Vi khuẩn HP có nguy hiểm không? Nhận định từ chuyên gia

Vi khuẩn Hp có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, vi khuẩn Hp có tỷ lệ lây nhiễm cao, ước tính có khoảng hơn 1/2 dân số thế giới nhiễm phải. Tuy nhiên, tỷ lệ gây bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như độ tuổi, thói quen ăn uống, sinh hoạt,…

Vi khuẩn Hp có nguy hiểm không?

Hp là tên gọi tắt của một loại xoắn khuẩn gram âm có tên khoa học đầy đủ là Helicobacter Pylori. Loại vi khuẩn này có khả năng sống trong môi trường kỵ khí, đậm đặc axit như trong dạ dày. Nguyên nhân là nhờ vào khả năng sản xuất urease giúp trung hòa axit thành môi trường kiềm để chúng sinh sống và phát triển.

Vi khuẩn Hp xâm nhập vào cơ thể có thể gây ra các bệnh lý về hệ tiêu hóa

Vi khuẩn Hp có khả năng lây nhiễm cao. Những con đường lây nhiễm vi khuẩn từ người này sang người khác hoặc từ động vật sang người,…như đường miệng, tiếp xúc chất thải, dụng cụ y tế không khử trùng,…Khi thâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn Hp và các khuẩn khác trong cơ thể có thể chung sống “hòa bình” với nhau.

Chỉ khi gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn này sẽ bắt đầu sinh sôi, phát triển, tấn công mạnh mẽ và gây tổn thương lớp niêm mạc dạ dày. Người nhiễm vi khuẩn phải trải qua nhiều năm liền mới nhận thấy được các triệu chứng do vi khuẩn gây ra ở hệ tiêu hóa. Vậy có thể thấy, đây là một loại vi khuẩn có khả năng gây ra những bệnh lý tiềm ẩn cho cơ thể.

Hiện nay, tỷ lệ ca dương tính với vi khuẩn Hp ngày càng gia tăng. Tuy nhiên trong số người nhiễm vi khuẩn này không phải trường hợp nào cũng gặp phải những ảnh hưởng đối với hệ tiêu hóa. Vi khuẩn gây bệnh còn phụ thuộc vào các yếu tố như độ tuổi, thói quen ăn uống, sinh hoạt kém lành mạnh,…

Trường hợp trẻ em bị nhiễm vi khuẩn Hp, phần lớn vi khuẩn sẽ tồn tại nhiều năm, thậm chí là vĩnh viễn trong cơ thể trẻ. Người bị nhiễm thường sống chung với vi khuẩn này mà không có biểu hiện bất thường. Ngược lại cũng có nhiều trường hợp vi khuẩn gây ra nhiều vấn đề về dạ dày như tình trạng viêm đau bất thường.

Lúc này, vi khuẩn xâm nhập và bắt đầu phá hủy lớp nhầy niêm mạc dạ dày. Các triệu chứng từ nhẹ trở nên nặng nề hơn nếu người bệnh không có biện pháp can thiệp phù hợp. Chẳng hạn như cơn đau rát vùng thượng vị, đau sau khi no hoặc khi đói, ợi hơi, ợi chua, buồn nôn,…

Đây là những triệu chứng thường gặp và không gây tổn hại quá mức đến sức khỏe của người bệnh. Thế nhưng bạn không nên chủ quan mà cần thăm khám bác sĩ sớm. Bởi, triệu chứng do Hp gây ra một thời gian có thể làm viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng của bệnh gây ra bởi Hp ngày càng nghiêm trọng hơn nếu không phát hiện và can thiệp điều trị

Vậy có thể thấy, vi khuẩn Hp trên thực tế không gây nguy hiểm tính mạng nếu người bệnh sớm phát hiện và điều trị các bệnh lý do vi khuẩn này gây ra. Trường hợp phát hiện bệnh muộn, điều trị không đúng phương pháp, người bệnh phải đối mặt với nhiều rủi ro. Do đó, chuyên gia khuyến khích mọi người nên thực hiện kiểm tra xét nghiệp Hp khi có triệu chứng bất thường.

Các biến chứng do vi khuẩn Hp gây ra?

