Viêm dạ dày HP âm tính là gì và cách điều trị hiệu quả
Viêm dạ dày HP âm tính là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến ở nước ta và cả trên thế giới. Nói về mức độ nguy hiểm của nó, nhiều người không khỏi quan ngại, sợ hãi. Vậy phải làm sao để nhận biết sớm, phòng ngừa và điều trị viêm dạ dày HP âm tính?
Viêm dạ dày HP âm tính là gì?
Viêm dạ dày HP âm tính hình thành do bệnh viêm niêm mạc dạ dày chuyển biến nặng sang dạng viêm loét nhưng người bệnh chưa bị nhiễm khuẩn HP. Muốn xác định chắc chắn và phân biệt với trường hợp viêm dương tính với HP, bác sĩ sẽ tiến hành:
- Test hơi thở.
- Nội soi dạ dày.
- Sinh thiết mô.
- Xét nghiệm phân tích khác.
Từ kết quả thu được, nếu tất cả các xét nghiệm đều cho kết quả âm tính với HP thì có thể kết luận bệnh nhân viêm dạ dày H. Pylori âm tính. Trường hợp có khuẩn tức là bệnh nhân bị viêm dạ dày HP dương tính.
Khuẩn HP có tên gọi chính xác theo khoa học là Helicobacter pylori. Đây là một loại xoắn khuẩn có thể tồn tại trong tự nhiên, khi đi vào cơ thể theo đường thức ăn, chúng ký sinh trong dạ dày và phát triển mạnh, làm tăng mức độ viêm loét, gọi là viêm dạ dày H.Pylori.
Tuy nhiên, ở những người cũng bị tình trạng này nhưng không xét nghiệm thấy khuẩn thì gọi là viêm dạ dày H.Pylori âm tính.
Mức độ nguy hiểm của bệnh?
Nói về mức độ nguy hiểm thì viêm dạ dày HP âm tính không đáng ngại bằng các trường hợp dương tính. Bởi lẽ sự xuất hiện của xoắn khuẩn này sẽ làm tăng mức độ co bóp dạ dày, tăng tiết dịch vị. Từ đó gây ra các hệ quả như trào ngược thực quản dạ dày, thêm ổ viêm hoặc thậm chí là ung thư dạ dày.
Thế nhưng, ở bệnh nhân viêm dạ dày HP âm tính, bệnh thường diễn tiến âm thầm. Cho nên ban đầu nó ít gây nguy hại nhưng càng về sau càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Nếu thấy các hiện tượng khó chịu, buồn nôn và thường xuyên mệt mỏi do căn bệnh này, bạn cần đi khám và điều trị gấp để tránh rủi ro cao.
Nguyên nhân bị viêm dạ dày HP âm tính
Các bác sĩ cho rằng vấn đề chủ yếu gây nên viêm dạ dày mà không nhiễm khuẩn HP là do thói quen sinh hoạt và việc ăn uống không khoa học. Một số trường hợp khác thì chịu ảnh hưởng của thuốc chống viêm hoặc bị căng thẳng tâm lý lâu ngày. Cụ thể như sau:
- Do ăn uống: Việc sử dụng nhiều thực phẩm không tốt cho đường tiêu hóa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày và gây ra bệnh. Đó là những đồ ăn cay, nóng, chiên dầu, đặc biệt là loại tái sử dụng.
- Thói quen sinh hoạt: Không chỉ thức ăn mà ngay cả những thói quen xấu như lười vận động, ăn không theo bữa, ngủ gục ở tư thế ngồi hoặc thức khuya đều có thể gây viêm dạ dày HP âm tính.
- Căng thẳng: Viêm dạ dày cũng chịu tác động bởi những căng thẳng ở hệ thần kinh. Theo đó, khi bạn stress thì các hoạt động co bóp ở hệ tiêu hóa bị rối loạn. Lúc này lượng dịch vị axit dạ dày tiết ra vượt mức bình thường. Tình trạng viêm dạ dày sẽ xảy đến ngay cả khi không có sự xuất hiện của khuẩn HP.
