Viêm amidan mãn tính là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Viêm amidan mãn tính là thể viêm kéo dài, tái phát cấp tính nhiều lần và khiến tình trạng chuyển biến nặng theo thời gian. Người bệnh có thể sẽ đối diện với những biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm khuẩn huyết, viêm vòm họng, ung thư…khi không được điều trị sớm. Vậy bệnh lý này có biểu hiện như thế nào? Có chữa được không, cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết.

Viêm amidan mãn tính là gì? Có nguy hiểm không

Viêm amidan mãn tính thực chất là biến chứng của tình trạng viêm cấp tính nhiều lần, thường khởi phát do sự xâm nhập của vi khuẩn qua vết thương hở hoặc ở những người có hệ miễn dịch suy giảm.

Viêm amidan mãn tính là bệnh lý nguy hiểm

Đối tượng mắc bệnh viêm amidan mãn tính thường gặp như:

  • Trẻ nhỏ sau 6 tháng đầu sinh ra sẽ bắt đầu có hệ thống miễn dịch suy giảm, do vậy đây là đối tượng rất dễ mắc bệnh. Bên cạnh đó những người lớn tuổi cũng có nguy cơ cao bị bệnh này.
  • Bệnh nhân bị viêm amidan cấp tính và bị tái phát nhiều lần.
  • Người mắc các bệnh mãn tính về mũi và tai sẽ dễ gây viêm lan tỏa.
  • Người trưởng thành có mức độ nhạy cảm cao, thường mắc các bệnh cảm cúm hoặc xuất tiết khi thay đổi thời tiết.

Tình trạng viêm này khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu, đặc biệt là thời điểm giao mùa hoặc vào ban đêm, với những biểu hiện như: Đờm nhiều, khó thở, hôi miệng, phù nề niêm mạc họng…Nếu không có phác đồ điều trị phù hợp, bệnh nhân sẽ gặp những biến chứng điển hình dưới đây:

  • Áp xe amidan: Tình trạng viêm mãn tính sẽ làm hình thành ổ áp xe tại amidan, khiến người bệnh khó chịu và thường cảm thấy vướng tại cổ họng. Ổ viêm cần được chích ở thời điểm phù hợp, tránh tình trạng vỡ và gây liên lan tỏa.
  • Viêm thanh quản: Viêm thanh quản cũng là một biến chứng nguy hiểm của viêm amidan mãn tính, bệnh nhân sẽ bị mất giọng, khàn tiếng nếu không được điều trị sớm.
  • Viêm lan tỏa đường hô hấp trên: Khi bệnh nhân bị viêm trong phạm vi vòm họng, cần chú ý đến biến chứng với mũi và tai. Bời vì ba cơ quan này có đường dẫn thông với nhau, và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập để gây bệnh.
  • Suy nhược cơ thể: Bệnh nhân sẽ bị suy nhược cơ thể khi bị viêm amidan mãn tính, bởi vì khoảng thời gian này người bệnh sẽ khó ăn uống, chán ăn và khó hấp thụ dinh dưỡng hơn bình thường. Tốt nhất ở những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao thì nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng sức đề kháng.
  • Biến chứng khác: Một số biến chứng nguy hiểm khác có thể xuất hiện khi bị viêm amidan mãn tính như: Viêm thận, viêm tổ chức ở tim, viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết…Tuy nhiên những bệnh lý này sẽ tiến triển âm thầm và biểu hiện khi đã ở thể trạng nặng. Do vậy cần bác sĩ cần tiên lượng trước được những tình trạng này để nhắc nhở bệnh nhân và có biện pháp xử lý phù hợp.

Viêm amidan mãn tính là bệnh lý nguy hiểm và có thể sẽ đi cùng người bệnh đến hết đời. Tuy nhiên nếu được điều trị sớm và theo phác đồ điều trị phù hợp thì có thể đưa bệnh nhân về mức độ an toàn.

Mẹ Trẻ Tiết Lộ Bí Quyết Giúp Con “Chia Tay” Viêm Amidan Mãn Không Cần Cắt
Mẹ trẻ Tô Quỳnh Dao (Hà Nội) tiết lộ bí quyết giúp con chữa khỏi viêm amidan mãn không cần thuốc tây, không phẫu thuật, cực hiệu nghiệm chỉ với thảo dược tự nhiên. TÌM HIỂU NGAY!