Như đã đề cập, trường hợp nhiễm vi khuẩn Hp lâu ngày kết hợp với thói quen sinh hoạt không phù hợp có thể gây ra biến chứng ảnh hưởng sức khỏe. Để bạn đọc nắm được các biến chứng nguy hiểm khi nhiễm vi khuẩn Hp, dưới đây là một vài trường hợp thường gặp, đặc biệt nếu không điều trị có thể làm ảnh hưởng đến cả tính mạng của người bệnh:

Viêm dạ dày cấp tính

Viêm dạ dày cấp tính là một trong số những bệnh lý thường gặp do vi khuẩn Hp gây ra. Giai đoạn đầu khi khởi phát bệnh, người bệnh gần như không nhận thấy dấu hiệu rõ rệt nào. Chỉ có một vài trường hợp, người bệnh nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường như đau bụng, ợ hơi, chán ăn, khó tiêu hóa,…Mặc dù vậy chúng khá mơ hồ và dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh ký khác.

Người bệnh không nên chủ quan, nếu nhận thấy bất thường nên chủ động thăm khám để điều trị bệnh. Tránh tình trạng bệnh trở nặng gây biến chứng ảnh hưởng sức khỏe. Nhất là nguy cơ viêm cấp tính chuyển sang viêm mãn tính, kéo dài và khó điều trị về sau.

Viêm dạ dày mãn tính

Viêm dạ dày cấp tính không được điều trị có thể chuyển sang mãn tính. Đặc biệt là với những trường hợp không thăm khám và điều trị đúng phương pháp. Ở giai đoạn mãn tính, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn, quá trình điều trị cũng khó khăn và tính nguy hiểm cao hơn.

Các triệu chứng giai đoạn mãn tính thường xuyên xuất hiện và kéo dài, chẳng hạn như đau thượng vị, đầy hơi, buồn nôn, nôn, cân nặng sụt giảm không rõ nguyên nhân,…Khi viêm dạ dày mãn tính nặng nề, gây biến chứng có thể khiến người bệnh mệt mỏi, đại tiện hoặc nôn mửa ra
máu. Cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu càng nhanh càng tốt.

Viêm loét dạ dày tá tràng

Vi khuẩn Hp gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và tấn công sâu hơn vào lớp niêm mạc dạ dày. Lúc này chúng đồng thời sẽ sản sinh ra một các hoạt chất độc hại khiến tổn thương trở nên lở loét nghiêm trọng hơn. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những chứng bệnh thường gặp do nhiễm vi khuẩn Hp gây ra.

Tổn thương dạ dày nghiêm trọng hơn có thể làm thủng dạ dày, xuất huyết, ung thư hóa,…

Trường hợp không nhận biết và điều trị sớm, vết loét lan rộng và ăn sâu có thể gây chảy máu dạ dày. Tình trạng này có nguy cơ gât thiếu máu trầm trọng, thậm chí là đe dọa tính mạng của người bệnh.

Khu vực tập trung vết loét thường ở bờ công nơi nối tiếp giữa thân vị và hang vị. Do đó, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ khi có biểu hiện đau bất thường ở vùng bụng. Bác sĩ sẽ thăm khám, đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị phù hợp cho từng đối tượng bệnh nhân.

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn Hp gây ra. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, diễn biến âm thầm và phức tạp gây khó khăn việc điều trị. Các chuyên gia chỉ ra rằng, vi khuẩn Hp tại lớp nhầy nhiêm mạc dạ dày bị đầu độc trong thời gian dài có thể khiến cấu trúc gen thay đổi.

Điều này khiến cho các tế bào lành chuyển sang ác tính gây ung thư, một số trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày nặng. Người bị ung thư dạ dày thường có những triệu chứng như đau thượng vị, khó tiêu, đầy bụng,…Tuy nhiên, những biểu hiện này có nhiều tương đồng với các chứng bệnh khác khiến người bệnh nhầm lẫn trong điều trị.

Bệnh khó nhận biết và thường được phát hiện khá muộn gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe. Ung thư dạ dày giai đoạn muộn có tỷ lệ tử vong cao, khả năng điều trị giảm thấp. Do đó, chuyên gia khuyến khích mọi người nên khám sức khỏe định kỳ.Trường hợp bị nhiễm Hp phát hiện và điều trị sớm giúp bạn phòng tránh được nhiều rủi ro.

Vậy vi khuẩn Hp là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe dạ dày. Nếu không nhận biết và điều trị sớm, về lâu dài những bệnh lý dạ dày có thể gây biến chứng nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng sinh hoạt, đời sống mà sức khỏe còn bị đe dọa, nặng nhất là rủi ro nguy hại đến tính mạng, bạn đọc không thể chủ quan.

Vi khuẩn Hp chữa được không? Bằng cách nào?

