Cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc Nam với các thảo dược dễ tìm

Chữa bệnh vảy nến bằng thuốc Nam là hướng điều trị được nhiều người áp dụng. Các bài thuốc lành tính, ít gây tác dụng phụ, giúp người bệnh tiết kiệm chi phí ngay cả khi phải điều trị trong thời gian dài. Không những giảm triệu chứng vảy nến, cách chữa này còn hỗ trợ cải thiện các vấn đề sức khỏe khác liên quan.

Cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc Nam dễ tìm

Triệu chứng của bệnh vảy nến gây ra không ít khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt đời sống và công việc. Đặc biệt những tổn thương trên da khiến nhiều người cảm thấy tự ti khi giao tiếp với người xung quanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý. Mặc dù bệnh không đe dọa trực tiếp đến tính mạng, nhưng vảy nến lại là bệnh da liễu mãn tính, có khả năng tái phát nhiều lần.

Chữa bệnh vảy nến bằng thuốc Nam lành tính, ít gây tác dụng phụ

Bạn có thể nhận biết vảy nến thông qua các tổn thương trên da. Các mảng đỏ, bong tróc vảy trắng kèm theo ngứa ngáy khó chịu. Trường hợp vô tình cào gãi gây trầy xước có thể dẫn đến viêm nhiễm, lan rộng tổn thương. Để phòng tránh các nguy cơ không mong muốn, khi nhận thấy cơ thể có triệu chứng bất thường, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị.

Ngoài những trường hợp vảy nến nặng như vảy nến đỏ da toàn thân, mụn mủ lan rộng hoặc viêm khớp vảy nến,…đối tượng bệnh nhẹ có thể điều trị tại nhà để xoa dịu triệu chứng khó chịu. Những cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc Nam với thảo dược dễ tìm được ưu tiên lựa chọn. Bạn có thể tham khảo các cách dưới đây:

1. Chữa bệnh vảy nến bằng lá trà xanh

Trà xanh hay chè xanh được sử dụng trong chế biến thức uống, thức ăn được nhiều người ưa thích. Ngoài ra, đây cũng được xem là một trong những thảo dược thiên nhiên dùng hỗ trợ điều trị bệnh, nhất là các bệnh lý da liễu. Dùng là trà xanh chữa bệnh vảy nến là mẹo chữa dân gian được lưu truyền rộng rãi.

Vậy vì sao dùng lá trà xanh chữa bệnh vảy nến? Do trong loại thảo dược này chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào (EGCG) giúp kháng viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra, trong lá trà còn chứa hàm lượng caffeine, theocin, axit tannic,…giúp cải thiện tình trạng bong tróc da, điều hòa hoạt động tái tạo làn da.

Lá trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm

Không chỉ giúp người bệnh vảy nến xoa dịu các triệu chứng khó chịu, trà xanh còn có hiệu quả đối với trường hợp viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa,…hoặc các bệnh lý da liễu khác. Bạn có thể dùng lá trà xanh chữa vảy nến theo cách làm đơn giản sau:

  • Dùng 2-3 nắm lá trà xanh tươi, ngâm với nước muối pha loãng vài phút để diệt vi khuẩn, làm sạch tạp chất bám trên lá, sau đó rửa lại với nước sạch thêm nhiều lần nữa.
  • Vò nát lá trà trước khi cho vào nồi để tinh chất dễ dàng tỏa ra trong nước.
  • Đun với 3 lít nước, để nước sôi vài phút rồi tắt lửa, đổ ra chậu.
  • Bạn có thể pha thêm một ít nước mát hoặc để cho nước nguội còn âm ấm, sử dụng để tắm hàng ngày.
  • Kiên trì áp dụng cách làm này giúp làm sạch da bong tróc, kháng viêm, diệt khuẩn phòng viêm nhiễm.