Nguyên nhân, triệu chứng gây bệnh viêm amidan mãn tính

Dưới đây thông tin về triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh viêm amidan mãn tính đã được xác định từ những nghiên cứu thực tế. Chúng ta nên tìm hiểu trước có kiến thức về bệnh lý này.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn tới viêm amidan mãn tính bao gồm:

Virus gây bệnh

Theo thống kê dịch tễ học, có tới 80% các ca bệnh đường hô hấp đều có liên quan đến sự xâm nhập của virus, trong đó có viêm amidan mãn tính. Virus được xác định có trong bệnh phẩm đờm bao gồm: RSV, parainfluenza, herpes simplex, adenovirus, epstein-barr, enterovirus

Theo thống kê, 80% nguyên nhân gây viêm amidan mãn tính là do vi khuẩn

Do vi khuẩn

Vi khuẩn cũng là nguyên nhân gây bệnh và gặp ở nhiều đối tượng. Trong đó đã xác định được một số vi khuẩn thường gặp như: Phế cầu, xoắn khuẩn, mycoplasma, tụ cầu, liên cầu…

Bên cạnh đó cũng có những yếu tố nguy cơ có thể làm xuất hiện bệnh như:

  • Vệ sinh miệng sai cách, dẫn tới vi khuẩn có cơ hội phát triển.
  • Chuyển giao mùa, thay đổi thời tiết bất ngờ.
  • Cấu trúc amidan có nhiều khe hốc hơn bình thường.
  • Môi trường sống không đảm bảo, thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, chất hóa học độc hại.
  • Tiền sử bệnh đường hô hấp như: Viêm xoang, viêm tai giữa, trào ngược dạ dày thực quản, viêm họng…

Triệu chứng

Biểu hiện của viêm amidan mãn tính gồm:

  • Đau quanh cổ họng: Bệnh nhân sẽ xuất hiện những cơn đau kéo dài, đặc biệt là khi ho hoặc nuốt.
  • Khô rát cổ họng: Cổ họng bị khô niêm mạc và ngứa, đồng thời cảm thấy vướng khi nuốt thức ăn.
  • Viêm sưng quanh amidan: Khi soi vào trong niêm mạc thì thấy hình ảnh sưng đỏ và có thể xung huyết xung quanh amidan.
  • Xuất hiện hạch bạch huyết ở cố hoặc dưới xương hàm.
  • Sốt thường xuyên về đêm và buổi sáng sớm, đặc biệt gây khó chịu ở bệnh nhân nhỏ tuổi.
  • Bệnh nhân có biểu hiện ho khan vào ban sáng, kèm theo đờm đặc.

Khi có những triệu chứng như trên, người bệnh nên chủ động kiểm tra tại các cơ sở y tế, sau đó điều trị sớm theo phác đồ được chỉ định.

Viêm sưng quanh cổ là triệu chứng điển hình của bệnh

Cách chẩn đoán và thuốc chữa viêm amidan mãn tính

Quá trình chẩn đoán được bác sĩ trực tiếp thực hiện và quyết định đến kết quả của việc điều trị. Do vậy nên được tiến hành bởi nhân viên y tế có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Đồng thời người bệnh nên hợp tác và trao đổi thẳng thắn về tình trạng bệnh đang gặp phải.

Chẩn đoán bệnh

Quá trình chẩn đoán bệnh viêm amidan mãn tính được thực hiện như sau:

  • Thăm khám tại chỗ: Bệnh nhân sẽ được tiến hành kiểm tra tại vòm họng để kiểm tra mức độ sưng phù và tổ chức viêm bên trong. Đồng thời cũng nêu ra những triệu chứng khó chịu đang gặp phải.
  • Xác định chỉ số bạch cầu: Sau khi đã có dữ liệu ban đầu về bệnh nhân, bác sĩ sẽ dự đoán bệnh và cho thực hiện các xét nghiệm liên quan. Người bệnh nên nghe theo chỉ dẫn của điều dưỡng để tránh làm sai lệch kết quả.
  • Nội soi tai mũi họng: Bác sĩ chỉ định thực hiện nội soi toàn bộ đường hô hấp trên để kiểm tra mức độ viêm của tai mũi họng. Những hình ảnh có giá trị quan trọng để bác sĩ kết luận bệnh.
  • Kết luận bệnh: Kết quả xét nghiệm sẽ được trả lại phòng bác sĩ, sau đó người bệnh sẽ nghe những kết luận về bệnh mình đang gặp phải. Đồng thời nhận chỉ định điều trị từ nhân viên y tế.
Bệnh nhân sẽ được tiến hành kiểm tra tại vòm họng để kiểm tra mức độ sưng phù

Mẹo dân gian điều trị tại nhà

Mẹo dân gian giúp bệnh nhân giảm đau, ho và các cảm gi
ác khó chịu. Tuy nhiên hình thức này chỉ giúp thuyên giảm triệu chứng, không có tác dụng chữa bệnh. Nên bạn chỉ nên hỏi ý kiến của bacs xi để sử dụng kết hợp với các hình thức điều trị chuyên biệt khác.

