Mối liên hệ giữa viêm khớp dạng thấp và bệnh tim mạch
Do nhiều trường hợp người bị viêm khớp dạng thấp sau một thời gian phát triển thêm bệnh tim mạch nên trong dân gian có câu “bệnh khớp đớp vào tim”. Liệu quan điểm này có thật sự chính xác không? Giữa viêm khớp dạng thấp và các vấn đề tim mạch có liên quan gì với nhau không?
Do nhiều trường hợp người bị viêm khớp dạng thấp sau một thời gian phát triển thêm bệnh tim mạch nên trong dân gian có câu “bệnh khớp đớp vào tim”. Liệu quan điểm này có thật sự chính xác không? Giữa viêm khớp dạng thấp và các vấn đề tim mạch có liên quan gì với nhau không?
Bạn có biết:
- Viêm khớp dạng thấp liên quan đến việc tăng nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim và đột quỵ. (1)
- Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn 1,5 – 2 lần so với người bình thường. (2)
- Ở thời điểm chẩn đoán, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có khả năng đã từng mắc nhồi máu cơ tim cao hơn 3 lần so với các đối tượng không bị viêm khớp dạng thấp. (2)
- Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có nguy cơ suy tim cao hơn 2 lần. (2)
- Gần một nửa trường hợp người trưởng thành mắc bệnh tim cũng có bệnh viêm khớp. (3)
Hiểu rõ các yếu tố góp phần gây nên vấn đề tim mạch ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể hướng đến các mục tiêu điều trị mới trong việc phòng ngừa các bệnh tim mạch. (2)
Tại sao viêm khớp dạng thấp lại làm tăng nguy cơ gặp biến cố tim mạch?
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý gây viêm toàn thân mạn tính, đặc trưng bởi phản ứng viêm, viêm bao hoạt dịch dẫn đến tổn thương sụn và khiến thu hẹp không gian khớp và ăn mòn xương cạnh khớp. Và nguy cơ mắc phải bệnh tim mạch trong viêm khớp dạng thấp có liên quan đến rối loạn miễn dịch và tình trạng viêm mạn tính, kết quả từ sự tương tác giữa các yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. (4)
Các chất được sản sinh ra khi có phản ứng viêm được gọi chung là cytokine được tìm thấy ở cả bệnh lý viêm khớp dạng thấp và tim mạch. (4) Quá trình viêm không chỉ dừng lại ở các khớp, chúng có thể gây tổn thương khắp cơ thể, bao gồm da, mắt, phổi và tim. Viêm gây thu hẹp các động mạch, làm tăng huyết áp và giảm lưu lượng máu đến tim. (5)
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch
Các yếu tố nguy cơ truyền thống của các vấn đề tim mạch cũng có liên quan đến viêm khớp dạng thấp: (6)
- Tăng huyết áp. Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến huyết áp ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, bao gồm viêm, không hoạt động thể chất và sử dụng thuốc.
- Hội chứng chuyển hóa/ đề kháng insulin. Tỷ lệ mắc phải hội chứng chuyển hóa ở người bệnh viêm khớp dạng thấp là 30,7%. Tình trạng đề kháng insulin là yếu tố chính gây phát triển nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những người có hội chứng chuyển hóa.
- Béo phì. Béo phì góp phần gây ra biến cố tim mạch ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, việc đánh giá tình trạng béo phì ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể khó khăn vì chỉ số khối cơ thể BMI không phản ánh chính xác tỷ lệ mô mỡ và cơ bắp. Trong khi đó, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể bị giảm khối lượng cơ và tích tụ mỡ thừa.
- Hút thuốc. Hút thuốc lá làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh và đáp ứng kém với điều trị. Tất cả đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở người bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Rối loạn mỡ máu. Rối loạn mỡ máu thường thấy ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp và cũng liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nồng độ các loại lipid (triglycerid, cholesterol xấu LDL, cholesterol tốt HDL) ở người bệnh viêm khớp dạng thấp thường phức tạp hơn ở những người không mắc căn bệnh này do có tương tác giữa cholesterol với viêm.