2. Dùng nha đam chữa vảy nến tại nhà

Nha đam không chỉ được dùng trong chế biến món ăn, làm nước giải nhiệt mà còn là vị thuốc Nam quen thuộc, có mặt trong nhiều bài thuốc. Dùng nha đam chữa bệnh về da liễu khá phổ biến, chị em có thể dùng nguyên liệu này làm đẹp, cấp ẩm cho da, chống lão hóa không riêng việc dùng nó để trị vảy nến.

Bởi, trong nha đam chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Bên cạnh đó, nhiều loại vitamin hữu ích cũng được tìm thấy trong loại cây này. Kết hợp với lượng nước dồi dào, nha đam giúp cấp ẩm cho làn da đang khô bong tróc, khôi phục độ đàn hồi và tái tạo tế bào da thay thế cho những tế bào chết đi do vảy nến.

Làm dịu da, giảm triệu chứng vảy nến, đặc biệt giúp da đàn hồi, tái tạo

Tình trạng khô cứng từng mảng trên da sẽ được cải thiện đáng kể sau không thời gian kiên trì sử dụng nha đam. Đây là thảo dược dễ tìm, bạn có thể mua ở các siêu thị, cửa hàng với giá thành hợp lý, giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí và phòng t
ránh được nguy cơ gặp tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Cách dùng như sau:

  • Dùng một lá nha đam tươi, rửa sạch bụi bẩn rồi gọt bỏ đi phần vỏ xanh, chú ý phần nhựa vàng cần loại bỏ sạch để tránh kích ứng da.
  • Sau đó cho phần thịt vào máy xay nhuyễn.
  • Vệ sinh vùng da cần điều trị rồi đắp trực tiếp nha đam lên da.
  • Massage nhẹ nhàng để loại bỏ tế bào chết, lưu lại thêm 10 – 15 phút rồi rửa sạch da lại với nước mát.
  • Thấm khô da nhẹ nhàng với khăn bông, không chà xát mạnh. Kiên trì thực hiện để sớm lấy lại làn da khỏe mạnh.

3. Lá trầu không – Chữa bệnh vảy nến bằng thuốc Nam

Chữa bệnh vảy nến bằng thuốc Nam với lá trầu không là cách được nhiều người thực hiện. Do trong lá trầu không chứa nhiều chất kháng khuẩn, chống viêm, phù hợp trong điều trị các bệnh lý ngoài da. Đối với trường hợp vảy nến, các dưỡng chất trong lá trầu giúp loại bỏ vi khuẩn bám trên da, sát trùng, phòng tránh viêm nhiễm.

Lá trầu không được sử dụng hỗ trợ điều trị bệnh da liễu, trong đó có bệnh vảy nến

Đồng thời lớp tế bào sừng trên da cũng được kiểm soát, thúc đẩy quá trình tăng sinh tế bào. Bên cạnh đó, y học cũng chỉ ra trong lá trầu còn chứa tinh dầu, hoạt chất alkaloid, eugenol, chavicol,…và vitamin, khoáng chất giúp giảm sưng viêm, ngăn ngừa nguy cơ lan rộng vảy nến. Do đó, cách chữa này được nhiều người bệnh quan tâm và thực hiện. Cách làm đơn giản như sau:

  • Sử dụng một nắm lá trầu không rửa sạch nhiều lần.
  • Sau đó vò nát lá trầu cho vào nồi nấu với 1,5 lít nước đến khi sôi bừng.
  • Tắt bếp và ủ thêm 5-10 phút, đổ ra thau pha với nước mát cho nước còn âm ấm.
  • Dùng nước để tắm hoặc vệ sinh khu vực da bị vảy nến để giảm ngứa, giảm viêm.

4. Sử dụng nghệ chữa bệnh vảy nến

Nghệ là một trong những nguyên liệu quen thuộc được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về da, dạ dày hoặc nhiều vấn đề sức khỏe khác. Bạn có thể tìm thấy loại củ này dễ dàng, mua với giá rẻ. Dùng nghệ chữa bệnh vảy nến nằm trong số các mục đích được người bệnh hướng tới.

