gây nên tình trạng suy vỏ thượng thận. Tại các nước đang phát triển, nhiễm khuẩn lao (gây ra lao thượng thận), là nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm các chức năng của vỏ thượng thận.
- Do chảy máu vùng tuyến thượng thận: Thường xảy ra do người bệnh bị chấn thương làm chảy máu trong nội tạng, viêm vỡ mạch máu, nhiễm trùng máu, rối loạn đông máu… Các bệnh lý này xâm lấn vùng tuyến thượng thận làm suy giảm chức năng vùng này.
- Do di căn: Một số người mắc ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đường tiêu hóa…có thể gặp biến chứng di căn đến thận. Nguyên nhân này ngày càng trở nên phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi.
- Do thuốc: Các thuốc có thể gây suy vỏ thượng thận gồm: Thuốc ức chế tổng hợp aminoglutethimide, thuốc kháng sinh và diệt ký sinh trùng như: Rifampicin, suramin, thuốc chống nấm ketoconazole… Bệnh thường xảy ra ở những người dùng quá liều thuốc trong thời gian dài, hoặc mẫn cảm với thuốc.
- Do tuyến thượng thận bị phá hủy: Phẫu thuật cắt bỏ tuyến hoặc nhiễm trùng dẫn đến hoại tử tuyến… Các trường hợp này ít phổ biến hơn.
Triệu chứng
Vỏ thượng thận bị hủy hoại là quá trình diễn ra chậm. Nhiều người không biết mình đã mắc bệnh vì giai đoạn đầu gần như không biểu hiện các triệu chứng rõ ràng. Đến khi mức độ hủy hoại phần vỏ thượng thận là trên 90% thì các triệu chứng đặc trưng điển hình mới được biểu hiện ra ngoài.
- Tăng sắc tố trên da: Gần như tất cả các trường hợp suy vỏ thượng thận đều bị sạm da, da bị đen đi, thấy rõ nhất ở các bộ phận như mặt, cổ, tay, chân. Người tiếp xúc càng nhiều với ánh nắng mặt trời thì da càng bị sạm. Ngoài ra, niêm mạc miệng, niêm mạc vùng sinh dục cũng xuất hiện vết đen.
- Bệnh nhân mệt yếu, người gầy do chán ăn và mất nước: Chân tay vô lực, không đi lại được, chỉ có thể ngồi hoặc nằm trên giường cả ngày. Có trường hợp sụt cân đến hơn 10kg.
- Xuất hiện rối loạn tiêu hóa: Người bệnh hay đau bụng nhưng đau không tập trung một vị trí. Có cảm giác buồn nôn và nôn rất nhiều, kèm theo tiêu chảy.
- Gần 90% số trường hợp bệnh nhân hạ huyết áp: Có thể gặp trường hợp vô lực, không bắt được mạch. Nếu diễn biến xấu có thể gây trụy tim mạch.
- Giảm tiết androgen thượng thận: Dẫn đến rụng lông vùng sinh dục, vùng nách.
- Triệu chứng khác như: Giảm hồng cầu, xuất hiện bạch ban, mất kinh nguyệt ở phụ nữ…
Chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh suy vỏ thượng thận
Chẩn đoán đúng bệnh để điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết trong điều trị bệnh. Điều này giúp hạn chế bệnh tiến triển xấu đi hoặc gây ra các biến chứng nặng nề cho người bệnh.
Chẩn đoán bệnh
Từ các triệu chứng mà người bệnh gặp phải, các bác sĩ có thể nghi ngờ người bệnh mắc suy vỏ thượng thận. Nhưng để xác định đúng tình trạng bệnh thì cần tiến hành thêm các xét nghiệm.
Xét nghiệm sinh hóa
Kết quả xét nghiệm cho biết tình trạng của người bệnh so với bình thường. Các chỉ số này chỉ có tính tham khảo, chứ không có tính đặc hiệu khẳng định bệnh.
- Xét nghiệm công thức máu: bạch cầu, tiểu cầu, thời gian đông máu…
- Xét nghiệm đường huyết.
- Xét nghiệm phân tích nước tiểu.
- Xét nghiệm chức năng thận thông qua chỉ số Creatinin, ure máu..