Các yếu tố liên quan đến viêm khớp dạng thấp
- Phản ứng viêm. Có bằng chứng cho thấy tình trạng viêm toàn thân có vai trò trong sự phát triển xơ vữa động mạch. Các chất gây viêm và kháng thể lưu thông trong máu có thể liên quan đến rối loạn chức năng nội mô – một yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch. Nói chung, phản ứng viêm góp phần đáng kể vào nguy cơ bệnh tim mạch ở người bệnh viêm khớp dạng thấp bên cạnh những yếu tố nguy cơ truyền thống ở trên. (6)
- Các thuốc dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp. NSAIDs và corticosteroid có đ
ặc tính kháng viêm nên thường được dùng phổ biến ở người bị viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, các thuốc này có liên quan đến nguy cơ biến cố tim mạch. Corticosteroid có liên quan đến tình trạng kháng insulin, tăng huyết áp, béo phì, tăng mỡ máu và đái tháo đường. Tất cả các tình trạng này đều liên quan đến tỷ lệ tử vong tim mạch và mối quan hệ này phụ thuộc vào liều dùng. Các NSAIDs cũng có thể làm tăng nguy cơ gặp biến cố tim mạch ở người bình thường nhưng có làm tăng nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp hay không vẫn cần được nghiên cứu thêm. Một phân tích gộp gần đây đã cho thấy NSAIDs làm tăng nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nhưng không phải tất cả NSAIDs đều có tác động như nhau. Thực tế, đã có thuốc NSAIDs bị rút khỏi thị trường vì nguy cơ tim mạch của nó nhưng cũng có những thuốc NSAIDs cho thấy bằng chứng an toàn trên tim mạch. (6)
Đánh giá nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
Việc đánh giá đầy đủ, toàn diện nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp vẫn còn nhiều khó khăn. Các bảng đánh giá nguy cơ tim mạch trong dân số nói chung thường đánh giá thấp nguy cơ này ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. (7)
Bạn có biết:
- Viêm khớp dạng thấp liên quan đến việc tăng nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim và đột quỵ. (1)
- Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn 1,5 – 2 lần so với người bình thường. (2)
- Ở thời điểm chẩn đoán, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có khả năng đã từng mắc nhồi máu cơ tim cao hơn 3 lần so với các đối tượng không bị viêm khớp dạng thấp. (2)
- Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có nguy cơ suy tim cao hơn 2 lần. (2)
- Gần một nửa trường hợp người trưởng thành mắc bệnh tim cũng có bệnh viêm khớp. (3)
Hiểu rõ các yếu tố góp phần gây nên vấn đề tim mạch ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể hướng đến các mục tiêu điều trị mới trong việc phòng ngừa các bệnh tim mạch. (2)
Tại sao viêm khớp dạng thấp lại làm tăng nguy cơ gặp biến cố tim mạch?
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý gây viêm toàn thân mạn tính, đặc trưng bởi phản ứng viêm, viêm bao hoạt dịch dẫn đến tổn thương sụn và khiến thu hẹp không gian khớp và ăn mòn xương cạnh khớp. Và nguy cơ mắc phải bệnh tim mạch trong viêm khớp dạng thấp có liên quan đến rối loạn miễn dịch và tình trạng viêm mạn tính, kết quả từ sự tương tác giữa các yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. (4)
Các chất được sản sinh ra khi có phản ứng viêm được gọi chung là cytokine được tìm thấy ở cả bệnh lý viêm khớp dạng thấp và tim mạch. (4) Quá trình viêm không chỉ dừng lại ở các khớp, chúng có thể gây tổn thương khắp cơ thể, bao gồm da, mắt, phổi và tim. Viêm gây thu hẹp các động mạch, làm tăng huyết áp và giảm lưu lượng máu đến tim. (5)
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch
Các yếu tố nguy cơ truyền thống của các vấn đề tim mạch cũng có liên quan đến viêm khớp dạng thấp: (6)
- Tăng huyết áp. Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến huyết áp ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, bao gồm viêm, không hoạt động thể chất và sử dụng thuốc.
- Hội chứng chuyển hóa/ đề kháng insulin. Tỷ lệ mắc phải hội chứng chuyển hóa ở người bệnh viêm khớp dạng thấp là 30,7%. Tình trạng đề kháng insulin là yếu tố chính gây phát triển nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những người có hội chứng chuyển hóa.
- Béo phì. Béo phì góp phần gây ra biến cố tim mạch ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, việc đánh giá tình trạng béo phì ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể khó khăn vì chỉ số khối cơ thể BMI không phản ánh chính xác tỷ lệ mô mỡ và cơ bắp. Trong khi đó, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể bị giảm khối lượng cơ và tích tụ mỡ thừa.
- Hút thuốc. Hút thuốc lá làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh và đáp ứng kém với điều trị. Tất cả đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở người bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Rối loạn mỡ máu. Rối loạn mỡ máu thường thấy ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp và cũng liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nồng độ các loại lipid (triglycerid, cholesterol xấu LDL, cholesterol tốt HDL) ở người bệnh viêm khớp dạng thấp thường phức tạp hơn ở những người không mắc căn bệnh này do có tương tác giữa cholesterol với viêm.