- Lạm dụng thuốc: Nếu bạn sử dụng nhiều và thường xuyên các thuốc tân dược chống viêm như nhóm chứa Corticoid, NSAID,… thì dạ dày cũng bị ảnh hưởng. Những hoạt động ức chế cyclooxygenase hay tổng hợp prostaglandin của thuốc đồng thời tạo ra viêm. Nếu dùng nhiều sẽ dẫn đến niêm mạc có những vùng viêm loét, chảy máu dạ dày.
Bên cạnh đó, nếu bạn hay uống bia rượu hoặc thường xuyên hút thuốc lá thì bệnh viêm dạ dày HP âm tính cũng dễ dàng ghé t
hăm. Để tránh những tác động xấu của bệnh, bạn không chỉ cần biết rõ các nguyên nhân mà cần hiểu về triệu chứng bệnh để khắc phục sớm.
Dấu hiệu viêm dạ dày HP âm tính thường gặp
Viêm dạ dày HP âm tính có những biểu hiện khác biệt với trường hợp dương tính. Bạn cần nhận biết và phân biệt rõ ràng hai trường hợp này. Cụ thể các triệu chứng viêm dạ dày HP âm tính gồm:
- Đau ở thượng vị âm ỉ và kéo dài, nhất là những lúc quá no hoặc đói.
- Ợ hơi hoặc ợ chua.
- Nôn và buồn nôn nhiều.
- Rối loạn tiêu hóa.
- Đau ở dạ dày.
- Chán ăn…
Những biểu hiện này của bệnh còn tăng dần theo thời gian. Nếu xảy ra quá lâu ngày sẽ dẫn đến gầy yếu, căng thẳng. Vì vậy, việc khám và điều trị kịp thời đóng vai trò quan trọng, quyết định mức độ ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe.
Viêm dạ dày HP âm tính có biến chứng thế nào?
Như đã nói ở trên, viêm dạ dày HP âm tính có mức độ nguy hiểm nhẹ hơn trường hợp dương tính.
Nếu như viêm dạ dày HP dương tính làm tăng tiết axit dạ dày, thêm ổ viêm và thay đổi pH trong dịch vị thì những trường hợp âm tính lại có thể gây ra:
- Loét dạ dày tá tràng.
- Gây hẹp môn vị.
- Tăng nguy cơ thủng dạ dày.
- Polyp dạ dày.
Thêm vào đó, khi bệnh kéo dài thì người mắc phải thường xuyên cảm thấy khó chịu, kém ăn, hay bị nôn mửa… Cho nên khả năng hấp thu dinh dưỡng kém đi, bạn bỗng dưng bị tụt cân. Sư mệt mỏi và suy nhược cũng làm cuộc sống, tâm trạng bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, do đây là trường hợp bệnh tiến triển chậm và có phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn, sinh hoạt nên bạn có thể điều trị đúng cách ngay từ sớm. Tốt nhất, hãy chẩn đoán kỹ lưỡng để xác định có đúng là bạn bị viêm dạ dày nhưng chưa nhiễm HP hay không, sau đó mới tiến hành trị liệu.
Cách điều trị hiệu quả
Sau khi tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán cho thấy bệnh nhân bị viêm dạ dày HP âm tính, bác sĩ sẽ cùng với bệnh nhân chỉ ra một số cách trị liệu như sau:
Dùng thuốc Tây
Sử dụng thuốc tân dược là cách để bảo vệ niêm mạc và chữa lành các ổ viêm loét cho người bệnh. Để điều trị viêm dạ dày HP âm tính, người ta dùng các thuốc sau:
- Thuốc phủ niêm mạc: Hay còn được gọi là Gastropulgite, sử dụng để điều trị nhiều vấn đề liên quan đến dạ dày, bao gồm cả tình trạng viêm. Tác dụng chính của nó là bảo vệ niêm mạc khỏi sự xâm lấn của dịch vị axit.
