TOÀN BỘ thông tin TỔNG QUÁT bạn không nên bỏ qua về bệnh ung thư xương

Có lẽ  nhiều người trong chúng ta chưa từng nghe biết đến hoặc chưa có một khái niệm cụ thể về căn bệnh ung thư xương. Mặc dù so với nhiều căn bệnh ung thư khác xuất hiện trên cơ thể, tỷ lệ mắc phải bệnh ung thư này chỉ chiếm 0,5%, nhưng cũng không vì thế mà chúng ta bỏ qua việc tìm hiểu những thông tin cần thiết về bệnh.

Nếu như bạn thực sự mong muốn có một sức khỏe tốt thì hãy dành vài phút để đọc bài viết sau đây. Chắc chắn sẽ có rất nhiều những thông tin hữu ích dành cho bạn.

Ung thư xương là gì?

Bệnh ung thư xương

Cơ thể của chúng ta là một hệ thống với sự gắn kết của 200 chiếc xương với hình dạng và kích thước khác nhau. Các tế bào sống của xương được kết nối với nhau nhờ canxi và chính thành phần này làm cho xương chắc khỏe hơn. Cấu tạo của xương là một khoảng rỗng bên trong, nơi sẽ chứa tủy để sản xuất tế bào máu.

Ung thư xương xuất hiện khi có một khối u ác tính ở trong xương, khối u bình thường sẽ có 2 loại lành tính và ác tính, chính khối u ác tính là căn nguyên gây nên các căn bệnh ung thư.

Ung thư xương sẽ xuất phát từ các tế bào tạo xương, tạo sụn hoặc các tế bào mô liên kết và căn bệnh này thường gặp ở xương chày, đầu dưới xương đùi, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay. Điều này sẽ không đồng nghĩa với việc khối u ác tính chỉ xuất hiện ở những vị trí này.

Bệnh ung thư xương sẽ có nhiều cách phân loại khác nhau, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia căn bệnh này làm 3 loại gồm:

Sarcoma xương: khối u xuất hiện ở mô dạng xương

Sarcoma sụn: khối u xuất hiện ở mô sụn

Ung thư Ewing Sarcoma: khối u xuất hiện ở xương và có thể ở các mô mềm thuộc hệ xương

Nguyên nhân gây ung thư xương

Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên làm xuất hiện các khối u ở hệ xương, các yếu tố được đưa ra chỉ là yếu tố nguy cơ và người bệnh cũng sẽ dựa vào các yếu tố nguy cơ này để tìm ra nguyên nhân gây bệnh ung thư xương của bản thân.

Chấn thương: đó chính là những tác động từ bên ngoài ảnh hưởng đến hệ xương, đó có thể là những va đập do hoạt động thể dục, tai nạn giao thông,… Những tác động này có thể làm cho xương bị gãy hoặc bị chệch khỏi vị trí sinh học, từ đó tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh tấn công

Bức xạ ion hóa: đây là nguyên nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài từ các tác nhân vật lý. Theo thống kê cho biết ở Mỹ có 18% số bệnh nhân ung thư xương do tia xạ

Di truyền: một số người có cấu tạo xương khác thường do rối loạn gen, chính các tế bào gen bị biến dị là nguyên nhân để các tế bào ung thư xuất hiện

Đây là một số yếu tố nguy cơ tiêu biểu, ngoài ra chế độ ăn uống và những hoạt động sinh hoạt của chúng ta nếu không khoa học thì cũng rất dễ tạo điều kiện cho căn bệnh ung thư xương xuất hiện.

