Đau cột sống thắt lưng ở người trẻ: Cách điều trị và phòng tránh
Đau cột sống thắt lưng không chỉ là căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi mà còn xảy ra ở người trẻ tuổi với tỷ lệ mắc ngày càng cao, thường là từ 25 tuổi trở lên. Vậy nguyên nhân do đâu gây ra đau cột sống thắt lưng ở người trẻ và cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đau cột sống thắt lưng ở người trẻ là gì?
Đau cột sống thắt lưng còn được gọi đau vùng lưng dưới, tình trạng này xảy ra khi các cơn đau nhức đột ngột xuất hiện ở vùng thắt lưng. Nếu như trước kia tình trạng này chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi, bước vào giai đoạn thoái hóa thì hiện nay ngày càng có nhiều người trẻ mắc phải căn bệnh này.
Theo định nghĩa trong y khoa, những người trẻ thường có độ tuổi từ 18 – 45 tuổi. Nếu người bị đau cột sống thắt lưng trên 45 tuổi thì nguyên nhân chủ yếu gây đau nhức là do chứng thoái hóa cột sống. Nhưng ngược lại nếu dưới 45 tuổi bị đau cột sống thắt lưng chắc chắn xuất phát từ các tác nhân như lao động, tư thế vận động, sinh hoạt, đi lại… không đúng.
Điểm chung của những người trẻ bị đau cột sống thắt lưng chính là sự lơ là, chủ quan khiến bệnh tái phát ngày càng thường xuyên và dễ gây biến chứng. Không những vậy, những cơn đau nhức đột ngột rất khó chịu, có thể lan từ thắt lưng xuống gần sát mông hoặc ở cả hai bên mông, đặc biệt khi hoạt động làm giảm hiệu suất công việc, ảnh hưởng xấu đến tinh thần của người bệnh, thậm chí bị liệt nửa thân người nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây đau cột sống thắt lưng ở người trẻ
Theo các chuyên gia, hầu hết các vấn đề xương khớp thường xảy ra do cơ thể bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa. Tuy nhiên, đối với người trẻ tuổi khi gặp phải chứng đau cột sống thắt lưng có thể là do bị tác động bởi một số yếu tố cơ học, bắt nguồn từ chính những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng nếu kéo dài tích tụ lâu dài sẽ tạo ra áp lực và gây những tổn thương nhất định cho cột sống.
Một số nguyên nhân gây đau cột sống thắt lưng ở người trẻ như:
- Do tính chất nghề nghiệp
Những người trẻ bị đau cột sống thắt lưng chủ yếu liên quan đến yếu tố nghề nghiệp. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những người chỉ vừa 25 – 30 tuổi nhưng lại bị đau cột sống thắt lưng. Thường là những người làm việc văn phòng ngồi yên một chỗ, lái xe đường dài, ít thay đổi tư thế hoạt động…
Đây chính là nguyên nhân khiến máu huyết không lưu thông đến vùng thắt lưng, vùng hông làm cho các cơ bị chèn ép, căng cứng dẫn đến đau nhức.
- Do thừa cân – béo phì:
Thừa cân, béo phì là vấn đề đau đầu của nhiều bạn trẻ vì nó không chỉ làm giảm ngoại hình, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, sự tự tin mà còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cột sống bị tổn thương. Quá trình thoái hóa sẽ không đến ngay mà diễn ra từ từ, đến một lúc nào đó cột sống bị áp lực quá mức, không đỡ được trọng lượng của cơ thể sẽ dẫn đến tổn thương, gây đau nhức, thậm chí làm hạn chế khả năng vận động.
- Do ngồi không đúng tư thế:
Những người trẻ ngày nay thường chọn làm những công việc ngồi yên tại chỗ, ít hoạt động và khi ngồi lại ngồi sai tư thế, ví dụ như kiểu ngồi khom lưng, vẹo sang một bên… Thói quen này tưởng chừng bình thường vô hại nhưng lại khiến cho lưng chịu nhiều áp lực trong thời gian dài. Nguyên nhân là do đĩa đệm cột sống bị chèn ép, dây chằng bị kéo giãn, tê cứng gân cốt dẫn đến đau nhức.