Nước cốt rau diếp cá

Rau diếp cá có tính mát, vị hơi tanh và chua, có tác dụng hạ nhiệt nhanh. Do vậy dược liệu này thường được sử dụng để hạ sốt và thanh nhiệt. Đối với bệnh nhân bị viêm amidan mãn tính, khi có xuất hiện cơn sốt bất chợt có thể uống nước cốt diếp cá từ 2 – 3 lần/ngày để giảm nhanh triệu chứng.

Nước rau diếp cá giảm triệu chứng sốt khi bị viêm amidan mãn tính

Thành phần: Rau diếp cá 300g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Rửa sạch bề mặt rau diếp cá, sau đó để thật ráo nước.
  • Dùng chày và cối giã nhỏ rau diếp cá, thêm một chút nước và dùng vải để lọc lấy nước cốt.
  • Cho bệnh nhân uống để giảm triệu chứng sốt. Lưu ý không dùng cho người có bệnh lý viêm đại tràng co thắt bởi dễ gây tiêu chảy.

Chanh đào ngâm đường phèn

Chanh đào là loại quả mọng nước, chứa nhiều acid ascorbic (vitamin C) là loại chất hỗ trợ tăng sức khỏe và thanh nhiệt cơ thể. Sử dụng kết hợp đường phèn để quy vào kinh phế nhiều hơn, do vậy hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn.

Thành phần: Chanh đào 10 quả, đường phèn 1 kg

Thực hiện và sử dụng:

  • Chanh đào rửa sạch, dùng cao cắt thành những miếng mỏng.
  • Chuẩn bị bình thủy tinh sạch. Sau đó xếp một lớp chanh dưới đáy, rồi phủ một lớp đường phèn lên trên. Cứ tiếp tục quy trình đến khi hết nguyên hiệu hoặc đầy bình thì đậy kín nắp.
  • Ngâm khoảng 1 tháng, sau đó chắt lấy phần nước cốt (khoảng 2 – 3 thìa cà phê) và cho vào cốc nước ấm. Khuấy đều và cho bệnh nhân uống.

Bài viết hay:

  • Viêm amidan quá phát là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị

Chữa viêm amidan bằng Đông y

Điều trị bằng bài thuốc Đông y thường được sử dụng khi người bệnh đã qua thời gian nguy kịch hoặc tình trạng nặng. Đây là biện pháp điều trị an toàn, tác động sâu vào căn nguyên và giúp tình trạng bệnh ổn định lâu dài. Tuy nhiên đáp ứng của bài thuốc sẽ phụ thuộc nhiều vào cơ địa cũng như cách sử dụng của mỗi đối tượng.

Bài thuốc 1

Thành phần: Bạc hà, nhân sâm, dã cúc hoa, cam thảo, xạ can, kim ngân hoa, quất hồng bì, thổ phục linh, xạ can.

Thực hiện và sử dụng:

  • Các nguyên liệu chính được chuẩn bị đủ liều lượng. Cho vào ấm nước và sắc uống.
  • Mỗi thang thì sắc thành 1 bát thuốc đặc, uống đều vào mỗi buổi tối sẽ giúp cải thiện nhanh bệnh.
Thuốc Đông y trị viêm amidan kéo dài liên tục

Bài thuốc 2

Thành phần: Thạch cao sống, nhân sâm đất, đạm trúc diệp, tang bạch bì, hoàng cầm, nhân sâm đất, sinh địa, hoàng bá.

Thực hiện và sử dụng:

  • Nguyên liệu được chuẩn bị sẵn và đầy đủ. Sau đó mang sắc cùng 1200mL nước trắng.
  • Sau khi đun cạn còn 1 bát nước thì cho người bệnh uống ngay.

Bài thuốc 3

Thành phần: Tang bạch bì, tri mẫu, hạnh nhân, trạch tả, sơn thù, hoàng kỳ, huyền sâm, sa sâm, cam thảo đất, đan bì. đương quy, bồ công anh.

Thực hiện và sử dụng:

  • Chuẩn bị đủ nguyên liệu và hàm lượng theo chỉ định.
  • Cho hỗn hợp vào ấm sắc thuốc, thêm 1000mL nước và nấu sôi.
  • Để nước sôi trong 30 phút và tắt bếp.
  • Sau đó chắt nước ra bát và cho bệnh nhân uống.

Biện pháp trị liệu bằng Tây y

Điều trị Tây y viêm amidan mãn tính hiện nay được chia thành hai hướng chính: Sử dụng thuốc và cắt amidan. Tùy vào thể trạng và sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp.