Ung thư hạch là gì? Ung thư hạch sống được bao lâu và có lây không

Dấu hiệu ung thư xương

Khả năng sống của ung thư xương

Các triệu chứng của căn bệnh ung thư này khá mờ nhạt nếu tế bào ung thư mới bắt đầu xâm nhập nên người bệnh rất khó nhận biết sự xuất hiện của căn bệnh ở giai đoạn này. Một số những dấu hiệu điển hình của bệnh có thể kể đến như:

  • Đau xương
  • Xương yếu
  • Đi lại khói khăn, hay bị đau mỏi chân tay
  • Một số vị trí của xương bị tê liệt hoặc đau nhói, ung thư xương triệu chứng này xuất hiện khi khối u đã chèn ép vào tủy sống hoặc rễ thần kinh
  • Khi bệnh phát triển ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh có thể thấy rõ hơn các triệu chứng của bệnh, lúc này người bệnh có thể thấy một số triệu chứng sau:
  • Mệt mỏi, kiệt sức
  • Chán ăn, giảm cân, toát mồ hôi bất thường
  • Sốt cao dài ngày mà không rõ nguyên nhân
  • Da xanh tái, nhợt nhạt
  • Có thể bị xuất huyết dưới da,…

Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu kể  trên, bạn chưa thể khẳng định được đó là những dấu hiệu của ung thư xương khớp. Tốt nhất khi xuất hiện các dấu hiệu này, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và kiểm tra nhằm xác định vấn đề đang gặp phải.

Các giai đoạn của ung thư xương

Ung thư xương được chia làm 4 giai đoạn phát triển với mức độ bệnh và sự phát triển của tế bào ung thư tăng dần:

Giai đoạn 1: ở giai đoạn này tế bào ung thư bắt đầu xuất hiện trong xương và bắt đầu quá trình sinh trưởng, phát triển. Mới xuất hiện nên các hoạt động của người bệnh vẫn chưa bị ảnh hưởng từ bệnh.

Giai đoạn 2: Tế bào ung thư đã phát triển mạnh hơn ở giai đoạn đầu nhưng tế bào cũng chỉ phát triển ở trong xương mà chưa có bất kì dấu hiệu lây lan nào ra ngoài.

Giai đoạn 3: Tế bào ung thư đã bắt đầu lây lan đến các vị trí khác của xương

Giai đoạn 4: đây là ung thư xương giai đoạn cuối và cũng là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh, tế bào ung thư đã di căn đến các xương khác hoặc những bộ phận xung quanh. Ở giai đoạn này, các dấu hiệu của bệnh cũng thể hiện một cách rõ ràng.

Để xác định được căn bệnh ung thư hệ xương đang ở giai đoạn nào, người bệnh chỉ có một cách duy nhất đó là xét nghiệm ung thư xương và làm các kiểm tra., thăm khám. Một số phương pháp được sử dụng trong chuẩn đoán bệnh như: chụp X-quang, chụp MRI, xạ hình xương, chụp CT, chụp PET. Và để có được phương hướng điều trị bệnh, người bệnh cần phải xác định rõ được tình trạng bệnh, sự phát triển và xâm lấn của tế bào ung thư.

Bệnh ung thư xương có chữa được không và sống được bao lâu?

Khả năng điều trị ung thư xương

Không chỉ riêng gì ung thư xương mà các căn bệnh ung thư khác, khả năng chữa trị căn bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh. Nếu như căn bệnh được phát hiện sớm, tế bào ung thư có thể được loại bỏ hoàn toàn; nhưng nếu căn bệnh phát hiện muộn thì khả năng điều trị bệnh là hoàn toàn không có, các biện pháp điều trị được đưa ra chỉ giúp người bệnh có dài được thời gian sống.

Cũng tương tự vậy, thời gian sống của người bệnh cũng sẽ phụ thuộc vào các giai đoạn cụ thể của bệnh và phương pháp trị bệnh mà người bệnh sử dụng. Tỷ lệ sống trên 5 năm ở giai đoạn đầu của bệnh là 80%, ở giai đoạn 2 là 70%, giai đoạn 3 là 60%, còn nếu ở giai đoạn cuối chỉ đạt khoảng 20 – 50%. Để đạt được tỷ lệ này hoặc có thể cao hơn, người bệnh phải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, tránh những suy nghĩ tiêu cực làm ảnh hưởng đến kết quả chữa trị.

Ung thư xương có di truyền không?

