Uống Giảo Cổ Lam có tác dụng phụ không? Cần kiêng gì?
Từ lâu, Giảo Cổ Lam là thảo dược được sử dụng để hãm trà uống hằng ngày, sử dụng rất tốt cho sức khỏe mà túi tiền lại phù hợp đối với tất cả mọi người.
Xã hội phát triển, Giảo Cổ Lam ngày càng được nghiên cứu và đánh giá hiệu quả không thua kém gì so với Nhân Sâm hoặc Tam Thất Bắc.
Vậy, uống Giảo Cổ Lam có tác dụng phụ gì không? Khi sử dụng cần kiêng gì? Đó là thắc mắc của nhiều khách hàng quan tâm đến thảo dược Giảo Cổ Lam.
Thắc mắc trên sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Thân mời các bạn cùng tìm hiểu!
Uống Giảo Cổ Lam có tác dụng phụ không?
Giảo Cổ Lam là một thảo dược có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, giúp phòng và hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, béo phì, tim mạch, trí nhớ suy giảm, gan, ung thư, đồng thời tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu sử dụng với liều lượng không phù hợp hoặc dùng không đúng cách sẽ gây nên một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như:
+Khó ngủ, mất ngủ
Giảo Cổ Lam là thảo dược có tác dụng kích thích thần kinh, giúp thần kinh minh mẫn, tăng sự tập trung. Do đó, nếu các bạn sử dụng Giảo Cổ Lam gần với giờ ngủ sẽ gây nên tình trạng bồn chồn, khó ngủ, có thể dẫn đến mất ngủ. Vì vậy, các bạn nên sử dụng Giảo Cổ Lam vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều để thảo dược phát huy vông dụng một cách tối đa, tinh thần minh mẫn, tăng hiệu quả cho công việc cũng như học tập. Không nên sử dụng Giảo Cổ Lam vào buổi tối, dễ khiến gây khó ngủ hoặc mất ngủ cho người sử dụng.
+Hạ huyết áp
Giảo Cổ Lam là thảo dược có tác dụng hạ huyết áp. Do đó, các bạn nên sử dụng với liều lượng phù hợp, vì nếu sử dụng liều lượng cao trong suốt một thời gian dài có thể khiến cơ thể bị hạ huyết áp, dẫn đến mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc cũng như học tập. Để đảm bảo thảo dược phát huy công dụng một cách tốt nhất đồng thời không gây ảnh hưởng đến huyết áp đối với người bị huyết áp thấp các bạn chỉ nên sử dụng 50g/ngày. Tốt nhất các bạn nên sử dụng sau bữa ăn, và có thể hãm trà hoặc sắc nước Giảo Cổ Lam cùng với 3 lát gừng.
+Đầy bụng
Nếu các bạn sử dụng nước sắc Giảo Cổ Lam sau khi đã để qua đêm hoặc lâu ngày rất dễ bị đầy bụng, lúc này nước sắc Giảo Cổ Lam đã bị ôi thiu, bị biến đổi chất. Vì vậy, sau khi sắc nước hoặc hãm trà Giảo Cổ Lam các bạn nên sử dụng hết trong ngày, không nên để nước sắc sang ngày hôm sau, nếu sử dụng nước sắc ngày hôm sau rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, các bạn nên lưu ý!
+Có thể ngộ độc nếu sử dụng liều lượng cao
Giống như Nhân Sâm, nếu các bạn sử dụng quá liều có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, các bạn sử dụng Giảo Cổ Lam với liều lượng phù hợp, tránh lạm dụng. Mỗi ngày nên sử dụng 30-50g/ngày, không nên sử dụng quá 60g/ngày. Bên cạnh đó, tùy độ tuổi, thể trạng, sức khỏe cũng như mục đích sử dụng Giảo Cổ Lam mà các bạn điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp. Tốt nhất, trước khi sử dụng các bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc, bác sĩ Đông y.
Uống Giảo Cổ Lam cần kiêng gì?
Giảo Cổ Lam có thể tương tác với một số loại thuốc như:
Thuốc giúp giảm hệ miễn dịch: mycophenolate, azathioprine, basiliximab, cyclosporine, muromonab, daclizumab, tacrolimus, corticosteroid,…
Thuốc giúp bệnh nhân chống đông máu, co giật, huyết khối: naproxen, aspirin, diclofenac, clopidogrel, ibuprofen, warfarin,…
Do đó, khi sử dụng Giảo Cổ Lam các bạn nên kiêng với thuốc tây. Đặc biệt, những loại thuốc kể trên.
Ngoài ra, khi sử dụng Giảo Cổ Lam các bạn không cần phải kiêng thực phẩm gì, tốt nhất nên ăn uống đủ chất, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ngủ đủ giấc để thảo dược phát huy công dụng một cách tối đa.
Giảo Cổ Lam uống lâu dài có được không?
Theo các chuyên gia cho biết, uống Giảo Cổ Lam mỗi ngày sẽ giúp trẻ lâu, tăng cường tuổi thọ, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tật rất tốt. Tuy nhiên, các bạn nên uống Giảo Cổ Làm thời gian ngắn, tối đa 4 tháng, sau đó tạm ngưng từ 1-2 tuần rồi tiếp tục sử dụng tiếp. Điều này giúp thảo dược phát huy hiệu quả một cách tối đa, cơ thể có thời gian hấp thu trọn vẹn những dược chất có trong Giảo Cổ Lam, đồng thời hạn chế những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
Huyết áp thấp có uống được Giảo Cổ Lam không?
