Viêm Amidan hốc mủ: Triệu chứng, Cách điều trị, Phòng ngừa

Viêm amidan hốc mủ là tình trạng biến chứng của viêm amidan do điều trị không đúng cách gây nên. Tình trạng này thường kèm theo các triệu chứng khó chịu như có mủ trắng ở amidan, hơi thở có mùi, cổ họng đau rát và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. 

Viêm amidan hốc mủ là gì?

Cấu tạo của amidan gồm 6 khối nằm quanh cửa hầu, được xếp lại thành một vòng kín còn gọi là vòng bạch huyết quanh hầu. Amidan nằm ngay khu vực cửa ngõ của họ, nơi phải tiếp xúc với rất nhiều dị nguyên có hại đi vào cơ thể, đồng thời cấu trúc amidan có nhiều khe, hốc đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus có hại xâm nhập và trú ngụ gây viêm amidan.

Tình trạng viêm amidan mãn tính kéo dài không điều trị đúng cách chính là nguyên nhân gây ra viêm amidan hốc mủ

Viêm amidan hốc mủ là tình trạng viêm nhiễm nặng tại amidan, gây hình thành các đốm mủ vón cục có màu trắng ngay trong hốc amidan kèm theo tình trạng ho có đờm hoặc sốt cao. Tình trạng này có thể xảy ra ở rất nhiều lứa tuổi, nhưng xuất hiện nhiều nhất ở trẻ nhỏ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sự phát triển về thể chất của bé.

Khi bị viêm amidan hốc mủ, người bệnh cần phải nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm khác như viêm cầu thận hay thậm chí là suy tim.

Nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ, người bệnh cần biết chính xác đâu là nguyên nhân gây bệnh thì mới có phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị viêm amidan không dứt điểm là nguyên nhân hàng đầu gây viêm amidan hốc mủ

Các nguyên nhân gây viêm amidan mốc mủ bao gồm

  • Bệnh viêm amidan: Điều trị viêm amidan không đúng cách để bệnh chuyển sang tình trạng mãn tính chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm amidan hốc mủ.
  • Virus, vi khuẩn: Cấu tạo nhiều hốc, ngăn tại amidan đã vô tình tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus có hại xâm nhập và trú ngụ, đồng thời sinh sản nhanh chóng vượt khỏi vòng bảo vệ của amidan và gây viêm nhiễm.
  • Các bệnh về tai mũi họng: Tai – mũi – họng và ba cơ quan có sự liên hệ mật thiết với nhau. Khi một trong 3 cơ quan bị tổn thương viêm nhiễm thì có thể các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt vùng họng bị viêm nhiễm thì càng có nguy cơ cao các amidan bị tổn thương và gây bệnh.
  • Do dị ứng: một số người có cơ địa dễ bị dị ứng với phấn hoa, môi trường viêm nhiễm, lông động vật cũng có nguy cơ cao dễ bị viêm amidan tái phát nhiều lần gây ra viêm amidan hốc mủ hơn.
  • Do môi trường: Những người làm việc và sinh sống trong các môi trường ô nhiễm lâu ngày rất dễ bị mắc viêm amidan. Đặc biệt nếu sau khi điều trị không thay đổi môi trường mà vẫn tiếp tục ở đây có thể khiến tình trạng này tái phát nhiều lần, biến chuyển thành mãn tính và sinh ra các hốc mủ.
  • Vệ sinh răng miệng: vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hay không đúng cách có thể khiến các vi khuẩn xâm nhập và cứ trú lại gây bệnh.
  • Do thời tiết thay đổi: Những người có sức đề kháng yếu khi thời tiết thay đổi, cơ thể không kịp thích nghi và chống chọi lại. Đây chính là nguyên nhân viêm họng chủ yếu khiến amidan bị tổn thương nhiều lần và chuyển sang thể mãn tính
  • Do di truyền: Các nghiên cứu cho thấy những người bị viêm amidan hốc mủ có khả năng di truyền từ người thân cao đến 60%.
  • Chế độ ăn uống: Những người thường xuyên uống đồ lạnh, ăn đồ ăn cứng, đồ ăn cay nóng có thể làm tổn thương niêm mạc họng gây ra viêm amidan.