- Thuốc kháng axit: Là những thuốc có các thành phần như muối magnesium, muối nhôm hay calcium carbonate. Sử dụng nhóm này đem lại hiệu quả trung hòa axit HCL trong dịch vị và cân bằng pH trong của dạ dày.
- Thuốc kháng Histamin H2: Bao gồm các thuốc ức chế bài tiết axit như Ranitidine, Famotidine hay Cimetidin. Không chỉ dùng cho người bệnh viêm dạ dày HP âm tính, nó cũng được kê cho cả những trường hợp dương tính.
- Thuốc ức chế bơm proton: Cũng đem lại hiệu quả tương tự như loại kháng histamin H2 nhưng những loại ức chế bơm proton như Esomeprazole, Omeprazole đem lại hiệu quả lâu dài hơn. Tuy nhiên người bệnh sử dụng thuốc này có khả năng phải đối mặt với nguy cơ nhiễm vi khuẩn đường ruột, bị loãng xương…
- Thuốc kháng antacid: Nhóm này bao gồm các thuốc như Pepsane, Grangel và Varogel. Chúng được dùng để trung hòa dịch vị, bảo vệ ổ viêm là chính. Người bệnh cần dùng trước khi ăn cơm để hạn chế nôn mửa, ợ hơi, buồn nôn và đau vùng thượng vị.
Riêng các thuốc kháng sinh sẽ không được chỉ định dùng cho trường hợp âm tính. Nhóm thuốc này chỉ dành cho những người viêm dạ dày HP dương tính, hoặc nhiễm khuẩn do ăn uống.
Chữa trị theo dân gian
Viêm dạ dày HP âm tính có thể được kiểm soát bằng một số thảo dược tự nhiên. Nhiều cây lá vườn nhà đem lại hiệu quả hạn chế biến chứng và giảm biểu hiện bệnh. Đó là:
Nghệ vàng trị viêm dạ dày âm tính với HP
Củ nghệ vàng chứa nhiều hoạt chất curcumin, từ xa xưa người dân đã biết dùng để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Những phân tích khoa học hiện đại cho biết đây là chất có tác dụng chống viêm, điều hòa dịch vị và hạn chế khuẩn hại. Ngoài ra, nhiều vitamin và chất chống oxy hóa có trong củ này cũng góp phần làm là
nh bệnh nhanh chóng.
Cách sử dụng:
- Lấy một lượng củ nghệ tươi làm sạch, không cần thiết phải cạo bỏ vỏ.
- Bạn có thể giã nhỏ để thêm vào các món ăn hàng ngày, hoặc đem nướng lên và ăn trực tiếp.
- Một phương pháp khác là chế biến thành tinh bột rồi pha uống đều đặn.
Chữa bằng cam thảo
Cũng là vị thuốc quý được dân gian và các thầy thuốc Đông y dùng nhiều, cam thảo đã được giới y khoa nghiên cứu về công dụng trị viêm dạ dày. Theo đó, dược liệu tự nhiên này mang đến hiệu quả chống viêm, giảm ợ hơi, nóng trong do viêm dạ dày HP âm tính gây nên.
Cách thực hiện:
- Bệnh nhân có thể mua trà cam thảo chế biến sẵn về hãm với nước ấm để uống.
- Hoặc tự cắt thân cây này đem rửa sạch, cắt khúc vào sao khô, nấu nước uống dần.
- Chỉ nên dùng cam thảo uống ấm hàng ngày với mục đích hỗ trợ điều trị.
Sử dụng gừng tươi
Gừng cũng là một gia vị có tác dụng tốt đối với người bệnh viêm dạ dày. Bởi vì nó chứa nhiều hoạt chất Gingerol giúp kháng viêm và sát trùng hiệu quả. Hơn thế nữa, một phần trong củ gừng là tinh dầu sẽ giúp kích thích vị giác, giảm cảm giác buồn nôn.
Cách sử dụng:
- Bạn có thể mua trà gừng chế biến sẵn để pha uống sau bữa ăn.
