Tử cung nằm ở đâu? Những thay đổi diệu kỳ của tử cung khi mang thai

Ngoài thay đổi về kích thước, tử cung còn phải chịu những thay đổi gì trong suốt thai kỳ? Việc tử cung đau nhói khi hắt hơi có là hiện tượng bất thường hay không? Để có câu trả lời cho những câu hỏi này, bạn hãy đọc bài viết của Hello Bacsi nhé.

Ngoài thay đổi về kích thước, tử cung còn phải chịu những thay đổi gì trong suốt thai kỳ? Việc tử cung đau nhói khi hắt hơi có là hiện tượng bất thường hay không? Để có câu trả lời cho những câu hỏi này, bạn hãy đọc bài viết của Hello Bacsi nhé.

Trong quá trình mang thai, bộ phận chịu nhiều ảnh hưởng nhất đồng thời cũng có nhiều thay đổi nhất là tử cung. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu về cơ quan quan trọng này của phụ nữ.

Tử cung là gì?

Tử cung (dạ con) là một bộ phận sinh sản của phụ nữ, một cơ quan nội tạng rỗng có hình quả lê lộn ngược. Lúc không mang thai, cơ quan này chỉ dài khoảng 4cm, rộng 4 – 5cm. Không chỉ là nơi để trứng thụ tinh và làm tổ, nuôi dưỡng thai nhi suốt 40 tuần của thai kỳ mà còn có rất nhiều vai trò với sức khỏe phụ nữ.

Tử cung nằm ở đâu?

Bạn đã biết vị trí chính xác của tử cung? Nhiều người thắc mắc tử cung nằm ở bên trái hay bên phải nhưng sự thật là tử cung nằm giữa xương chậu, phía sau bàng quang và phía trước trực tràng. Cơ quan này được nối tiếp với âm đạo bởi cổ tử cung. Vị trí của cơ quan này ở mỗi người có sự khác biệt và thay đổi nhiều trong suốt thai kỳ.

Cấu tạo của tử cung

1. Đáy tử cung

Đáy là phần trên của tử cung, rộng và cong. Đáy có sừng ở hai bên, là nơi vòi trứng thông với tử cung.

2. Thân tử cung

Thân là phần chính của tử cung, được cấu tạo bởi 3 lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng và cơ đan chéo. Nhờ lớp cơ đan chéo mà dạ con có thể co bóp được, giúp cầm máu sau khi nhau thai bong ra trong lúc sinh con.

Trong lòng tử cung có lớp màng nhầy gọi là nội mạc tử cung. Độ dày mỏng của lớp nội mạc này thay đổi tùy theo sự tác động của nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt. Trứng sau khi được thụ tinh sẽ bám vào lớp nội mạc này và dần phát triển thành phôi thai. Nếu quá trình thụ tinh không diễn ra, lớp nội mạc sẽ bong ra và được đưa ra ngoài theo kỳ kinh nguyệt.

3. Eo cổ tử cung

Eo cổ tử cung là phần nối tiếp giữa tử cung và cổ tử cung, là nơi hẹp nhất.

4. Cổ tử cung

Cổ tử cung nằm ở đâu cũng là vấn đề mà nhiều chị em quan tâm. Bộ phận này nằm ở vị trí thấp nhất của tử cung, kết nối với âm đạo. Trong lòng cổ tử cung có một lớp dịch nhầy mịn. Khi trứng rụng, lớp dịch này trở nên mỏng hơn giúp tinh trùng dễ dàng đi vào lòng tử cung.

Cổ tử cung có cấu tạo gổm 3 phần:

+ Lỗ trong cổ tử cung: Đây là phần bên trong của cổ tử cung dẫn đến tử cung.

+ Lòng ống cổ tử cung: Là một ống dạng hình trụ nối tử cung với âm đạo.

+ Lỗ ngoài cổ tử cung: Là phần thấp nhất của cổ tử cung, nối cổ tử cung với âm đạo.

Trong quá trình mang thai, bộ phận chịu nhiều ảnh hưởng nhất đồng thời cũng có nhiều thay đổi nhất là tử cung. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu về cơ quan quan trọng này của phụ nữ.

Tử cung là gì?