- Do mang vác vật nặng:
Khi mang vác một vật nặng quá mức nhưng sai tư thế và duy trì hành động này trong thời gian dài sẽ rất dễ khiến cột sống bị tổn thương. Nếu người bệnh tiếp tục thực hiện hành động này càng khiến cho cơn đau nhức bùng phát thường xuyên và nặng nề hơn
- Hậu quả của chấn thương:
Nếu đã từng bị tai nạn do chơi thể thao, va chạm xe cộ và gây tổn thương đến xương khớp nhưng không được điều trị đúng cách và dứt điểm sẽ để lại nhiều hệ quả xấu về sau. Trong đó, đau nhức là một trong những biểu hiện điển hình nếu vùng bị tổn thương ở thắt lưng.
- Tư thế nằm ngủ sai:
Nằm ngủ trên gối quá cao, lót gối dưới lưng hay ngủ trên bề mặt gồ ghề đều là những nguyên nhân gây ra đau cột sống thắt lưng khi còn trẻ.
- Dáng đứng sai:
Hiện nay, những người trẻ thường có thói quen khom lưng, khom cổ dù đang đứng. Phần lớn nguyên nhân là do thói quen sử dụng các thiết bị điện tử, smartphone quá chăm chú trong thời gian dài. Tình trạ
ng này diễn ra lâu dài sẽ khiến cho cột sống bị vẹo, gù và giãn dây chằng gây đau nhức dữ dội.
- Do bị trật khớp:
Tình trạng trật khớp thường xảy ra khi bạn đang duy trì một tư thế ngồi quá lâu và đột nhiên đổi sang một tư thế khác. Hành động này khiến các cơ, gân, khớp cột sống không phản ứng kịp dẫn đến trật xương, trật khớp và đặc trưng bởi các cơn đau dữ dội.
- Do nhiễm lạnh
Người trẻ thường cậy vào sức khỏe của mình, không thấy bệnh tật gì cả nên thường chủ quan, ăn mặc phong phanh vào mùa đông hoặc dầm mưa quá lâu và không giữ ấm, làm ấm kịp thời sẽ gây ra tình trạng đau nhức lưng dữ dội Bởi theo các thông tin trong Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ khiến khí huyết bị tắc trở, lưu thông không trơn tru dẫn đến đau nhức khó chịu.
- Do chế độ sinh hoạt, ăn uống:
Hầu hết người trẻ hiện đại đều ít quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Thay vì các món giàu chất dinh dưỡng nhưng được chế biến thanh đạm, dễ tiêu hóa thì lại chọn thức ăn nhanh, chiên xào nhiều dầu mỡ, nêm nếm đậm vị hay thức ăn đóng hộp.
Thói quen này khiến cơ thể không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và vitamin D khiến hệ xương dần yếu kém, từ đó thường xuyên xuất hiện tình trạng đau cột sống thắt lưng và tái đi tái lại nhiều lần nếu không được điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, những người trẻ có thói quen sinh hoạt kém lành mạnh, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý như thức khuya, ngủ không đủ giấc, ngồi vẹo lưng, nghiêng cột sống sang một bên… cũng dễ làm suy giảm độ đàn hồi và sức mạnh của cột sống vùng thắt lưng.
Đau cột sống thắt lưng là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Với những trường hợp bị đau cột sống thắt lưng nặng, kéo dài và thường xuyên tái đi tái lại, càng bùng phát càng tăng nặng mức độ đau nhức chính là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một trong những căn bệnh về xương khớp nguy hiểm sau đây:
- Thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng lão hóa tự nhiên của cơ thể và chủ yếu xuất hiện ở người lớn tuổi. Nhưng khác với những người bạn suy nghĩ, ngày nay căn bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hóa dần. Khi cột sống bị thoái hóa dù bất kỳ nguyên nhân gì cũng sẽ gây ra tình trạng vôi hóa cột sống, vô tình làm tăng áp lực lên đĩa đệm, chèn ép lên các rễ dây thần kinh gây đau nhức, căng cứng, ê buốt, tê bì…
- Thoát vị đĩa đệm cột sống
Đĩa đệm là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa 2 đốt sống lại với nhau. Nó có khả năng làm giảm ma sát và sự xóc nảy khi bạn hoạt động, cơ thể đang vận động. Tuy nhiên khi đĩa đệm bị thoát vị sẽ khiến cho các nhân nhầy bên trọng thoát ra ngoài. Lúc này, các cột sống áp sát vào nhau và chèn ép lên các rễ dây thần kinh gây đau nhức dữ dội.