Theo nghiên cứu, nghệ vàng chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp kháng viêm, giảm sưng. Ngoài ra, thảo dược này còn chứa hàm lượng vitamin A dồi dào, có tác dụng trong việc điều biến quá trình miễn dịch tế bào sừng, đồng thời giúp kiểm soát tình trạng tăng sinh tế bào thượng bì, giảm các triệu chứng bệnh vảy nến.

Dùng tinh bột nghệ chữa vảy nến có thể bảo quản dùng lâu, tiện dụng hơn củ nghệ tươi

Để thuận tiện trong điều trị cũng như bảo quản sử dụng lâu dài, bạn có thể tìm mua tinh bột nghệ nguyên chất đã được tách chiết bỏ đi phần nhựa mủ. Cách dùng đơn giản như sau:

  • Sử dụng 2 muỗng cà phê tinh bột nghệ vàng trộn đều với 3 muỗng cà phê mật ong (diện tích da bị vảy nến rộng sẽ dùng với lượng nhiều hơn).
  • Sau đó vệ sinh vùng da cần điều trị, thấm khô với khăn bông mềm.
  • Trực tiếp thoa hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong lên da, massage nhẹ nhàng để lấy đi lớp da bong tróc vảy.
  • Lưu hỗn hợp thêm 10-15 phút để tinh chất thẩm thấu sâu, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
  • Áp dụng cách chữa này mỗi ngày để sớm phục hồi làn da đang tổn thương.

5. Chữa bệnh vảy nến bằng thuốc Nam với lá lốt

Lá lốt cũng là thảo dược được nhắc đến rộng rãi trong việc hỗ trợ bệnh da liễu. Bởi, không chỉ là nguyên liệu chế biến món ăn, loại lá này còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, giúp kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ. Do đó, dân gian đã tận dụng lá lốt đưa vào bài thuốc chữa bệnh về da, trong đó có bệnh vảy nến nhẹ.

Ngoài công dụng làm nguyên liệu nấu ăn, lá lốt còn là vị thuốc Nam quen thuộc

Theo ghi nhận của y học hiện đại ngày nay, lá lốt chứa các chất như ancaloit, vitamin, benzylaxeta, beta caryphylen,…Chúng có tác dụng phòng ngừa dị ứng da, giảm sưng, kháng viêm, thúc đẩy tái tạo tế bào, giảm bong tróc,….các triệu chứng điển hình của bệnh vảy nến. Ngoài ra, loại thảo dược này còn giúp cải thiện một số bệnh da liễu khác như mề đay mẩn ngứa, viêm da,…

Bạn có thể tìm mua hoặc hái lá lốt nếu trong vườn và thực hiện theo cách chữa đơn giản sau:

  • Sử dụng khoảng 1 nắ
    m lá lốt tươi, sau đó rửa sạch nhiều lần rồi để cho ráo nước.
  • Vò nát lá lốt sau đó cho vào nồi nấu với khoảng 3 lít nước để lấy nước tắm.
  • Đun sôi trong khoảng 15 phút, đổ nước ra chậu để nguội. Bạn cũng có thể pha với nước mát cho bớt nóng.
  • Dùng nước tắm, phần bã có thể tận dụng massage nhẹ nhàng trên da để loại tế bào chết.
  • Áp dụng hàng ngày, sau một thời gian sẽ cảm nhận triệu chứng thuyên giảm đáng kể.

6. Tắm nước lá khế chữa bệnh vảy nến

Dùng lá khế chữa bệnh vảy nến là mẹo chữa dân gian quen thuộc ở các vùng nông thôn. Có thể nói, cây khế là cây ăn quả được trồng phổ biến ở nước ta. Ngoài dùng trái chế biến món ăn, phần lá của loại cây này cũng được tận dụng trong nhiều mục đích khác nhau. Vì sao lại dùng lá khế chữa vảy nến?