- Hoặc dùng củ gừng tươi đập dập, thái lát rồi thả vào cốc nước nóng để uống mỗi ngày.
Dùng các thảo dược trị viêm dạ dày tại nhà tuy đơn giản nhưng người bệnh cần kiên trì. Để giảm sưng viêm và tăng cường bảo vệ niêm mạc, bạn nên sử dụng đều đặn mỗi ngày đến khi khỏe hẳn. Ngoài các vị nêu trên, còn có thể dùng hoa cúc, nha đam, rau thì là…
Cách trị bằng Đông y
Bên cạnh thuốc tân dược và mẹo dân gian thì bài thuốc Đông y trị viêm dạ dày cũng đem đến rất nhiều hiệu quả. Đối với người bệnh âm tính với khuẩn HP, để chữa viêm loét, nên áp dụng những bài thuốc sau:
Chữa viêm dạ dày HP âm tính thể can khí phạm vị
Sử dụng các vị:
- Mẫu đơn trắng 12g.
- Xuyên khung 8g và lượng tương ứng các vị sài hồ, chỉ xác và hương phụ.
- Thêm 4g cam thảo.
Cách sắc uống:
- Đem rửa sạch thang thuốc này rồi cho vào ấm sắc nhỏ lửa lấy nước cốt.
- Dùng nóng sau bữa ăn, mỗi ngày uống 1 thang là đủ.
Chữa viêm dạ dày HP âm tính thể hỏa uất
Sử dụng các vị:
- Sa sâm, tần quy mỗi vị 12g và lượng tương ứng mạch môn, kỷ tử.
- Thêm 14g sinh địa.
- Kết hợp với 6g xuyên luyện tử.
Cách sắc uống:
Đem tất cả đi rửa sạch rồi sắc lẫn trong 1 ấm thuốc dưới lửa nhỏ để lấy nước cốt.
Mỗi bữa ăn xong 30 phút thì uống thuốc này ở dạng ấm, ngày dùng 1 thang.
Chữa viêm dạ dày thể tỳ vị hư hàn không HP
Sử dụng các vị:
- Hoàng kỳ 8g cùng lượng tương ứng cao lương khương.
- Thêm vào 12g hương phụ cùng lượng tương ứng quế chi.
- Kết hợp với 4g cam thảo, 10g mẫu đơn trắng, 16g đại táo và 5 lát gừng tươi.
Cách sắc uống:
- Đem rửa sạch các thảo dược rồi cho vào ấm sắc nhỏ lửa, đến khi gần được thì cho gừng tương vào.
- Chắt ra uống ấm sau ăn, mỗi ngày dùng 1 thang như vậy.
Nhất Nam Bình Vị Khang – Xóa sổ viêm dạ dày HP từ bài thuốc Hoàng cung
Người bệnh đang gặp phải tình trạng viêm dạ dày HP đang tìm kiếm giải pháp điều trị bệnh dứt điểm không nên bỏ qua bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang. Đây là thành quả phục dựng từ bài thuốc chữa dạ dày của Vua Tự Đức bởi đội ngũ bác sĩ của Nhất Nam Y Viện và Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc. Bài thuốc có khả năng giải quyết tận gốc vi khuẩn hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Kết quả khảo sát người bệnh sử dụng bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang của Viện NC & PT Y dược cổ truyền dân tộc cho thấy: 85% bệnh nhân lành vết viêm loét, loại bỏ vi khuẩn HP sau 7 – 10 ngày và khỏi bệnh hoàn toàn 100% sau 45 ngày dùng thuốc.