- Đau thần kinh tọa:
Bệnh lý này còn được gọi là dây thần kinh hông to là tình trạng dây thần kinh tọa bị chèn ép quá mức dẫn đến đau nhức đột ngột và dữ dội, lan từ thắt lưng xuống hông, mông và chân. Theo các chuyên gia, bị đau thần kinh tọa là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra đau đớn, khó chịu, ê buốt… thậm chí còn làm hạn chế hoặc mất đi khả năng di chuyển, vận động tự do.
- Viêm khớp:
Một số căn bệnh thuộc nhóm viêm khớp thông thường cũng là yếu tố nguy cơ làm ảnh hưởng đến chức năng cột sống vùng thắt lưng. Trong đó có thể kể đến như viêm khớp dạng thấp, viêm đốt sống, viêm cột sống… Tình trạng viêm tại các khớp cột sống nghiêm trọng còn kèm theo triệu chứng đau nhức khó chịu, cột sống phát ra âm thanh khi vận động, hạn chế phạm vi hoạt động…
- Một số bệnh lý khác: Ngoài những căn bệnh viêm khớp gây đau cột sống thắt lưng ở người trẻ vừa kể trên, tình trạng cũng có thể xảy ra có liên quan đến một số bệnh lý khác như:
- Có khối u: Một số ít trường hợp trẻ bị đau cột sống thắt lưng do xuất hiện khối u. Tình trạng này là hệ quả của việc di căn các tế bào ung thư sang vị trí thắt lưng trong cơ thể.
- Sỏi thận: Thận tích tụ và hình thành sỏi cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra đau cột sống thắt lưng ở người trẻ tuổi. Các cơn đau thường chỉ xuất hiện ở một bên thận.
- Phình động mạch chủ bụng: Tình trạng này là sự giãn khu trú bên trong lòng mạch với kích thước lớn hơn so với đường kính của các động mạch bình thường xung quanh. Khi động mạch chủ bụng càng phình to càng dễ gây ra đau cột sống thắt lưng.
- Lạc nội mạc tử cung: Đây là căn bệnh rất phổ biến ở nữ
giới, xảy ra khi các tế bào nội mạc không nằm bên trong buồng trứng mà di chuyển sang các cơ quan lân cận như vòi trứng, ổ bụng, khoang bụng, trực trạng, bàng quang… Triệu chứng đầu tiên của bệnh này là gây đau nhức dữ dội.
Dấu hiệu đau cột sống thắt lưng ở người trẻ
Theo các chuyên gia, tình trạng đau cột sống thắt lưng ở người trẻ thường xuất hiện từ khá sớm, khoảng 25 – 35 tuổi. Sau khi thăm khám, người bệnh sẽ được chẩn đoán chính xác tình trạng đau cột sống thắt lưng của bạn là cấp tính hay mãn tính. Tùy vào dạng bệnh mà các triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh thường khác nhau.
Đau cột sống thắt lưng cấp tính
Các cơn đau cấp tính chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, có thể là vài ngày hoặc vài tuần. Các cơn đau thường đến một cách đột ngột do người bệnh thực hiện sai tư thế hay bị chấn thương tai nạn nhẹ. Bạn có thể nhận biết dấu hiệu đau thắt lưng cấp tính thông qua các điểm sau:
- Sau khi ngủ dậy cảm giác mệt mỏi ập đến đột ngột, đặc biệt bị đau nhức và khó chịu tại vùng thắt lưng, cảm giác căng cứng toàn bộ cột sống.
- Đột ngột bị đau tại một vị trí nào đó trên lưng nhưng trước giờ chưa từng bị.
- Vùng cột sống thắt lưng bị tổn thương, đau nhức có thể kèm theo triệu chứng sưng viêm, chạm vào càng đau hơn.
