Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho và những điều mẹ cần biết
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có thể là do hệ miễn dịch bị suy yếu, trẻ có thể bị mắc một số bệnh liên quan đến hô hấp như hen suyễn, ho gà hay cảm lạnh. Mẹ cần sớm phát hiện và đưa bé đến bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời và an toàn nhất, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí não cho bé.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho là gì?
Thực chất ho là một phản ứng tự nhiên khá có lợi cho cơ thể nhằm đẩy các dị vật đang có nguy cơ xâm nhập vào cổ họng ra hay các chất dịch tiết của cổ họng như đờm, nước mũi ra bên ngoài. Nếu bé bị mắc một số bệnh hô hấp thông thường, ho cũng có tác dụng đẩy các dịch tiết này ra bên ngoài để đường thở được thông thoáng hơn.
Tuy nhiên các cơn ho chỉ có lợi khi nó xuất hiện ít, lâu lâu mới xảy ra một lần. Cơn ho ngắn, thường chỉ là vài tiếng thì có thể khẳng định có thể là không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra kèm theo một số triệu chứng bất thường khác thì có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm khác.
Ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, có hai kiểu ho chính bao gồm
- Ho có đờm: khi trẻ ho kèm theo một chất dịch nhầy có màu trắng hoặc xanh tiết ra từ trong cổ họng. bị nhiễm khuẩn đường hô hấp thì cơ thể sẽ tiết ra chất nhầy có màu xanh hoặc trắng. Trẻ sơ sinh ho có đờm và sổ mũi thường do nhiễm khuẩn.
- Ho khan: Trẻ sơ sinh ho nhiều kèm theo hơi thở khò khè, hơi thở yếu kèm theo nôn trớ có thể là biểu hiện của ho khan. Trẻ sơ sinh bị ho khan thường xuất hiện do cảm lạnh hay bị dị ứng.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho
Trẻ dưới 4 tháng tuổi thường rất ít khi bị ho, vì thế phụ huynh không nên chủ quan nếu thấy các triệu chứng này. Các nguyên nhân chủ yếu là do bé hít phải một dị vật nào đó mả cơ thể không tiếp nhận hoặc nguy hiểm hơn có thể là một số bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp day dạ dày.
Cụ thể hơn, trẻ 1 tháng tuổi bị ho có thể do các nguyên nhân sau đây
- Trong nhà có người hút thuốc lá: Trong khói thuốc có rất nhiều chất độc hại, nếu bé vô tình hít phải có thể làm hệ thống lông chuyển trong lòng phế quản bị tê liệt và gây ho. Trẻ sơ sinh hít nhiều thuốc lá còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm khác như hen suyễn hay ung thư phổi rất nguy hiểm.
- Mẹ dùng than củi để xông sau khi sinh: Ở một số nơi hiện nay vẫn còn giữ thói quen hơ than củi cho bà bầu sau sinh. Khí Co trong than củi cực kỳ độc hại có thể gây ho khi trẻ vô tình hít phải. Bụi tham bay lên cùng khói cũng có thể đi vào mũi hay miệng khiến bé bị kích thích gây ho. Ngoài ra, chất CO trong than củi cũng làm giảm oxy máu đến các cơ quan trong cơ thể, nặng nề hơn nếu mẹ dùng than củi trong phòng kín sẽ có nguy cơ tử vong cao.
- Môi trường sống xung quanh quá nhiều khói bụi ô nhiễm: Bụi bẩn, khói bụi, khói từ các nhà máy sản xuất lẫn trong không khí cũng là nguyên nhân khiến trẻ rất dễ bị ho. Đây cũng là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm cho trẻ sơ sinh nếu vô tình hít phải trong thời gian dài.
- Trẻ mắc một số bệnh lý về hô hấp: các cơn ho xảy ra thường xuyên kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về hô hấp ở trẻ như viêm phế quản, viêm phổi, ho gà vv.. Mẹ cần phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.
- Trẻ bị sặc, hóc dị vật: Trẻ sơ sinh trong lúc chơi đùa có thể vô tình hít phải các dị vật ở đồ chơi, nệm, chăn và có thể bị hóc, sặc gây ho. Bé bú sữa nhiều cũng có thể bị sặc và ho.
- Bé bị nhiễm virus hợp bào hô hấp: Bệnh có tên khoa học là Respiratory Syncytial Virus (RSV): Đây là một loại virus gây ra các bệnh nhiễm trùng phổi và hệ hô hấp thường gặp rất nhiều ở trẻ dưới 2 tuổi.
