Ung thư buồng trứng và những điều cần biết

Ung thư buồng trứng là gì

Ung thư buồng trứng là khối u ác tính xuất phát từ buồng trứng. Các tế bào trong loại khối u này là những tế bào bất thường, phân chia không theo nhu cầu của cơ thể và cũng không chịu sự kiểm soát nào của cơ thể

Có nhiều loại ung thư buồng trứng: Ung thư buồng trứng xuất phát từ bề mặt buồng trứng (còn gọi là ung thư biểu mô) là loại hay gặp nhất, trong khi đó những Ung thư buồng trứng xuất phát từ các tế bào sản xuất ra trứng (tế bào mầm) và Ung thư buồng trứng xuất phát từ mô nâng đỡ ở quanh buồng trứng ít gặp hơn.

Hiểu rõ hơn về buồng trứng

Trong hệ thống sinh dục của mình, mỗi phụ nữ có 2 buồng trứng. Chúng nằm ở trong chậu hông (khung chậu). Mỗi buồng trứng có kích thước và hình dạng tương đương với một hạt thị. Buồng trứng có 2 chức năng, đó là sản xuất ra trứng và các nội tiết tố nữ. Hằng tháng, sẽ có 1 trứng được phóng thích khỏi 1 buồng trứng, quá trình đó gọi là sự rụng trứng (hay sự phóng noãn), trứng sau khi được phóng thích sẽ qua vòi trứng để đến tử cung (dạ con).

Buồng trứng là nguồn chính sản sinh ra các nội tiết tố nữ là estrogen và progesterone. Các nội tiết tố này tác động đến quá trình phát triển tuyến vú, hình dáng cơ thể và hệ thống lông tóc của người phụ nữ. Chúng cũng tác động đến chu kỳ kinh nguyệt và mang thai

Các loại khối u buồng trứng

Cơ thể con người ta được cấu tạo từ nhiều loại tế bào. Trong điều kiện bình thường, các tế bào lớn lên, phân chia và tạo ra nhiều tế bào khác khi cơ thể cần đến chúng. Quá trình này giúp cho cơ thể khoẻ mạnh. Tuy nhiên đôi khi các tế bào vẫn phân chia khi cơ thể không cần đến. Những tế bào thừa này hình thành nên 1 khối tổ chức mà người ta gọi là tăng sinh hoặc khối u. Khối u có thể là lành tính hoặc ác tính.
Các khối u lành tính thì không phải là ung thư. Sau khi được lấy bỏ thì hầu hết không phát triển trở lại. Các tế bào trong khối u lành tính không lan tràn đến các cơ quan bộ phận khác trong cơ thể. Điều quan trọng nhất là khối u lành tính rất hiếm khi đe doạ đến tính mạng

U nang buồng trứng là 1 loại tăng trưởng khác. Đó là 1 túi chứa đầy nước hình thành từ bề mặt buồng trứng. Đó không phải là ung thư. U nang buồng trứng thường mất đi mà không cần điều trị gì. Đôi khi bác sỹ có thể chỉ định phẫu thuật, nhất là khi chúng có vẻ to lên.

Khối u ác tính còn gọi là ung thư. Các tế bào trong loại khối u này là những tế bào bất thường, phân chia không theo nhu cầu của cơ thể và cũng không chịu sự kiểm soát nào của cơ thể. Chúng có thể xâm lấn và phá huỷ các mô và cơ quan xung quanh. Các tế bào ung thư có thể lan tràn từ nơi ban đầu đến các bộ phận khác ở xa trong cơ thể, quá trình này goi là sự di căn.

Khối u ác tính xuất phát từ buồng trứng gọi là ung thư buồng trứng. Có nhiều loại ung thư buồng trứng: Ung thư buồng trứng xuất phát từ bề mặt buồng trứng (còn gọi là ung thư biểu mô) là loại hay gặp nhất, trong khi đó những Ung thư buồng trứng xuất phát từ các tế bào sản xuất ra trứng (tế bào mầm) và Ung thư buồng trứng xuất phát từ mô nâng đỡ ở quanh buồng trứng ít gặp hơn.