- Nếu không được điều trị và cải thiện triệu chứng sẽ nhanh chóng lan sang những vùng khác như mông, hông, đùi…
- Các cơn đau thường rất dữ dội khi bạn vận động, sinh hoạt và thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
Đau cột sống thắt lưng mãn tính
Đây là tình trạng đau nhức cột sống thắt lưng nghiêm trọng kéo dài từ 3 tháng trở lên. Thường thì chỉ khi mắc các bệnh lý xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa… mới gây ra tình trạng này.
Các triệu chứng của tình trạng đau thắt lưng mãn tính cũng tương tự như giai đoạn cấp tính nhưng thời gian kéo dài lâu hơn. Lúc này, lưng trở nên cong vẹo, gù khiến người bệnh khó có thể đứng thẳng, thậm chí phải nằm yên một chỗ không hoạt động được. Kèm theo đó là một số triệu chứng toàn thân như sốt, sụt cân, mệt mỏi…
Tác hại của tình trạng đau cột sống thắt lưng đối với người trẻ
Đau cột sống thắt lưng là tình trạng không quá nguy hiểm, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cùng nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Sau đây là một số tác hại dễ gặp phải:
- Người bệnh gặp khó khăn trong việc sinh hoạt, thực hiện các động tác cơ bản như đi, ngồi, đứng, khom, gập người… Tình trạng này dễ bắt gặp nhất ở những người làm công việc lao động tay chân nặng nhọc. Đối với những người làm văn phòng, ngồi nhiều sẽ kèm theo đau nhức dữ dội, tê bì căng cứng các cơ khớp.
- Các cơn đau lưng thường đến khá đột ngột và khiến bạn không còn muốn vận động. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến dễ mệt mỏi, cơ thể không được vận động sẽ tích tụ mỡ, gây thừa cân, béo phì và càng làm nặng thêm triệu chứng đau nhức cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp khác.
- Nếu đau nhức lưng vào buổi tối sẽ khiến bạn khó chịu, mệt mỏi, trằn trọc khó ngủ. Mất ngủ kéo dài sẽ làm bạn thiếu năng lượng, dễ mất tập trung, suy giảm trí nhớ dẫn đến giảm hiệu suất công việc.
- Việc mắc các bệnh lý xương khớp như thoái hóa, thoát vị, yếu cơ… gây ra đau cột sống thắt lưng nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ gây ra bại liệt toàn thân, mất khả năng vận động vĩnh viễn.
Phương pháp điều trị đau cột sống thắt lưng ở người trẻ hiệu quả
Việc mắc phải tình trang đau cột sống thắt lưng khi còn trẻ không phải là vấn đề quá lớn nếu bạn biết cách điều trị. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường của cột sống thắt lưng, đừng quá lo lắng và nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Một số biện pháp hỗ trợ giảm đau và điều trị đau cột sống thắt lưng ở người trẻ hiệu quả gồm:
1. Điều trị bằng thuốc
Dùng thuốc là cách nhanh nhất để làm giảm triệu chứng đau nhức cột sống thắt lưng, đặc biệt là các loại thuốc Tây y. Thuốc thường được chỉ định sử dụng trong trường hợp các cơn đau kéo dài dai dẳng và không có xu hướng tự thuyên giảm sau vài tiếng hoặc vài ngày.
Một số loại thuốc Tây được dùng phổ biến như:
- Nhóm thuốc giảm đau (Paracetamol, Acetaminophen)
- Nhóm thuốc chống viêm không steroid NSAIDs (Ibup
rofen, Aspirin, Meloxicam…) - Nhóm thuốc kháng viêm chứa steroid
- Nhóm thuốc làm giãn cơ (Mydocalm, Flexeril, Soma, Valium…)
- Nhóm thuốc chứa Tramadol (Ultram, Ultracet)
- Nhóm thuốc chống động kinh (Neurontin)
Lưu ý: Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo đúng toa thuốc của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý đổi liều, đổi thuốc hay mua thuốc ở ngoài. Tuân thủ liều dùng và thời gian quy định để tránh gây ra những tác dụng phụ rủi ro ngoài ý muốn.
