Ung thư tuyến giáp thể nhú là gì? Nguy hiểm không?
Ung thư tuyến giáp thể nhú là một trong những dạng ung thư tuyến giáp phổ biến hiện nay. Theo thống kê, có khoảng 80% – 85% trường hợp bệnh nhân gặp phải vấn đề này. Bệnh có khả năng biến chứng nguy hiểm như những chứng bệnh ung thư khác nếu người bệnh không sớm nhận biết và can thiệp điều trị bằng biện pháp phù hợp.
Ung thư tuyến giáp thể nhú là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Ung thư tuyến giáp thể nhú hay còn được gọi là carcinom tuyến giáp. Đây là một trong những thể bệnh ung thư tuyến giáp phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng, đủ độ tuổi khác nhau, trong đó thường gặp nhất là ở nữ giới từ 30 – 35 tuổi.
Người ta thống kê được, có đến 80% – 85% người mắc bệnh ung thư tuyến giáp là ở dạng u nhú. Bên cạnh đó tỷ lệ bệnh nhân nữ cao gấp 3 lần so với bệnh nhân nam. Tiên lượng sống cho người bệnh còn phụ thuộc vào việc phát hiện sớm hay muộn và kích thước của khối u ở tuyến giáp.
Cũng giống như ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến giáp thể nhú cho đến nay chưa nhận diện được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Những yếu tố nguy cơ làm bùng phát bệnh như thiếu i ốt trong chế độ dinh dưỡng, nhiễm xạ, do di truyền, gặp tác dụng phụ của thuốc, tiền sử bị bệnh về tuyến giáp,…
Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, người bệnh có cơ hội điều trị khỏi bệnh cao. Tuy nhiên, do bệnh có diễn biến âm thầm nên nhiều người chỉ nhận ra bệnh khi các triệu chứng đã rõ ràng, giai đoạn bệnh đã xa khiến việc điều trị gặp khó khăn.
Triệu chứng ung thư tuyến giáp thể nhú
Ung thư tuyến giáp mới khởi phát thường không có triệu chứng rõ ràng. Nhiều người nhầm lẫn bệnh với các vấn đề khác ở vòm họng như viêm họng, ho,…Chỉ đến khi những khối u phát triển lớn hơn, gây ra những triệu chứng nặng nề hơn thì người bệnh mới nghi ngờ và đi thăm khám.
Một số biểu hiện bất thường có thể là triệu chứng ung thư tuyến giáp ở thể nhú bạn đọc có thể theo dõi như sau:
Nổi u ở cổ
Một khối u bất thường xuất hiện ở cổ, yết hầu. Kích thước của nó đủ lớn để khi soi gương bạn có thể sờ và trông thấy bằng mắt thường. Lúc này, bạn nên theo dõi hoạt động của khối u. Vì theo nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy có khoảng 90% u tuyến giáp ở cổ thuộc dạng lành tính.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan. Xác định chúng là lành tính hay ác tính thông qua phương pháp uống nước từ từ và theo dõi sự chuyển động của khối u. Thường nếu là u lành chúng sẽ di chuyển lên xuống theo yết hầu. Trường hợp u ác tính thường đứng im không có sự di chuyển.
Khàn giọng
Tình trạng khàn giọng là một trong những biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp, đặc biệt là thể nhú. Tuy nhiên, một số vấn đề khác về cổ họng cũng gây ra triệu chứng này. Do đó, nhiều bệnh nhân đã có sự nhầm lẫn dẫn đến việc điều trị sai hướng, làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Dây thần kinh ở thanh quản có nhiệm vụ chi phối chức năng đóng và mở của dây thanh âm tại vị trí phía sau tuyến giáp. Trường hợp là bệnh ung thư, khi khối u phát triển to dần, chúng bắt đầu xâm lấn ra bên ngoài, tổn thương đến dây thần kinh này và hộp âm.
Để phân biệt giữa ung thư giai đoạn đầu và các vấn đề sức khỏe khác thông qua triệu chứng lâm sàng rất khó. Người bệnh cần kiểm tra và thăm khám y tế để nhận diện được chính xác vấn đề đang gặp phải.
Ho kéo dài
Người mắc ung thư tuyến giáp thể nhú có thể bị ho trong thời gian dài mà không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác của bệnh viêm họng như có đờm, sốt,…Tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo về căn bệnh ung thư nguy hiểm chứ không
chỉ đơn thuần đã viêm nhiễm hay bệnh lý đau họng ho bình thường.