Có thể khẳng định chắc chắn rằng, ung thư xương không di truyền qua các thế hệ, nhưng nếu gia đình có người mắc phải căn bệnh này thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn so với người bình thường. Đây là điều mà chúng ta nên hiểu rõ.

Một số người ung thư xương có lây không? Tất nhiên căn bệnh cũng không thể lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Vì vậy mà bạn có thể yên tâm sống cùng những người không may mắc ung thư xương.

Ung thư xương có nguy hiểm không?

Mặc dù tỷ lệ mắc ung thư xương khá thấp, nhưng đây là một căn bệnh nguy hiểm, bởi như chúng ta đã biết hệ xương đóng vai trò tạo một bộ khung duy trì sự cân bằng cho các hoạt động của cơ thể, đồng thời tạo ra các khoang chứa cho các cơ quan trong cơ thể. Nếu như, căn bệnh xuất hiện sẽ đồng nghĩa với việc tất cả các hoạt động bên trong và bên ngoài của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí có thể phải dừng một số hoạt động.

Điều trị ung thư xương

Điều trị ung thư xương

Sẽ có 3 phương pháp được sử dụng trong điều trị ung thư xương đó là:

Phẫu thuật: đây là phương pháp luôn có được sự ưu tiên trong điều trị tất cả các căn bệnh ung thư. Bởi phẫu thuật có thể giúp người bệnh loại bỏ được tận gốc tế bào khối u, cải thiện lại sức khỏe cho người bệnh. Đây được xem là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong trị ung thư xương. Song không phải giai đoạn nào của bệnh cũng sử dụng được phương pháp này, tùy theo kích thước và sự phát triển của khổi u mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị.

Hóa trị: Phương pháp này sử dụng các hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư, thuốc có ở cả dạng uống và dạng tiêm. Để tăng hiệu quả trong chữa trị, phương pháp này thường được sử dụng với các phương pháp khác. Nếu khối u nhỏ có thể được loại bỏ nhờ hóa trị, nhưng nếu khối u quá lớn thì hóa trị cũng chỉ làm nhỏ kích thước. Việc sử dụng hóa trị sẽ phát sinh tác dụng phụ.

Xạ trị: Phương pháp điều trị này sử dụng các tia năng lượng để làm tổn thương tế bào ung thư và hạn chế sự phát triển, lây lan của chúng. Xạ trị có thể kết hợp với phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn các tế bào khối u. Song sử dụng phương pháp này người bệnh phải thường xuyên tới bệnh viện để kiểm tra và thực hiện điều trị, xạ trị cũng phát sinh tác dụng phụ.

Trong suốt quá trình điều trị ung thư xương, người bệnh phải thường xuyên đến các cơ sở y tế để kiểm tra sự biến chuyển của căn bệnh, điều này cũng sẽ giúp người bệnh có được những phương pháp chữa trị phù hợp hơn. Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình điều trị, người bệnh nên thực hiện theo phác đồ điều trị được bác sĩ đưa ra, tránh trường hợp bỏ bê việc điều trị hoặc tự ý thực hiện các biện pháp điều trị.

Chuyên gia giải đáp Ung thư hạ họng thanh quản sống được bao lâu

Ngoài những cách điều trị kể trên, người bệnh có thể sử dụng thêm các bài thuốc Đông y để bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, từ đó giúp người bệnh chống chịu tốt với những ảnh hưởng của ung thư xương.

Còn rất nhiều điều mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn, song với giới hạn một bài viết, chúng tôi xin được phép dừng ở đây. Mong rằng, những thông tin được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ ở trên phần nào giúp bạn có thêm được những kiến thức và hiểu biết về ung thư xương.




*Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

<!– Facebook Comment

–>

Nguồn: http://tuvanbenhungthu.com/toan-bo-thong-tin-tong-quat-ban-khong-nen-bo-qua-ve-benh-ung-thu-xuong.html

Xem thêm: Đi ngoài ra cục máu đông nguy hiểm không? Cách xử lý

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!