- Do bệnh tim: Trẻ mắc một số bệnh về tim như suy tim, hẹp van hai lá hay phình động mạch chủ,… cũng có thể gây nên tình trạng ho khan lâu ngày.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có nguy hiểm không?
Nếu tình trạng ho ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chỉ xuất hiện ít thì thường là do các vấn đề hít phải dị vật, mẹ chỉ cần loại bỏ hết các dị vật ấy ra khỏi hệ hô hấp thì có thể giải quyết tình trạng ho ở con. Tuy nhiên nếu tình trạng ho vẫn tiếp tục kéo dài lâu ngày và kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác như sốt, hơi thể yếu, da xanh xao thì có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh nguy hiểm cần phải điều trị sớm.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm sau
Cảm lạnh
Trẻ ở 1 tháng tuổi sức khỏe còn rất yếu, hệ miễn dịch còn non kém chưa thể phản ứng kịp lại với một số tác nhân bên ngoài như thay đổi thời tiết. Trời lạnh bất thường hay thời điểm giao mùa chính là lúc bé rất dễ bị cảm lạnh gây ho khan. Bé bị cảm lạnh thường có các triệu chứng như ho, ngạt mũi, viêm họng, có thể sốt vào ban đêm.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trẻ bú không đúng tư thế, trẻ ăn không đúng bữa có thể dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản do van tâm vị lúc này còn yếu khiến sữa và không khí trong dạ dày cùng trào lên một lúc. Acid dịch vị trong dạ dày có thể trào ngược lên và kích thích vào cổ họng gây ngứa và ho.
Trẻ bị trào ngược thường có các triệu chứng ho khan, thở khò khè hay thở dốc, thở đứt quãng vô cùng mệt mỏi. Việc bú mẹ cũng gặp cũng gặp rất nhiều khó khăn khiến trẻ có thể bị thiếu dinh dưỡng và chậm phát triển.
Ho gà
Ho gà cũng là một triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh với các triệu chứng ban đầu là ho khan kéo dài. Bệnh này là do virus Bordetella pertussis gây ra và có khả năng lây nhiễm rất cao. Virus này tấn công lớp niêm mạc tại hệ hô hấp làm viêm nhiễm đường thở trầm trọng, đồng thời đường thở cũng bị làm hẹp và chặn lại khiến bé khó thở. ho liên tục.
Trẻ bị ho gà sẽ ho liên tục từng cơn, cơn ho nhanh chóng liên tục rồi yếu dần. Khi thở nghe tiếng rút như gà gáy. Kèm theo đó bé sưng phù người, đỏ mặt, môi tím tái, hai mí mắt sưng, mặt đổi màu. Trẻ bị ho gà cần phải sớm điều trị bằng cách hỗ trợ thở oxy, nếu không điều trị kịp chó thể gây tử vong. Tuy nhiên hiện nay đã có vacxin ho gà nếu cho trẻ tiêm sớm có thể phòng tránh tốt bệnh này.
Hen suyễn
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cũng có nguy cơ bị hen suyễn rất cao do hệ miễn dịch còn suy yếu nên rất dễ mắc các bệnh về hô hấp. Cơn cơn hen suyễn thường xuất hiện sau các cơn cảm lạnh khiến trẻ mệt mỏi, thở hụt hơi, ho dai dẳng, xuất hiện các vết chàm trên mặt vv.. Yếu tố di truyền hay dị ứng với các dị nguyên lâu ngày cũng có thể dẫn đến tình trạng hen suyễn ở trẻ sơ sinh.
Trẻ nếu mắc bệnh hen suyễn sẽ gặp rất nhiều bật tiện trong cuộc sống, sức khỏe suy yếu và có thể chậm phát triển về thể chất. Hen rất dễ tái phát và đòi hỏi phải kiên trì mới có thể kiểm soát tốt được các triệu chứng phát bệnh.
Viêm phổi
Viêm phổi cũng là một bệnh thường gặp ở trẻ em do các vấn đề nhiễm khuẩn, nhiễm virus gây ra. Viêm phổi thường kem theo tình trạng ho có đờm, bé có thể khạc ra đờm dãi xanh hoặc xanh, có mùi rất hôi. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị viêm phổi thường có các triệu chứng như ho, sốt cao, nôn trớ, tức ngực, da dẻ xanh xao, khó thở, thở nhanh hơn mức bình thường.
Trẻ sinh non thiếu tháng, nhẹ cân, hít phải nước ối của mẹ hay sặc sữa do trào ngược dạ dày là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi nguy hiểm này.