Các tế bào ung thư buồng trứng có thể phát triển ra ngoài phạm vi buồng trứng và lan tràn đến các mô và cơ quan khác qua quá trình rơi rụng. Khi các tế bào u rụng ra, chúng có xu hướng cấy vào phúc mạc (1 màng lớn lót phía trong ổ bụng) và cơ hoành (1 cơ mỏng phân cách giữa ngực và bụng) để hình thành nên khối u mới. Ung thư buồng trứng cũng có thể gây nên dịch ổ bụng mà người ta còn gọi là dịch cổ trướng hay nước báng, làm cho bụng to lên và người bệnh có cảm giác đầy trướng.
Các tế bào ung thư buồng trứng cũng có thể chui vào máu hoặc hệ thống bạch huyết (các mô và cơ quan có trách nhiệm sản sinh và lưu trữ những tế bào bảo vệ cơ thể trước các bệnh nhiễm khuẩn), khi đó các tế bào u sẽ đi nhiều nơi và và hình thành nên những khối u mới tại đó.

Nguyên nhân ung thư buồng trứng

Nguyên nhân chính xác của bệnh ung thư buồng trứng vẫn chưa được biết rõ ràng. Tuy nhiên các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng các yếu tố sau làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng

Tiền sử gia đình. Những người có quan hệ huyết thống bậc 1 (mẹ, con gái, chị em gái) hoặc những phụ nữ đã bị ung thư buồng trứng tự bản thân họ sẽ có nguy cơ mắc cao hơn đối với loại ung thư này. Khả năng mắc sẽ đặc biệt cao nếu như có từ 2 người trở lên trong số những người có quan hệ huyết thống bậc 1 mắc bệnh này. Nguy cơ có thể nhỏ hơn 1 chút, nhưng vẫn cao hơn bình thường nếu như có những người có quan hệ huyết thống khác như bà, cô dì, chị em họ gần mắc bệnh ung thư buồng trứng. Tiền sử gia đình mắc ung thư vú hay ung thư đại tràng cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.

Tuổi. Khả năng phát sinh ung thư buồng trứng tăng theo tuổi của người phụ nữ. Hầu hết các ung thư buồng trứng xuất hiện ở tuổi trên 50, và nguy cơ cao nhất là ở tuổi trên 60.

Mang thai. Những phụ nữ chưa từng sinh con có nguy cơ cao hơn so với những phụ nữ đã sinh con. Trên thực tế, sinh càng nhiều con thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng càng giảm.

Tiền sử bản thân. Những phụ nữ có tiền sử bị ung thư vú hoặc ung thư đại tràng sẽ có nhiều khả năng mắc ung thư buồng trứng hơn so với những phụ nữ không có tiền sử.

Thuốc kích thích phóng noãn. Thuốc kích thích phóng noãn có thể làm tăng nhẹ khả năng mắc ung thư buồng trứng. Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu vấn đề này.

Bột talc. Một số nghiên cứu gợi ý rằng những phụ nữ sử dụng bột talc ở vùng sinh dục qua nhiều năm sẽ tăng khả năng mắc ung thư buồng trứng.

Điều trị thay thế hormone. Có 1 số bằng chứng cho thấy những phụ nữ điều trị hormone thay thế sau khi mãn kinh cũng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn 1 chút.

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng là 4,6/100.000 phụ nữ. Hầu hết các trường hợp xuất hiện ở tuổi trên dưới 50, nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở tuổi trẻ hơn.

Khi chúng ta biết được nhiều hơn về các nguyên nhân sinh ung thư buồng trứng thì chúng ta cũng biết làm thế nào để làm giảm khả năng mắc bệnh này. Một số nghiên cứu cho thấy cho con bú và dùng thuốc tránh thai có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Các biện pháp này làm giảm số lần phóng noãn, và các nghiên cứu cho rằng giảm số lần phóng noãn có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.