Tắm nước là khế giúp cải thiện triệu chứng của bệnh vảy nến

Theo ghi chép lá khế chứa các thành phần có tác dụng giải độc gan, điều hòa hoạt động miễn dịch của cơ thể. Nhờ đó, độc tố tích tụ dưới da được loại bỏ, giúp giảm ngứa ngáy và bong tróc da. Do là thảo dược thiên nhiên nên cách chữa khá an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên chỉ áp dụng đối với trường hợp vảy nến nhẹ và kiên trì để có đạt được kết quả như mong đợi. Tham khảo cách làm sau:

  • Sử dụng khoảng 200g lá khế tươi, ngâm rửa với nước muối pha loãng để làm sạch tạp chất trên lá khế.
  • Sau đó vò nhẹ rồi đun sôi với 2 lít nước dùng để tắm, làm sạch làn da vảy nến.
  • Đun trong vài phút rồi đổ ra chậu pha với nước mát cho âm ấm.
  • Lưu ý không tắm quá lâu, không chà xát mạnh bã lá khế trên da. Sau khi tắm dùng khăn bông mềm thấm khô da.

7. Đẩy lùi triệu chứng vảy nến bằng cây lược vàng

Cây lược vàng là vị thuốc Nam được sử dụng rộng rãi, trong đó có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh vảy nến. Bởi trong cây lược vàng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, một lượng lớn chất kháng viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra, các nguyên tố vi lượng, vitamin trong cây lược vàng còn giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm cho người bệnh.

Cây lược vàng là vị thuốc Nam được dùng hỗ trợ trị vảy nến nhẹ tại nhà

Nhờ những ưu điểm kể trên, nhiều người đã tìm đến loại cây này để điều trị bệnh. Tuy nhiên, phương án này chỉ thích hợp đối với người mắc vảy nến thể nhẹ. Việc điều trị cho trường hợp nặng, nhất là có tình trạng lan rộng tổn thương, viêm nhiễm nên can thiệp bằng biện pháp chuyên sâu khác. Trường hợp nhẹ, vảy nến mới khởi phát có thể tham khảo cách chữa sau:

  • Dùng khoảng 20g lá cây lược vàng tươi, rửa sạch để cho ráo nước.
  • Sau đó cho lá cây lược vàng vào cối giã nhuyễn cùng với một ít muối.
  • Vệ sinh vùng da vảy nến cần điều trị, sau đó đắp trực tiếp hỗn hợp đã chuẩn bị lên da.
  • Lưu lại thêm 30 phút, có thể cố định bằng băng gạt y tế để dưỡng chất trong cây lược vằng ngấm vào da.
  • Rửa lại da với nước mát, áp dụng mỗi ngày 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

8. Muồng trâu – Bài thuốc Nam chữa bệnh vảy nến

Muồng trâu cũng là một trong số thảo dược thiên nhiên dùng chữa bệnh vảy nến nói riêng hoặc các bệnh lý da liễu nói chung. Bài thuốc Nam với nguyên liệu này dễ tìm, giúp người bệnh tiết kiệm chi phí điều trị, nhất là đối với trường hợp phải duy trì điều trị kéo dài.

Sử dụng lá muồng trâu trị bệnh vảy nến

Trong lá cây muồng trâu chứa thành phần chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ như flavonoid. Ngoài ra, người ta còn chỉ ra loại thảo dược này còn có vitamin và ethanol giúp làm sạch da, chống viêm nhiễm hữu hiệu. Vì thế, cho đến ngày nay, mẹo chữa từ cây muồng trâu vẫn được lưu truyền rộng khắp. Bạn có thể tham khảo cách làm đơn giản như sau:

  • Hái khoảng 1 nắm lá cây muồng trâu tươi, nên chọn lá non, không sâu hoặc dập nát.
  • Sau đó ngâm rửa sạch sẽ lá cây muồng trâu với nước muối pha loãng và nước sạch.
  • Cho lá cây muồng trâu vào trong cối giã nhuyễn với ít muối.
  • Vệ sinh da và đắp hỗn hợp lên trên, tránh chà xát khiến vết thương bị trầy xước.
  • Lưu hỗn hợp trên da từ 15-20 phút sau đó rửa lại với nước sạch.
  • Áp dụng cách làm này mỗi tuần 2 – 3 lần, kiên trì để đạt được hiệu quả tốt nhất.

