7 cách trị sổ mũi tại nhà đơn giản và hiệu quả, bạn đã thử chưa?
Có nhiều cách trị sổ mũi tại nhà tương đối hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên, nếu sau đó tình trạng bệnh vẫn có vẻ “không ổn” thì bạn nên sử dụng “quyền được trợ giúp” từ bác sĩ.
Có nhiều cách trị sổ mũi tại nhà tương đối hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên, nếu sau đó tình trạng bệnh vẫn có vẻ “không ổn” thì bạn nên sử dụng “quyền được trợ giúp” từ bác sĩ.
Sổ mũi còn được gọi là chảy nước mũi. Dịch mũi tiết ra quá mức bình thường và chảy ra cửa mũi trước, chảy qua cửa mũi sau xuống họng. Dịch này có thể trong, có thể đục, màu vàng, xanh, thậm chí có lẫn máu. Sổ mũi có thể đi kèm với nghẹt mũi hoặc không. Ai cũng có thể bị sổ mũi một hoặc “vô số” lần vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn sổ mũi là cảm lạnh và cảm cúm. Ngoài ra, sổ mũi còn do viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, viêm mũi, viêm xoang, khối u trong mũi, dị hình vách ngăn, dị vật trong mũi, dò dịch não tủy trong chấn thương đầu mặt, u hạt độc giữa mặt, ung thư sàng hàm, tiếp xúc hóa chất, khói thuốc lá, không khí hanh khô, mắc Covid-19…
Ở đây chỉ đề cập đến kiểu sổ mũi “chơi chơi” thường gặp trong đời sống hàng ngày của bất kỳ ai. Không đề cập tới sổ mũi trong các bệnh truyền nhiễm, bệnh nhiễm trùng nặng, bệnh mạn tính, bệnh khối u… mà các bệnh này đòi hỏi phải có sự can thiệp về y tế chuyên sâu. Dưới đây là 7 cách trị sổ mũi tại nhà có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng mà bạn có thể tham khảo:
1. Uống nhiều nước là cách trị sổ mũi đơn giản, hiệu quả
Việc uống nhiều nước để bù lại đầy đủ cho cơ thể khi bị sổ mũi sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng này. Nước sẽ làm loãng chất nhầy đang ứ đọng trong mũi xoang, giúp cho chúng được tống xuất ra ngoài dễ dàng hơn. Khi lượng chất nhầy dư thừa không còn tích tụ bên trong, thời gian bị sổ mũi cũng sẽ rút ngắn lại. Bạn nên ưu tiên chọn uống nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây thay vì sử dụng đồ uống có cồn hoặc cà phê.
2. Uống trà nóng
Các loại trà nóng có tác dụng trị sổ mũi tốt hơn so với những thức uống lạnh. Khi bạn đưa tách trà nóng đang “bốc khói” lên để “hít hà”, thưởng thức hương thơm của nó thì chính hơi nước trà nóng đó sẽ giúp cho niêm mạc mũi giảm nề và săn se lại, do đó, mũi sẽ được thông thoáng hơn và dễ tống xuất dịch ra ngoài hơn. Với cách trị sổ mũi này, việc hít hơi nước trà nóng là chính, còn uống hay không thì… tùy bạn.
Nếu dùng trà nóng như một cách trị sổ mũi tại nhà, hãy tìm các loại trà không chứa caffeine như trà hoa cúc, trà gừng và các loại trà thảo mộc khác. Đôi lúc, sổ mũi cũng thường đi kèm với triệu chứng đau họng. Việc uống trà nóng cũng có thể làm dịu cơn đau họng hiệu quả.