Những phụ nữ đã được phẫu thuật tránh thai như thắt vòi trứng hoặc cắt tử cung sẽ có ít nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Thêm vào đó, 1 số nghiên cứu cho thấy giảm lượng mỡ trong khẩu phần ăn có thể sẽ là giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
Những phụ nữ có nguy cơ cao do có tiền sử gia đình có thể được xem xét để cắt buồng trứng dự phòng. Phẫu thuật này trong nhiều trường hợp (nhưng không phải tất cả) đã phòng ngừa được bệnh. Các nguy cơ và tai biến của phẫu thuật cũng nên được cân nhắc kỹ lưỡng. Mỗi phụ nữ nên thảo luận kỹ với bác sỹ về lợi ích và nguy cơ trong từng hoàn cảnh cụ thể.

Điều đáng lưu ý là có 1 hay nhiều trong số các yếu tố nguy cơ nêu trên không có nghĩa là chắc chắn người phụ nữ đó sẽ bị ung thư buồng trứng, nhưng khả năng mắc phải sẽ cao hơn bình thường. Những chị em quan tâm đến bệnh có thể nói chuyện với các thầy thuốc chuyên khoa như Bác Sỹ Phụ Khoa, Bác Sỹ Phụ Khoa Ung Thư hoặc Bác Sỹ Nội Khoa Ung Thư. Bác sỹ có thể gợi ý các cách làm giảm khả năng mắc bệnh và có thể đưa ra 1 kế hoạch, 1 lịch trình kiểm tra sức khoẻ cụ thể.

Dấu hiệu, triệu chứng ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng thường không có các dấu hiệu hoặc các triệu chứng cho đến tận giai đoạn phát triển muộn của chúng. Dấu hiệu và triệu chứng của ung thư buồng trứng có thể gồm :

  • Khó chịu và/hoặc đau ở vùng bụng nói chung (ấm ách, khó tiêu, căng trướng bụng…)
  • Buồn nôn, tiêu chảy, táo bón hoặc đi tiểu thường xuyên.
  • Kém ăn.
  • Cảm thấy đầy bụng ngay cả sau bữa ăn nhẹ.
  • Tăng hoặc giảm cân không rõ lý do.
  • Chảy máu âm đạo bất thường.

Những triệu chứng này có thể được gây ra bởi ung thư buồng trứng hoặc do các bệnh khác nguy hiểm hơn. Với bất kỳ một trong các triệu chứng này thì sự kiểm tra của bác sĩ là rất quan trọng.

Cách phát hiện ung thư buồng trứng

Phát hiện và điều trị sớm thì kết quả sẽ tốt hơn. Nhưng ung thư buồng trứng là 1 căn bệnh khó phát hiện sớm. Trong nhiều trường hợp, người phụ nữ không hề có triệu chứng gì cho đến khi bệnh phát triển đến giai đoạn muộn.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phương pháp nào có thể phát hiện ung thư buồng trứng trước khi các triệu chứng xuất hiện. Họ đang thử nghiệm đo nồng độ CA-125, một chất chỉ điểm khối u, ở trong máu. Chất này thường tăng cao ở những bệnh nhân ung thư buồng trứng. Họ cũng đang thử đánh giá vai trò của siêu âm qua đường âm đạo, một xét nghiệm có thể giúp phát hiện bệnh sớm

Để giúp tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng, bác sĩ phải đánh giá tiền sử bệnh của phụ nữ đó. Bác sĩ cũng phải thực hiện các khám xét lâm sàng và cho làm các xét nghiệm chẩn đoán. Một vài các kiểm tra và xét nghiệm có ích được mô tả dưới đây :
Khám khung chậu bao gồm : khám tử cung, âm đạo, buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang và trực tràng để tìm ra bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào về kích thước hoặc hình dáng của chúng. (PAP test, một phương pháp kiểm tra tốt để kiểm tra ung thư cổ tử cung, thường được thực hiện với khám khung chậu, nhưng nó không phải là cách đáng tin cậy để tìm hoặc chẩn đoán ung thư buồng trứng).

Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm có tần số cao mà tai người không nghe thấy. Những sóng này được chiếu vào buồng trứng. Mẫu thu được từ âm thanh dội lại tạo nên hình ảnh gọi là biểu đồ âm. Các mô, nang khí, túi nước và khối u sẽ cho các hình ảnh khác nhau trên biểu đồ.