Triệu chứng viêm amidan hốc mủ

Các triệu chứng của viêm amidan hốc mủ thường rất dễ nhận biết bởi các dấu hiệu này khá rõ ràng và có thể nhìn thấy bằng mắt thường

  • Sốt cao: Người bệnh sốt cao, có thể trên 40 độ.
  • Có ổ mủ ở amidan: Xuất hiện các vùng mủ trắng ở amidan, có thể nhìn thấy được. Ban đầu chỉ là một vùng nhỏ sau đó lây lan ra khắp vòm họng. Người bệnh cảm thấy lợn cợn ở vùng cổ họng.
  • Ngứa rát cổ: Đau rát cổ họng, ngứa ngáy khiến người bệnh có cảm giác muốn khạc nhổ. Tuy nhiên càng khạc nhổ càng khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.
  • Hơi thở có mùi: Do khác vi khuẩn trú ngụ lâu ngày trong cổ họng đã sinh sôi phát triển khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu ngay cả khi đã vệ sinh răng miệng
  • Ho có đờm: Trong cổ họng luôn có một ít dịch đờm để bẫy các loại khi khuẩn hay dị nguyên xâm nhập. Khi bị viêm amidan hốc mủ tạo điều kiệm cho nhiều vi khuẩn sinh sôi đồng thời kích thích cổ họng ngứa rát làm người bệnh ho khạc ra đờm.
  • Cơ thể mệt mỏi: Cổ họng đau nhức sưng tấy khiến việc ăn uống kém ngon, khó nuốt. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể không nạp đủ dinh dưỡng gây ra tình trạng suy yếu, gầy đi trông thấy.
  • Khàn giọng: Vùng niêm mạc sưng tấy có thể chèn vào thành quản gây tình trạng khàn tiếng, khó thở, thở khò khè.

Các triệu chứng này khá giống với một số bệnh về đường hô hấp khác, tuy nhiên bạn có thể nhìn thấy khá rõ vùng amidan bị sưng viêm và có mủ. Vì thế bạn cần kiểm tra kỹ vùng họng khi thấy cơ thể có nhiều triệu chứng bất thường.

Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?

Không ít người cho rằng viêm amidan hốc mủ chỉ là một bệnh về đường hô hấp nên có thể tự điều trị tại nhà hoặc tự khỏi sau một thời gian. Thực tế Viêm amidan hốc mủ là tình trạng chuyển sang mãn tính nên cần phải điều trị ngay lập tức vì có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Các biến chứng này nếu không điều trị đúng cách có thể khiến người bệnh sống suốt đời cùng nó thậm chí có thể gây tử vong.

Viêm amidan hốc mủ khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, nếu không điều trị kịp thời còn có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng

Các biến chứng mà viêm amidan hốc mủ có thể gây ra như

  • Biến chứng tại chỗ: Tình trạng amidan sưng to khiến người bệnh khó nuốt, ăn không ngon và cũng không còn hứng thú trong ăn uống. Chỉ nuốt nước bọt cũng khiến người bệnh thấy đau rát và mệt mỏi. Vì vậy lượng dinh dưỡng nạp vào không đủ, người bệnh đã mệt nay còn mệt hơn, cân nặng sụt giảm trông thấy. Sau 5 – 7 ngày bị viêm amidan hốc mủ nếu không điều trị sẽ khiến cho thì tình trạng viêm nhiễm sẽ lan rộng, phù nề làm cho người bệnh khàn giọng, khó thở.
  • Biến chứng gần:  Amidan nằm ngay cửa ngõ của hệ hô hấp, sự viêm nhiễm tại đây còn có thể lây lan sang các cơ quan lân cận khác như như tai, mũi, họng và gây bệnh. Các bệnh lý có thể xuất hiện do viêm amidan hốc mủ như: viêm xoang, viêm phế quản, viêm họng, viêm tai giữa, thậm chí nguy hiểm hơn có thể là ung thư vòm họng.
  • Biến chứng xa: Viêm amidan hốc mủ nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra tình trạng sưng phù mặt, tay chân. Các vùng sưng nề tại amidan có thể làm chèn ép thanh quản gây khó thở hoặc ngừng thở khi ngủ. Các biến chứng nguy hiểm khác có thể gây ra như viêm cầu thận, suy tim, nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp.., thậm chí có thể tử vong.

Bên cạnh đó, viêm amidan hốc mủ tuy có khả năng lây nhiễm không cao nhưng lại nguy cơ di truyền khá lớn. Vì vậy những người mắc bệnh này cần phải nhanh chóng đi điều trị bệnh để hạn chế trường hợp này tốt nhất có thể.

Điều trị viêm amidan hốc mủ

Điều trị viêm amidam hốc mủ cần phụ thuộc vào tình trạng bệnh, nguyên nhân gây ra bệnh từ đó mới có thể đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả và nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó, việc điều trị cần phải kết hợp giữa các phương pháp dùng thuốc đặc trị, các bài thuốc ở nhà và thay đổi lối sống khoa học lành mạnh hơn thì mới có kết quả.

Điều trị viêm amidan hốc mủ bằng thuốc Tây

Viêm amidan hốc mủ là bệnh liên quan đến hệ hô hấp, vì vậy có thể dùng một số loại thuốc kháng sinh, giảm viêm để làm giảm nhẹ các triệu chứng sưng tấy trong vòm họng.

