Suy thận độ 1: Phát hiện sớm và điều trị ngay để tránh trở nặng

Suy thận là căn bệnh phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay và gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, dẫn đến tử vong. Trong trường hợp phát hiện đang bị suy thận cấp độ 1, người bệnh cần điều trị ngay. Dưới đây là những thông tin hữu ích về phương pháp điều trị dành cho bệnh nhân suy thận cấp độ 1.

Suy thận là căn bệnh phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay và gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, dẫn đến tử vong.

Tổng quan về bệnh suy thận

Trong cơ thể, thận là cơ quan có chức năng lọc máu, loại bỏ chất thải, độc tố ra khỏi cơ thể. Chúng sẽ được đào thải qua đường bài tiết, qua hoạt động tiểu tiện.

Suy thận là tình trạng thận bị suy yếu, các chức năng của thận bị giảm sút một cách đột ngột trong quãng thời gian ngắn.

Nguyên nhân gây ra bệnh suy thận thường là:

  • Ăn thực phẩm nhiều chất đạm;
  • Thường xuyên dùng canh hầm có chứa chất Purine;
  • Thường xuyên nhịn tiểu;
  • Không uống đủ nước;
  • Thói quen ăn mặn;
  • Lạm dụng thuốc Tây: Điều này khiến cho thận bị tổn thương;
  • Tuổi tác: Khi tuổi càng cao, chức năng hoạt động của thận ngày càng giảm.

Bệnh suy thận có thể chia ra làm 4 cấp độ. Trong đó, cấp độ 1 của bệnh suy thận là giai đoạn đầu của bệnh. Bệnh suy thận sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Rối loạn giấc ngủ;
  • Suy nhược cơ thể;
  • Thận bị mất chức năng và ngừng hoạt động;
  • Cơ thể thiếu máu;
  • Tử vong.

Dấu hiệu suy thận cấp độ 1

Suy thận cấp độ 1 thường không có nhiều dấu hiệu rõ ràng và chưa  ở mức độ nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, đe dọa sức khỏe người bệnh về sau.

Bạn có thể nhận biết mình có bị suy thận cấp độ 1 hay không, qua một số dấu hiệu sau đây:

  • Chán ăn;
  • Mệt mỏi;
  • Hoa mắt;
  • Chóng mặt (do thiếu máu);
  • Đau nhức hai bên lưng;
  • Chỉ số creatine và ure trong máu tăng bất thường;
  • Nước tiểu có màu hồng hoặc cam.

Nếu nhận thấy có các triệu chứng ở trên, bạn nên đến bệnh viện khám và điều trị. Suy thận cấp độ 1 là cấp độ nhẹ của bệnh, tuy nhiên bạn không nên chủ quan. Bởi vì ở giai đoạn này, thận đã bắt đầu suy giảm chức năng và đang làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Càng ngày, bệnh sẽ càng tiến sang cấp độ nặng hơn.

Khi bị suy thận cấp độ 1, người bệnh thường có các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt,…

Điều trị suy thận cấp độ 1

Điều trị bệnh suy thận cấp độ 1 không quá phức tạp. Bạn hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh suy thận nếu phát hiện sớm, tuân thủ điều trị theo liệu trình của bác sĩ. Ngoài ra, bạn nên giữ tinh thần lạc quan, có chế độ ăn uống dinh dưỡng, phù hợp, có chế độ sinh hoạt lành mạnh,… để việc điều trị suy thận diễn ra suôn sẻ.

Sau đây là một số phương pháp điều trị bệnh suy thận ở cấp độ 1:

1. Dùng thuốc

Để điều trị bệnh suy thận ở giai đoạn khởi phát, bác sĩ thường cho bệnh nhân dùng thuốc để kiểm soát tốc độ phát triển của bệnh. Tùy vào từng trường hợp và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc khác nhau cho bệnh suy thận. Thông thường, người bệnh sẽ uống các loại thuốc như thuốc hạ đường huyết, thuốc điều hòa huyết áp, thuốc lợi tiểu,…

Ngoài uống thuốc tây, bệnh nhân còn có thể điều trị bằng thuốc đông y. Theo quan điểm của Y học cổ truyền, các loại thảo mộc và thảo dược có nguồn gốc tự nhiên, lành tính có tác dụng bồi bổ thận, giúp thận phục hồi chức năng.

Hiện nay, nhiều chuyên gia y tế đã nhận định rằng, nếu kết hợp Đông y, Tây y
trong việc điều trị suy thận thì sẽ sớm có được kết quả tốt. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng bệnh nhân tự mình mua thuốc đông y, tây y để uống mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Để đạt được kết quả tốt trong điều trị suy thận cấp độ 1, bệnh nhân nên uống thuốc đều đặn và tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ đề ra.

2. Chế độ ăn uống

Ngoài việc dùng thuốc điều trị, bệnh nhân suy thận cấp độ 1 có thể cải thiện bệnh tình bằng nhiều cách khác, trong đó có chế độ dinh dưỡng trong ăn uống.

Bệnh nhân cần có chế độ ăn đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, thúc đẩy quá trình lành bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế hoặc kiêng cữ các loại thực phẩm gây hại cho thận, gây bất lợi cho việc điều trị như thức ăn giàu canxi, đạm, cay nóng,…

Bệnh nhân suy thận nên ăn các loại thực phẩm sau:

  • Ớt chuông đỏ: Chứa ít kali, phù hợp với người bị bệnh thận. Ngoài ra trong ớt chuông đỏ còn có vitamin C và vitamin A, vitamin B6. Chúng hỗ trợ cơ thể chống lại quá trình lão hóa, bệnh ung thư,…;
  • Bắp cải: giàu chất xơ, vitamin, có tính hàn,… Ngoài ra, chứa nhiều các chất chống ung thư, phá hủy các gốc tự do, tốt cho tim mạch và người bệnh thận;
  • Súp lơ: Chứa nhiều chất xơ, vitamin, folate, entoles,… giúp trung hòa các chất độc hại có thể gây tổn thương tế bào;
  • Tỏi: làm giảm cholesterol, giảm sưng viêm;
  • Hành: Chứa các chất chống oxy hóa giúp giảm bệnh tim mạch, ung thư;
  • Táo: Giúp cơ thể giảm cholesterol, ngừa táo bón, chống lại bệnh tim, ung thư, sưng viêm.;
Bệnh nhân suy thận nên ăn súp lơ, ớt chuông đỏ, táo,…
  • Nho đỏ: Có chứa flavonoid có tác dụng chống lại bệnh tim mạch, ngăn chặn quá trình lão hóa, oxy hóa và giảm hình thành cục máu đông;
  • Gừng: Giúp giảm đau, an thần, giảm sốt, kháng khuẩn, giảm đau khớp và buồn nôn,… Trong gừng cũng chứa nhiều vitamin B5, mangan, ma-giê có lợi cho cơ thể.;
  • Đường mía, mật ong;
  • Gạo xay trắng, bún, phở, hủ tíu: Đây đều là các loại thực phẩm ít chất đạm;
  • Dầu mè, dầu đậu nành, dầu ô liu, mỡ cá.

Bệnh nhân suy thận nên tránh các loại thực phẩm sau:

  • Hạn chế ăn mắm, muối, thức ăn quá mặn;
  • Đậu lạc, vừng;
  • Nội tạng động vật;
  • Cam;
  • Chuối;
  • Đào;
  • Thanh long;
  • Quả bơ;
  • Chanh;
  • Bưởi;
  • Hạt điều;
  • Hạt dẻ;
  • Socola;
  • Trứng;
  • Thịt thú rừng;
  • Nghêu;
  • Sò;
  • Tôm;
  • Cua;
  • Bánh nướng xốp;
  • Bánh kếp;
  • Bánh quế;
  • Bột yến mạch;
  • Pho mát;
  • Cá hộp;
  • Rau atiso;
  • Rau bina;
  • Khoai tây;
  • Củ cải đường;
  • Đồ muối chua;
  • Thịt bò;
  • Rau ngót;
  • Rau đay;
  • Rau dền;
  • Rau muống;
  • Lá lốt;
  • Nấm mèo.

3. Sinh hoạt và tập luyện

Bên cạnh việc ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, bệnh nhân suy thận cần có lối sống lành mạnh, có chế độ sinh hoạt, lao động và nghỉ ngơi hợp lý. Điều này giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, sức đề kháng tốt hơn, giúp chống lại và đẩy lùi bệnh tật.

Bệnh nhân không nên sử dụng các chất kích thích, uống rượu bia, sử dụng đồ uống có gas, cafein quá nhiều. Không nên làm việc quá sức, ngủ thiếu giấc,… Tất cả các điều này sẽ gây bất lợi cho quá trình điều trị, khiến cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

Bệnh nhân nên tập luyện thể dục điều độ và điều đặn. Điều này giúp máu tuần hoàn, xương khớp săn chắc, tim mạch khỏe mạnh,…

Ngoài ra, bệnh nhân nên uống nước đầy đủ để thận có thể làm tốt chức năng lọc máu, loại bỏ những độc tố của cơ thể. Lưu ý, không nên uống quá nhiều nước, điều này sẽ gây hại cho thận, thậm chí bạn có thể bị ngộ độc nước.

Chỉ cần thay đổi lối sinh hoạt cũ, thói quen xấu, bệnh nhân có thể ngăn chặn được tốc độ phát triển của bệnh và đẩy lùi được chứng suy thận cấp độ 1 trong thời gian sớm nhất có thể.

Làm gì để phòng ngừa bệnh suy thận?

Với y học, phòng bệnh luôn quan trọng hơn chữa bệnh. Do đó, mọi người cần chú ý giữ gìn sức khỏe, đừng đợi đến khi phát bệnh mới bắt đầu quan tâm đến sức khỏe và điều trị.

Để phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh suy thận, chúng ta nên thực hiện những điều sau:

  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, điều hòa stress;
  • Uống đủ nước mỗi ngày;
  • Tập thể dục đều đặn;
  • Thường xuyên khám bệnh kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm nước tiểu;
  • Không tự ý dùng thuốc mà không qua chỉ định của bác sĩ;
  • Không nên lạm dụng thuốc;
  • Không ăn quá mặn;
  • Không tiêu thụ quá nhiều chất đạm;
  • Không hút thuốc lá vì thuốc lá gây tổn thương thận;
  • Điều trị cao huyết áp, mỡ trong máu;
  • Không uống nhiều rượu, bia.
Hãy có lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục thường xuyên, không lao động quá sức, ăn uống khoa học,… để phòng ngừa bệnh suy thận.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.

Xem thêm: Cắt polyp đại tràng có mọc lại không? Bao lâu tái khám là tốt nhất? 

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!