Xét nghiệm CA-125 là xét nghiệm máu để đo mức CA-125, một sản phẩm của khối u, thường được tìm thấy cao hơn bình thường ở những phụ nữ bị mắc ung thư buồng trứng.

Chụp khung đại tràng bằng barit, là một phương pháp chụp tia X đại tràng và trực tràng. Bari cản tia X tại đại tràng và trực tràng, làm cho các khối u và các phần khác ở bụng dễ quan sát hơn.

Chụp cắt lớp là một loạt các ảnh về vùng quan tâm trong cơ thể, được tạo ra bằng sự kết hợp của máy tính với máy X quang.

Sinh thiết là việc lấy một mẫu mô để kiểm tra dưới kính hiển vi. Các bác sỹ giải phẫu bệnh lý sẽ nghiên cứu mô này để chẩn đoán. Để lấy được mô, các nhà phẫu thuật thực hiện một thủ thuật mở bụng (một cuộc phẫu thuật để mở bụng). Nếu nghi ngờ có ung thư thì bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện thủ thật cắt buồng trứng (cắt lấy toàn bộ buồng trứng). Điều này là rất quan trọng bởi vì nếu có ung thư thì việc cắt lấy một mẫu mô qua lớp bên ngoài của buồng trứng có thể cho phép các tế bào ung thư thoát ra và gây nên di căn.

Nếu chẩn đoán là ung thư buồng trứng thì bác sĩ sẽ đánh giá giai đoạn của bệnh. Xem xét thật cẩn thận để tìm ra liệu tế bào ung thư đã di căn chưa, và nếu rồi thì tới những phần nào của cơ thể. Đánh giá và theo dõi có thể bao hàm cả phẫu thuật, chiếu tia, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh và làm các xét nghiệm khác. Kế hoạch điều trị của bác sĩ sẽ được quyết định dựa vào giai đoạn bệnh.

Các giai đoạn ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng giai đoạn đầu

Ung thư chỉ ở buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, không lan đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc đến các điểm xa

Ung thư buồng trứng giai đoạn 1

1A: Ung thư nằm trong một buồng trứng, và khối u bị giới hạn ở bên trong buồng trứng; hoặc ung thư nằm trong một ống dẫn trứng, và chỉ nằm trong ống dẫn trứng. Không có ung thư trên bề mặt ngoài của buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Không tìm thấy tế bào ung thư trong dịch (cổ trướng) hoặc từ bụng và xương chậu
1B: Ung thư ở cả buồng trứng hoặc ống dẫn trứng nhưng không ở trên bề mặt ngoài của chúng. Không tìm thấy tế bào ung thư trong dịch (cổ trướng) hoặc từ bụng và xương chậu (T1b). Nó không lan đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc đến các điểm xa
iC: Ung thư nằm trong một hoặc cả hai buồng trứng hoặc ống dẫn trứng và bất kỳ loại nào sau đây đều có mặt:
Các mô xung quanh khối u đã phá vỡ , có thể cho phép các tế bào ung thư rò rỉ vào vùng bụng và xương chậu (gọi là tràn phẫu thuật ). Đây là giai đoạn IC1 .
Ung thư ở bề mặt ngoài của ít nhất một buồng trứng hoặc ống dẫn trứng đã vỡ (vỡ) trước khi phẫu thuật (có thể cho phép tế bào ung thư tràn vào bụng và xương chậu). Đây là giai đoạn IC2 .
Các tế bào ung thư được tìm thấy trong chất lỏng (cổ trướng) hoặc rửa từ bụng và xương chậu. Đây là giai đoạn IC3 .