Các yếu tố liên quan đến viêm khớp dạng thấp
- Phản ứng viêm. Có bằng chứng cho thấy tình trạng viêm toàn thân có vai trò trong sự phát triển xơ vữa động mạch. Các chất gây viêm và kháng thể lưu thông trong máu có thể liên quan đến rối loạn chức năng nội mô – một yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch. Nói chung, phản ứng viêm góp phần đáng kể vào nguy cơ bệnh tim mạch ở người bệnh viêm khớp dạng thấp bên cạnh những yếu tố nguy cơ truyền thống ở trên. (6)
- Các thuốc dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp. NSAIDs và corticosteroid có đ
ặc tính kháng viêm nên thường được dùng phổ biến ở người bị viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, các thuốc này có liên quan đến nguy cơ biến cố tim mạch. Corticosteroid có liên quan đến tình trạng kháng insulin, tăng huyết áp, béo phì, tăng mỡ máu và đái tháo đường. Tất cả các tình trạng này đều liên quan đến tỷ lệ tử vong tim mạch và mối quan hệ này phụ thuộc vào liều dùng. Các NSAIDs cũng có thể làm tăng nguy cơ gặp biến cố tim mạch ở người bình thường nhưng có làm tăng nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp hay không vẫn cần được nghiên cứu thêm. Một phân tích gộp gần đây đã cho thấy NSAIDs làm tăng nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nhưng không phải tất cả NSAIDs đều có tác động như nhau. Thực tế, đã có thuốc NSAIDs bị rút khỏi thị trường vì nguy cơ tim mạch của nó nhưng cũng có những thuốc NSAIDs cho thấy bằng chứng an toàn trên tim mạch. (6)
Đánh giá nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
Việc đánh giá đầy đủ, toàn diện nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp vẫn còn nhiều khó khăn. Các bảng đánh giá nguy cơ tim mạch trong dân số nói chung thường đánh giá thấp nguy cơ này ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. (7)
Năm 2015, Liên đoàn chống Thấp khớp châu Âu (EULAR) đã đề xuất một hướng dẫn mới trong đánh giá nguy cơ biến cố tim mạch ở người bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp và viêm khớp vảy nến. Hội đồng cũng chỉ ra mức độ cần thiết của việc có một bảng đánh giá nguy cơ tim mạch mới tập trung vào viêm khớp dạng thấp. (8)
Đồng thời, việc sử dụng thuốc NSAIDs cũng cần phải cân nhắc cẩn thận ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến có bệnh tim mạch trước đó hoặc có yếu tố nguy cơ tim mạch. Khi điều trị mạn tính, các corticosteroid nên dùng ở mức liều thấp nhất có thể. (8)
Phòng ngừa biến cố tim mạch ở người bệnh viêm khớp dạng thấp
Liên đoàn chống Thấp khớp châu Âu (EULAR) đã đưa ra một số khuyến nghị trong quản lý và phòng ngừa nguy cơ bệnh tim mạch ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, bao gồm: (9)
- Tối ưu việc kiểm soát bệnh lý viêm khớp dạng thấp để giảm thiểu nguy cơ biến cố tim mạch.
- Việc đánh giá nguy cơ tim mạch nên được thực hiện ở tất cả bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp và viêm khớp vảy nến ít nhất 5 năm/lần và nên xem xét lại những thay đổi lớn trong điều trị bệnh.
- Sàng lọc xơ vữa động mạch chưa gây ra triệu chứng bằng phương pháp siêu âm động mạch cảnh. Đây là một phần của đánh giá nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
- Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và cai thuốc lá.
- Thận trọng trong việc sử dụng NSAIDs, đặc biệt với bệnh nhân đã có bệnh tim mạch hoặc có các yếu tố nguy cơ tim mạch. Có thuốc NSAIDs chống chỉ định cho những người có vấn đề tim mạch nhưng lại có NSAIDs khác cho thấy bằng chứng tương đối an toàn trên tim mạch. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ để được lựa chọn loại thuốc phù hợp.
-
Nếu điều trị kéo dài, các thuốc corticosteroid nên dùng ở mức liều tối thiểu và giảm liều khi bệnh đã thuyên giảm. Nếu cần phải tiếp tục điều trị bằng corticosteroid thì bạn nên được kiểm tra thường xuyên.
Nói chung, người bệnh viêm khớp dạng thấp cần chú ý đặc biệt sức khỏe tim mạch. Bạn có thể hỏi bác sĩ về các xét nghiệm sàng lọc cần thiết để đánh giá nguy cơ tim mạch. Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh tim như hơi thở ngắn, đau ngực hay đau cánh tay, hãy thông báo với bác sĩ điều trị ngay lập tức. (10)
Pfizer đồng hành nâng cao kiến thức bệnh học cộng đồng.