Khắc phục những nhược điểm của Tây y, Nhất Nam Bình Vị Khang có khả năng loại bỏ toàn bộ vi khuẩn HP trong thời gian ngắn, nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa nhờ những ưu điểm vượ
t trội sau:
CƠ CHẾ ĐIỀU TRỊ ĐỘC ĐÁO 3 TRONG 1
Bài thuốc được phát triển dưới sự kết hợp hoàn chỉnh từ 3 chế phẩm đặc trị gồm Nhất Nam Bình Vị – Viêm Loét HP, Nhất Nam Bình Vị Hoàn và Nhất Nam Giải Độc Hoàn. Nhờ vậy, bài thuốc hoạt động dựa trên có chế 3 MŨI NHỌN giúp loại bỏ triệt để các triệu chứng – phục hồi niêm mạc dạ dày – ngăn vi khuẩn HP phát triển.
HỘI TỤ 30 VỊ CHỦ DƯỢC TIẾN VUA
Nhất Nam Bình Vị Khang hội tụ hơn 30 vị chủ dược tiến vua quý hiếm đã được gia giảm tỷ lệ phù hợp hoàn toàn lành tính, tốt cho sức khỏe dạ dày và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một số dược liệu chính có trong bài thuốc như: Chè dây, Nghệ vàng, Lá khôi tía, Đẳng sâm bắc, Sài hồ bắc,…. Tất cả đều là 100% dược liệu sạch đạt chuẩn GACP-WHO (Cấp phép bởi Bộ Y tế).
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CÁ NHÂN HÓA
Đối với mỗi người bệnh viêm dạ dày HP đều được bác sĩ dựa trên quá trình thăm khám để lên phác đồ điều trị riêng biệt với sự kết hợp linh hoạt của các bài thuốc theo đúng thể trạng và cơ địa của từng người.
AN TOÀN CHO MỌI ĐỐI TƯỢNG
Kể từ khi ứng dụng điều trị, bài thuốc phù hợp với mọi đối tượng từ trẻ em, phụ nữ sau sinh, người cao tuổi mắc vi khuẩn HP hay người bệnh kháng kháng sinh do biến chứng của bệnh gây nên.
Xem thêm: Nhất Nam Bình Vị Khang ĐÁNH TAN viêm loét HP dạ dày với công thức “3 trong 1” – Giải pháp từ bài thuốc của vua Tự Đức
Với những ưu điểm kể trên, bài thuốc đã giúp hơn 35.000 người bệnh viêm dạ dày HP thoát khỏi nỗi ám ảnh bệnh tật. Hiệu quả của bài thuốc được nhiều trang báo đưa tin như Gia đình, Tiền Phong, VTC NEWS,…
Video Chuyên Gia Phân Tích Cơ Chế Bệnh Viêm Loét HP Dạ Dày
Người bệnh quan tâm đến bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang có thể liên hệ theo Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102.
Viêm dạ dày HP âm tính nên ăn gì, kiêng gì thì tốt?
Thay đổi chế độ dinh dưỡng là một trong những việc làm cần thiết để tăng hiệu quả điều trị viêm dạ dày. Vì vậy, trong quá trình chữa bệnh bằng thuốc, bệnh nhân viêm dạ dày HP âm tính hay dương tính đều cần kiểm soát việc ăn uống. Điều này nhằm vào việc hỗ trợ phục hồi niêm mạc và kiểm soát các triệu chứng liên quan.
Vậy viêm dạ dày HP âm tính nên ăn gì?
Cần bổ sung:
- Chuối: Loại quả này làm tăng khả năng trung hòa axit dư và giảm sưng viêm ở trong hệ tiêu hóa.Bên cạnh đó, kali trong chuối sẽ khống chế lượng natri, từ đó làm ổn định mạch máu. Các pectin trong quả này giữ vai trò điều chỉnh các rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy.
- Táo: Đây là trái cây giúp bôi trơn hệ tiêu hóa, ngừa tình trạng đau dạ dày đi ngoài phân lỏng. Ngoài ra, cũng giống như chuối, nó chứa một lượng pectin thúc đẩy hoạt động của đường ruột. Khi chống chọi với những cơn đau do viêm dạ dày, bạn nên sử dụng táo để hỗ trợ.
- Bánh mì nướng: Nếu bạn bị đau dạ dày thì chắc hẳn đã nghe nói đến mẹo dùng bánh mì. Đây là nguồn cung chất trung hòa axit dạ dày rất tốt, hạn chế tác nhân gây viêm.