Bên cạnh các loại thuốc Tây có tác dụng nhanh chóng và hiệu quả, người bệnh cũng có thể chọn điều trị bằng các bài thuốc Đông y có tác dụng hỗ trợ làm giảm đau nhức cột sống thắt lưng ở người trẻ. Ưu điểm của phương pháp này chính là sự an toàn, lành tính đến từ các loại dược liệu thiên nhiên, tuy nhiên hiệu quả của nó lại đến khá chậm, không cao như các loại thuốc Tây nên người bệnh cần kiên nhẫn áp dụng lâu dài.
2. Điều trị ngoại khoa
Can thiệp điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) là điều cần thiết nếu tình trạng đau cột sống thắt lưng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bại liệt và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Phương pháp này không chỉ giúp đánh bay tình trạng đau nhức mà còn góp phần bảo tồn chức năng vận động của vùng cột sống thắt lưng, giảm thiểu nguy cơ bị liệt vĩnh viễn.
Tuy nhiên, phương pháp này còn tiềm ẩn một số rủi ro y khoa nên không phải ai cũng có thể được chỉ định áp dụng. Ngoài ra, chi phí phẫu thuật rất cao nên không có nhiều người bệnh chọn lựa cách này.
Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định cho bạn áp dụng điều trị bằng phương pháp châm cứu, bấm huyệt, điều trị bằng điện, tia laser… để đạt kết quả nhanh chóng và rõ rệt sau mỗi lần thực hiện.
3. Áp dụng các biện pháp giảm đau không cần dùng thuốc
Khi các cơn đau nhức bùng phát dữ dội, thậm chí quá sức chịu đựng hãy nhanh chóng áp dụng một số phương pháp sau đây để hỗ trợ giảm đau:
- Chườm nóng/ lạnh: Nhiệt nóng hoặc nhiệt lạnh khi tác động trực tiếp lên vùng cột sống bị tổn thương sẽ nhanh chóng làm dịu cơn đau thông qua cơ chế làm giảm sự chèn ép của lên các đốt sống lưng và dây thần kinh. Giúp kéo giãn cột sống một cách tự nhiên và hỗ trợ giảm đau nhanh chóng. Ngoài ra, chườm lạnh còn giúp đem lại tác dụng chống sưng viêm tại vùng cột sống thắt lưng bị tổn thương khá hiệu quả.
- Massage: Đây cũng là một trong những biện pháp đem lại hiệu quả cao trong việc làm giảm đau cột sống thắt lưng được nhiều bạn trẻ yêu thích chọn lựa. Phương pháp này không chỉ giúp làm thư giãn các cơ xương khớp, kéo giãn cột sống tự nhiên, đánh bay cảm giác đau đớn, căng cứng khó chịu mà còn là cơ hội để bạn được tận hưởng cảm giác thư giãn mới lạ, cải thiện tinh thần, xua tan stress… do áp lực cuộc sống, deadline công việc.
- Bôi gel/ dùng cao dán: Một số trường hợp bị đau nhức mỏi cột sống thắt lưng cấp tính là do vận động quá mức, chơi thể thao nhiều gây ra có thể áp dụng cách này. Các loại cao dán hay gel bôi đặc trị được bán rất nhiều trên thị trường và đem lại hiệu quả giảm đau nhức rất tốt.
- Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên: Một số loại thảo dược như lá lốt, lá ớt, lá ngải cứu, lá đinh lăng… có chứa các thành phần hoạt chất kháng sinh, chống viêm và giảm đau khá hiệu quả đối với các cơn đau cấp tính. Cách thực hiện đơn giản nhất là bạn dùng các loại dược liệu này sơ chế và chườm đắp lên vùng cột sống bị tổn thưong trong 15 – 20 phút để đạt kết quả tối ưu. Tuy nhiên, do thành phần dược chất trong các loại dược liệu tự nhiên thường không cao nên chỉ phù hợp với những trường hợp mắc bệnh nhẹ và chịu khó kiên trì áp dụng trong thời gian dài.