Sử dụng t
huốc tây

Thuốc chữa viêm amidan mãn tính bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh nhóm beta lactam, macrolid thường được sử dụng. Ví dụ như: Amoxicilin (đơn chất hoặc kết hợp cùng acid clavulanic), cefuroxim, cefpodoxime,…Trong trường hợp sử dụng một kháng sinh không mang lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp thêm 1 – 2 hoạt chất khác nhóm.
  • Thuốc kháng viêm, chống phù nề thường dùng như: Alphachymotrypsin, methylprednisolone, medrol,…Tuy nhiên cần dùng với liều lượng và thời gian phù hợp. Cần bắt đầu với hoạt chất nhẹ nhất để tối ưu hóa quá trình điều trị.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Panadol, ibuprofen, diclofenac…được dùng để giảm triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân.
  • Bệnh nhân nên sử dụng thêm nước súc miệng như: Povidon, keo ong, dược liệu…để vệ sinh khoang miệng và giảm nguy cơ phát triển bệnh.
Thuốc điều trị viêm amidan mãn tính thường được dùng kết hợp

Điều trị ngoại khoa

Đối với đối tượng trẻ nhỏ hoặc người trưởng thành thường xuyên bị tái phát tình trạng viêm amidan và dẫn tới mãn tính thì nên hỏi ý kiến bác sĩ về bác biện pháp can thiệp ngoại khoa. Bên cạnh đó, khi bệnh nhân xuất hiện những biến chứng và việc điều trị nội khoa không mang lại đáp ứng thì cắt amidan là phương pháp điều trị tối ưu.

Một số biện pháp cắt amidan đang được sử dụng như: Dùng dao siêu âm, dao laser, dao plasma, coblator,…

Chế độ ăn uống cho người bị viêm amidan nên nhớ

Bệnh nhân viêm amidan mãn tính nên thực hiện chế độ ăn uống như thế nào cho hợp lý? Dưới đây là thông tin về những nhóm thực phẩm nên ăn và nên kiêng trong thời gian điều trị.

Viêm amidan nên ăn:

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin C, lysin và nguyên tố vi lượng kẽm. Đây là những chất có khả năng tăng sức đề kháng và tăng khả năng hấp thu dưỡng chất cho người bệnh.
  • Thực phẩm chứa các hoạt chất kháng viêm tại chỗ như: Dứa, xoài,… Hỗ trợ bệnh nhân trong việc làm lành tổn thương mô mềm.
  • Các loại rau xanh như: Súp lơ, cải trắng, hẹ,…để cung cấp thêm chất xơ và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
  • Thực phẩm chứa nhiều protein tốt như: Ức gà, cá hồi, thịt bò…nên được thêm vào chế độ ăn với lượng phù hợp.
Cung cấp thêm vitamin C để tăng sức đề kháng

Viêm amidan nên kiêng:

  • Đồ nếp sẽ khiến tổ chức viêm mưng mủ và khiến người bệnh khó chịu hơn.
  • Da của những con gia cầm (gà, vịt, ngan,…) sẽ khiến bệnh nhân tăng ho và đờm. Do vậy nên tránh ăn trong thời gian điều trị.
  • Đồ ăn chế biến từ động vật giáp xác như: Tôm, cáy, tép, cua, ghẹ…đặc biệt nguy hiểm với bệnh nhân có tiền sử dị ứng. Nếu sử dụng sẽ tăng phù nề niêm mạc và gây khó thở.

Biện pháp phòng ngừa viêm amidan mãn tính

Để phòng ngừa viêm amidan mãn tính, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nên lưu ý:

  • Kiểm tra bệnh theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, ghi lại những tình trạng bệnh lý đáng chú ý (liên quan đến hô hấp) và theo dõi thường xuyên.
  • Bảo vệ sức khỏe bằng cách thường xuyên rèn luyện sức khỏe, có thể tham gia các lớp học về: Yoga, gym, kick – boxing, đi bộ, đạp xe…
  • Giữ ấm cơ thể và đường hô hấp khi thay đổi thời tiết hoặc đi ra ngoài khi trời lạnh.
  • Vệ sinh cơ thể và môi trường sống thường xuyên, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào thường xuyên bởi có thể gây tắc nghẽn đường thở và bệnh lý kèm theo.
  • Vệ sinh vòm họng đúng cách (súc miệng, đánh răng) để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
  • Sử dụng nước ấm thay vì dạng nước lạnh, và đủ 2 lít nước/ngày để đảm bảo khả năng đào thải của cơ thể.

Viêm amidan mãn tính có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên nếu được điều trị đúng cách thì sẽ giả
m được những nguy cơ này. Hy vọng thông tin mà bài viết đưa ra đã cung cấp thêm kiến thức cho người bệnh và hạn chế nguy cơ tái phát.

Xem thêm:

  • Người bệnh bị viêm amidan có nên ngậm nước muối không?
  • Bệnh nhân sau cắt amidan có hết viêm họng không? Cách chăm sóc đúng
Nguồn: https://trungtamduoclieu.com/viem-amidan-man-tinh.html

Xem thêm: Bệnh chàm khô đầu ngón tay: Dấu hiệu nhân biết và cách chữa

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!