Khó thở, khó nuốt
Khi khối u tại tuyến giáp phát triển, chúng làm tuyến giáp phình to và chèn ép lên khi quản. Người bệnh lúc này sẽ bắt đầu có cảm giác khó thở thường xuyên. Không những thế, khối u còn ảnh hưởng đến khu vực thực quản, gián tiếp làm cho người bệnh khó khăn khi nuốt, đặc biệt nếu bị nghẹn thức ăn sẽ có cảm giác đau đớn khó chịu.
Đau tức, bó chặt ở khu vực cổ
Triệu chứng này có thể nói là biểu hiện thường gặp nhất của người ung thư tuyến giúp. Khối u sẽ phát triển lớn và nằm chèn ép lên dây thần kinh tại cổ. Do đó, bệnh nhân bắt đầu cảm thấy đau tức, cơn đau có thể lan rộng đến góc hàm, mang tai.
Những triệu chứng kể trên không hẳn xuất hiện ở mọi đối tượng bệnh nhân khi bị ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, chúng là tình trạng thường gặp nhất hiện nay. Do đó, khi nhận thấy có bất kỳ bất thường nào trong các vấn đề kể trên, bạn nên thăm khám và chẩn đoán sớm để nhận biết vấn đề đang gặp phải.
Nếu sau khi được bác sĩ chẩn đoán là ung thư tuyến giáp thể nhú, bạn đọc cũng không nên quá lo lắng. Bởi hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, việc điều trị ung thư tuyến giáp đã có những thành tựu nhất định, có thể kiểm soát và chữa dứt điểm chứng bệnh này. Nhất là khi phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, mới khởi phát.
Ung thư tuyến giáp thể nhú có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Nhiều bệnh nhân thắc mắc không biết bệnh ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không? Tuy nhiên, các chuyên gia lý giải, tương tự như những bệnh ung thư khác, tùy theo giai đoạn phát hiện bệnh mà mức độ nguy hiểm sẽ không giống nhau.
Phát hiện bệnh càng sớm, khả năng điều trị khỏi càng cao. Theo đó, tỷ lệ bệnh nhân có hy vọng sống trên 5 năm nếu phát hiện ở giai đoạn 1 và 2 có thể đạt gần 100%, giai đoạn 3 là 93%, giai đoạn 4 là 51%. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên thăm khám và can thiệp điều trị sớm.
Để điều trị ung thư tuyến giáp nói chung và ung thư tuyến giáp thể nhú nói riêng bác sĩ cần dựa vào kết quả thăm khám, thể trạng của người bệnh để lựa chọn phương án phù hợp. Thường bệnh ung thư tuyến giáp dạng này sẽ lan đến hạch bạch huyết ở cổ. Trường hợp di căn đến tim hay gan, xương là khá hiếm.
Dưới đây là một số hướng điều trị thường được áp dụng:
Phẫu thuật ung thư tuyến giáp thể nhú
Đây là biện pháp được áp dụng phổ biến nhằm loại bỏ khối u ra khỏi cơ thể cho người bệnh. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh của mỗi người để đưa ra sự lựa chọn phù hợp. Trong số 3 kiểu phẫu thuật tuyến giáp hiện nay, cắt bỏ toàn bộ cơ quan này được xem là sự lựa chọn tối ưu. Bởi những lý do sau:
- Ung thư tuyến giáp ở thể nhú có xu hướng phát triển nhanh, chóng có thể phân tán ra toàn bộ tuyến giáp.
- Việc loại bỏ các mô tuyến giáp bằng phương pháp phẫu thuật giúp cho việc điều trị theo i ốt phóng xạ về sau thuật lợi hơn. Vì nếu không có những tế bào tuyến giáp sẽ ngăn được tình trạng tế bào bắt i ốt.
- Cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp là biện pháp tốt nhất hạn chế tình trạng tái phát ung thư tuyến giáp.
Trường hợp bệnh nhân có khối u tuyến giáp kích thước nhỏ hơn 1cm, đồng thời nằm ở một bên tuyến giáp, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật bán phần, tức là chỉ cắt một nửa tuyến giáp.