Như vậy có thể thấy răng, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho tiềm ẩn rất nhiều dấu hiệu nguy hiểm mà cha mẹ cần phải phát hiện và đề phòng từ sớm. Các bệnh này nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới những cơn sốt cao, khó thở, co giật và dẫn tới tử vong.
Trẻ mắc các bệnh về hô hấp ngay trong giai đoạn sơ sinh cũng có sức khỏe yếu kém hơn các bạn đồng trang lứa, ngoài ra còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về cả thể chất lẫn trí não sau này. Vì thế ngay khi thấy các cơn ho của con kèm theo triệu chứng bất thường, phụ huynh nên đưa con đến bệnh viện để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Có nên dùng thuốc điều trị cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi không?
Trong những tháng đầu đời, bé tuy đã hoàn thiện về ngoại hình nhưng các chức năng bên trong vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh. Các cơ quan bên trong còn hết sức non yếu, chỉ một tác động nhỏ cũng có thể gây ra các tổn thương cùng rất nhiều các triệu chứng nguy hiểm cho tính mạng. Vì thế việc dùng thuốc để điều trị một số bệnh cho trẻ sơ sinh thường cũng rất hạn chế.
Lúc này, thận và các cơ quan tiêu hóa bài tiết hoàn động chưa thực sự hiệu quả. Dư lượng các loại thuốc vào cơ thể sau khi dư thừa sẽ tồn đọng tại thận, nếu không được bài tiết ra ngoài sẽ tích tụ tại đây gây bệnh. Dù dùng thuốc loại nước hay viên nén đều gây ra những ảnh hưởng không tốt cho trẻ.
Mặc dù phụ huynh vẫn có thể tìm mua một số loại thuốc trị ho cho bé bên ngoài, tuy nhiên nêu dùng không đúng loại, đúng liều trẻ có thể bị dị ứng thuốc hoặc nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ dẫn đến tử vong.
Việc dùng thuốc cho trẻ chỉ được dùng khi các phương pháp điều trị khác không có tác dụng hoặc bé mắc một số bệnh lý nghiêm trọng bắt buộc phải dùng thuốc. Phụ huynh tuyệt đối không tự kê đơn mua thuốc dùng tại nhà con con để tránh các biến chứng nguy hiểm khác.
Điều trị trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho
Đầu tiên phụ huynh cần phải xác định những yếu tố như trẻ ho nhiều hay ít; cơn ho có diễn ra thường xuyên không; ho có đờm hay ho khan; có kèm theo các triệu chứng bất thường khác không. Nếu chỉ là các triệu chứng đơn giản thì phụ huynh hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà cho con bằng một số phương pháp đơn giản.
Điều trị trẻ bị ho do hóc dị vật
Nếu trẻ bị ho do hóc dị vật, thường là lông thú bông, vải quần áo hoặc một số đồ chơi nhỏ xung quanh do bé vơ hay hít vào, phụ huynh cần xử lý nhanh chóng tránh làm tắc nghẽn đường thở của con. Với các dị vật nhỏ như vải quần áo, lông chó mèo phụ huynh có thể xử lý khá đơn giản tuy nhiên nếu là các dị vật to lớn như hạt trái cây nếu bé bị hóc có nguy cơ nghẹt thở rất cao, vì thế bên cạnh cách xử lý tạm thời phụ huynh cần gọi ngay cấp cứu.
Các xử lý như sau
- Đặt bé nằm úp trên tay, hoặc đùi, sao đầu thầy hơn vai
- Dùng ngón tay mở miệng bé ra đồng thời dùng gót bàn tay ( vùng gối giữa cổ và lòng bay tay) vỗ vào khu vực giữa lưng ( giữa hai bả vai) của con khoảng 5 lần. S
- Nếu vẫn chưa thể lấy được dị vật, lật ngửa trẻ lại, dùng hai ngón tay cái ấn ngực ở khu vực 1⁄2 dưới xương ức. Sau mỗi lần ấn kiểm tra lại xem bé đã khạc ra được dị vật chưa.
- Nếu vẫn chưa loại bỏ được dị vật trên thì mẹ hãy thực hiện xen kẽ việc vỗ lưng và ấn ngực kèm theo gọi cấp cứu nhanh chóng.
Phụ huynh cần chú ý không đưa tay vào móc dị vật vì có thể khiến chúng trôi xuống nhanh hơn. Một số tình trạng ho cũng có thể do bé phản ứng lại với các dị vật này kèm theo các triệu chứng như nổi mề đay. Một số trường hợp khác bé cũng có thể nuốt vào các dị vật cho có kích thước quá nhỏ. Phụ huynh vẫn cần đưa bé đến bệnh viện để có phương hướng điều trị phù hợp, tránh các biến chứng nguy hiểm khác.
