U xơ tử cung (nhân xơ tử cung): Mọi điều cần biết
U xơ tử cung là bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tùy theo kích thước khối u cũng như vị trí mà bệnh có những dấu hiệu khác nhau. Nếu u xơ nhỏ, không làm kinh nguyệt bị rối loạn cũng như không cản trở khả năng thụ thai thì bạn chỉ cần theo dõi và không cần điều trị.
U xơ tử cung là bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tùy theo kích thước khối u cũng như vị trí mà bệnh có những dấu hiệu khác nhau. Nếu u xơ nhỏ, không làm kinh nguyệt bị rối loạn cũng như không cản trở khả năng thụ thai thì bạn chỉ cần theo dõi và không cần điều trị.
Ngược lại, nếu u xơ lớn, gây ra tình trạng rong kinh, đau bụng kinh hoặc vô sinh, sẩy thai thì bạn cần điều trị ngay.
Ngược lại, nếu u xơ lớn, gây ra tình trạng rong kinh, đau bụng kinh hoặc vô sinh, sẩy thai thì bạn cần điều trị ngay.
28
7
Tìm hiểu chung
Bệnh u xơ tử cung là gì?
U xơ tử cung còn gọi dưới các tên khác như nhân xơ tử cung, bướu sợi tử cung, u cơ trơn tử cung. U xơ tử cung là khối u lành tính phổ biến, thường xảy ra ở trên hoặc trong thành cơ tử cung.
U xơ hình thành khi một tế bào cơ trơn phân chia nhiều lần và phát triển thành một khối vững chắc, đàn hồi, tách khỏi phần còn lại của thành tử cung. Chúng có thể phát triển thành một khối hoặc nhiều khối với các kích cỡ dao động từ 1mm đến 20mm. Có bốn loại u xơ như sau:
- U xơ dưới thanh mạc: U từ lớp ngoài cùng tử cung và phát triển hướng ra ngoài tử cung.
- U xơ dưới niêm mạc: Loại u này phát triển trong nội mạc tử cung và có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, nên có thể dẫn đến vô sinh và sẩy thai.
- U xơ trong cơ: Đây là loại thường gặp nhất, phát triển từ trong thành tử cung, khiến tử cung to lên.
- U xơ tử cung có cuống: U xơ này tách ra khỏi tử cung nhưng vẫn còn dính bởi một cuống nhỏ.
Nếu có khối u nhỏ, bạn sẽ không thấy triệu chứng gì. Tuy nhiên, đối với khối u lớn, bạn sẽ mất máu và chảy máu nhiều hơn trong kỳ kinh nguyệt. Khối u lớn sẽ gây áp lực lên bàng quang và làm cho bụng người bệnh to ra như đang có thai.
Bệnh u xơ tử cung là gì?
U xơ tử cung còn gọi dưới các tên khác như nhân xơ tử cung, bướu sợi tử cung, u cơ trơn tử cung. U xơ tử cung là khối u lành tính phổ biến, thường xảy ra ở trên hoặc trong thành cơ tử cung.
U xơ hình thành khi một tế bào cơ trơn phân chia nhiều lần và phát triển thành một khối vững chắc, đàn hồi, tách khỏi phần còn lại của thành tử cung. Chúng có thể phát triển thành một khối hoặc nhiều khối với các kích cỡ dao động từ 1mm đến 20mm. Có bốn loại u xơ như sau:
- U xơ dưới thanh mạc: U từ lớp ngoài cùng tử cung và phát triển hướng ra ngoài tử cung.
- U xơ dưới niêm mạc: Loại u này phát triển trong nội mạc tử cung và có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, nên có thể dẫn đến vô sinh và sẩy thai.
- U xơ trong cơ: Đây là loại thường gặp nhất, phát triển từ trong thành tử cung, khiến tử cung to lên.
- U xơ tử cung có cuống: U xơ này tách ra khỏi tử cung nhưng vẫn còn dính bởi một cuống nhỏ.
Nếu có khối u nhỏ, bạn sẽ không thấy triệu chứng gì. Tuy nhiên, đối với khối u lớn, bạn sẽ mất máu và chảy máu nhiều hơn trong kỳ kinh nguyệt. Khối u lớn sẽ gây áp lực lên bàng quang và làm cho bụng người bệnh to ra như đang có thai.
Triệu chứng u xơ tử cung
Những triệu chứng và dấu hiệu u xơ tử cung là gì?