Tử cung (dạ con) là một bộ phận sinh sản của phụ nữ, một cơ quan nội tạng rỗng có hình quả lê lộn ngược. Lúc không mang thai, cơ quan này chỉ dài khoảng 4cm, rộng 4 – 5cm. Không chỉ là nơi để trứng thụ tinh và làm tổ, nuôi dưỡng thai nhi suốt 40 tuần của thai kỳ mà còn có rất nhiều vai trò với sức khỏe phụ nữ.

Tử cung nằm ở đâu?

Bạn đã biết vị trí chính xác của tử cung? Nhiều người thắc mắc tử cung nằm ở bên trái hay bên phải nhưng sự thật là tử cung nằm giữa xương chậu, phía sau bàng quang và phía trước trực tràng. Cơ quan này được nối tiếp với âm đạo bởi cổ tử cung. Vị trí của cơ quan này ở mỗi người có sự khác biệt và thay đổi nhiều trong suốt thai kỳ.

Cấu tạo của tử cung

1. Đáy tử cung

Đáy là phần trên của tử cung, rộng và cong. Đáy có sừng ở hai bên, là nơi vòi trứng thông với tử cung.

2. Thân tử cung

Thân là phần chính của tử cung, được cấu tạo bởi 3 lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng và cơ đan chéo. Nhờ lớp cơ đan chéo mà dạ con có thể co bóp được, giúp cầm máu sau khi nhau thai bong ra trong lúc sinh con.

Trong lòng tử cung có lớp màng nhầy gọi là nội mạc tử cung. Độ dày mỏng của lớp nội mạc này thay đổi tùy theo sự tác động của nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt. Trứng sau khi được thụ tinh sẽ bám vào lớp nội mạc này và dần phát triển thành phôi thai. Nếu quá trình thụ tinh không diễn ra, lớp nội mạc sẽ bong ra và được đưa ra ngoài theo kỳ kinh nguyệt.

3. Eo cổ tử cung

Eo cổ tử cung là phần nối tiếp giữa tử cung và cổ tử cung, là nơi hẹp nhất.

4. Cổ tử cung

Cổ tử cung nằm ở đâu cũng là vấn đề mà nhiều chị em quan tâm. Bộ phận này nằm ở vị trí thấp nhất của tử cung, kết nối với âm đạo. Trong lòng cổ tử cung có một lớp dịch nhầy mịn. Khi trứng rụng, lớp dịch này trở nên mỏng hơn giúp tinh trùng dễ dàng đi vào lòng tử cung.

Cổ tử cung có cấu tạo gổm 3 phần:

+ Lỗ trong cổ tử cung: Đây là phần bên trong của cổ tử cung dẫn đến tử cung.

+ Lòng ống cổ tử cung: Là một ống dạng hình trụ nối tử cung với âm đạo.

+ Lỗ ngoài cổ tử cung: Là phần thấp nhất của cổ tử cung, nối cổ tử cung với âm đạo.

Tử cung khi mang thai thay đổi như thế nào?

Khi mang thai, kích cỡ cơ quan này sẽ thay đổi rất nhiều. Ngoài sự thay đổi kích thước trong thai kỳ, dạ con còn có một số thay đổi sau:

1. Sự phát triển của thể vàng (phần còn lại của các nang sau khi rụng trứng)

  • Thể vàng là một cấu trúc nhỏ hình thành ngay sau khi trứng thụ tinh
  • Nó sẽ tạo thành một lớp bảo vệ xung quanh phôi và sẽ giải phóng progesterone, một trong những hormone quan trọng nhất của thai kỳ
  • Ngoài ra, thể vàng còn hỗ trợ cho sự phát triển của lớp lót quanh thành dạ con.

2. Sự hình thành nhau thai

  • Dạ con sẽ hỗ trợ cho sự hình thành và phát triển nhau thai giúp nuôi dưỡng thai nhi
  • Nhau thai tạo ra cả hai chất estrogen và progesterone giúp thay đổi kích thước và vị trí của dạ con.

3. Mạch máu phát triển lớn hơn

  • Sau khoảng một tháng mang thai, các mạch máu trong niêm mạc dạ con sẽ lớn hơn. Điều này sẽ góp phần khiến lớp niêm mạc dạ con dày hơn
  • Ngoài ra, mạch máu ngày càng phát triển cũng sẽ hỗ trợ cung cấp đầy đủ dưỡng chất hơn cho bé.