Vi khuẩn Hp thường được kiểm soát bằng thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc kháng axit để ổn định vi sinh vật có trong dạ dày. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của mỗi bệnh nhân để kê đơn phù hợp. Thời gian dùng thuốc kéo dài ít nhất trong khoảng 2 tuần. Liệu trình loại bỏ Hp có thể duy trì 4-8 tuần để khắc phục tổn thương viêm loét tại dạ dày và tá tràng.

Dùng thuốc điều trị vi khuẩn Hp theo hướng dẫn của bác sĩ

Mặc dù vậy, nếu người bệnh dùng sai thuốc hoặc không đúng liều lượng có thể dẫn đến hiện tượng vi khuẩn Hp kháng thuốc. Do đó hiện nay loại xoắn khuẩn này được xếp vào nhóm 12 vi khuẩn kháng thuốc nguy hiểm nhất. Việc loại bỏ hoàn toàn Hp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt là ý thức của người bệnh và phương pháp điều trị của bác sĩ.

Bạn có thể loại bỏ được vi khuẩn Hp nếu tuân thủ phác đồ và xây dựng thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Dưới đây là liệu trình điều trị cơ bản viêm dạ dày có sự xuất hiện của vi khuẩn Hp, bạn đọc có thể tham khảo:

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp 4 thuốc có Bismuth

Điều trị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày sử dụng các loại thuốc gồm 2 thuốc kháng sinh, 1 thuốc kháng axit và Bismuth, cụ thể như sau:

  • Thuốc kháng axit PPI: Những dạng thườn dùng là Omeprazol, các PPi tương đương. Dùng với liều 20mg/1 lần, mỗi ngày dùng 2 lần.
  • Bismuth: Mỗi ngày dùng 3 lần, dùng với liều 120-300mg/ ngày dạng Bismuth subcitrate. Hoặc bác sĩ cũng có thể kê đơn Bismuth subsalicylate liều 300mg/3 lần mỗi ngày.
  • Thuốc kháng sinh: Metronidazol 250mg/4 lần mỗi ngày hoặc liều 500mg mỗi ngày dùng 3-4 lần. Kết hợp với thuốc kháng sinh Tetracylin mỗi ngày 500mg/3 lần.

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp 4 thuốc không có Bismuth

Điều trị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày với thuốc kháng axit, thuốc kháng sinh, kháng khuẩn không có Bismuth, cụ thể như sau:

  • Thuốc kháng axit PPI: Tương tự như phác đồ kể trên, liều dùng 20mg/2 lần mỗi ngày.
  • Thuốc kháng sinh: Kết hợp Amoxicillun 1000mg/2 lần ngày với thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn Clarthromycin 500mg/2 lần một ngày.
  • Thuốc kháng khuẩn, virus: Dùng Metronidazol liều dùng 500mg/2 lần mỗi ngày.

Đây là biện pháp diệt vi khuẩn Hp phổ biến hiện nay. Sử dụng thuốc tân dược cho kết quả nhanh nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro gây tác dụng phụ. Do đó, người bệnh nên tuân thủ theo
hướng dẫn của bác sĩ, trường hợp gặp biểu hiện bất thường trong quá trình điều trị nên thông báo để được xử lý sớm.

Kết hợp điều trị và xây dựng lối sống lành mạnh để sớm loại bỏ vi khuẩn Hp, tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể

Ngoài sử dụng thuốc Tây y, trường hợp bệnh dạ dày nhẹ có thể dùng thảo dược dân gian hoặc điều trị Đông y. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp điều trị nào, chuyên gia cũng khuyên bạn nên thăm khám y tế để xác định nguyên nhân, chẩn đoán bệnh lý cụ thể để tránh điều trị sai bệnh, không đúng phương pháp gây biến chứng nguy hiểm.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp vấn đề: “Vi khuẩn Hp có nguy hiểm không?”. Vi khuẩn xâm nhập âm thầm theo các con đường như đường miệng, thực phẩm, tiếp xúc chất thải từ người bệnh, đường nội soi không đảm bảo tiệt trùng,…Tuy nhiên nếu không gặp điều kiện thuận lợi vi khuẩn Hp sẽ không phát triệu chứng tức thời. Bạn nên thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ để nhận biết sớm và có biện pháp loại bỏ vi khuẩn, phòng tránh các bệnh lý biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm:

  • Ăn gì để diệt vi khuẩn HP? Các món ăn hỗ trợ điều trị HP tốt nhất
  • Bị vi khuẩn HP không nên ăn gì để tránh bệnh nặng thêm?
  • Vi khuẩn HP có lây không? Lây qua những đường nào?
  • Vi khuẩn HP có diệt được không? Điều trị Hp bao lâu thì khỏi?

Xem thêm: Ung thư miệng

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!