Điều trị trẻ bị ho do bệnh lý
Phụ huynh cần đưa bé đến bệnh viện để xác định chính xác các nguyên nhân gây bệnh là gì. Nếu do một số bệnh lý nguy hiểm bé có thể được giữ lại điều trị tại bệnh viện còn nếu do một số trường hợp cảm cúm thông thường bé có thể được chỉ định điều trị tại nhà bằng một số phương pháp không dùng thuốc.
Phụ huynh có thể áp dụng các phương pháp sau để làm giảm cơn cho bé như
Cho bé bú nhiều hơn
Các cơn ho làm bé khá mất sức, mất nước vì vậy cho bé bú nhiều hơn sẽ giúp bổ sung năng lượng và dưỡng chất cho con nhiều hơn vì lúc này ngoài sữa mẹ co chưa thể ăn được thứ gì khác. Sữa mẹ có tính kháng khuẩn khá tốt, có thể làm dịu cổ họng đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn có hại gây bệnh đang trú ngụ trong cơ thể.
Các nghiên cứu cũng có thể việc uống nước nhiều có thể làm loãng dịch đờm và giải quyết các triệu chứng ho có đờm hay sổ mũi hiệu quả. Do trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa được uống nước nên dùng sữa mẹ chính là một biện pháp thay thế cực kỳ hiệu nghiệm.
Làm sạch không khí
Khi trẻ bị ho do cảm cúm, nếu trong không khí có chứa bụi bẩn, dị nguyên sẽ càng kích thích làm các cơn ho bùng nổi và nặng nề hơn. Đồng thời không khí hô lạnh, quá lạnh cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị ho và biến chứng thành các bệnh nguy hiểm khác.
Cách giải quyết vấn đề này là mẹ hãy chuẩn bị một máy lọc không khí hoặc máy tạo đổ ẩm trong phòng. Không khí ẩm sẽ giúp làm dịu cổ họng, bé dễ thở, ngủ ngon giấc và khỏe mạnh hơn trông thấy.
Dùng nước muối sinh lý
Trẻ bị ho có thể kèm theo sổ mũi hoặc có chất dịch đờm trong mũi gây khó thở khi nằm. Bé quấy khóc không ngủ khiến tình trạng này càng trầm trọng hơn. Vì thế mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để làm sạch mũi cho bé.
Nước muối sinh lý khá nhẹ nhàng, phù hợp và hoàn toàn an toàn cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên phụ huynh không nên đổ trực tiếp nước muối để vệ sinh mũi như người lớn mà nên vệ sinh một cách nhẹ nhàng cho con. Hãy dùng tăm bông thấm một ít dung dịch nước muối rồi nhẹ nhàng đưa vào vệ sinh vài vòng trong lỗ mũi. Mũi được thông thoáng, trẻ dễ thở hơn, sẽ giúp cho cơn ho được giảm nhanh chóng.
Kê đầu trẻ cao hơn
Mẹ có thể đặt thêm một lớp gối hay khăn mỏng để kê cao đầu trẻ hơn khi ngủ, cách này vừa giúp mũi được thông thoáng để trẻ được dễ thở hơn. Đường thở được thông thoáng giúp giảm cơn kích ứng cổ họng, làm bé hết ho nhanh.
Me cũng chú ý khi cho bé bú xong không đặt bé nằm ngay mà bế bé cao đàu một chút để tránh tình trạng bé bị sặc sữa do trào ngược dạ dày. Ngoài ra cũng có thể dùng một số loại gối kê cao đầu cho trẻ sơ sinh để giúp trẻ trị ho, sổ mũi an toàn và hiệu quả hơn.
Cho trẻ hít tinh dầu
Mẹ có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà, tinh dầu sả vào khăn sữa rồi cho bé hít. Các loại tinh dầu này có tính kháng khuẩn khá mạnh, nên khi bé hít vào có thể làm sạch dịch nhầy trên trong mũi đồng thời loại bỏ một số vi khuẩn có hại.
Sau khi hít tinh dầu đường thở được thông thoáng, bé không còn ho khan hay ho cơ đờm nên khỏe mạnh và vui vẻ hơn trông thấy.
Một số phương pháp cần tránh cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi dùng
Có rất nhiều phương pháp trị ho, cảm cúm cho trẻ, tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng có thể dùng cho trẻ sơ sinh. Trong đó, có rất nhiều bài thuốc dùng mật ong được biết đến với tác dụng trị ho, làm dịu cổ cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên phụ huynh cần chú ý tuyệt đối không dùng mật ong sơ sinh dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc.