Điều trị viêm amidan hốc mủ cần dùng một số loại thuốc kháng viêm, giảm đau để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu.

Các loại thuốc thường được dùng để điều trị bao gồm

  • Thuốc giảm đau, giảm viêm: Viêm amidan hốc mủ có thể gây đau rát vùng trong cổ họng, vì vậy người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc giảm đau giảm viêm để làm giảm tình trạng sưng viêm amidan cũng như hạn chế sự lây lan của các viên khuẩn có hại trong amidan. Oropivalone, Betadine, Lysopaine… là những loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh này.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng thuốc kháng sinh nhằm ức chế sự sinh sản và lây lan của các vi khuẩn gây bệnh trong amidan, đồng thời loại bỏ các ổ viêm nhiễm để làm giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng. Một số loại thuốc thường được sử dụng là nhóm kháng sinh Beta – lactam ( thường là Cephalexine, ); kháng sinh nhóm penicillin (Pennicilin G,  amoxicillin) hoặc nhóm  macrolid… tùy tình trạng và cơ địa một số bệnh nhân.
  • Một số loại thuốc khác: nước muối sinh lý để sát khuẩn miệng, thuốc hạ sốt cho một số bệnh nhân bị sốt cao, kẹo ngậm ho để làm giảm triệu chứng ho hay ngứa rát cổ họng.

Tuy nhiên bệnh nhân nhớ chú ý việc dùng thuốc để điều trị viêm amidan hốc mủ cần phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý chẩn đoán và mua thuốc dùng vì có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác.

Việc dùng thuốc còn cần đúng liều lượng, thời gian mà bác sĩ đã chỉ định. Dừng thuốc sớm có thể khiến bệnh nhân chưa điều trị dứt điểm bệnh, khiến bệnh dễ tái phát, phải dùng thuốc cao hơn và gây ra lờn thuốc. Trong khi đó dùng thuốc kéo dài hay lạm dùng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm. Bởi thế việc dùng thuốc nên đảm bảo đúng chỉ định của bác sĩ để mau chóng chữa dứt điểm bệnh.

Phẫu thuật viêm amidan hốc mủ

Với những tình trạng viêm amidan hốc mủ có nhiều chuyển biến nguy hiểm hay dùng thuốc mà không có kết quả sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ amidan. Các phương pháp thường được dùng trong phẫu thuật cắt amidan bao gồm

  • Cắt amidan bằng máy Coblation
  • Phương pháp bóc tách bằng dao
  • Phương pháp sử dụng dao mổ đơn cực và siêu âm
  • Phương pháp cắt amidan bằng Coblator

Các trường được viêm amidan hốc mủ thường được chỉ định cắt bỏ amidan thường là những người bị viêm nhiễm quá nặng, tái phát nhiều lần  hay những đối tượng có nguy bị các biến chứng nguy hiểm như nổi hạch, suy tim, ngưng thở khi ngủ, áp xe amidan, viêm cầu thận… Trong khi đó, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người mắc bệnh máu đông sẽ tạm thời không được phẫu thuật vì có gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác.

Thực chất viêc phẫu thuật amidan chỉ là phương pháp cuối cùng nếu các cách điều trị khác không khả quan. Cắt bỏ viêm amidan có thể gây ra một số tác dụng phụ như chảy máu trong, nhiễm trùng… Chưa kể amidan cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ hô hấp nên nếu bị cắt bỏ có thể khiến cơ thể suy yếu hơn.

Các bài thuốc ở nhà điều trị viêm amidan hốc mủ

Bên cạnh dùng thuốc, người bệnh nên kết hợp với các cách trị viêm amidan dân gian tại nhà  để giúp quá trình điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả. Những cách này tuy không thể giúp điều trị viêm amidan dứt điểm nhưng có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng, bồi bổ cơ thể cũng như giảm nhẹ các triệu chứng viêm amidan hốc mủ hiệu quả.

Dùng lá hẹ chữa viêm amidan hốc mủ đem đến hiệu quả tuyệt vời

Các bài thuốc này đều dùng các loại thảo dược tự nhiên xung quanh nên vừa an toàn mà cho hiệu quả rất tốt, phù hợp với mọi đối tượng và không để lại tác dụng phụ. Các bài thuốc tại nhà mà bạn có thể tham khảo thực hiện như