Khoảng 30-50% trường hợp bị u xơ không có triệu chứng rõ rệt. Nếu có, các triệu chứng thường liên quan đến kích cỡ và vị trí u xơ. Các dấu hiệu u xơ tử cung phổ biến là:
- Rong kinh (kỳ kinh kéo dài) và cường kinh (ra nhiều máu)
- Đau hay cảm giác tức ở vùng chậu
- Đau khi giao hợp
- Đi tiểu thường xuyên, tiểu không hết do áp lực của u xơ tử cung lên bàng quang
- Táo bón hoặc đầy hơi
- Bụng to
- Đau lưng hoặc đau chân
- Một số trường hợp hiếm, u xơ tử cung gây đau bụng đột ngột do hoại tử mạch máu nuôi khối u.
Mặc dù bướu sợi tử cung thường không nguy hiểm, nhưng nó có thể gây ra một số biến chứng như thiếu máu, gây mệt mỏi, đôi khi thiếu máu nặng cần phải truyền máu.
Trường hợp có u xơ trong lúc mang thai có thể sẽ gây ra một số biến chứng trong quá trình mang thai. Các khối u có thể làm nhau thai bong sớm, làm cho bào thai thiếu máu nuôi, thai kém phát triển và sinh non. Các khối u sẽ làm nhau bám thấp, làm cho người mẹ khó sinh tự nhiên mà phải nhờ vào sinh mổ.
Hầu hết các trường hợp u xơ khi mang thai vẫn có quá trình phát triển thai bình thường. Tuy nhiên, các khối u sẽ lớn nhanh hơn trong lúc mang thai.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần đi khám bệnh?
Tuy là khối u lành tính, nhưng u xơ có thể khiến bạn khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày và có thể gây xuất huyết. Nên gặp bác sĩ nếu bạn:
Những triệu chứng và dấu hiệu u xơ tử cung là gì?
Khoảng 30-50% trường hợp bị u xơ không có triệu chứng rõ rệt. Nếu có, các triệu chứng thường liên quan đến kích cỡ và vị trí u xơ. Các dấu hiệu u xơ tử cung phổ biến là:
- Rong kinh (kỳ kinh kéo dài) và cường kinh (ra nhiều máu)
- Đau hay cảm giác tức ở vùng chậu
- Đau khi giao hợp
- Đi tiểu thường xuyên, tiểu không hết do áp lực của u xơ tử cung lên bàng quang
- Táo bón hoặc đầy hơi
- Bụng to
- Đau lưng hoặc đau chân
- Một số trường hợp hiếm, u xơ tử cung gây đau bụng đột ngột do hoại tử mạch máu nuôi khối u.
Mặc dù bướu sợi tử cung thường không nguy hiểm, nhưng nó có thể gây ra một số biến chứng như thiếu máu, gây mệt mỏi, đôi khi thiếu máu nặng cần phải truyền máu.
Trường hợp có u xơ trong lúc mang thai có thể sẽ gây ra một số biến chứng trong quá trình mang thai. Các khối u có thể làm nhau thai bong sớm, làm cho bào thai thiếu máu nuôi, thai kém phát triển và sinh non. Các khối u sẽ làm nhau bám thấp, làm cho người mẹ khó sinh tự nhiên mà phải nhờ vào sinh mổ.
Hầu hết các trường hợp u xơ khi mang thai vẫn có quá trình phát triển thai bình thường. Tuy nhiên, các khối u sẽ lớn nhanh hơn trong lúc mang thai.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần đi khám bệnh?
Tuy là khối u lành tính, nhưng u xơ có thể khiến bạn khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày và có thể gây xuất huyết. Nên gặp bác sĩ nếu bạn:
- Đau vùng chậu không giảm
- Rong kinh hoặc thống kinh
- Rong huyết ngoài kỳ kinh
- Đau khi quan hệ
- Tử cung và bụng lớn lên
- Tiểu không hết.
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hay biểu hiện nào nêu ở trên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người thường khác nhau, vì thế hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được gợi ý phương pháp thích hợp nhất.
- Đau vùng chậu không giảm
- Rong kinh hoặc thống kinh
- Rong huyết ngoài kỳ kinh
- Đau khi quan hệ
- Tử cung và bụng lớn lên
- Tiểu không hết.
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hay biểu hiện nào nêu ở trên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người thường khác nhau, vì thế hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được gợi ý phương pháp thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây u xơ tử cung
Nguyên nhân gây u xơ tử cung (nhân xơ tử cung) là gì?