4. Cổ tử cung cũng thay đổi

  • Sau khi mang thai 4 tuần, cổ tử cung sẽ dần thay đổi không những về màu sắc mà còn cả kết cấu
  • Cổ tử cung sẽ bắt đầu hình thành một nút nhầy sau khi trứng thụ tinh được 5 tuần. Điều này giúp dạ con giữ được bào thai và tránh ô nhiễm từ bên ngoài. Nếu cổ tử cung mở sớm hơn so với ngày dự sinh (thường khoảng từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 24) sẽ dẫn đến tình trạng hở eo cổ tử cung. Điều này có thể khiến bạn chuyển dạ sớm, gây sẩy thai.

5. Sự thay đổi ở phân đoạn dưới

  • Khi thai nhi lớn lên, bào thai sẽ bắt đầu phát triển bên ngoài vùng chậu
  • Khi mang thai khoảng 12 tuần, bạn có thể sẽ cảm nhận được đỉnh tử cung của mình
  • Khi mang thai khoảng 24 tuần, phía trên phần cơ bụng sẽ bắt đầu căng ra do phần trên của tử cung có dấu hiệu dày hơn. Các lớp mỏng hơn sẽ ở lại phía dưới nên phần này thường được gọi là phân đoạn dưới
  • Phân đoạn dưới là phần giúp cố định cổ tử cung và phân đoạn trên. Ngoài ra, phân đoạn dưới còn giúp cổ bào thai mở rộng khi chuyển dạ
  • Các cơ của phân đoạn dưới sẽ chiếm khoảng 1/3 phần dưới của bào thai. Đây là lớp cơ yếu và thường sẽ có lượng máu thấp hơn so với phần trên của bào thai
  • Việc mổ lấy thai sẽ được thực hiện ở phân đoạn dưới. Bác sĩ sẽ thực hiện rạch đoạn dưới, nơi lưu lượng máu thấp hơn so với phần trên. Điều này sẽ ngăn ngừa trường hợp chảy máu quá nhiều.

6. Những thay đổi ở dây chằng trong thai kỳ

  • Từ khi bắt đầu mang thai đến giai đoạn cuối của thai kỳ, tử cung sẽ dần dần nghiêng về phía bên phải của cơ thể
  • Các dây chằng sẽ giúp giữ bào thai cố định đúng vị trí ngay cả khi tử cung đang lớn lên để phù hợp với sự phát triển của thai nhi
  • Các dây chằng sẽ hỗ trợ và giúp ổn định bào thai, giúp thai nhi dễ dàng di chuyển bên trong
  • Trong suốt thai kỳ, dây chằng sẽ gặp nhiều áp lực khiến bạn cảm thấy không thoải mái, dẫn đến việc mẹ bầu đau dạ dày hoặc đau vùng háng. Trường hợp này được gọi là đau dây chằng. Tuy nhiên, đây điều hết sức bình thường trong suốt thời gian mang thai và sẽ mau chóng biến mất sau khi bạn sinh con
  • Trong thai kỳ, nếu ho hay nhảy mũi, bạn cũng có thể cảm thấy hơi nhói.

Quá trình mang thai khiến tử cung có rất nhiều thay đổi từ kích thước cho đến các yếu tố khác. Chính vì thế, bạn đừng quá lo lắng nếu xuất hiện một trong những trường hợp vừa kể trên vì những điều này là hết sức bình thường trong thai kỳ. Bên cạnh đó, nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào thì hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé!

Tử cung khi mang thai thay đổi như thế nào?

Khi mang thai, kích cỡ cơ quan này sẽ thay đổi rất nhiều. Ngoài sự thay đổi kích thước trong thai kỳ, dạ con còn có một số thay đổi sau:

1. Sự phát triển của thể vàng (phần còn lại của các nang sau khi rụng trứng)

  • Thể vàng là một cấu trúc nhỏ hình thành ngay sau khi trứng thụ tinh
  • Nó sẽ tạo thành một lớp bảo vệ xung quanh phôi và sẽ giải phóng progesterone, một trong những hormone quan trọng nhất của thai kỳ
  • Ngoài ra, thể vàng còn hỗ trợ cho sự phát triển của lớp lót quanh thành dạ con.