  • Lá hẹ: Lá hẹ đem rửa sạch, thái khúc rồi đem hấp cách thủy cùng đường phèn hoặc mật ong, chắt lấy nước ăn ngày 2- 3 lần sẽ giúp giảm sưng tấy vùng niêm mạc họng đồng thời sát trùng loại bỏ các vi khuẩn có hại cực mạnh.
  • Rau diếp cá: Rau diếp cá xay nhuyễn vắt lấy nước pha cùng mật ong hoặc đun sôi với nước vo gạo đều đem đến công dụng tuyệt vời trong kháng khuẩn, chống viêm nhiễm và giảm nhẹ các triệu chứng do viêm amidan hốc mủ gây ra.
  • Cây lược vàng: lá lược vàng xay nhuyễn lấy nước cốt uống trực tiếp hoặc pha thêm với giấm táo đều là bài thuốc quý đem đến hiệu quả nhanh chóng trong điều trị các chứng bệnh liên quan đến hô hấp như viêm amidan hốc mủ.
  • Hạt tía tô: Dùng 20g hạt tía tô nghiền cho mịn rồi hòa tan cùng nước ấm giúp giảm ngứa rát, viêm nhiễm trong amidan.
  • Gừng: Uống mỗi một cốc trà gừng được làm bằng cách hãm gừng với nước sôi trong vài phút giúp làm dịu cổ họng và tăng khả năng kháng khuẩn mạnh.

Một lưu ý nho nhỏ là khi dùng các loại thảo dược tự nhiên bạn nhớ rửa sạch, hoặc tốt nhất là ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ các tạp chất còn trên lá, tránh gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, các loại thuốc này dù an toàn nhưng không nên quá lạm dùng chúng kéo dài, tốt nhất chỉ nên sử dụng trong vòng 10 ngày mà thôi. Với trẻ dưới 1 tuổi cũng không nên dùng các bài thuốc có chứa mật ong vì có thể gây ngộ độc.

Chăm sóc người bệnh viêm amidan hốc mủ tại nhà

Điều trị viêm amidan hốc mủ không thể dứt điểm nếu không kết hợp với việc thay đổi một lối sống khoa học và lành mạnh hơn. Vì vậy người bệnh cần chú ý những vấn đề sau đây trong quá trình điều trị bệnh

  • Hạn chế ăn các đồ đá lạnh hay các đồ ăn cay nóng, đồ ăn cứng. Ưu tiên ăn các thực phẩm loãng, mềm như cháo, súp, canh rau củ. Nhớ kết hợp bổ sung dinh dưỡng trong món ăn để bổ sung năng lượng cho người bệnh.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn cổ họng.
  • Hạn chế nói to, nói nhiều dễ làm tổn thương cổ họng.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nhiều nước.

Nếu thấy bệnh nhân có các triệu chứng bất thường khi dùng thuốc nên tạm dừng thuốc ngay và báo cáo cho các bác sĩ chuyên môn để được hỗ trợ xử lý kịp thời.

Phòng tránh bệnh viêm amidan hốc mủ

Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan hốc mủ hầu hết đều liên quan đến các vấn đề về cơ quan hô hấp. Vì vậy việc bảo vệ hệ hô hấp, tăng cường khả năng miễn dịch và sức đề kháng là cách tốt nhất để phòng tránh viêm amidan hốc mủ hiệu quả.

Thay đổi một chế độ ăn khoa học và lành mạnh hơn sẽ giúp phòng tránh bệnh viêm amidan hốc mủ hiệu quả

Các biện pháp phòng tránh bệnh rất đơn giản và ai cũng có thể thực hiện được, bao gồm

  • Có chế độ ăn uống khoa học, tăng cường đạm, chất cơ, các vitamin từ rau củ. Hạn chế ăn thức ăn giàu chất béo, đồ ăn lạnh hay đồ ăn cay nóng.
  • Điều trị dứt điểm bệnh viêm amidan, không cho bệnh có khả năng tái phát.
  • Giữ ấm cơ thể và vùng họng, nhất là khi trời lạnh.
  • Đeo khẩu trang trước khi ra ngoài để bảo vệ cơ thể không bị các vi khuẩn, virus hay các dị nguyên xâm nhập thông qua cổ họng cũng như phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách. Dùng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng để loại bỏ các vi khuẩn triệt để hơn.
  • Tăng cường uống nước, ngoài nước lọc có thể bổ sung thêm nước trái cây, nước ép rau củ.
  • Nếu gia đình có người thân có tiền sử mắc bệnh cần tăng cường phòng chống và đi khám bệnh thường xuyên hơn.

Viêm amidan hốc mủ nếu điều trị kịp thời sẽ không gây ra biến chứng nguy hiểm hay phải cắt bỏ amidan. Vì vậy bạn cần chú ý ngay đến các dấu hiệu bất thường của cơ thể để có thể phát hiện và xử lý bệnh nhanh nhất. Hy vọng bài viết trên đây đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh này. Đừng quên thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để có thể có thể phát hiện ra các bệnh nguy hiểm khác sớm nhất.

Nguồn: https://vimed.org/viem-amidan-hoc-mu-7079.html

Xem thêm: Viêm Phế Quản Cấp Ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không? Hướng Điều Trị

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!