Xét nghiệm định lượng hormone
Các hormone đặc hiệu của vỏ thượng thận như glucocorticoid sẽ được đánh giá định lượng. Để kết quả xét nghiệm chính xác nhất, người bệnh không được dùng thuốc chứa glucocorticoid trước khi tiến hành nghiệm pháp này.
Nghiệm pháp kích thích corticorticoid
Đây là nghiệm pháp chẩn đoán chính xác nhất về bệnh. Thông thường tiến hành kích thích bằng ACTH. Người suy vỏ thượng thận thường có đáp ứng cortisol trong huyết tương < 40 microgam/dL.
Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh
Các chẩn đoán hình ảnh chỉ được tiến hành sau các xét nghiệm sinh hóa. Thông thường sẽ tiến hành chụp MRI tuyến yên và vùng dưới đồi, chụp CT ổ bụng nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc suy thượng thận nguyên phát. Ngoài ra có thể tiến hành chụp X-quang.
Điều trị suy vỏ thượng thận bằng các biện pháp Tây y
Đối với bệnh nhân suy vỏ thượng thận, điều trị bằng thuốc là rất quan trọng. Đặc biệt ở các trường hợp mạn tính thì thời gian dùng thuốc là suốt đời. Vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc cũng cần trị liệu tâm lý cho người bệnh.
Sử dụng hormon thay thế
Do vỏ thượng thận bị suy giảm chức năng, không tiết đủ hormone, nên phải bổ sung hormon thay thế để duy trì hoạt động của cơ thể.
Trường hợp suy vỏ thượng thận tiên phát mạn tính: Đây là liệu pháp bắt buộc. Thường sử dụng các thuốc nhóm glucocorticoid hoặc mineralocorticoid. Cụ thể như sau:
- Prednison: Liều dùng buổi sáng uống 5mg, buổi chiều uống 2,5mg. Thuốc uống lúc no và uống trước 17 giờ.
- Prednisolon: Liều từ 3 đến 5mg mỗi ngày. Chia làm 1 đến 2 lần uống.
- Fludrocortisone: Liều từ 50 đến 100 microgram/ ngày.
Trường hợp suy vỏ thượng thận cấp tính: Do tính cấp bách và nghiêm trọng nên bắt buộc phải dùng thuốc ở liều cao và điều trị ngay lập tức. Thường sử dụng đường tiêm truyền tĩnh mạch để thuốc nhanh chóng tác dụng.
- Hydrocortisone: Liều 100 đến 200 mg, truyền trong 6 giờ. Sau 24 giờ đầu, nếu tình hình bệnh nhân không còn nghiêm trọn
g thì giảm dần liều. - Desoxycorticosterone: Liều 2,5 đến 5 mg, tiêm bắp. Tùy từng trường hợp mà tiến hành tiêm từ 1 đến 2 lần.
Ngoài ra, trường hợp cấp tính còn cần bù nước và điện giải đã mất bằng cách truyền NaCl 0,9% từ 2 đến 3 lít, hoặc truyền Glucose 5%.
Điều trị triệu chứng
Tùy từng trường hợp, người bệnh cần dùng thêm các thuốc để làm giảm các triệu chứng bệnh. Một số thuốc thường được dùng như thuốc làm tăng huyết áp, thuốc điều trị rối loạn nhịp tim…
Điều trị theo Đông y
Từ lâu Đông y đã có nhiều bài thuốc điều trị suy thượng thận. Theo đó, suy vỏ thượng thận xảy ra khi thận thiếu dương. Vì vậy, cần phải bổ sung dương khí cho thận, bằng các bài thuốc bổ tỳ, bổ thận.
Bài thuốc số 1
Thành phần: Kỷ tử, sơn dược đều, bạch linh, đương quy, đỗ trọng, thỏ ty tử, cam thảo, lộc giác giao, thục địa, nhục quế bột, đơn sâm, bạch truật, thục phụ tử, đẳng sâm, sơn thù.
Cách dùng:
- Thang thuốc được sắc cùng nước sạch vừa đủ. Chú ý để nhỏ lửa và để sôi liên tục.
- Khi dùng chỉ lấy phần nước để uống, bỏ các bã dược liệu đi.