Theo một số nghiên cứu và thí nghiệm ở Mỹ trên 223 bệnh nhân bị huyết áp cao, kết thúc quá trình thí nghiệm các bác sĩ ghi nhận Giảo Cổ Lam có tác dụng hạ huyết áp là 82%.
Do đó, đối với những người bị huyết áp thấp khi sử dụng Giảo Cổ Lam nên tham khảo ý kiến thầy thuốc, bác sĩ Đông y, tránh tự ý sử dụng. Ngoài ra, khi sắc nước hay hãm trà Giảo Cổ Lam các bạn nên thêm vào 3 lát gừng, và khi sử dụng các bạn nên uống lúc no, người bị huyết áp thấp không uống nước sắc Giảo Cổ Lam khi bụng đang đói.
Những ai không nên uống Giảo Cổ Lam
Giảo Cổ Lam rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng được thảo dược Giảo Cổ Lam. Những trường hợp sau các bạn nên lưu ý, không nên sử dụng nước sắc Giảo Cổ Lam.
+Phụ nữ có thai và đang cho con bú
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ rất mẫn cảm với thức ăn, nước uống lạ. Đặc biệt, là thuốc, không chỉ riêng Giảo Cổ Lam mà tất cả các thảo dược nói chung phụ nữ mang thai và đang cho con bú tốt nhất không nên sử dụng, điều này giúp bảo vệ mẹ và bé.
Việc sử dụng Giảo Cổ Lam trong thời kỳ mang thai có thể gây hại cho thai nhi, gây nên dị tật bẩm sinh. Vì vậy, phụ nữ có thai và đang cho con bú nên thận trọng!
+Trẻ em dưới 6 tuổi
Nước sắc Giảo Cổ Lam rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên trẻ em dưới 6 tuổi, cơ thể chưa được phát triển toàn diện thì không nên sử dụng.
+Người đang dùng thuốc chống đào thải khi cấy ghép
Giảo Cổ Lam là thảo dược có tác dụng đào thải những chất độc trong cơ thể rất tốt. Do đó, đối với người bệnh vừa phẫu thuật cấy ghép xong, đang dùng thuốc chống đào thải thì không nên sử dụng nước sắc Giảo Cổ Lam. Điều này giúp hạn chế khả năng tương tác thuốc đồng thời xảy ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
+Người có cơ thể hàn, sức khỏe kém
Đối với những đối tượng có sức khỏe kém, cơ thể bị hàn, thường xuyên mệt mỏi, tay chân ra mồ hôi, huyết áp thấp thì không nên sử dụng Giảo Cổ Lam.
+Người đang mắc các bệnh tự miễn dịch
Một số đối tượng mắc các bệnh như đa xơ cứng (MS), lupus (lupus ban đỏ hệ thống, SLE), viêm khớp dạng thấp (RA). Việc sử dụng Giảo Cổ Lam sẽ khiến hệ miễn dịch của người bệnh hoạt động mạnh hơn, điều này làm tăng các triệu chứng của bệnh tự miễn, khiến bệnh tình ngày một nặng thêm. Do đó, nếu bạn là người mắc các bệnh tự miễn dịch thì không nên sử dụng thảo dược Giảo Cổ Lam, đề phòng những tác dụng phụ ngoài mong muốn có thể xảy ra.
+Người bị máu loãng, nên ngưng sử dụng Giảo Cổ Lam 2 tuần trước khi phẫu thuật
Giảo Cổ Lam có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu, đặc biệt đối với những đối tượng bị máu loãng. Do đó, các bạn nên ngưng sử dụng Giảo Cổ Lam 2 tuần trước khi phẫu thuật.
Tham khảo: Giá bán 1kg dược liệu Giảo Cổ Lam
Trên đây là những kiến thức chia sẻ “Uống Giảo Cổ Lam có tác dụng phụ không? Cần kiêng gì?”. Hy vọng thông qua bài viết sẽ giúp ích cho các bạn.
Chúc các bạn sử dụng Giảo Cổ Lam hiệu quả!
Xem thêm: Ăn gì để giải độc gan
Tin mới nhất
- Cây xạ đen chữa được những bệnh gì? Sử dụng cây xạ đen như thế nào?
- Ung thư dạ dày giai đoạn đầu: Khó phát hiện nhưng không khó điều trị
- 11 bài thuốc chữa trào ngược dạ dày dễ thực hiện, hiệu quả nhất hiện nay
- Suy thận độ 1: Phát hiện sớm và điều trị ngay để tránh trở nặng
- Bệnh sùi mào gà ở nam giới: Hãy cẩn thận khi làm chuyện ấy!
- Tiểu đường ở nam giới: Đâu là triệu chứng và cách điều trị phù hợp?
- Nguyên nhân chính gây hại thận: Bạn đã biết để phòng tránh?
- Hút thuốc lá có hại cho răng miệng ra sao? Cách bỏ thuốc lá hiệu quả
- Nấm lim xanh rừng hỗ trợ điều trị bệnh và giúp tăng cường sức khỏe
- 6 Cách chữa bệnh trĩ từ nghệ cực chuẩn (Nghệ tươi + Tinh bột)