Tuy nhiên, trường hợp này khá hiếm bởi nếu chỉ cắt một phần thì khả năng tái phát sau điều trị là rất cao. Người bệnh sau khi phẫu thuật thường được chỉ định bổ sung thuốc hormone để thay thế cho hormone được tuyến giáp tiết ra sau khi cắt tuyến giáp cho đến cuối đời.
Điều trị nội tiết ung thư tuyến giáp
Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng các loại thuốc như levothyroxine, liothyronin giúp người bệnh thay thế những hormone tiết ra ở tuyến giáp trong tình trạng cơ quan này bị suy giảm chức năng. Thông qua đó giúp người bệnh hạn chế nguy cơ tái phát bệnh hoặc di căn ung thư sang bộ phận xung quanh.
Điều trị phóng xạ I – 131
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp bệnh đã di căn xa hoặc trường hợp ung thư xâm lấn tại chỗ, còn sót lại tế bào sau phẫu thuật. Phóng xạ I – 131 khi cơ thể hấp thụ sẽ phá hủy ADN, tiêu diệt những tế bào ung thư ác tính tại tuyến giáp.
Các phương pháp khác
Ngoài những phương pháp trên, người bệnh có thể được chỉ định điều trị theo phương pháp hóa trị, xạ trị. Tuy nhiên, chỉ áp dụng cho những trường hợp ung thư tuyến giáp với kích thước lớn, đang phát triển vào bên trong không điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, bệnh đã bắt đầu di căn ra những khu vực xa hơn.
Chăm sóc và phòng ngừa ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp nói chung và ung thư tuyến giáp thể nhú nói riêng nếu được phát hiện sớm khả năng điều trị khỏi hoàn toàn khá cao. Tuy nhiên do giai đoạn khởi phát không có triệu chứng cụ thể nên việc nhận diện bệnh lý này còn gặp nhiều bất cập.
- Bạn đọc nên thăm khám khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường. Đồng thời, khi điều trị cần lưu ý những vấn đề sau đây, phòng nguy cơ bệnh tái phát.
- Khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 2 lần, nhất là người đã điều trị bệnh về tuyến giáp. Nên chọn bệnh viện, cơ sở y tế để đảm bảo an
toàn và có kết quả chẩn đoán chính xác nhất. - Hạn chế tiếp xúc với những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là ở trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch và sức đề kháng yếu.
- Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, ăn nhiều rau, trái cây, uống đủ nước hàng ngày. Tránh ăn những thực phẩm có hại cho sức khỏe như đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng,…
- Vận động cơ thể giúp hệ tuần hoàn, trao đổi chất tốt hơn, tập thể dục đều đặn giúp cơ thể dẻo dai, chống lại bệnh tật,…
- Không hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu hoặc các chất kích thích, hạn chế uống nước có gas,…
- Duy trì cân nặng, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi làm việc hợp lý, tránh áp lực gây hại cho sức khỏe.
Ung thư tuyến giáp thể nhú là một trong những dạng ung thư thường gặp, có thể điều trị hoàn toàn nếu phát hiện sớm. Bạn đọc nên chủ động thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để sớm phục hồi sức khỏe, phòng ngừa rủi ro không mong muốn.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm amidan có ho không? Ho khi bị viêm amidan có nguy hiểm?
- Phân biệt viêm họng hạt và ung thư vòm họng để tránh nhầm lẫn
- Nên ăn gì và kiêng gì khi bị ung thư vòm họng?
Xem thêm: Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh – Hiện tượng cần cảnh giác
Tin mới nhất
- Bệnh tim bẩm sinh
- Siro ho cho bà bầu loại nào tốt? Các lưu ý khi dùng
- Nấm lim xanh tác dụng gì giúp làm đẹp và cách đắp mặt nạ nấm lim
- Tác dụng phụ của nấm lim xanh là gì với lưu ý sử dụng nấm lim xanh
- Ung thư tế bào hắc tố hay nám da, phân biệt thế nào?
- Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lo lắng ở nữ giới
- 4 lựa chọn phẫu thuật ung thư vú
- Mùa mít tới rồi! Xem ngay ăn quả mít có tác dụng gì để tích cực bổ sung cho cơ thể
- Những cách chữa viêm tuyến tiền liệt mãn tính hiệu quả và an toàn
- 7 phương pháp tự nhiên giúp bạn xua đuổi côn trùng