2. Sự hình thành nhau thai

  • Dạ con sẽ hỗ trợ cho sự hình thành và phát triển nhau thai giúp nuôi dưỡng thai nhi
  • Nhau thai tạo ra cả hai chất estrogen và progesterone giúp thay đổi kích thước và vị trí của dạ con.

3. Mạch máu phát triển lớn hơn

  • Sau khoảng một tháng mang thai, các mạch máu trong niêm mạc dạ con sẽ lớn hơn. Điều này sẽ góp phần khiến lớp niêm mạc dạ con dày hơn
  • Ngoài ra, mạch máu ngày càng phát triển cũng sẽ hỗ trợ cung cấp đầy đủ dưỡng chất hơn cho bé.

4. Cổ tử cung cũng thay đổi

  • Sau khi mang thai 4 tuần, cổ tử cung sẽ dần thay đổi không những về màu sắc mà còn cả kết cấu
  • Cổ tử cung sẽ bắt đầu hình thành một nút nhầy sau khi trứng thụ tinh được 5 tuần. Điều này giúp dạ con giữ được bào thai và tránh ô nhiễm từ bên ngoài. Nếu cổ tử cung mở sớm hơn so với ngày dự sinh (thường khoảng từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 24) sẽ dẫn đến tình trạng hở eo cổ tử cung. Điều này có thể khiến bạn chuyển dạ sớm, gây sẩy thai.

5. Sự thay đổi ở phân đoạn dưới

  • Khi thai nhi lớn lên, bào thai sẽ bắt đầu phát triển bên ngoài vùng chậu
  • Khi mang thai khoảng 12 tuần, bạn có thể sẽ cảm nhận được đỉnh tử cung của mình
  • Khi mang thai khoảng 24 tuần, phía trên phần cơ bụng sẽ bắt đầu căng ra do phần trên của tử cung có dấu hiệu dày hơn. Các lớp mỏng hơn sẽ ở lại phía dưới nên phần này thường được gọi là phân đoạn dưới
  • Phân đoạn dưới là phần giúp cố định cổ tử cung và phân đoạn trên. Ngoài ra, phân đoạn dưới còn giúp cổ bào thai mở rộng khi chuyển dạ
  • Các cơ của phân đoạn dưới sẽ chiếm khoảng 1/3 phần dưới của bào thai. Đây là lớp cơ yếu và thường sẽ có lượng máu thấp hơn so với phần trên của bào thai
  • Việc mổ lấy thai sẽ được thực hiện ở phân đoạn dưới. Bác sĩ sẽ thực hiện rạch đoạn dưới, nơi lưu lượng máu thấp hơn so với phần trên. Điều này sẽ ngăn ngừa trường hợp chảy máu quá nhiều.

6. Những thay đổi ở dây chằng trong thai kỳ

  • Từ khi bắt đầu mang thai đến giai đoạn cuối của thai kỳ, tử cung sẽ dần dần nghiêng về phía bên phải của cơ thể
  • Các dây chằng sẽ giúp giữ bào thai cố định đúng vị trí ngay cả khi tử cung đang lớn lên để phù hợp với sự phát triển của thai nhi
  • Các dây chằng sẽ hỗ trợ và giúp ổn định bào thai, giúp thai nhi dễ dàng di chuyển bên trong
  • Trong suốt thai kỳ, dây chằng sẽ gặp nhiều áp lực khiến bạn cảm thấy không thoải mái, dẫn đến việc mẹ bầu đau dạ dày hoặc đau vùng háng. Trường hợp này được gọi là đau dây chằng. Tuy nhiên, đây điều hết sức bình thường trong suốt thời gian mang thai và sẽ mau chóng biến mất sau khi bạn sinh con
  • Trong thai kỳ, nếu ho hay nhảy mũi, bạn cũng có thể cảm thấy hơi nhói.

Quá trình mang thai khiến tử cung có rất nhiều thay đổi từ kích thước cho đến các yếu tố khác. Chính vì thế, bạn đừng quá lo lắng nếu xuất hiện một trong những trường hợp vừa kể trên vì những điều này là hết sức bình thường trong thai kỳ. Bên cạnh đó, nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào thì hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé!

Công cụ tính ngày dự sinh

28 ngày

28 ngày

28 ngày

28 ngày

Xem thêm: 4 triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau tại khớp nói lên điều gì?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!