Làm thế nào để kiểm soát đau tuyến tụy do ung thư?

Đau tuyến tụy là vấn đề xảy ra rất phổ biến đối với những bệnh nhân ung thư tuyến tụy. Những khối u có thể xâm lấn và chèn ép lên các dây thần kinh gần tuyến tụy, gây cảm giác đau dữ dội ở vùng bụng hoặc lưng.

Đau tuyến tụy là vấn đề xảy ra rất phổ biến đối với những bệnh nhân ung thư tuyến tụy. Những khối u có thể xâm lấn và chèn ép lên các dây thần kinh gần tuyến tụy, gây cảm giác đau dữ dội ở vùng bụng hoặc lưng.

Một vài phương pháp có thể kiểm soát cơn đau, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu. Đặc biệt, hiệu quả giảm đau sẽ càng cao nếu điều trị sớm khi mới mắc bệnh.

Đánh giá cơn đau tuyến tụy trước khi điều trị

Trước khi tiến hành điều trị, cơn đau của bệnh nhân sẽ được đánh giá toàn diện bởi một đội ngũ bao gồm các bác sĩ, dược sĩ, y tá,… Việc đánh giá có thể dựa trên các nội dung sau:

  • Thời điểm cơn đau bắt đầu xuất hiện
  • Vị trí của cơn đau
  • Mức độ cơn đau
  • Sự ảnh hưởng của các phương pháp điều trị ung thư khác

Sau khi thảo luận kết quả đánh giá, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về các phương pháp, đồng thời hỗ trợ bệnh nhân trong việc lựa chọn kế hoạch điều trị nhằm mang lại sự thoải mái tối đa.

Thuốc

Sử dụng thuốc là phương pháp được áp dụng đầu tiên trong việc kiểm soát cơn đau tuyến tụy ở hầu hết bệnh nhân. Các thuốc sử dụng thường có nhiều loại với độ mạnh khác nhau phù hợp cho tình trạng của từng bệnh nhân.

Trường hợp đau nhẹ, người bệnh sẽ được khuyên dùng các loại thuốc giảm đau đơn giản như paracetamol hoặc thuốc giảm đau không steroid (NSAID). Nếu cơn đau ở mức độ vừa phải, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc giảm đau opioid yếu như codeine. Khi cơn đau diễn ra liên tục với mức độ dữ dội, cần phải sử dụng đến loại thuốc giảm đau mạnh nhất hiện có như morphin để kiểm soát cơn đau cho bệnh nhân. Ngoài ra, thuốc chống trầm cảm (amitriptyline) và thuốc chống động kinh (gabapentin) cũng mang lại hiệu quả rất tốt trong việc giảm đau dây thần kinh do chịu áp lực từ khối u ung thư.

Tùy vào tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng của mỗi người mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc giảm đau theo nhiều cách khác nhau, bao gồm: đường uống, tiêm truyền tĩnh mạch, miếng dán qua da, đặt ống thông gần cột sống, cấy buồng tiêm dưới da,…

Một vài phương pháp có thể kiểm soát cơn đau, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu. Đặc biệt, hiệu quả giảm đau sẽ càng cao nếu điều trị sớm khi mới mắc bệnh.

Đánh giá cơn đau tuyến tụy trước khi điều trị

Trước khi tiến hành điều trị, cơn đau của bệnh nhân sẽ được đánh giá toàn diện bởi một đội ngũ bao gồm các bác sĩ, dược sĩ, y tá,… Việc đánh giá có thể dựa trên các nội dung sau:

  • Thời điểm cơn đau bắt đầu xuất hiện
  • Vị trí của cơn đau
  • Mức độ cơn đau
  • Sự ảnh hưởng của các phương pháp điều trị ung thư khác

Sau khi thảo luận kết quả đánh giá, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về các phương pháp, đồng thời hỗ trợ bệnh nhân trong việc lựa chọn kế hoạch điều trị nhằm mang lại sự thoải mái tối đa.

Thuốc

Sử dụng thuốc là phương pháp được áp dụng đầu tiên trong việc kiểm soát cơn đau tuyến tụy ở hầu hết bệnh nhân. Các thuốc sử dụng thường có nhiều loại với độ mạnh khác nhau phù hợp cho tình trạng của từng bệnh nhân.

Trường hợp đau nhẹ, người bệnh sẽ được khuyên dùng các loại thuốc giảm đau đơn giản như paracetamol hoặc thuốc giảm đau không steroid (NSAID). Nếu cơn đau ở mức độ vừa phải, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc giảm đau opioid yếu như codeine. Khi cơn đau diễn ra liên tục với mức độ dữ dội, cần phải sử dụng đến loại thuốc giảm đau mạnh nhất hiện có như morphin để kiểm soát cơn đau cho bệnh nhân. Ngoài ra, thuốc chống trầm cảm (amitriptyline) và thuốc chống động kinh (gabapentin) cũng mang lại hiệu quả rất tốt trong việc giảm đau dây thần kinh do chịu áp lực từ khối u ung thư.