3. Xông hơi mặt
Việc hít thở hơi nước nóng đặc biệt hữu ích khi muốn điều trị chảy nước mũi. Nghiên cứu chỉ ra rằng, ở những người bị cảm lạnh thông thường, việc xông hơi giúp rút ngắn thời gian phục hồi khoảng 1 tuần so với người bệnh không xông hơi. Bạn có thể thực hiện tại nhà liệu pháp xông hơi “dân gian” theo những bước sau:
Sổ mũi còn được gọi là chảy nước mũi. Dịch mũi tiết ra quá mức bình thường và chảy ra cửa mũi trước, chảy qua cửa mũi sau xuống họng. Dịch này có thể trong, có thể đục, màu vàng, xanh, thậm chí có lẫn máu. Sổ mũi có thể đi kèm với nghẹt mũi hoặc không. Ai cũng có thể bị sổ mũi một hoặc “vô số” lần vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn sổ mũi là cảm lạnh và cảm cúm. Ngoài ra, sổ mũi còn do viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, viêm mũi, viêm xoang, khối u trong mũi, dị hình vách ngăn, dị vật trong mũi, dò dịch não tủy trong chấn thương đầu mặt, u hạt độc giữa mặt, ung thư sàng hàm, tiếp xúc hóa chất, khói thuốc lá, không khí hanh khô, mắc Covid-19…
Ở đây chỉ đề cập đến kiểu sổ mũi “chơi chơi” thường gặp trong đời sống hàng ngày của bất kỳ ai. Không đề cập tới sổ mũi trong các bệnh truyền nhiễm, bệnh nhiễm trùng nặng, bệnh mạn tính, bệnh khối u… mà các bệnh này đòi hỏi phải có sự can thiệp về y tế chuyên sâu. Dưới đây là 7 cách trị sổ mũi tại nhà có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng mà bạn có thể tham khảo:
1. Uống nhiều nước là cách trị sổ mũi đơn giản, hiệu quả
Việc uống nhiều nước để bù lại đầy đủ cho cơ thể khi bị sổ mũi sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng này. Nước sẽ làm loãng chất nhầy đang ứ đọng trong mũi xoang, giúp cho chúng được tống xuất ra ngoài dễ dàng hơn. Khi lượng chất nhầy dư thừa không còn tích tụ bên trong, thời gian bị sổ mũi cũng sẽ rút ngắn lại. Bạn nên ưu tiên chọn uống nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây thay vì sử dụng đồ uống có cồn hoặc cà phê.
2. Uống trà nóng
Các loại trà nóng có tác dụng trị sổ mũi tốt hơn so với những thức uống lạnh. Khi bạn đưa tách trà nóng đang “bốc khói” lên để “hít hà”, thưởng thức hương thơm của nó thì chính hơi nước trà nóng đó sẽ giúp cho niêm mạc mũi giảm nề và săn se lại, do đó, mũi sẽ được thông thoáng hơn và dễ tống xuất dịch ra ngoài hơn. Với cách trị sổ mũi này, việc hít hơi nước trà nóng là chính, còn uống hay không thì… tùy bạn.
Nếu dùng trà nóng như một cách trị sổ mũi tại nhà, hãy tìm các loại trà không chứa caffeine như trà hoa cúc, trà gừng và các loại trà thảo mộc khác. Đôi lúc, sổ mũi cũng thường đi kèm với triệu chứng đau họng. Việc uống trà nóng cũng có thể làm dịu cơn đau họng hiệu quả.
3. Xông hơi mặt
Việc hít thở hơi nước nóng đặc biệt hữu ích khi muốn điều trị chảy nước mũi. Nghiên cứu chỉ ra rằng, ở những người bị cảm lạnh thông thường, việc xông hơi giúp rút ngắn thời gian phục hồi khoảng 1 tuần so với người bệnh không xông hơi. Bạn có thể thực hiện tại nhà liệu pháp xông hơi “dân gian” theo những bước sau:
- Từ tử mở hé nắp nồi nước sôi để hơi nóng thoát ra ngoài.
- Dùng một tấm vải lớn trùm lên đầu và nồi nước, từ từ hít thở bằng mũi trong khoảng 10-15 phút. Lưu ý: Không nên dùng nước quá nóng, không nên cúi quá gần nồi nước để tránh bị phỏng hơi nóng. Trong lúc xông, nếu cảm thấy quá nóng và “ngộp”, bạn hãy mở khăn trùm ra trong ít phút rồi mới tiếp tục xông lại. Nếu không quen trùm theo kiểu “dân gian” thì bạn chỉ cần “xoay xở” làm sao để hít được hơi nước nóng ở nhiệt độ vừa phải là được.
- Trong quá trình xông mà mũi chảy dịch thì nên xì ra để cho mũi thông thoáng.