Hiện nay các bác sĩ vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. U xơ hiếm khi xuất hiện ở phụ nữ trước tuổi sinh sản và bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai hơn. Sau khi mãn kinh, có rất ít trường hợp phụ nữ mắc bệnh này.
Tuy nhiên, những yếu tố sau có thể kết hợp với nhau để gây bệnh:
- Thay đổi di truyền: Các tế bào u xơ có sự thay đổi khác biệt về gene so với tế bào cơ tử cung bình thường.
- Estrogen và progesterone, hai hormone kích thích sự phát triển của nội mạc tử cung trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt để chuẩn bị cho sự mang thai, dường như đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của u xơ. U xơ có nhiều thụ thể estrogen và progesterone hơn các tế bào cơ tử cung bình thường và có xu hướng teo lại sau mãn kinh do sự suy giảm hormone.
- Các yếu tố tăng trưởng khác. Các yếu tố giúp duy trì lượng mô của cơ thể, chẳng hạn như yếu tố tăng trưởng giống insulin IGF, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của u xơ.
- Cấu trúc nền (Extracllular Matrix- ECM): là chất liệu giúp cho các tế bào kết dính với nhau, lượng ECM tăng trong u xơ tử cung. ECM cũng dự trữ các yếu tố tăng trưởng gây ra những thay đổi sinh học trong bản thân tế bào u xơ.
- Sự phát triển của u xơ có thể khác nhau, chúng có thể phát triển nhanh, chậm hoặc giữ nguyên kích thước. Thậm chí chúng có thể lớn nhanh đột ngột, một số lại có thể tự teo nhỏ lại. Nhiều u xơ hiện diện khi có thai, nhưng sau sinh có thể thu nhỏ hoặc biến mất.
Nguyên nhân gây u xơ tử cung (nhân xơ tử cung) là gì?
Hiện nay các bác sĩ vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. U xơ hiếm khi xuất hiện ở phụ nữ trước tuổi sinh sản và bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai hơn. Sau khi mãn kinh, có rất ít trường hợp phụ nữ mắc bệnh này.
Tuy nhiên, những yếu tố sau có thể kết hợp với nhau để gây bệnh:
- Thay đổi di truyền: Các tế bào u xơ có sự thay đổi khác biệt về gene so với tế bào cơ tử cung bình thường.
- Estrogen và progesterone, hai hormone kích thích sự phát triển của nội mạc tử cung trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt để chuẩn bị cho sự mang thai, dường như đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của u xơ. U xơ có nhiều thụ thể estrogen và progesterone hơn các tế bào cơ tử cung bình thường và có xu hướng teo lại sau mãn kinh do sự suy giảm hormone.
- Các yếu tố tăng trưởng khác. Các yếu tố giúp duy trì lượng mô của cơ thể, chẳng hạn như yếu tố tăng trưởng giống insulin IGF, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của u xơ.
- Cấu trúc nền (Extracllular Matrix- ECM): là chất liệu giúp cho các tế bào kết dính với nhau, lượng ECM tăng trong u xơ tử cung. ECM cũng dự trữ các yếu tố tăng trưởng gây ra những thay đổi sinh học trong bản thân tế bào u xơ.
- Sự phát triển của u xơ có thể khác nhau, chúng có thể phát triển nhanh, chậm hoặc giữ nguyên kích thước. Thậm chí chúng có thể lớn nhanh đột ngột, một số lại có thể tự teo nhỏ lại. Nhiều u xơ hiện diện khi có thai, nhưng sau sinh có thể thu nhỏ hoặc biến mất.
Nguy cơ mắc bệnh
Những ai thường mắc bệnh này?
Theo NIH, có đến 80% phụ nữ khi đến tuổi 50 mắc phải u xơ tử cung. U xơ phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi từ 40 đến 50. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Bạn đang ở độ tuổi sinh sản
- Mức estrogen của bạn bất thường do một số bệnh lý
- Tiền sử gia đình có người (mẹ hoặc chị) mắc u xơ tử cung
- Phụ nữ da đen có nhiều khả năng bị u xơ tử cung, bệnh xuất hiện lúc trẻ hơn, có nhiều u xơ hoặc u lớn hơn
- Một số yếu tố khác như: Có kinh sớm, thiếu hụt vitamin D, chế độ ăn giàu thịt đỏ và ít rau xanh, trái cây và sữa, uống rượu, bia… có vẻ làm tăng nguy cơ bị u xơ.
Những ai thường mắc bệnh này?
