Vi khuẩn Helicobacter Pylori gây bệnh đau dạ dày
Vi khuẩn Helicobacter Pylori là một trong những tác nhân gây nên tình trạng đau dạ dày mà nhiều người mắc phải. Đây là loại vi khuẩn phổ biến trong niêm mạc dạ dày, nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh dạ dày như viêm dạ dày, bệnh đau dạ dày – tá tràng.

Vi khuẩn Helicobacter Pylori gây bệnh đau dạ dày
Vi khuẩn Helicobacter Pylori có rất nhiều trong nước bọt, trong cao răng và trong niêm mạc dạ dày của người bệnh nên rất dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua đường ăn uống.
Do thói quen ăn uống như chung chén nước chấm, dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác, dùng chung một chén rượu và do chúng lây nhiễm qua nhiều đường khác nhau, tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori là rất cao.

Con đường lây nhiễm Helicobacter Pylori:
Để tránh lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori cũng như tránh tình trạng đau dạ dày– tá tràng cho những người thân trong gia đình, chúng ta cần hiểu rõ những đường lây của vi khuẩn Helicobacter Pylori . Dưới đây là những con đường dễ lây nhiễm vi khuẩn H.P.

– Lây qua đường miệng – miệng: Vi khuẩn Helicobacter Pylori được tìm thấy trong nước bọt, cao răng, khoang miệng của người bệnh. Do đó chúng được lây truyền từ người này qua người khác khi dùng chung bàn chải đánh răng, dùng chung chén đũa, muỗng, hôn trực tiếp, mẹ nhai mớm cơm cho con.
– Lây qua đường dạ dày – dạ dày: Đây là đường lây nhiễm rất quan trọng bởi lây nhiễm trong quá trình người bệnh làm nội soi tại các cơ sở y tế. Khi nội soi dạ dày cho người bệnh có vi khuẩn Helicobacter Pylori, nếu vệ sinh đầu dò không đủ sạch, vi khuẩn Helicobacter Pylori sẽ lây nhiễm sang người lành.

– Lây qua đường phân – miệng: Vi khuẩn Helicobacter Pylori được đào thải qua đường phân của người bệnh đau dạ dày, nên lây nhiễm khi vệ sinh tay không sạch sẽ khi đi tiêu và trước khi ăn, hoặc có thể nhiễm qua trung gian của côn trùng như ruồi, gián, chuột…
– Lây qua đường dạ dày – miệng: Người có vi khuẩn Helicobacter Pylori trong dạ dày, khi bị trào ngược hoặc ợ chua có thể đẩy vi khuẩn lên trên miệng cùng với dịch dạ dày.

Theo Zing.vn

.

Tin mới nhất
-
Bộ Y tế đẩy mạnh hoạt động phòng chống và điều trị sốt xuất huyết
- Cách dùng lá xạ đen là gì? Công dụng và lưu ý sử dụng lá xạ đen
- Cách sử dụng nấm lim xanh đúng đảm bảo công dụng nấm lim xanh
- Ung thư - căn bệnh đang gia tăng hàng đầu ở Việt Nam
- Rượu ngâm nấm lim xanh tác dụng gì cách uống rượu nấm lim rừng
- Đã tìm ra giải pháp điều trị dứt điểm viêm đại tràng
- Đông y trong hỗ trợ điều trị bệnh máu nhiễm mỡ
- Chỉ 45% người bệnh ung thư buồng trứng sống toàn bộ 5 năm
- Chiến dịch tặng tóc giả cho bệnh nhân ung thư ở Singapore
- Các phương pháp xét nghiệm phát hiện ung thư máu

Tin Liên quan