HelloBacsi.com cung cấp đường dẫn trong mục các chủ đề liên quan, bài cùng chuyên mục và bài có nhiều người đọc vì mục đích thuận tiện tra cứu. Pfizer không kiểm duyệt các đường dẫn trong trang này và cũng không chịu trách nhiệm về nội dung hay hoạt động của các trang liên kết này.
Năm 2015, Liên đoàn chống Thấp khớp châu Âu (EULAR) đã đề xuất một hướng dẫn mới trong đánh giá nguy cơ biến cố tim mạch ở người bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp và viêm khớp vảy nến. Hội đồng cũng chỉ ra mức độ cần thiết của việc có một bảng đánh giá nguy cơ tim mạch mới tập trung vào viêm khớp dạng thấp. (8)
Đồng thời, việc sử dụng thuốc NSAIDs cũng cần phải cân nhắc cẩn thận ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến có bệnh tim mạch trước đó hoặc có yếu tố nguy cơ tim mạch. Khi điều trị mạn tính, các corticosteroid nên dùng ở mức liều thấp nhất có thể. (8)
Phòng ngừa biến cố tim mạch ở người bệnh viêm khớp dạng thấp
Liên đoàn chống Thấp khớp châu Âu (EULAR) đã đưa ra một số khuyến nghị trong quản lý và phòng ngừa nguy cơ bệnh tim mạch ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, bao gồm: (9)
- Tối ưu việc kiểm soát bệnh lý viêm khớp dạng thấp để giảm thiểu nguy cơ biến cố tim mạch.
- Việc đánh giá nguy cơ tim mạch nên được thực hiện ở tất cả bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp và viêm khớp vảy nến ít nhất 5 năm/lần và nên xem xét lại những thay đổi lớn trong điều trị bệnh.
- Sàng lọc xơ vữa động mạch chưa gây ra triệu chứng bằng phương pháp siêu âm động mạch cảnh. Đây là một phần của đánh giá nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
- Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và cai thuốc lá.
- Thận trọng trong việc sử dụng NSAIDs, đặc biệt với bệnh nhân đã có bệnh tim mạch hoặc có các yếu tố nguy cơ tim mạch. Có thuốc NSAIDs chống chỉ định cho những người có vấn đề tim mạch nhưng lại có NSAIDs khác cho thấy bằng chứng tương đối an toàn trên tim mạch. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ để được lựa chọn loại thuốc phù hợp.
-
Nếu điều trị kéo dài, các thuốc corticosteroid nên dùng ở mức liều tối thiểu và giảm liều khi bệnh đã thuyên giảm. Nếu cần phải tiếp tục điều trị bằng corticosteroid thì bạn nên được kiểm tra thường xuyên.
Nói chung, người bệnh viêm khớp dạng thấp cần chú ý đặc biệt sức khỏe tim mạch. Bạn có thể hỏi bác sĩ về các xét nghiệm sàng lọc cần thiết để đánh giá nguy cơ tim mạch. Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh tim như hơi thở ngắn, đau ngực hay đau cánh tay, hãy thông báo với bác sĩ điều trị ngay lập tức. (10)
Pfizer đồng hành nâng cao kiến thức bệnh học cộng đồng.
HelloBacsi.com cung cấp đường dẫn trong mục các chủ đề liên quan, bài cùng chuyên mục và bài có nhiều người đọc vì mục đích thuận tiện tra cứu. Pfizer không kiểm duyệt các đường dẫn trong trang này và cũng không chịu trách nhiệm về nội dung hay hoạt động của các trang liên kết này.
PP-CEL-VNM-0328
PP-CEL-VNM-0328
Xem thêm: Người bị tiểu đường có thể nhịn ăn để chữa bệnh không?
Tin mới nhất
- Ho khan ngứa cổ do đâu? Hướng dẫn cách khắc phục an toàn và hiệu quả
- Không khó dạy con tránh thai ở tuổi dậy thì
- Bệnh viêm ruột ở trẻ: Bố mẹ không thể lơ là!
- 15 cách chữa nhiệt miệng hiệu quả nhất dành cho bạn
- Các loại vi khuẩn có lợi trong thực phẩm
- Những nguy hiểm sẽ gặp phải khi bị suy thận giai đoạn cuối và cách điều trị
- Viêm khớp cấp là gì? Dấu hiệu, điều trị và cách phòng ngừa
- Tế bào mast hệ thống
- Nhận biết sớm bệnh ung thư đại tràng
- Ức chế bằng dexamethasone