Theo NIH, có đến 80% phụ nữ khi đến tuổi 50 mắc phải u xơ tử cung. U xơ phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi từ 40 đến 50. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Bạn đang ở độ tuổi sinh sản
- Mức estrogen của bạn bất thường do một số bệnh lý
- Tiền sử gia đình có người (mẹ hoặc chị) mắc u xơ tử cung
- Phụ nữ da đen có nhiều khả năng bị u xơ tử cung, bệnh xuất hiện lúc trẻ hơn, có nhiều u xơ hoặc u lớn hơn
- Một số yếu tố khác như: Có kinh sớm, thiếu hụt vitamin D, chế độ ăn giàu thịt đỏ và ít rau xanh, trái cây và sữa, uống rượu, bia… có vẻ làm tăng nguy cơ bị u xơ.
Cách điều trị u xơ tử cung
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Các kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh u xơ tử cung là gì?
Bác sĩ sẽ khám vùng chậu của bạn. Nếu có dấu hiệu u xơ, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm các xét nghiệm sau:
- Siêu âm: Nếu cần chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm. Phương pháp này sử dụng sóng âm để ghi hình tử cung nhằm xác định chẩn đoán và định vị cũng như đo kích thước u xơ. Bác sĩ sẽ di chuyển đầu dò siêu âm trên bụng (ngả bụng) hoặc đặt nó vào trong âm đạo (ngả âm đạo) để tiến hành lấy hình ảnh tử cung.
- Xét nghiệm máu: Nếu bạn bị xuất huyết âm đạo bất thường, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm. Chúng bao gồm công thức máu (CBC) để xem bạn thiếu máu do mất máu mãn tính hay không và các xét nghiệm máu khác để loại trừ rối loạn đông máu hoặc bệnh lý tuyến giáp.
Nếu siêu âm không thể cho biết nguyên nhân chính xác, bạn sẽ phải thực hiện các cách chẩn đoán hình ảnh khác như:
- Siêu âm tử cung, còn được gọi là siêu âm bơm nước muối, sử dụng nước muối vô trùng để làm rộng buồng tử cung ra, giúp việc quan sát các u xơ dưới niêm mạc và niêm mạc tử cung dễ dàng hơn. Xét nghiệm này có thể hữu ích trong trường hợp bạn bị ra máu nặng khi hành kinh, hoặc ở những phụ nữ chậm có thai.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): phương pháp này có thể cho thấy kích thước, vị trí của u xơ, nhận ra các loại u khác nhau và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
- Soi buồng tử cung: Bác sĩ sẽ đưa một ống soi nhỏ có gắn đèn đi qua cổ tử cung để vào tử cung. Sau đó bác sĩ sẽ tiêm nước muối sinh lý vào để làm rộng lòng tử cung, cho phép quan sát thành tử cung và lỗ mở của vòi trứng.
- Chụp tử cung vòi trứng: sử dụng chất cản quang để quan sát rõ buồng tử cung và vòi trứng trên phim X-quang. Bác sĩ thường chỉ định thủ thuật này khi bạn bị vô sinh. Ngoài việc có thể phát hiện một vài u xơ dưới niêm mạc, nó còn giúp bác sĩ xem vòi trứng có bị tắc hay không.
Các phương pháp để điều trị u xơ tử cung là gì?
Không có phương pháp điều trị u xơ nào tuyệt đối hoàn hảo. Có nhiều lựa chọn cho bạn.
Phần lớn u xơ không cần điều trị, chỉ cần đi khám định kỳ để đảm bảo u xơ không phát triển quá lớn hoặc gây ra các vấn đề khác.
- Các loại thuốc có thể dùng là các thuốc kháng nội tiết tố. Các thuốc nội tiết là các thuốc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giúp giảm lượng máu kinh và giảm đau vùng chậu. Các thuốc này không thể điều trị khỏi u xơ, nhưng có thể làm u xơ teo nhỏ lại. Thuốc nội tiết sử dụng đường uống, ngoài ra thuốc nội tiết còn có thể sử dụng bằng cách đặt dụng cụ vào buồng tử cung gây phóng thích progestin. Ngoài thuốc kháng nội tiết, bác sĩ còn có thể sử dụng thuốc cầm máu, thuốc giảm đau, các thuốc bổ sung vitamin và sắt…
- Bác sĩ có thể lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoặc bóc u xơ nếu bệnh nhân vẫn muốn có con. Phẫu thuật có thể thực hiện qua mổ bụng mổ hoặc qua phẫu thuật nội soi.
- Sau khi bóc u xơ, u có thể tái phát trở lại.