Bạn có thể cho thêm vài giọt tinh dầu như tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu bạc hà, gừng, sả… vào nước xông để vừa làm dịu niêm mạc, vừa khử khuẩn mà lại đem đến cảm giác thơm tho, thư giãn.
4. Tắm với nước ấm để chữa sổ mũi
Cũng giống như việc uống trà nóng hoặc xông hơi, tắm với nước ấm là để hít thở hơi nước ấm trong khi tắm, giúp thông mũi và giảm sổ mũi. Khi tắm, bạn nên để cho những tia nước ấm nóng từ vòi sen phun trực tiếp vào mặt trên vùng xoang mũi để tăng thêm tác dụng.
Việc tắm bằng nước ấm cũng giúp cho bạn thư giãn, xua tan đi những ê ẩm và mệt mỏi do cảm cúm gây ra. Nhớ lau sạch người sau khi tắm để tránh bị nhiễm lạnh.
5. Rửa mũi
Sử dụng dụng cụ rửa mũi là cách trị bệnh sổ mũi tại nhà khá phổ biến hiện nay vì nó hiệu quả và thuận tiện. Dụng cụ rửa mũi rất đa dạng, thường thấy là những bình nhỏ có vòi dẫn nước. Bạn rót dung dịch nước muối hoặc pha gói bột muối chuyên dụng vào bình. Sau đó, nghiêng đầu, đặt vòi vào một bên mũi cho nước muối chảy vào từ từ và thoát ra ngoài qua bên mũi còn lại. Thao tác này sẽ giúp bạn rửa sạch mũi xoang khá dễ dàng.
Dụng cụ rửa mũi và bột rửa chuyên dùng có bán ở hiệu thuốc Tây hoặc các cửa hàng bán dụng cụ y khoa. Khi sử dụng bình rửa mũi, bạn hãy làm theo hướng dẫn có trong hộp dụng cụ. Nếu sử dụng sai cách thì hiệu quả sẽ kém, thậm chí gây thêm tổn thương cho niêm mạc mũi và dẫn đến nhiễm trùng mũi, nhiễm trùng xoang.
6. Ăn đồ cay để trị sổ mũi
Thoạt nghe có vẻ “kỳ kỳ”, nhưng tuyệt nhiên đây không phải trò đùa kiểu “cá tháng Tư”. Bình thường, khi ăn phải đồ quá cay, nhất là đối với những người không phải tín đồ của “7 cấp độ” thì việc bị cay “xộc lên cả mũi” sẽ khiến cho nước mắt, nước mũi chảy ròng ròng, mặc dù trước đó, mọi thứ đều “khô rang”.
- Từ tử mở hé nắp nồi nước sôi để hơi nóng thoát ra ngoài.
- Dùng một tấm vải lớn trùm lên đầu và nồi nước, từ từ hít thở bằng mũi trong khoảng 10-15 phút. Lưu ý: Không nên dùng nước quá nóng, không nên cúi quá gần nồi nước để tránh bị phỏng hơi nóng. Trong lúc xông, nếu cảm thấy quá nóng và “ngộp”, bạn hãy mở khăn trùm ra trong ít phút rồi mới tiếp tục xông lại. Nếu không quen trùm theo kiểu “dân gian” thì bạn chỉ cần “xoay xở” làm sao để hít được hơi nước nóng ở nhiệt độ vừa phải là được.
- Trong quá trình xông mà mũi chảy dịch thì nên xì ra để cho mũi thông thoáng.
Bạn có thể cho thêm vài giọt tinh dầu như tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu bạc hà, gừng, sả… vào nước xông để vừa làm dịu niêm mạc, vừa khử khuẩn mà lại đem đến cảm giác thơm tho, thư giãn.
4. Tắm với nước ấm để chữa sổ mũi
Cũng giống như việc uống trà nóng hoặc xông hơi, tắm với nước ấm là để hít thở hơi nước ấm trong khi tắm, giúp thông mũi và giảm sổ mũi. Khi tắm, bạn nên để cho những tia nước ấm nóng từ vòi sen phun trực tiếp vào mặt trên vùng xoang mũi để tăng thêm tác dụng.
Việc tắm bằng nước ấm cũng giúp cho bạn thư giãn, xua tan đi những ê ẩm và mệt mỏi do cảm cúm gây ra. Nhớ lau sạch người sau khi tắm để tránh bị nhiễm lạnh.