9. Dùng khổ sâm chữa bệnh vảy nến tại nhà

Khổ sâm là một loại thảo dược dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau. Với vị đắng tự nhiên, khổ sâm khi đi vào cơ thể giúp đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm. Nhờ đó, hiện nay nhiều người đã tận dụng loại cây này để điều trị các bệnh lý về tiêu hóa, da liễu có liên quan đến nguyên nhân nhiễm trùng.

Cây khổ sâm cũng là vị thuốc Nam được dùng hỗ trợ điều trị bệnh da liễu

Để tăng thêm hiệu quả điều trị, người bệnh được khuyến khích kết hợp thêm với thảo dược khác như sinh địa, kim ngân và quả ké. Cách làm đơn giản như sau:

  • Bạn chuẩn bị các nguyên liệu gồm 15g mỗi vị lá khổ sâm, sinh địa, kim ngân và 10g quá ké đầu ngựa.
  • Rửa sạch sau đó cho tất cả nguyên liệu vào trong nồi đun với 1 lít nước.
  • Sắc thuốc trên lửa nhỏ đến khi cạn còn khoảng 1/2 thì tắt bếp.
  • Đổ nước thuốc ra bát, chia 3 phần uống trong ngày. Dùng mỗi ngày một thang thuốc như trên đến khi triệu chứng vảy nến thuyên giảm hẳn.

10. Sâm đại hành – Chữa bệnh vảy nến bằng thuốc Nam

Ngoài các vị thuốc Nam kể trên, sâm đại hành cũng là loại thảo dược được nhiều người sử dụng trong điều trị vảy nến. Người ta còn gọi loại sâm này là tỏi đỏ, nguyên liệu có tính kháng khuẩn, tiêu viêm mạnh mẽ, đồng thời còn hỗ trợ điều trị vảy nến, bổ máu, ổn định chuyển hóa trong cơ thể.

Sâm đại hành – Thuốc Nam chữa bệnh vảy nến tại nhà

Không chỉ mang lại nhiều giá trị cho bệnh da liễu, vị thuốc này còn có hiệu quả đối với các vấn đề sức khỏe khác. Trong đó có thể kể đến như tình trạng thiếu máu, ho ra máu, bệnh về phế quản, viêm họng hoặc thiếu dinh dưỡng gây tê bại,….Bạn có thể áp dụng theo cách chữa đơn giản sau:

  • Chuẩn bị khoảng 20g sâm đại hành, sau đó rửa sạch nhiều lần để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất.
  • Tiếp đến bạn cho vào ấm sắc với nước vừa đủ.
  • Dùng nước sắc từ sâm đại hành uống mỗi ngày đến khi nhận thấy vảy nến thuyên giảm.

Trên đây là một vài gợi ý về cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc Nam. Hầu hết các nguyên liệu đều rất dễ tìm, bạn có thể tham khảo và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

Lưu ý khi chữa bệnh vảy nến bằng thuốc Nam tại nhà

Chữa bệnh vảy nến bằng thuốc Nam với nguyên liệu dễ tìm giúp người bệnh tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, cách làm này cũng có các ưu và nhược điểm nhất định như sau:

Về ưu điểm:

  • Thuốc Nam lành tính, ít gây tác dụng phụ cho cơ thể người bệnh hơn một số thuốc tân dược. Người bệnh có thể áp dụng trong thời gian dài, duy trì điều trị bằng thuốc Nam phòng bệnh tái phát.
  • Chi phí cho việc điều trị thấp hơn nhiều việc can thiệp bằng Tây y, giúp người bệnh tiết kiệm chi phí.
  • Phù hợp với nhiều đối tượng, bên cạnh điều trị vảy nến còn hỗ trợ cải thiện các vấn đề khác liên quan như tình trạng viêm da, sần sùi, khô ráp. Làn da được cải thiện khỏe mạnh hơn, giảm rủi ro tái đi tái lại vảy nến ảnh hưởng cuộc sống và sức khỏe.