Bài thuốc số 2
Thành phần: Sa sâm, đương quy, hạ liên thảo, bạch thược, cam thảo, mạch đông, quy bản, sinh địa, nữ trinh tử, kê huyết đằng, miết giáp, thỏ ty tử, sinh địa.
Cách dùng: Đun thuốc với nước. Muốn uống nhiều lần trong ngày, có thể lấy bã dược liệu đun tiếp với nước. Mỗi thang thuốc chỉ dùng trong 24 giờ.
Bài thuốc số 3
Bổ Thận Đỗ Minh của nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường là phương pháp đặc trị, được nghiên cứu và ứng dụng suốt thời gian dài. Bài thuốc có tuổi đời hơn 150 năm, trở thành thuốc “gối đầu giường” của không biết bao nhiêu người bệnh cả nước.
Tìm hiểu cụ thể hơn, được biết, liệu trình chữa suy thận của bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh kết hợp cùng lúc 2 phương thuốc nhỏ, nhằm trị bệnh từ gốc tới ngọn, vừa khỏi bệnh vừa phục hồi thể trạng người bệnh. Đây là cơ chế trị bệnh của y học cổ truyền, đến nay vẫn là kim chỉ nam trong các bài thuốc của nhà thuốc Đỗ Minh Đường.
Với các thành phần kể trên có thể thấy rõ nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường chỉ sử dụng hoàn toàn Nam dược quý trong nước. Bên cạnh đó, giới chuyên gia còn nhận định, số nguyên liệu này đến từ 3 vườn dược liệu Đỗ Minh đạt chuẩn GACP – WHO tại Hòa Bình – Hưng Yên và Gia Lâm (Hà Nội), đảm bảo mang lại sự an toàn cho người bệnh, kể cả phụ nữ mang thai, đang cho con bú.
Nhưng với tính chất riêng của bệnh, các lương y Đỗ Minh Đường vẫn cẩn thận nhắc nhở người bệnh thuộc đối tượng sau nên cân nhắc trước khi dùng thuốc:
- Bệnh nhân tăng huyết áp cấp tính mức huyết áp >180mmHg
- Người bệnh đái tháo đường >9 mmol/l
- Người bệnh gặp tình trạng bí tiểu
- Bệnh nhân vô niệu
[XEM NGAY] Vườn thảo dược rộng hàng trăm ha đạt tiêu chuẩn GACP – WHO của Đỗ Minh Đường
Không chỉ hiệu quả, lành tính, bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh còn được đông đảo bệnh nhân cả nước đón nhận do dễ sử dụng, không phải đun sắc. Theo đó, nhà thuốc Đỗ Minh Đường có hỗ trợ người bệnh sắc thuốc từ dạng thang thành chế phẩm viên hoàn và cao đặc, bảo quản trong túi zip và lọ nhỏ. Người bệnh chỉ cần sử dụng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của lương y thay vì phải đun sắc lỉnh kỉnh. Đồng thời, dạng thức thuốc nhỏ gọn rất tiện lợi để mọi người mang theo bên mình khi đi xa.
Như vậy, nếu bạn đang muốn hiểu rõ hơn và có liệu trình phù hợp với tình trạng của mình thì nên liên hệ trực tiếp để được chuyên gia nhà thuốc Đỗ Minh Đường tư vấn, thăm khám tận tình:
- Địa chỉ Hà Nội: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình
- Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 100, đường Nguyễn Văn Thương, P. 25, Q.Bình Thạnh.
Để kết nối đến chuyên gia nhà thuốc và nhận tư vấn trực tiếp MIỄN PHÍ, bạn đọc liên hệ ngay đến hotline 0984 650 816 (Hà Nội)/ 0932 088 186 (Hồ Chí Minh).
Hoặc chọn lựa hình thức tư vấn online 1-1 qua hệ thống facebook https://dominhduong.org/
Mẹo dân gian điều trị bệnh
Từ xa xưa, người ta đã phát hiện ra các loại thảo dược gần gũi với chúng ta đều có tác dụng chữa bệnh. Đối với bệnh suy vỏ thượng thận, nhiều loài cây có thể được sử dụng để chữa bệnh. Sau đây là một số mẹo điều trị bệnh được lưu truyền lại:
Dùng phèn đen
Phèn đen có tên gọi khác là cây mực do có quả màu đen. Thành phần của cây có các chất có cấu trúc hóa học gần giống androgen, là stigmasterol và sitosterol. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh lý thận hư, suy thận.