Bên cạnh đó, với các trẻ dưới 6 tháng tuổi ngoài sữa mẹ hoặc một số loại sữa công thức, phụ huynh không nên dùng thêm bất cứ một loại thực phẩm hay đồ uống nào cho bé, kể cả với nước lọc vì lúc này dạ dày và hệ bài tiết chưa thể tiếp nhận và tiêu hóa các thực phẩm này.
Không tắm quá nhiều cho trẻ cũng là điều phụ huynh cần lưu ý. Tốt nhất nên dùng khăn nhúng nước ấm để lau người cho bé để đảm bảo bé được sạch sẽ. Nếu muốn tắm có thể nấu nước với một số loại lá thảo dược, tắm trong phòng kín để tránh gió độc làm cơn cảm cúm nặng nề hơn.
Nếu được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc tại nhà, phụ huynh cũng cần chú ý thực hiện đúng theo toa thuốc của bác sĩ. Không tự ý thêm thuốc, dùng thuốc quá liều hay ngưng thuốc sớm hơn chỉ định vì đều có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của con.
Phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho
Tình trạng ho ở trẻ sơ sinh đa phần đều xuất phát từ các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp và sinh hoạt của bé, vì vậy chỉ cần chú ý một chút phụ huynh có thể hoàn toàn phòng tránh được tình trạng này. Ngăn ngừa tình trạng ho ngay từ đầu sẽ giúp bé khỏe mạnh và phát triển tốt nhất ngay từ những giai đoạn đầu đời.
Các biện pháp phòng tránh mà phụ huynh cần áp dụng bao gồm
- Giữ ấm cơ thể cho bé, nhất là trong giai đoạn giao mùa, trời lạnh đột ngột.
- Cho bé ở trong phòng ốc thông thoáng, không có bụi bẩn, hạn chế sử dụng các đồ vật từ vải, bông dễ rụng ra và bay vào đường thở của bé.
- Bổ sung dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho con thông qua sữa mẹ, vì thế mẹ cũng cần phải tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết để đưa đến cho con.
- Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng, nhất là nếu phòng dùng máy lạnh.
- Với trẻ bị sinh non, thiếu tháng càng cần chú trọng các biện pháp tăng cường sức khỏe hơn. Có thể tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế để thực hiện đúng cách.
- Không có bé nằm ngay khi vừa bú. Mẹ có thể bế bé một chút với tư thế đầu đưa lên cao để phòng tránh tình trạng sặc sữa hay trào ngược dạ dày.
- Cho bé tắm nắng mỗi ngày để bổ sung vitamin D, góp phần tăng cường canxi và sức đề kháng khỏe mạnh hơn.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có thể chỉ là một phản ứng tự nhiên để loại bỏ các dị bật ra ngoài nhưng cũng có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy phụ huynh không nên chủ quan mà cần đưa bé đến ngay các bệnh viện uy tín gần nhất khi thấy có các dấu hiệu bất thường ở trẻ.
Xem thêm: Ung thư phế quản
Tin mới nhất
- Cửa sổ thụ thai: Thời điểm quan hệ dễ thụ thai nhất
- [Mẹo hay] Uống Nước Đậu Đen Giảm Cân Đúng Cách Chị Em Nên Thử Ngay
- Những tác hại của bệnh trĩ đến sức khoẻ và cuộc sống người bệnh
- Sốc nhiễm trùng
- Bạn có biết thảo dược nấm lim xanh Quảng Nam trị bệnh gì?
- Top 11 thuốc dạ dày của Nhật bán chạy ở thị trường Việt Nam
- Viêm cổ tử cung mãn tính: Triệu chứng nguy hiểm chị em cần điều trị sớm
- 11 nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ bạn cần kiểm tra ngay
- 9 Loại dầu gội trị á sừng hiệu quả và những lưu ý khi lựa chọn, sử dụng
- 5 thực phẩm đốt cháy mỡ bụng hiệu quả nhất
Video
- BỆNH LÝ LIÊN QUAN 3 Cách chữa đau dạ dày khi đang cho con bú an toàn cho bé
- TIN TỨC UNG THƯ Viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì tốt cho sức khỏe?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Người bị á sừng nên ăn gì và kiêng gì tốt cho bệnh?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Trẻ ho lâu ngày không khỏi là bệnh gì? Cách điều trị an toàn, hiệu quả