Ung thư buồng trứng giai đoạn 2

Ung thư ở một hoặc cả buồng trứng hoặc ống dẫn trứng và đã lan sang các cơ quan khác (như tử cung, bàng quang, đại tràng hoặc trực tràng) trong xương chậu. Nó không lan đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc đến các điểm xa
2A: Ung thư đã lan đến hoặc đã xâm chiếm (phát triển thành) tử cung hoặc các ống dẫn trứng, hoặc buồng trứng. . Nó không lan đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc đến các điểm xa
2B: Ung thư nằm trên bề mặt ngoài hoặc đã phát triển thành các cơ quan vùng chậu lân cận khác như bàng quang, đại tràng hoặc trực tràng

Ung thư buồng trứng giai đoạn 3

3A1: Ung thư nằm trong một hoặc cả hai buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, hoặc có ung thư phúc mạc nguyên phát và nó có thể lan truyền hoặc phát triển thành các cơ quan lân cận trong xương chậu . Nó đã lan đến các hạch bạch huyết sau phúc mạc (vùng chậu và / hoặc para-động mạch chủ). Nó không lan đến các địa điểm xa
3A2:Ung thư ở một hoặc cả hai buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, hoặc có ung thư màng bụng chính và nó đã lan rộng hoặc phát triển thành các cơ quan bên ngoài xương chậu. Trong quá trình phẫu thuật, không có ung thư nào có thể nhìn thấy ở bụng (bên ngoài xương chậu) bằng mắt thường, nhưng những mảng nhỏ của ung thư được tìm thấy trong màng bụng khi nó được kiểm tra trong phòng thí nghiệm
3B: Có ung thư ở một hoặc cả hai buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, hoặc có ung thư màng bụng chính và nó đã lan rộng hoặc phát triển thành các cơ quan bên ngoài xương chậu. Khối u  đủ lớn để các bác sĩ phẫu thuật nhìn thấy, nhưng không lớn hơn 2 cm (khoảng 3/4 inch)
3C: Ung thư ở một hoặc cả hai buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, hoặc có ung thư màng bụng chính và nó đã lan rộng hoặc phát triển thành các cơ quan bên ngoài xương chậu. Khối u lớn hơn 2 cm (khoảng 3/4 inch) và có thể ở bên ngoài (viên nang) của gan hoặc lá lách

Ung thư buồng trứng giai đoạn 4 ( cuối )

4A: Các tế bào ung thư được tìm thấy trong dịch xung quanh phổi (gọi là tràn dịch màng phổi ác tính) không có các khu vực khác của ung thư lan rộng như gan, lách, ruột, hoặc các hạch bạch huyết bên ngoài bụng
4B: Ung thư đã lan đến bên trong lá lách hoặc gan, đến các hạch bạch huyết khác ngoài các hạch bạch huyết sau phúc mạc, hoặc các cơ quan hoặc mô khác bên ngoài khoang phúc mạc như phổi và xương

Xét nghiệm ung thư buồng trứng

Khám sức khỏe: Có thể sẽ làm xét nghiệm khung chậu để kiểm tra buồng trứng mở rộng, và kiểm tra các dấu hiệu của dịch ở bụng (được gọi là cổ trướng ).

Nếu có lý do để nghi ngờ bạn bị ung thư buồng trứng dựa trên các triệu chứng hoặc khám sức khỏe, bạn nên làm thêm 1 số bước sau:

Đến các địa chỉ uy tín để kiểm tra: Các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên chính xác cho bạn

Các xét nghiệm cần làm:

  • Siêu âm
  • Chụp cắt lớp vi tính
  • X quang phối
  • Chụp quét cộng hưởng từ
  • X quang ngực
  • Chụp cắt lớp phát xạ positron

Điều trị ung thư buồng trứng

Việc điều trị tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm diễn biến bệnh và sức khoẻ chung của bệnh nhân. Bệnh nhân thường được điều trị bởi một nhóm các chuyên gia. Nhóm này có thể bao gồm một Bác Sĩ Phụ Khoa, một Bác Sĩ Ung Thư Phụ Khoa, một Bác Sĩ Ung Thư Nội Khoa và/hoặc một Bác Sĩ Tia Xạ. Nhiều phương pháp khác nhau được kết hợp trong điều trị ung thư buồng trứng.