5. Rửa mũi
Sử dụng dụng cụ rửa mũi là cách trị bệnh sổ mũi tại nhà khá phổ biến hiện nay vì nó hiệu quả và thuận tiện. Dụng cụ rửa mũi rất đa dạng, thường thấy là những bình nhỏ có vòi dẫn nước. Bạn rót dung dịch nước muối hoặc pha gói bột muối chuyên dụng vào bình. Sau đó, nghiêng đầu, đặt vòi vào một bên mũi cho nước muối chảy vào từ từ và thoát ra ngoài qua bên mũi còn lại. Thao tác này sẽ giúp bạn rửa sạch mũi xoang khá dễ dàng.
Dụng cụ rửa mũi và bột rửa chuyên dùng có bán ở hiệu thuốc Tây hoặc các cửa hàng bán dụng cụ y khoa. Khi sử dụng bình rửa mũi, bạn hãy làm theo hướng dẫn có trong hộp dụng cụ. Nếu sử dụng sai cách thì hiệu quả sẽ kém, thậm chí gây thêm tổn thương cho niêm mạc mũi và dẫn đến nhiễm trùng mũi, nhiễm trùng xoang.
6. Ăn đồ cay để trị sổ mũi
Thoạt nghe có vẻ “kỳ kỳ”, nhưng tuyệt nhiên đây không phải trò đùa kiểu “cá tháng Tư”. Bình thường, khi ăn phải đồ quá cay, nhất là đối với những người không phải tín đồ của “7 cấp độ” thì việc bị cay “xộc lên cả mũi” sẽ khiến cho nước mắt, nước mũi chảy ròng ròng, mặc dù trước đó, mọi thứ đều “khô rang”.
Khi bị hơi cay kích thích, niêm mạc sẽ “chảy nước”, đó là phản ứng tiết dịch rất bình thường để bảo vệ trước những tác nhân lý hóa xâm nhập. Với người đang bị sổ mũi, việc ăn cay dường như có tác dụng theo kiểu “giương đông, kích tây”. Khi miệng lưỡi bị cay thì cảm giác ở đó sẽ chiếm ưu thế và những kích thích ở nơi khác sẽ bị lu mờ, bao gồm cả kích thích gây sung huyết và tiết dịch ở mũi, vì thế nó làm giảm nghẹt mũi và sổ mũi.
Nếu bạn chưa quen ăn cay, hãy thử một chút và nếu không thích vị cay nồng của ớt, hãy thử thay bằng tiêu, wasabi, cải ngựa hoặc gừng. Những loại gia vị này không những giúp rút ngắn thời gian bị sổ mũi mà còn tạo cảm giác ấm nóng cho cơ thể, thúc đẩy sự bình phục. Lưu ý, nếu “lạm dụng” và “quá liều” cách chữa sở mũi này sẽ làm miệng lưỡi bị bỏng rát, nóng bừng mặt và ù tai. Việc dùng nước sẽ không giúp được gì nhiều, chỉ có uống sữa mới có thể “chữa cháy” trong trường hợp này.
7. Dùng capsaicin
Capsaicin là chất làm cho ớt có vị cay. Tinh chất của nó được liệt vào loại “độc dược”. Ngoài nhiều tính năng như kháng khuẩn, làm lưu thông máu, tiêu mỡ, giảm đau, kháng viêm, chống ô xy hóa capsaicin còn có tác dụng kháng ung thư. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các chuyên gia sức khỏe có thể gợi ý bạn dùng capsaicin để trị chảy nước mũi tại nhà bằng cách áp nó lên mũi. Bạn nên đến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng capsaicin sao cho đúng. Cách này chỉ nên được áp dụng sau cùng nếu những cách khác ít tác dụng.