4. Tập vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp trị đau cột sống thắt lưng nói riêng và các bệnh lý xương khớp nói chung khá hiệu quả, có độ an toàn cao nếu thực hiện đúng cách. Bởi hầu hết các bài tập trị liệu đều có kéo giãn cột sống thắt lưng một cách tự nhiên, giải phóng sự chèn ép lên dây thần kinh, kích thích tuần hoàn máu và phục hồi sự linh hoạt, sức mạnh cho cột sống.
Hãy thường xuyên thăm khám định kỳ để được kiểm tra sức khỏe và được các chuyên gia thiết kế riêng cho các bài tập trị liệu phù hợp với mức độ bệnh, thể trạng sức khỏe cũng như dựa vào giới hạn chịu đựng của người bệnh. Các bài tập vật lý trị liệu có thể bắt nguồn từ những động tác xoay lưng, gập lưng đơn giản hoặc nâng cấp hơn sẽ là các bài yoga phức tạp như: tư thế cây cầu, tư thế rắn hổ mang, tư thế con mèo…
Biện pháp phòng tránh đau cột sống thắt lưng dành cho người trẻ
Phòng ngừa đau cột sống thắt lưng ở đây có nghĩa rằng bạn cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa tái phát và phòng ngừa bệnh từ lúc bệnh chưa phát. Để làm được điều này, bạn chỉ cần tạo thói quen thực hiện một số điều sau đây:
- Vận động thường xuyên, tập thể dục nhẹ nhàng hoặc đi bộ mỗi ngày từ 20 – 30 phút vào buổi sáng sớm để giúp gân cốt thư giãn, tăng độ linh hoạt cho khớp mà lại không gây tổn hại đến xương khớp.
- Trong chế độ ăn uống hằng ngày nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất béo, tinh bột, đường vì chúng là nguyên nhân gây thừa cân béo phì. Trọng lượng cơ thể càng nặng càng làm tăng nguy cơ tổn thương cột sống.
- Điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, thức khuya.
- Hạn chế những hành động mang vác, bưng bê đồ quá nặng, nếu bắt buộc hãy chỉnh tư thế cho phù hợp. Thay đổi thói quen ngồi ghế, tư thế ngủ hay tư thế đứng để có một cột sống khỏe mạnh.
- Bổ sung canxi và vitamin D đầy đủ cho cơ thể, tránh để thiếu hụt nếu không muốn xương khớp yếu dần đi. Bạn có thể bổ sung các dưỡng chất này thông qua một số loại thực phẩm hoặc viên uống chức năng.
Có thể thấy rằng đau cột sống thắt lưng ở người trẻ hiện nay đang là vấn đề đáng báo động và khiến nhiều người đau đầu. Vì vậy, hãy tự trang bị cho mình những kiến thức hữu ích được tổng hợp trong bài viết trên để sớm điều trị khỏi bệnh cũng như chủ động bảo vệ bản thân khỏi những vấn đề bệnh lý xương khớp ngay từ sớm.
Có thể bạn quan tâm
- Thoái hoá cột sống cổ: Nguyên nhân, Triệu Chứng và Cách điều trị
- 10 bài tập Yoga chữa thoái hoá cột sống dễ tập hiệu quả
- Phương pháp vật lý trị liệu thoái hoá cột sống cổ
- Cách chữa thoái hoá cột sống bằng cây xương rồng và lưu ý cần nhớ
Xem thêm: U lympho tế bào T
Tin mới nhất
- Chữa viêm lộ tuyến bằng cách nào hiệu quả nhất dành cho mọi cơ địa?
- Chàm tổ đỉa – Nguyên nhân, các nhận biết và phương pháp điều trị dứt điểm
- Bệnh giả gout
- Các loại bánh làm từ bột bình tinh mà bé thích mê
- 13 cách phòng bệnh tiểu đường trước khi quá muộn
- Các cách chữa viêm đa khớp an toàn, nhanh chóng
- Cách chế biến nấm lim xanh rừng đúng nấm lim xanh có tác dụng gì?
- Đau mỏi vai gáy: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý
- Các thuốc trị tiểu đường của Mỹ tốt nhất và giá bán
- Viêm xoang mũi: Triệu chứng và phương pháp điều trị không tái phát