Cách dùng:
- Lấy 20g phèn đen cùng quýt gai, cây nổ và cây muối (lượng như nhau) vào bình, đun với 1,5 lít nước.
- Khi nước cạn còn nửa thì dừng đun. Nước được chia ra thành từng phần để uống thay nước lọc hằng ngày.
Dùng Kim tiền thảo
Kim tiền thảo là loại dược liệu chữa các bệnh về thận hiệu quả. Thành phần của nó có chứa flavonoid, coumarin, saponin… rất tốt cho sức khỏe. Người bị suy giảm chức năng thận nên sử dụng Kim tiền thảo để phục hồi nhanh chóng hơn.
Cách dùng:
- Mỗi ngày dùng nửa cân kim tiền thảo.
- Rửa sạch dược liệu, phơi cho khô. Rắc thêm muối lên trên.
- Đun sôi hỗn hợp kim tiền thảo rắc muối với 1 lít nước. Đến khi còn khoảng 500ml thì dừng không đun nữa.
- Nước thuốc được dùng uống hằng ngày.
Lưu ý cho người bị suy vỏ thượng thận
Điều trị nội khoa, chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày có tác động rất lớn đến quá trình điều trị suy vỏ thượng thận. Đây là các yếu tố giúp kiểm soát bệnh, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng thêm. Có một số lưu ý liên quan đến thuốc, chế độ dinh dưỡng và luyện tập người bệnh cần quan tâm:
- Khi bệnh có tiến triển tốt, cần tiếp tục theo dõi bệnh nhân về cân nặng, huyết áp,… để có điều trị liều dùng thuốc cho phù hợp.
- Nếu phải dùng thuốc glucocorticoid trong thời gian dài thì phải có sự luân phiên giữa việc duy trì thuốc và ngừng thuốc. Không được dùng thuốc kéo dài hoặc dừng thuốc đột ngột.
- Tuân thủ liều dùng, thời gian và cách dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Khẩu phần ăn của người bệnh cần bổ sung đủ đường và muối. Không được duy trì chế độ ăn nhạt trong quá trình điều trị suy vỏ thượng thận. Lượng muối trong một ngày không nên quá 5mg.
- Nên bổ sung rau xanh, trái cây như cam, bưởi, súp lơ, bắp cải… vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
- Uống nước đủ và thường xuyên là yêu cầu bắt buộc đối với người suy vỏ thượng thận. Ngoài nước lọc, có thể uống nước ép từ hoa quả để thay thế.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia và các chất có cồn khác. Đây là các chất kích thích làm tình trạng bệnh thêm xấu hơn. .
- Tập thể dục điều độ để có được sức khỏe tốt chống chọi với bệnh tật.
Suy vỏ thượng thận là bệnh lý nội tiết rất nguy hiểm và có thể gặp ở bất cứ ai. Do đó, mọi người cần tìm hiểu thật kỹ về căn bệnh này để có thể phòng tránh và điều trị hiệu quả. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn và gia đình bảo vệ được bản thân khỏi nguy cơ mắc căn bệnh này.
Tin mới nhất
- Giảm mỡ bụng dễ dàng nhờ các nguyên tắc sau
- Bệnh gan to: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Tổng hợp 11 loại thuốc trị viêm tai giữa hiệu quả nhất
- Bài nam dược chữa viêm mũi xoang Tiêu xoang linh dược thang dùng cho đối tượng nào?
- Viêm xoang sàng có mủ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị kịp thời
- Ảnh hưởng của u xơ tử cung đến quá trình mang thai và sinh nở
- Ung thư cổ tử cung có mang thai, sinh con được không?
- TOP 10 BỆNH MÃN TÍNH PHỔ BIẾN NHẤT Ở NGƯỜI CAO TUỔI
- Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị lao màng phổi
- Khi nào cần bổ sung vitamin C cho trẻ? Bao nhiêu là đủ?