- Trà thảo dược: Có một số trà chiết xuất
từ gừng hay hoa cúc cũng được các chuyên gia khuyên người bệnh viêm dạ dày nên uống. Nó đem lại khả năng cải thiện triệu chứng và giảm ổ viêm hiệu quả. - Nước dừa: Tìm hiểu về nguồn chất lỏng tinh khiết này hẳn bạn sẽ biết trong nước dừa chứa nhiều chất điện phân và vi khoáng kiềm tính. Khi dung nạp vào cơ thể, chúng mang lại 3 tác dụng chính là giảm viêm và trung hòa axit dư trong dạ dày, diệt khuẩn hại đường ruột.
- Đậu bắp: Được các chuyên gia đánh giá rất cao về hiệu quả chăm sóc cho người bệnh viêm dạ dày, đậu bắp có chứa: Carotene, nhiều vitamin và pectin, polysaccharides… Đây là những thành phần làm lành vết viêm loét ở dạ dày rất hữu hiệu.
- Sữa chua: Là thực phẩm lên men nhưng sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn tốt cho đường ruột. Đó là các probiotic giúp sản sinh lactase và diệt khuẩn hại. Sử dụng sữa chua không chỉ hỗ trợ cải thiện viêm dạ dày mà còn tăng cường chức năng tiêu hóa.
- Các loại rau: Có các loại rau tốt cho người bệnh dạ dày đó là cải bẹ xanh, súp lơ xanh, thì là, mồng tơi, xà lách hay tía tô, lá mơ lông. Bên cạnh đó là một số củ như khoai lang, cà rốt, khoai tây…Chúng đem lại hiệu quả giảm viêm, ổn định tiêu hóa, giảm đau, xoa dịu những cơn co thắt ở dạ dày…
Ngoài ra còn phải kể đến rất nhiều thực phẩm tốt khác như là bạc hà, các loại hạt khô…
Thực phẩm nên kiêng
Song song với việc bổ sung lợi phẩm cho người viêm dạ dày, bạn cần tránh xa:
- Dưa cà muối: Những món ăn này vừa chứa nhiều muối mặn hoặc đường, vừa được lên men và có vị chua, bản chất chúng thuộc nhóm tạo axit. Cho nên khi sử dụng sẽ làm tăng lượng axit dạ dày. Vì thế chúng sẽ tác dụng xấu lên ổ viêm, tăng tính nguy hiểm.
- Món cay nóng, dầu mỡ: Những thực phẩm chế biến theo kiểu chiên rán, đặc biệt lại có tẩm ướp gia vị cay nóng như tiêu, ớt, hạt dổi… thường gây khó tiêu và kích ứng niêm mạc dạ dày. Từ đó tăng tiết dịch vị dạ dày và làm phản ứng viêm xuất hiện nhiều hơn.
- Bia rượu, thuốc lá, cafe: Những thứ này chứa một hàm lượng không nhỏ chất kích thích làm tăng phản ứng viêm khắp cơ thể, gồm cả niêm mạc dạ dày. Hơn thế nữa, rượu bia và cả nước ngọt là nhóm thức uống có tính axit mạnh, đặc biệt không tốt cho dạ dày bị viêm.
Sự kết hợp hài hòa giữa thực phẩm cần bổ sung và kiêng sẽ giúp cho người bệnh viêm dạ dày nói chung và viêm dạ dày HP âm tính nói riêng khắc phục tốt các triệu chứng bệnh. Nên thực hiện chế độ ăn lành mạnh ngay cả khi bệnh chưa xuất hiện hoặc đã được chữa khỏi.