Tóm lại, có nhiều cách trị sổ mũi tại nhà có thể mang lại hiệu quả mà bạn nên thử. Tuy nhiên, đa phần những cách chữa sổ mũi đó chỉ giúp tạm thời làm giảm triệu chứng mà không có khả năng chữa tận gốc nguyên nhân. Bạn cần được bác sĩ thăm khám nếu sổ mũi dai dẳng, dịch mũi có màu… hoặc giả như sổ mũi đã giảm nhưng các triệu chứng đi kèm khác không được cải thiện. Lưu ý, trong mùa dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, chúng ta không nên hỉ mũi bừa bãi. Nên lau dịch mũi bằng khăn dùng một lần rồi bỏ vào nơi quy định, tránh để dịch mũi dây ra tay, rửa tay sạch sẽ. Ngoài ra, bạn cần che mũi bằng khuỷu tay khi ho, hắt xì và nghiêm túc tuân thủ quy định “5K”.
Khi bị hơi cay kích thích, niêm mạc sẽ “chảy nước”, đó là phản ứng tiết dịch rất bình thường để bảo vệ trước những tác nhân lý hóa xâm nhập. Với người đang bị sổ mũi, việc ăn cay dường như có tác dụng theo kiểu “giương đông, kích tây”. Khi miệng lưỡi bị cay thì cảm giác ở đó sẽ chiếm ưu thế và những kích thích ở nơi khác sẽ bị lu mờ, bao gồm cả kích thích gây sung huyết và tiết dịch ở mũi, vì thế nó làm giảm nghẹt mũi và sổ mũi.
Nếu bạn chưa quen ăn cay, hãy thử một chút và nếu không thích vị cay nồng của ớt, hãy thử thay bằng tiêu, wasabi, cải ngựa hoặc gừng. Những loại gia vị này không những giúp rút ngắn thời gian bị sổ mũi mà còn tạo cảm giác ấm nóng cho cơ thể, thúc đẩy sự bình phục. Lưu ý, nếu “lạm dụng” và “quá liều” cách chữa sở mũi này sẽ làm miệng lưỡi bị bỏng rát, nóng bừng mặt và ù tai. Việc dùng nước sẽ không giúp được gì nhiều, chỉ có uống sữa mới có thể “chữa cháy” trong trường hợp này.
7. Dùng capsaicin
Capsaicin là chất làm cho ớt có vị cay. Tinh chất của nó được liệt vào loại “độc dược”. Ngoài nhiều tính năng như kháng khuẩn, làm lưu thông máu, tiêu mỡ, giảm đau, kháng viêm, chống ô xy hóa capsaicin còn có tác dụng kháng ung thư. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các chuyên gia sức khỏe có thể gợi ý bạn dùng capsaicin để trị chảy nước mũi tại nhà bằng cách áp nó lên mũi. Bạn nên đến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng capsaicin sao cho đúng. Cách này chỉ nên được áp dụng sau cùng nếu những cách khác ít tác dụng.
Tóm lại, có nhiều cách trị sổ mũi tại nhà có thể mang lại hiệu quả mà bạn nên thử. Tuy nhiên, đa phần những cách chữa sổ mũi đó chỉ giúp tạm thời làm giảm triệu chứng mà không có khả năng chữa tận gốc nguyên nhân. Bạn cần được bác sĩ thăm khám nếu sổ mũi dai dẳng, dịch mũi có màu… hoặc giả như sổ mũi đã giảm nhưng các triệu chứng đi kèm khác không được cải thiện. Lưu ý, trong mùa dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, chúng ta không nên hỉ mũi bừa bãi. Nên lau dịch mũi bằng khăn dùng một lần rồi bỏ vào nơi quy định, tránh để dịch mũi dây ra tay, rửa tay sạch sẽ. Ngoài ra, bạn cần che mũi bằng khuỷu tay khi ho, hắt xì và nghiêm túc tuân thủ quy định “5K”.
Tin mới nhất
- Nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ theo từng loại
- 11 cây thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm hay lưu truyền trong dân gian
- Tác dụng của nấm lim rừng chữa ung thư tác dụng phụ của nấm lim
- Triệu chứng khó tiêu
- Mách bạn cách làm siro dưa hấu mát lạnh cho bé yêu
- Sống chung với bệnh tiểu đường tuýp 2: Chuyện đơn giản!
- Tác hại của nấm lim giả hướng dẫn chọn mua nấm lim xanh rừng thật
- Các thuốc trị tiểu đường của Mỹ tốt nhất và giá bán
- Bị viêm thanh quản kiêng ăn gì và nên ăn gì tốt?
- Vô sinh nam – Nguyên nhân & phương pháp chẩn đoán, điều trị