Về nhược điểm:

  • Người bệnh phải bỏ thời gian để sắc thuốc hoặc nấu nước tắm.
  • Phù hợp cho đối tượng nhẹ, trường hợp vảy nến nặng có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi. Đối với những bệnh nhân vảy nến nặng cần can thiệp y tế chuyên sâu để phòng tránh rủi ro.
  • Hiệu quả chậm, đòi hòi người bệnh phải kiên trì. Đồng thời, mỗi cơ địa khác nhau sẽ có mức đáp ứng điều trị khác nhau, có người nhanh khỏi nhưng cũng có trường hợp kéo dài mới nhận thấy hiệu quả.

Ngoài ra, trong quá trình áp dụng, để đảm bảo an toàn bạn đọc nên lưu ý thêm một số vấn đề sau:

Kết hợp chăm sóc da đúng cách và điều trị bằng thuốc Nam
  • Thăm khám trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào. Kiểm tra, nhận diện bệnh lý và mức độ tổn thương sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác nhất về việc lựa chọn hướng điều trị. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn trước khi dùng thuốc dân gian.
  • Áp dụng đúng phương pháp, tránh lạm dụng có thể khiến cơ thể gặp phải phản ứng phụ không mong muốn.
  • Chú ý vấn đề vệ sinh da trước khi đắp thuốc. Lựa chọn thuốc Nam an toàn, sạch sẽ, không dùng thảo dược đã hư, dập nát hoặc mọc ở khu vực không đảm bảo vệ sinh an toàn.
  • Kết hợp điều trị vảy nến bằng thuốc Nam và chăm sóc cơ thể tại nhà. Nhất là vấn đề ăn uống, nên lựa chọn thực phẩm phù hợp, dinh dưỡng, tránh những món có thể gây dị ứng, kích thích khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Hạn chế dùng rượu bia, chất kích thích, không dùng thuốc lá.
  • Các sản phẩm chăm sóc da nên được lựa chọn thận trọng. Dùng loại có chiết xuất thiên nhiên, tuy nhiên phải đảm bảo nguồn gốc và chất lượng. Làm sạch da, giữ vệ sinh làn da, không gian sống và tránh tiếp xúc khu vực ô nhiễm, hóa chất độc hại, khói bụi.
  • Tập thể dục, vận động cơ thể giúp tăng cường trao đổi chất, lưu thông máu tốt hơn. Ngoài ra, việc rèn luyện cơ thể còn giúp cải thiện hệ miễn dịch, sức đề kháng giúp chống lại sự tấn công của hại khuẩn từ bên ngoài.
  • Nếu áp dụng điều trị một thời gian triệu chứng không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ để đổi hướng điều trị phù hợp hơn, tránh rủi ro.

Chữa bệnh vảy nến bằng thuốc Nam an toàn, lành tính hơn sử dụng thuốc tân dược. Tuy nhiên biện pháp nào cũng còn một số điểm hạn chế riêng. Do đó, trước khi áp dụng bạn nên thăm khám hoặc tham khảo ý kiến của người có chuyên môn. Không nên kết hợp quá nhiều cách chữa có thể gây tương tác khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề không mong muốn khác.

Có thể bạn quan tâm:

  • Bài thuốc chữa vảy nến bằng cây lược vàng nhiều người áp dụng
  • Bài thuốc chữa vảy nến bằng cây muồng trâu có thực sự tốt?
  • Có nên chữa vảy nến bằng lòng đỏ trứng gà?
  • Các thuốc chữa bệnh vảy nến phổ biến và mới nhất trên thế giới

Xem thêm: Đặt ống thông tim

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!