Phòng ngừa bệnh bằng cách thay đổi thói quen
Cùng với việc xây dựng chế độ ăn, người bệnh viêm dạ dày cần biết duy trì các thói quen tốt, loại bỏ các hành vi xấu như sau:
Về thói quen ăn uống
- Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần để giảm áp lực cho thành dạ dày. Việc ăn nhiều bữa không có nghĩa là ăn liên tục mà cần sử dụng theo giờ với lượng vừa phải. Không chỉ giảm viêm, điều này còn giúp hạn chế đau thượng vị, đầy bụng, buồn nôn hay khó tiêu…
- Sử dụng nước lóc hoặc nước kiềm tính đủ để ổn định trao đổi chất và hỗ trợ trung hòa axit bao tử. Đây cũng là một cách giảm những kích thích lên niêm mạc bị sưng viêm.
- Không nên bỏ bữa mà phải kết hợp sinh hoạt, sử dụng đồ ăn khoa học.
- Khi ăn nên nhai kỹ để nghiền nhỏ thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Sau thời gian dùng bữa cần nghỉ ngơi ít nhất 30 phút. Tránh vận động mạnh ngay.
- Ưu tiên chế biến thức ăn thành những món mềm, dễ tiêu và ít gia vị.
- Lựa chọn nguồn thực phẩm có nguồn gốc và đảm bảo chất lượng, sơ chế sạch trước khi chế biến.
Về thói quen sinh hoạt
- Cần ngủ đủ giấc và đúng giờ để não bộ được thư giãn. Không suy nghĩ căng thẳng dẫn đến mất ngủ, mệt mỏi, gây đau dạ dày về ban đêm.
- Hoạt động thể chất vừa phải để giải tỏa áp lực tinh thần, thư giãn cơ thể và tăng đề kháng. Tốt nhất nên dành 20 – 30 phút mỗi sáng trước 7h để tập những động tác nhẹ nhàng.
- Tránh tự ý dùng thuốc chống viêm, đặc biệt là tân dược, khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ. Cần thông báo với chuyên gia trị liệu về tiền sử viêm dạ dày và các vấn đề liên quan để được kê đơn tốt nhất.
- Đến gặp bác sĩ ngay khi thấy những biểu hiện viêm dạ dày, đặc biệt không được chậm trễ nếu thấy dấu hiệu của các biến chứng.
Viêm dạ dày HP âm tính mặc dù không nguy hiểm bằng trường hợp dương tính nhưng không thể xem thường. Đừng quên lưu lại những thông tin quan trọng để phòng và điều trị bệnh trước khi có rủi ro lớn.
Gợi ý xem thêm:
- Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Danh y mát tay chữa khỏi dứt điểm đau dạ dày chỉ sau 1-2 tháng
- [Chuyên Gia Tư Vấn] – Làm Thế Nào Để Chữa Dứt Điểm Trào Ngược Dạ Dày Sau Sinh An Toàn Cho Mẹ Và Bé?
Xem thêm: Khí hư màu xanh như nước mũi do đâu? Điều cần biết
Tin mới nhất
- Ăn vào buồn nôn – Có thể là triệu chứng bệnh nguy hiểm
- Video về nấm lim xanh thiên nhiên
- Đau dạ dày nên uống gì và top 10 cái tên được gọi
- Uống nước lá xạ đen chữa bệnh gì? Công dụng của cây, lá xạ đen
- Trị hôi nách bằng baking soda: Lợi và hại
- 3 Cách Dùng Cây Sài Đất Chữa Viêm Da Cơ Địa Đơn Giản Mà Hiệu Quả
- Peyronie (dương vật cong)
- Top 10 thuốc trị thoái hóa khớp gối thông dụng nhất hiện nay
- Cẩn thận với tác dụng phụ của thuốc giảm đau trên người cao tuổi
- Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng Đông y
Video
- Đại lý nấm lim xanh Mua nấm lim xanh ở đâu Quảng Trị và cách chế biến nấm lim xanh rừng
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Dị ứng thuốc nổi mề đay và các biện pháp xử lý
- Thị trường mua bán nấm lim xanh Bán nấm lim xanh tại Đà Nẵng đúng giá nấm lim trên thị trường
- TIN TỨC UNG THƯ Bệnh gan to: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị