Thuốc đau dạ dày Omeprazol: Liều dùng và tác dụng phụ cần biết
Thuốc đau dạ dày Omeprazol là thuốc biệt dược thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI). Thuốc thường được bác sĩ kê đơn điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,… Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ hơn và lưu ý một số điểm nhất định để tránh tác dụng phụ không đáng có. Dưới đây là những thông tin thêm về thuốc, bạn đọc có thể tham khảo thêm.
- Giới thiệu bài thuốc “Sơ can bình vị tán” đã giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi các chứng đau dạ dày dai dẳng lâu năm
- Chia sẻ của NSND Trần Nhượng về chất lượng điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc
Thành phần thuốc đau dạ dày Omeprazol
Thuốc Omeprazol là sản phẩm của công ty Cổ phần Dược Trung Ương III. Thuốc được nghiên cứu và sản xuất trong nước nên thành phần đã được kiểm định phù hợp với cơ địa của người dân Việt Nam. Mỗi 1 viên uống Omeprazol có chứa các thành phần chính như:
- Polyvinyl K30
- Natri methyl paraben
- Dinatri hydrogen orthophosphat
- Methacrylicacid copolymer(L-30D)
- Natri lauryl sulfat
- Hydroxypropylmethyl cellulose E5
- Natrihydroxid
Dạng và hàm lượng của thuốc Omeprazol
Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nang uống và hỗn dich với hàm lượng cụ thể như:
- Viên nang: 5mg, 10mg, 20mg
- Hỗn dịch: 25mg, 10mg
Công dụng của thuốc đau dạ dày Omeprazol
Thuốc Omeprazol có tác dụng chính như:
- Giúp làm giảm các triệu chứng khó nuốt, ợ hơi, ợ nóng hoặc ho dai dẳng
- Giúp chữa lành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày và thực quản do acid gây nên
- Ngăn ngừa ung thư thực quản
Chính nhờ những tác dụng này, Omeprazol thường được chỉ định điều trị các bệnh lý như:
- Viêm loét thực quản
- Viêm đau dạ dày
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Viêm dạ dày, tá tràng do vi khuẩn Hp gây nên
- Viêm loét dạ dày do dùng thuốc kháng viêm steroid
- Hội chứng dạ dày, tá tràng
- Tăng tiết dạ dày do hội chứng Zollinger-Ellison
Chống chỉ định sử dụng thuốc Omeprazol
Các vấn đề liên quan đến sức khỏe có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Do đó, những đối tượng mắc các bệnh lý sau đây không nên sử dụng Omeprazole để điều trị đau dạ dày.
- Người bị bệnh tiêu chảy
- Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh hạ magie trong máu
- Loãng xương hay gặp các vấn đề về xương
- Người có tiền sử bị động kinh
- Bệnh nhân bị gan
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
- Người mẫn cảm với thành phần của Omeprazol
- Bệnh nhân bị loét dạ dày ác tính
Cách dùng thuốc đau dạ dày Omeprazole
Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng Omeprazol để tránh việc sử dụng sai gây phản ứng phụ. Thuốc thường được dùng trước bữa ăn sáng hoặc trước khi đi ngủ 30 phút. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng và thời gian chữa trị khác nhau. Cụ thể:
Đối với người lớn
- Điều trị bệnh viêm loét dạ dày: Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần uống 1 viên 20mg. Trong trường hợp bệnh nặng có thể dùng Omeprazol với hàm lượng 40mg. Thời gian dùng 4 tuần đối với loét tá tràng còn 8 tuần nếu bệnh nhân bị loét dạ dày
- Chữa viêm thực quản do bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây nên: Dùng 1 – 2 viên Omeprazol với hàm lượng 20 – 40mg. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 lần, thời gian điều trị từ 4 – 8 tuần
Đối với trẻ em dưới 18 nhưng trên 2 tuổi
Tùy thuộc vào cân nặng mà liều dùng ở mỗi trẻ thường khác nhau. Chẳng hạn:
- Trẻ từ 20kg trở lên: Uống 20mg/lần/ngày
- Trẻ từ 10 – 20kg: 10mg/lần/ngày
- Trẻ từ 5kg đến dưới 10kg: 5mg/lần/ngày
Lưu ý:
Thuốc Omeprazole nếu sử dụng quá liều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, khi gặp phải các biểu hiện sau, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và xử lý kịp thời.
- Tim đập nhanh
- Nhìn mờ
- Buồn ngủ
- Nhầm lẫn
- Khô miệng
- Ra mồ hôi nhiều
- Cảm giác nóng
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
>> Xem ngay: Bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên giúp loại bỏ đau viêm dạ dày tận gốc
Tác dụng phụ khi dùng thuốc đau dạ dày Omeprazol
Khi sử dụng thuốc Omeprazol, nếu gặp phải các tác dụng phụ sau đây bệnh nhân nên thông báo ngay cho bác sĩ biết:
- Tiêu chảy ra nước có kèm lẫn máu
- Hạ magie máu với các biểu hiện như nhịp tim nhanh, cảm giác bồn chồn, đau cơ, yếu cơ hoặc bị co giật, khó thở
Ngoài các tác dụng phụ nêu trên, bệnh nhân có thể gặp phải các phản ứng phụ thường gặp như:
- Sốt
- Đau họng
- Hắt hơi
- Nghẹt mũi
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Tiêu chảy nhẹ
- Đau đầu
Tùy thuộc vào cơ địa mà tác dụng phục xảy ra ở mỗi người khác nhau. Do đó, khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc, bệnh nhân nên đến bệnh viện để kiểm tra.
Thuốc đau dạ dày Omeprazol tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm giảm chất lượng điều trị và tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ. Do đó, trước khi dùng thuốc Omeprazol, người bệnh nên liệt kê các loại thuốc bản thân đang sử dụng để bác sĩ xem xét và kê đơn thuốc phù hợp.
Một số loại thuốc có thể tương tác với Omeprazol như:
- Rilpivirine
- Carbamazepine
- Saquinavir
- Atazanavir
- Cilostazol
- Bosutinib
- Bendamustine
- Citalopram
- Clorazepate
- Clopidogrel
- Erlotinib
- Dabrafenib
- Nelfinavir
- Clozapine
- Pazopanib
- Erlotinib
- Thuốc ledipasvir
- Disulfiram
- Dasatinib
- Indinavir
- Methotrexate
- Erlotinib
- Eslicarbazepine acetate
- Ketoconazole
- Tacrolimus
- Mycophenolate mofetil
- Vismodegib
- Nilotinib
- Topotecan
- Armodafinil
- Levothyroxine
- Triazolam
- Thuốc chống đông máu warfarin
Thuốc đau dạ dày Omeprazol giá bao nhiêu?
Giá thuốc Omeprazol 20mg hiện đang được bán với giá 10.000 – 15.000 VNĐ/ 1 hộp 14 viên. Người bệnh có thể tìm mua thuốc tại các cơ sở bán thuốc tây trên toàn quốc. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể chọn mua thuốc tại các diễn đàn thương mại điện tử.
Thuốc đau dạ dày Omeprazol có phải là giải pháp tối ưu cho người bệnh?
Thuốc Omeprazole thuộc vào nhóm thuốc tân dược và cũng có những ưu, nhược điểm nhất định.
Ưu điểm:
- Thời gian thuốc phát huy tác dụng nhanh, hiệu quả giảm bệnh thấy rõ sau 3 – 5 ngày.
- Giúp làm lành các tổn thương trong niêm mạc dạ dày, ngăn chặn triệu chứng để người bệnh dễ chịu hơn.
Nhược điểm:
- Tác dụng mang tính tạm thời, chỉ giải quyết cái ngọn của bệnh, giảm được biểu hiện nhưng không loại bỏ được gốc căn nguyên khiến bệnh dễ tái phát. Cơn đau lần sau có cường độ mạnh hơn lần t
rước. - Một số thành phần trong thuốc có thể mẫn cảm với cơ thể người bệnh, gây ra những phản ứng phụ.
- Có thể khiến vết loét trầm trọng hơn nếu lạm dụng nhiều hoặc sử dụng thường xuyên, không có thời gian ngắt quãng.
Đối với điều trị các chứng đau dạ dày, nguyên tắc cần đảm bảo trong lựa chọn bài thuốc là vừa chữa được triệt để gốc bệnh, vừa phục hồi sức khỏe toàn diện và an toàn cho người bệnh.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thuốc đau dạ dày Omeprazole chưa phải là lựa chọn tối ưu. Người bệnh hoàn toàn có thể lựa chọn những bài thuốc khác hoặc kết hợp dùng Omeprazole với Đông y để có hiệu quả điều trị tốt hơn.
Đông y từ trước đến nay vẫn luôn được bình chọn là giải pháp an toàn, lành tính, chữa bệnh triệt để và không làm hao mòn sức khỏe. Người bệnh có thể tham khảo thêm và lựa chọn trong phác đồ điều trị của mình.
VTV2 Vì sức khỏe người Việt đồng hành cùng Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan chia sẻ bài thuốc Đông y chữa dạ dày hiệu quả nhất hiện nay
=> Xem thêm:
- Sơ Can Bình Vị Tán – Bài thuốc “thần kỳ” giúp chữa khỏi đau dạ dày cho hàng ngàn người bệnh trên khắp cả nước
- Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – địa chỉ khám chữa bệnh uy tín được lựa chọn nhiều nhất hiện nay
Tuy nhiên, để sử dụng thuốc mang lại hiệu quả cao, bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. hoặc dược sĩ đề nghị.
Trên đây là toàn bộ thông tin cung cấp về thuốc đau dạ dày Omeprazole và gợi ý cách kết hợp điều trị bệnh hiệu quả. Hi vọng sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bạn sớm tìm ra giải pháp đúng đắn cho căn bệnh của mình.
Tin mới nhất
- Bị đau họng sau khi uống bia do đâu? Cách khắc phục
- Gan Nhiễm Mỡ Là Gì? Đừng Chủ Quan Với Nguyên Nhân, Triệu Chứng
- “Thổi bay” bướu ác tính di căn hạch ung thư nhờ cây mật gấu kết hợp Linh Chi
- Chuyển vị các động mạch lớn
- Bao quy đầu dài (thừa) có sao không? Cách khắc phục
- Mẹo chữa bệnh trĩ bằng rau má đơn giản không lo chi phí
- Ung thư gan giai đoạn cuối sống được bao lâu và có chữa được không?
- Ung thư buồng trứng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
- Đông trùng hạ thảo
- Viêm màng phổi