Tùy vào tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng của mỗi người mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc giảm đau theo nhiều cách khác nhau, bao gồm: đường uống, tiêm truyền tĩnh mạch, miếng dán qua da, đặt ống thông gần cột sống, cấy buồng tiêm dưới da,…

Các thuốc giảm đau có xu hướng hoạt động tốt khi được dùng thường xuyên (có thể là hằng ngày) và thường sẽ kém tác dụng hơn nếu chỉ sử dụng khi cơn đau trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc uống thuốc hằng ngày có thể khiến nhiều người lo lắng vì sợ tác dụng phụ và bị nghiện thuốc, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ này rất thấp nếu bệnh nhân dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt và cảm thấy buồn ngủ có thể xảy ra khi cơ thể chưa quen với thuốc. Chúng thường sẽ giảm dần và biến mất sau một vài ngày. Riêng tình trạng táo bón là một tác dụng phụ không thể tự thuyên giảm, vì vậy hầu hết bệnh nhân sẽ cần uống thêm thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng để khắc phục.

Phẫu thuật và xạ trị

Các biện pháp phẫu thuật cũng có thể làm giảm cơn đau tuyến tụy của bệnh nhân ung thư, một số thủ thuật thường áp dụng là:

  • Phong bế thần kinh: một lượng thuốc gây tê tại chỗ (như alcohol) sẽ được tiêm vào rễ của đám thần kinh làm nhiệm vụ truyền tín hiệu đau từ tuyến tụy đến não. Thủ thuật này thường được thực hiện cho bệnh nhân ngoại trú, hiệu quả gây tê dây thần kinh có thể giúp giảm đau trong khoảng 3-4 tháng.
  • Nội soi lồng ngực: mục đích của thủ thuật ít xâm lấn này là nhằm cắt các nhánh thần kinh có liên quan.
  • Nội soi hủy đám rối thần kinh celiac: là kỹ thuật sử dụng một ống nội soi dưới sự hướng dẫn siêu âm hoặc của CT để tiến hành hủy đám rối thần kinh dẫn truyền cơn đau.

Bên cạnh triệu chứng đau, ung thư tuyến tụy còn dẫn đến tình trạng tắc nghẽn ống mật. Do đó, bệnh nhân thường được tiến hành một cuộc phẫu thuật duy nhất để cùng lúc giảm nhẹ cả hai triệu chứng trên. Đôi khi, phẫu thuật giảm đau cũng có thể được thực hiện riêng biệt.

Một phương pháp khác dùng để hỗ trợ kiểm soát cơn đau tuyến tụy cho bệnh nhân đó là xạ trị chiếu ngoài. Trong quá trình điều trị, một chùm tia bức xạ được chiếu thẳng vào khối u nhằm thu nhỏ chúng, khi đó áp lực lên dây thần kinh hoặc cơ quan tụy sẽ giảm và người bệnh có thể bớt đau nhanh chóng.

Các phương pháp khác

Các thuốc giảm đau có xu hướng hoạt động tốt khi được dùng thường xuyên (có thể là hằng ngày) và thường sẽ kém tác dụng hơn nếu chỉ sử dụng khi cơn đau trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc uống thuốc hằng ngày có thể khiến nhiều người lo lắng vì sợ tác dụng phụ và bị nghiện thuốc, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ này rất thấp nếu bệnh nhân dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt và cảm thấy buồn ngủ có thể xảy ra khi cơ thể chưa quen với thuốc. Chúng thường sẽ giảm dần và biến mất sau một vài ngày. Riêng tình trạng táo bón là một tác dụng phụ không thể tự thuyên giảm, vì vậy hầu hết bệnh nhân sẽ cần uống thêm thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng để khắc phục.

Phẫu thuật và xạ trị

Các biện pháp phẫu thuật cũng có thể làm giảm cơn đau tuyến tụy của bệnh nhân ung thư, một số thủ thuật thường áp dụng là:

  • Phong bế thần kinh: một lượng thuốc gây tê tại chỗ (như alcohol) sẽ được tiêm vào rễ của đám thần kinh làm nhiệm vụ truyền tín hiệu đau từ tuyến tụy đến não. Thủ thuật này thường được thực hiện cho bệnh nhân ngoại trú, hiệu quả gây tê dây thần kinh có thể giúp giảm đau trong khoảng 3-4 tháng.
  • Nội soi lồng ngực: mục đích của thủ thuật ít xâm lấn này là nhằm cắt các nhánh thần kinh có liên quan.
  • Nội soi hủy đám rối thần kinh celiac: là kỹ thuật sử dụng một ống nội soi dưới sự hướng dẫn siêu âm hoặc của CT để tiến hành hủy đám rối thần kinh dẫn truyền cơn đau.

Bên cạnh triệu chứng đau, ung thư tuyến tụy còn dẫn đến tình trạng tắc nghẽn ống mật. Do đó, bệnh nhân thường được tiến hành một cuộc phẫu thuật duy nhất để cùng lúc giảm nhẹ cả hai triệu chứng trên. Đôi khi, phẫu thuật giảm đau cũng có thể được thực hiện riêng biệt.

Một phương pháp khác dùng để hỗ trợ kiểm soát cơn đau tuyến tụy cho bệnh nhân đó là xạ trị chiếu ngoài. Trong quá trình điều trị, một chùm tia bức xạ được chiếu thẳng vào khối u nhằm thu nhỏ chúng, khi đó áp lực lên dây thần kinh hoặc cơ quan tụy sẽ giảm và người bệnh có thể bớt đau nhanh chóng.

Các phương pháp khác

Điều trị y tế không phải là cách duy nhất để giúp bệnh nhân kiểm soát cơn đau tuyến tụy. Có rất nhiều yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến tình trạng đau, một trong số đó chính là tâm lý. Cơn đau có thể trở nên tệ hơn nếu người bệnh quá lo lắng hoặc căng thẳng. Đặc biệt, nghe có vẻ kỳ lạ nhưng cảm giác đau cũng có thể tăng nhiều hơn vào ban đêm khi xung quanh yên tĩnh và bệnh nhân không bị phân tâm bởi bất kỳ điều gì.

Chính vì những điều này, cơn đau tuyến tụy của bệnh nhân có thể được cải thiện tốt nhất bằng cách kết hợp các phương pháp điều trị truyền thống cùng với một số liệu pháp dưới đây:

  • Nghe nhạc dịu êm để thư giãn
  • Hít thở chậm và sâu khi cảm thấy căng thẳng
  • Thay đổi tư thế ít nhất là 2 giờ một lần để ngăn ngừa hiện tượng da bị loét gây đau
  • Mát xa
  • Chườm nóng hoặc lạnh bằng khăn mềm, cần lưu ý nhiệt độ để tránh làm tổn thương da
  • Xem tivi, nghe đài phát thanh hoặc đọc sách
  • Thường xuyên gặp gỡ, trò chuyện với mọi người để giảm bớt lo lắng
  • Tránh để cơ thể quá mệt mỏi

Mặc dù các liệu pháp kể trên không phải là phương pháp chữa trị dứt điểm, nhưng chúng có thể giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu trong một khoảng thời gian.

Như vậy có thể thấy, cơn đau tuyến tụy do ung thư là một triệu chứng hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nhờ vào một số biện pháp. Vì vậy, người bệnh cần phải giữ tinh thần thoải mái để giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Điều trị y tế không phải là cách duy nhất để giúp bệnh nhân kiểm soát cơn đau tuyến tụy. Có rất nhiều yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến tình trạng đau, một trong số đó chính là tâm lý. Cơn đau có thể trở nên tệ hơn nếu người bệnh quá lo lắng hoặc căng thẳng. Đặc biệt, nghe có vẻ kỳ lạ nhưng cảm giác đau cũng có thể tăng nhiều hơn vào ban đêm khi xung quanh yên tĩnh và bệnh nhân không bị phân tâm bởi bất kỳ điều gì.

Chính vì những điều này, cơn đau tuyến tụy của bệnh nhân có thể được cải thiện tốt nhất bằng cách kết hợp các phương pháp điều trị truyền thống cùng với một số liệu pháp dưới đây:

  • Nghe nhạc dịu êm để thư giãn
  • Hít thở chậm và sâu khi cảm thấy căng thẳng
  • Thay đổi tư thế ít nhất là 2 giờ một lần để ngăn ngừa hiện tượng da bị loét gây đau
  • Mát xa
  • Chườm nóng hoặc lạnh bằng khăn mềm, cần lưu ý nhiệt độ để tránh làm tổn thương da
  • Xem tivi, nghe đài phát thanh hoặc đọc sách
  • Thường xuyên gặp gỡ, trò chuyện với mọi người để giảm bớt lo lắng
  • Tránh để cơ thể quá mệt mỏi

Mặc dù các liệu pháp kể trên không phải là phương pháp chữa trị dứt điểm, nhưng chúng có thể giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu trong một khoảng thời gian.

Như vậy có thể thấy, cơn đau tuyến tụy do ung thư là một triệu chứng hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nhờ vào một số biện pháp. Vì vậy, người bệnh cần phải giữ tinh thần thoải mái để giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Xem thêm: Bệnh xuất tinh sớm có chữa được không? Giải đáp từ chuyên gia

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!