Trường hợp nếu khối u quá lớn hoặc có nhiều khối u, bác sĩ có thể phẫu thuật cắt bỏ tử cung, tránh được u tái phát, nhưng cũng đồng nghĩa là bạn vĩnh viễn không thể mang thai.
- Một phương pháp điều trị mới và hoàn toàn không xâm lấn là MRgFUS (cắt u xơ tử cung bằng sóng siêu âm) qua hướng dẫn định vị của MRI. Phương pháp điều trị này sử dụng sóng siêu âm để tiêu diệt các u xơ mà không gây ra tổn thương cho các mô khác.
- Tương tự như vậy, các bác sĩ có thể sử dụng nhiệt điện, laser hoặc phẫu đông lạnh để phá hủy nhân xơ.
- Một phương pháp mới khác là làm thuyên tắc động mạch tử cung để cắt đứt nguồn máu nuôi u xơ.
Các kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh u xơ tử cung là gì?
Bác sĩ sẽ khám vùng chậu của bạn. Nếu có dấu hiệu u xơ, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm các xét nghiệm sau:
- Siêu âm: Nếu cần chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm. Phương pháp này sử dụng sóng âm để ghi hình tử cung nhằm xác định chẩn đoán và định vị cũng như đo kích thước u xơ. Bác sĩ sẽ di chuyển đầu dò siêu âm trên bụng (ngả bụng) hoặc đặt nó vào trong âm đạo (ngả âm đạo) để tiến hành lấy hình ảnh tử cung.
- Xét nghiệm máu: Nếu bạn bị xuất huyết âm đạo bất thường, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm. Chúng bao gồm công thức máu (CBC) để xem bạn thiếu máu do mất máu mãn tính hay không và các xét nghiệm máu khác để loại trừ rối loạn đông máu hoặc bệnh lý tuyến giáp.
Nếu siêu âm không thể cho biết nguyên nhân chính xác, bạn sẽ phải thực hiện các cách chẩn đoán hình ảnh khác như:
- Siêu âm tử cung, còn được gọi là siêu âm bơm nước muối, sử dụng nước muối vô trùng để làm rộng buồng tử cung ra, giúp việc quan sát các u xơ dưới niêm mạc và niêm mạc tử cung dễ dàng hơn. Xét nghiệm này có thể hữu ích trong trường hợp bạn bị ra máu nặng khi hành kinh, hoặc ở những phụ nữ chậm có thai.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): phương pháp này có thể cho thấy kích thước, vị trí của u xơ, nhận ra các loại u khác nhau và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
- Soi buồng tử cung: Bác sĩ sẽ đưa một ống soi nhỏ có gắn đèn đi qua cổ tử cung để vào tử cung. Sau đó bác sĩ sẽ tiêm nước muối sinh lý vào để làm rộng lòng tử cung, cho phép quan sát thành tử cung và lỗ mở của vòi trứng.
- Chụp tử cung vòi trứng: sử dụng chất cản quang để quan sát rõ buồng tử cung và vòi trứng trên phim X-quang. Bác sĩ thường chỉ định thủ thuật này khi bạn bị vô sinh. Ngoài việc có thể phát hiện một vài u xơ dưới niêm mạc, nó còn giúp bác sĩ xem vòi trứng có bị tắc hay không.
Các phương pháp để điều trị u xơ tử cung là gì?
Không có phương pháp điều trị u xơ nào tuyệt đối hoàn hảo. Có nhiều lựa chọn cho bạn.
Phần lớn u xơ không cần điều trị, chỉ cần đi khám định kỳ để đảm bảo u xơ không phát triển quá lớn hoặc gây ra các vấn đề khác.
- Các loại thuốc có thể dùng là các thuốc kháng nội tiết tố. Các thuốc nội tiết là các thuốc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giúp giảm lượng máu kinh và giảm đau vùng chậu. Các thuốc này không thể điều trị khỏi u xơ, nhưng có thể làm u xơ teo nhỏ lại. Thuốc nội tiết sử dụng đường uống, ngoài ra thuốc nội tiết còn có thể sử dụng bằng cách đặt dụng cụ vào buồng tử cung gây phóng thích progestin. Ngoài thuốc kháng nội tiết, bác sĩ còn có thể sử dụng thuốc cầm máu, thuốc giảm đau, các thuốc bổ sung vitamin và sắt…
- Bác sĩ có thể lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoặc bóc u xơ nếu bệnh nhân vẫn muốn có con. Phẫu thuật có thể thực hiện qua mổ bụng mổ hoặc qua phẫu thuật nội soi.