Phẫu thuật :

Là phương pháp điều trị đầu tiên thông thường đối với phụ nữ bị chẩn đoán ung thư buồng trứng. Phẫu thuật thường bao gồm cắt bỏ buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung thành 1 khối. Thông thường bác sĩ phẫu thuật cũng cắt cả mạc nối lớn (màng mỏng bao quanh dạ dày và đại tràng) và các hạch bạch huyết trong ổ bụng.Giai đoạn trong phẫu thuật : để đánh giá mức độ lan rộng của ung thư, bác sỹ phẫu thuật phải kiểm tra toàn bộ ổ bụng, hút dịch ổ bụng nếu có, lấy bỏ hạch bạch huyết, nhân di căn ở cơ hoành hay các cơ quan khác. Nếu ung thư đã lan rộng, phẫu thuật viên sẽ lấy tối đa tổ chức ung thư và qui trình này gọi là phẫu thuật giải tỏa u. Phẫu thuật này làm giảm tối đa khối lượng tổ chức ung thư để tạo điều kiện cho việc điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị sau mổ đạt kết quả tốt.

Hóa trị:

Là dùng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị được dùng để tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại trong cơ thể sau phẫu thuật, kiểm soát sự phát triển của khối u, hoặc làm giảm các triệu chứng bệnh.

Hầu hết các thuốc dùng để điều trị trong ung thư buồng trứng được dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch. Các thuốc có thể tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua một ống nhỏ gọi là Catheter. Catheter được luồn vào trong một tĩnh mạch lớn, để lại một phần ống ở ngoài với độ dài cần thiết để bơm thuốc. Một số thuốc chống ung thư được dùng bằng đường uống. Dù dùng bằng đường tiêm hay đường uống, thuốc đều vào dòng máu và lưu thông khắp cơ thể.

Một cách dùng thuốc khác là bơm thuốc trực tiếp vào khoang bụng qua ống catheter. Với phương pháp này, hầu hết thuốc được giữ lại trong khoang bụng.

Sau khi kết thúc việc điều trị hóa chất, phẫu thuật thì hai có thể thực hiện nhằm kiểm tra ổ bụng bằng quan sát trực tiếp. Phẫu thuật viên có thể lấy bỏ dịch và các nhân nghi ngờ để kiểm tra xem thuốc chống ung thư có hiệu quả hay không.
Xạ trị: là việc dùng tia phóng xạ có năng lượng cao để tiêu diệt khối u. Xạ trị chỉ tác động đến các tế bào ung thư ở trong vùng chiếu xạ. Tia xạ có thể phát ra từ máy gọi là xạ trị ngoài. Một vài bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp gọi là xạ trị trong màng bụng, theo cách này một dung dịch chứa chất phóng xạ được bơm trực tiếp vào khoang bụng qua một ống catheter.

Các tác dụng phụ có thể gặp do điều trị:

Các tác dụng phụ do điều trị ung thư phụ thuộc vào phương pháp điều trị và khác nhau ở từng bệnh nhân. Bác sĩ và y tá sẽ giải thích các tác dụng phụ có thể gặp do điều trị và đưa ra các cách giải quyết các vấn đề gặp phải trong và sau điều trị.
Phẫu thuật gây ra cơn đau ngắn và tăng nhạy cảm ở vùng phẫu thuật. Sự khó chịu hoặc đau sau phẫu thuật có thể kiểm soát bằng thuốc. Bệnh nhân cần thảo luận về phương pháp giảm đau với thầy thuốc. Trong vài ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể gặp khó khăn khi đi tiểu và nhu động ruột chưa trở lại.

Cắt buồng trứng cũng có nghĩa là nguồn nội tiết estrogen và progesterone của cơ thể sẽ mất và bệnh nhân sẽ mất kinh. Các biểu hiện của mãn kinh như cơn bốc nóng, khô âm đạo xảy ra sớm sau phẫu thuật. Một vài liệu pháp thay thế hormone có thể dùng để làm giảm các triệu chứng này. Việc quyết định dùng là sự lựa chọn của mỗi cá nhân. Những phụ nữ bị ung thư buồng trứng nên thảo luận với bác sĩ của họ về những nguy cơ và lợi ích của việc dùng nội tiết thay thế.

Hóa trị tác động đến cả tế bào ung thư và tế bào lành. Các tác dụng phụ phụ thuộc nhiều vào loại thuốc và liều lượng thuốc được sử dụng. Các tác dụng phụ thường gặp khi điều trị hóa chất là buồn nôn và nôn, ăn không ngon, ỉa chảy, mệt mỏi, tê và cảm giác kim châm ở bàn tay bàn chân, đau đầu, rụng tóc, xạm da và móng. Một số thuốc dùng trong ung thư buồng trứng có thể làm giảm khả năng nghe và gây tổn thương thận. Để bảo vệ thận trong khi dùng thuốc, bệnh nhân cần truyền nhiều dịch.

Xạ trị, giống như hóa trị cũng tác động đến cả tế bào lành và tế bào ung thư. Các tác dụng phụ do xạ trị phụ thuộc chủ yếu vào liều xạ và phần cơ thể bị chiếu xạ. Tác dụng phụ hay gặp khi chiếu xạ vào vùng bụng là mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đái khó, ỉa chảy và biến đổi da vùng bụng. Xạ trị trong phúc mạc có thể gây đau bụng và tắc ruột.

Theo dõi định kỳ sau điều trị

Theo dõi chăm sóc sau điêù trị ung thư buồng trứng là rất quan trọng. Kiểm tra đều đặn bao gồm thăm khám lâm sàng và làm PAP test . Bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm như chụp phổi, chụp cắt lớp, siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu và định lượng CA-125. Bệnh nhân có thể yêu cầu bác sĩ kiểm tra cho họ các bệnh ung thư khác. Phụ nữ bị ung thư buồng trứng thường có nguy cơ cao bị ung thư vú hoặc ung thư đại tràng. Hơn nữa, việc dùng một số thuốc chống ung thư có thể gây một ung thư thứ phát như ung thư máu.

Ung thư buồng trứng sống được bao lâu

Tùy thuộc phần lớn vào sức khỏe, tiền sử bệnh, tuổi tác người bệnh và  kích thước khối u,… Do vậy, chưa thể đưa ra số liệu chính xác cụ thể.

Nếu phát hiện ra bệnh ở giai đoạn sớm, điều trị đúng phác đồ và kịp thời, tỉ lệ sống sau 5 năm của người bệnh ung thư buồng trứng có thể lên tới 95%. Các giai đoạn sau tỉ lệ sẽ thấp đi khá nhiều. Chính vì vậy khi bận thấy có dấu hiệu cần đi khám ngay để biết chính xác bệnh

Ví dụ: Tỷ lệ sống sót trên 5 năm là 90% có nghĩa là khoảng 90 trong số 100 người bị ung thư đó vẫn còn sống trên 5 năm sau khi được chẩn đoán.

Mốc 5 năm được đưa ra để tính tỉ lệ, rất nhiều trường hợp sống trên 5 năm rất nhiều năm nữa.

Ung thư buồng trứng có chữa khỏi không

Ung thư buồng trứng không phải căn bệnh quá nguy hiểm nếu phát hiện sớm. Như đã nói ở trên thì tỉ lệ sống trên 5 năm là khi điều trị sớm sẽ là trên 95%. Việc phát hiện sớm và điều trị là rất quan trọng, không chỉ riêng với ung thư buồng trứng, mà bệnh nào cũng vậy.

Việc phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tránh việc ung thư di căn sang bộ phận khác và nâng cao tuổi thọ người bệnh hơn.  Tỉ lệ bệnh nhân ung thư được chữa khỏi nếu được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm đạt đến 95%, tuy nhiên nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối tỉ lệ sống chỉ đạt 10%

 

CHỦ ĐỀ ĐANG XEM:

Nguồn: http://benhvienk.com/tin-tuc/danh-cho-thay-thuoc/ung-thu-hoc-dai-cuong/1210-nhung-diieu-can-biet-ve-ung-thu-buong-trung/

Xem thêm: Ung thư buồng trứng và những điều cần biết

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!