Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày – Nguyên nhân và cách trị

Ngày nay, có nhiều trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày nhưng cha mẹ không biết nguyên nhân tại sao và làm thế nào để chữa trị bệnh cho con. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này của con bạn.

Nguyên nhân khiến trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày ở trẻ 7 tuổi là bệnh lý xảy ra khi axit trong dạ dày trào ngược lên trên thực quản. Hiện tượng này thường xuất hiện phổ biến vào ban đêm, trong hoặc sau bữa ăn khiến trẻ bị đau rát thượng vị và nhiều triệu chứng khó chịu khác.

Theo cấu tạo của cơ thể, thực quản là phần ống tiêu hóa nối dài từ miệng xuống dưới dạ dày. Ở phía dưới cùng của thực quản luôn có một van thực hiện chức năng mở ra khi thức ăn đi xuống và đóng chặt lại nhằm ngăn không cho axit cũng như các chất trong dịch vị dạ dày bị trào ngược trở lại. Khi van dưới thực quản của bé bị suy yếu, nó đóng mở không đúng lúc sẽ gây ra các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày (gọi tắt là GERD). 

Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày khiến bé gặp nhiều triệu chứng khó chịu

Các nguyên nhân khiến trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày bao gồm:

  • Do hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện, cơ vòng còn yếu nên dễ bị trào ngược
  • Trẻ ăn quá nhiều mỗi bữa trong khi kích thước dạ dày của bé chưa đủ lớn để chứa được hết thức ăn nạp vào.
  • Tổn thương bẩm sinh ở cơ vòng cũng có thể khiến trẻ bị trào ngược dạ dày ngay từ lúc mới sinh và kéo dài cho đến năm 7 tuổi.
  • Do ăn nhiều vào buổi tối hoặc trẻ có thói quen ăn quá khuya
  • Trẻ 7 tuổi rất hiếu động nên nhiều bé thích chạy nhảy, vận động mạnh ngay sau khi ăn xong làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, từ đó làm tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày
  • Do thói quen vừa nằm vừa ăn hoặc đi nằm ngay sau khi ăn
  • Trẻ bị thừa cân, béo phì gây chèn ép vào dạ dày dẫn đến trào ngược.
  • Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, những trẻ có tiền sử bị thoát vị dạ dày, bệnh Down, loạn dưỡng cơ hoặc bị bại não cũng có thể bị trào ngược dạ dày.

Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ 7 tuổi

Để nhận biết trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày hay không, cha mẹ có thể dựa vào các triệu chứng dưới đây:

  • Trẻ chán ăn
  • Không tăng cân hoặc giảm cân
  • Thường xuyên kêu khó thở
  • Ợ chua
  • Ợ nóng
  • Nóng rát ở phần ngực trên
  • Bé hay bị viêm họng
  • Buồn nôn, nôn ói, thường gặp nhất là sau khi ăn
  • Trẻ bị đau và khó chịu khi nuốt thức ăn
  • Khàn tiếng
  • Thở khò khè
  • Trẻ nếm trong miệng thấy có vị axit
  • Hay bị nấc cụt
  • Nếm thấy vị chua trong miệng
  • Đau thượng vị, cơn đau có thể tăng lên khi ăn hoặc khi nằm xuống
  • Hôi miệng
  • Răng bị mòn, sâu răng hoặc mất răng 
Buồn nôn là triệu chứng thường gặp khi trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày

Ngoài ra, con bạn có thể gặp phải những triệu chứng khác không được đề cập trong danh sách kể trên. Hãy đưa bé đi khám bác sĩ nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ mắc căn bệnh này. Mặc dù hiếm gặp nhưng trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày vẫn có nguy cơ gặp một số biến chứng nguy hiểm như loét thực quản, Barrett thực quản hay thậm chí là ung thư thực quản nếu để bệnh tình kéo dài.

Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày được chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoá
n bệnh trào ngược dạ dày cho trẻ 7 tuổi, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe, ghi nhận tiền sử bệnh tình của bé cũng như các triệu chứng con bạn đang gặp phải. 

Các xét nghiệm khác có thể được chỉ định cho bé bao gồm:

  • Chụp X-quang ngực
  • Nuốt barium kết hợp chụp X-quang: Cho phép bác sĩ phát hiện được các dấu hiệu viêm loét và tắc nghẽn bất thường ở các cơ quan trên cùng của đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày và ruột non ( phần đầu tá tràng)
  • Nội soi dạ dày: Trẻ 7 tuổi còn nhỏ nên ít khi được thực hiện phương pháp này. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết bác sĩ có thể chỉ định nội soi cho bé. Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể lấy một số mẫu mô trong đường tiêu hóa của trẻ để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn Hp hoặc tầm soát ung thư.
  • Nhân trắc thực quản: Kỹ thuật này được thực hiện để đánh giá sức mạnh cơ thực quản của bé.
  • Kiểm tra độ pH: Một ống nhựa có đầu cảm biến sẽ được đưa vào thực quản từ lỗ mũi của bé để đo độ pH trong vòng 24 – 48 giờ.

Cách chữa trị cho trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày

Điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ 7 tuổi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thông thường, việc khắc phục bệnh sẽ được bắt đầu với các phương pháp tự nhiên, đặc biệt là thay đổi lối sống của bé. Nếu sau đó bệnh tình của bé không tiến triển tốt thì mới tính đến việc sử dụng thuốc hay phẫu thuật.

1. Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống khắc phục trào ngược dạ dày ở trẻ 7 tuổi

Một số thay đổi trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày có thể giúp cải thiện triệu chứng cho trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày như:

  •  Ăn các bữa nhỏ trong ngày thay vì chỉ có 3 bữa chính. Cứ cách 2 – 3 giờ mẹ có thể cho con ăn một lần nhưng đừng để bé ăn quá nhiều. Điều này sẽ giúp gánh nắng tiêu hóa cho dạ dày của bé, ngăn ngừa trào ngược, giảm buồn nôn và giúp bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Có kế hoạch giảm cân cho bé nếu con bạn dư thừa cân nặng hoặc bị béo phì
  • Tránh cho  trẻ ăn nhiều chất béo, đồ chiên, sô cô la, các loại quả có vị chua, bạc hà. Chúng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày thực quản và khiến tình trạng trào ngược dạ dày của trẻ 7 tuổi thêm nghiêm trọng.
  • Không cho trẻ uống nước ngọt có ga hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Khuyến khích bé nằm gối nâng cao đầu trong lúc ngủ để ngăn ngừa hiện tượng trào ngược axit diễn ra vào ban đêm
  • Bữa ăn tối nên cách thời điểm bé đi ngủ ít nhất 3 giờ
  • Đừng để bé đi nằm ngay hoặc hoạt động mạnh ngay sau khi ăn
  • Để bé mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Tránh mặc đồ bó sát gây chèn ép vào dạ dày và làm tăng nguy cơ bị trào ngược.
Khi trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày cha mẹ nên cho con ăn nhiều bữa nhỏ với lượng thức ăn vừa phải

2. Chữa trào ngược dạ dày cho trẻ 7 tuổi bằng các bài thuốc dân gian

Các bài thuốc dân gian thường sử dụng nguyên liệu thiên nhiên nên khá an toàn khi sử dụng điều trị cho trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày. Mẹ có thể tham khảo các mẹo dưới đây để áp dụng thử cho con.

  • Dùng nghệ:  Loại gia vị này cung cấp nhiều curcumin có tác dụng làm giảm axit dạ dày, giúp tổn thương trong đường ruột của bé nhanh lành.  Để điều trị, mẹ lấy 1 thìa bột nghệ trộn chung với 1 thìa mật ong nguyên chất cho bé ăn trước  bữa chính 30 phút.
  • Bài thuốc từ nha đam: Nha đam chứa chất chống viêm, diệt khuẩn, giảm đau tự nhiên giúp cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 7 tuổi. Mẹ hãy lấy lá nha đam tươi, gọt sạch vỏ, lấy ruột bên trong cắt nhỏ, đem nấu lấy nước đặc. Khi dùng, thêm vào chút mật ong cho bé dễ uống. Trường hợp bé có dấu hiệu tiêu chảy thì tránh dùng.
  • Dùng củ gừng tươi: Gừng giúp giảm trào ngược dạ dày cho trẻ bằng cách trung hòa axit dạ dày. Nguyên liệu này còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp bé có cảm giác ăn uống ngon miệng hơn. Sau khi bằm nhuyễn gừng, mẹ hãy lấy 1 thìa đem bỏ vào nước sôi ủ trong 15 phút. Cuối cùng thêm lượng mật ong đủ ngọt vào, quậy đều lên cho bé uống. Thực hiện mỗi ngày khoảng 2 lần.

3. Điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ 7 tuổi bằng thuốc tây

Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì cho an toàn? Các bài thuốc dân gian có thể không cho hiệu quả đối với tất cả các trường hợp, đặc biệt là khi trẻ bị trào ngược dạ dày nặng. Bác sĩ có thể đề nghị cho con bạn dùng thuốc tây để điều trị nhằm đạt được kết quả tốt hơn.

Các loại thuốc có thể được sử dụng để chữa trào ngược dạ dày ở trẻ 7 tuổi bao gồm:

  • Thuốc chẹn H2: Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm lượng axit được sản xuất trong dạ dày bằng cách ngăn chặn histamine – một loại hormone giúp tạo ra axit.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Nhóm thuốc này cũng có tác dụng ức chế sản xuất axit ở dạ dày của bé.
  • Các thuốc khác có thể được chỉ định: Thuốc giảm đau, thuốc nhuận tràng, thuốc chống buồn nôn…
Một số loại thuốc có thể giúp cải thiện triệu chứng khó chịu cho trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày

4. Phẫu thuật 

Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày có thể phải phẫu thuật nếu tình trạng quá nghiêm trọng hoặc có liên quan đến các vấn đề y tế khác. Ngoài ra, đây cũng là sự lựa chọn để điều trị cho các trường hợp trẻ bị sụt cân nặng, có biểu hiện nôn ói nhiều, thường xuyên bị khó thở và mắc các vấn đề về đường hô hấp do ảnh hưởng của bệnh.

Hình thức phẫu thuật được áp dụng phổ biến nhất là nội soi. Phương pháp này ít gây đau cho bé, giúp trẻ nhanh phục hồi sức khỏe hơn và hạn chế được biến chứng so với phẫu thuật mổ hở. 

Khi phẫu thuật, trẻ được gây mê toàn thân. Bác sĩ tiến hành rạch những đường mổ nhỏ trên bụng của bé rồi luồn ống nội soi có gắn camera ở đầu vào trong để quan sát được tổn thương ở dạ dày, thực quản. Trong khi đó các dụng cụ phẫu thuật sẽ được đưa vào thông qua một vết mổ khác để tiếp cận với khu vực cần điều trị.

Trên đây là những nguyên nhân và phương pháp chữa trị cho trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày. Thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, cha mẹ nên đưa con tới các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa để được bác sĩ chẩn đoán bệnh và tư vấn cụ thể hơn.

Bạn nên tham khảo thêm

  • Tác hại của trào ngược dạ dày thực quản “bạn nên biết”
  • Các món ăn giúp kiểm soát cơn trào ngược dạ dày

Xem thêm: Barrett thực quản

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!