- Sau khi bóc u xơ, u có thể tái phát trở lại.
Trường hợp nếu khối u quá lớn hoặc có nhiều khối u, bác sĩ có thể phẫu thuật cắt bỏ tử cung, tránh được u tái phát, nhưng cũng đồng nghĩa là bạn vĩnh viễn không thể mang thai.
- Một phương pháp điều trị mới và hoàn toàn không xâm lấn là MRgFUS (cắt u xơ tử cung bằng sóng siêu âm) qua hướng dẫn định vị của MRI. Phương pháp điều trị này sử dụng sóng siêu âm để tiêu diệt các u xơ mà không gây ra tổn thương cho các mô khác.
- Tương tự như vậy, các bác sĩ có thể sử dụng nhiệt điện, laser hoặc phẫu đông lạnh để phá hủy nhân xơ.
- Một phương pháp mới khác là làm thuyên tắc động mạch tử cung để cắt đứt nguồn máu nuôi u xơ.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhân xơ tử cung?
Bạn không thể phòng ngừa việc mắc u xơ tử cung, nhưng bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Duy trì cân nặng bằng cách tập thể dục và có chế độ ăn uống khoa học, không ăn nhiều chất béo
- Kiểm tra sức khỏe hàng năm để bác sĩ có thể theo dõi diến tiến của khối u và can thiệp khi khối u quá lớn
- Uống thuốc theo toa của bác sĩ
- Báo cho bác sĩ biết về những lo ngại của bạn và mô tả các triệu chứng.
Chị em phụ nữ thường lo lắng khi được chẩn đoán bị nhân xơ tử cung. Họ thường thắc mắc rằng nhân xơ tử cung có nguy hiểm không. May mắn là rất nhiều trường hợp u xơ nhỏ, người bệnh chỉ cần theo dõi định kỳ, không cần can thiệp các phương pháp điều trị phức tạp như phẫu thuật.
Bạn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên cùng với kiểm tra sức khỏe sinh sản để phát hiện bệnh sớm và có kế hoạch theo dõi cũng như điều trị kịp thời. Với những triệu chứng bất thường mới xuất hiện như rong kinh, rong huyết, bụng to lên… bạn đừng ngần ngại đi khám bác sĩ phụ khoa.
Hy vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ bạn có thêm kiến thức để phòng ngừa cũng như tầm soát bệnh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhân xơ tử cung?
Bạn không thể phòng ngừa việc mắc u xơ tử cung, nhưng bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Duy trì cân nặng bằng cách tập thể dục và có chế độ ăn uống khoa học, không ăn nhiều chất béo
- Kiểm tra sức khỏe hàng năm để bác sĩ có thể theo dõi diến tiến của khối u và can thiệp khi khối u quá lớn
- Uống thuốc theo toa của bác sĩ
- Báo cho bác sĩ biết về những lo ngại của bạn và mô tả các triệu chứng.
Chị em phụ nữ thường lo lắng khi được chẩn đoán bị nhân xơ tử cung. Họ thường thắc mắc rằng nhân xơ tử cung có nguy hiểm không. May mắn là rất nhiều trường hợp u xơ nhỏ, người bệnh chỉ cần theo dõi định kỳ, không cần can thiệp các phương pháp điều trị phức tạp như phẫu thuật.
Bạn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên cùng với kiểm tra sức khỏe sinh sản để phát hiện bệnh sớm và có kế hoạch theo dõi cũng như điều trị kịp thời. Với những triệu chứng bất thường mới xuất hiện như rong kinh, rong huyết, bụng to lên… bạn đừng ngần ngại đi khám bác sĩ phụ khoa.
Hy vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ bạn có thêm kiến thức để phòng ngừa cũng như tầm soát bệnh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm: 25 thực phẩm tốt cho gan – Thanh lọc cơ thể cần thiết
Tin mới nhất
- Đau dạ dày là gì? Vị trí mắc và cách chữa trị HIỆU QUẢ TỐT NHẤT
- Nội tiết tố nữ là gì: Dấu hiệu rối loạn và cách khắc phục hiệu quả
- Đau khớp gối ở trẻ em cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- Lòi dom là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị
- Đau dạ dày nên uống bột nghệ hay tinh bột nghệ? Uống lúc nào tốt nhất?
- Bắc cầu động mạch vành
- Viêm buồng trứng có mang thai được không?
- 11 thực phẩm giúp no lâu dành cho những người muốn giảm cân
- Ung thư tuyến yên
- Thận ứ nước độ 2 là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị