Viêm dạ dày mạn tính là gì? Tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả

Thông thường bệnh lý viêm dạ dày được chia làm hai thể là viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính. Nếu viêm dạ dày cấp tính xuất hiện đột ngột, triệu chứng ồ ạt thì viêm dạ dày mạn tính lại kéo dài dai dẳng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người bệnh nếu như không điều trị một cách hiệu quả. Vậy viêm dạ dày mạn tính có những triệu chứng đặc trưng nào? Nguyên nhân gây bệnh và những cách điều trị hiệu quả hiện nay là gì?

  • [13+] Loại Thuốc Viêm Dạ Dày Được Bác Sĩ Kê Đơn Phổ Biến Nhất
  • Phác Đồ Điều Trị Loét Dạ Dày Tá Tràng Bộ Y Tế Chứng Nhận

Viêm dạ dày mạn tính là gì? Triệu chứng bệnh

Viêm dạ dày mạn tính hay còn gọi là viêm dạ dày mãn tính là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm loét và tổn thương kéo dài, thậm chí có thể lên tới vài năm. Bệnh lý này tiến triển khá chậm, từng bước phá hủy niêm mạc dạ dày nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Niêm mạc dạ dày là lớp lót tại dạ dày, được cấu tạo để bảo vệ các tổ chức mô cơ của dạ dày nhằm ngăn cản dịch vị tiêu hóa ảnh hưởng, ăn mòn các cơ và tế bào tại đây.

Viêm dạ dày mạn tính là gì?

Vì một số nguyên nhân, niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm loét tạo điều kiện cho dịch vị xâm nhập và làm tổn thương các tế bào và lớp cơ bên dưới. Nếu tình trạng này không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Giải Pháp Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Trẻ Em – An Toàn – Lành Tính
Chỉ sau 7 ngày sử dụng tình trạng ợ hơi, ợ chua mà bé gặp phải sẽ chấm dứt. Sau 45 ngày sử dụng sẽ hết trào ngược hoàn toàn. Bài thuốc An Toàn – Lành Tính cho bé. XEM NGAY GIẢI PHÁP
Xem ngay

Để nhanh chóng phát hiện tình trạng viêm dạ dày mạn tính, bạn cần nắm rõ các biểu hiện tiêu biểu của bệnh lý này được trình bày cụ thể dưới đây.

  • Xuất hiện các cơn đau tại vùng thượng vị, cơn đau âm ỉ, đặc biệt thường xuất hiện khi bụng đói.
  • Sau khi ăn thì có cảm giác đầy hơi, chướng bụng, căng tức, khó chịu.
  • Ợ chua, ợ nóng kèm buồn nôn.
  • Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Phân có màu sẫm, nâu hoặc đen, thậm chí có thể lẫn máu tươi.
  • Lưỡi đỏ, có rêu vàng nhớt bám dày.
  • Miệng thường trong tình trạng khô và có vị đắng.
  • Mặt mũi nhợt nhạt, khí sắc kém.
  • Chán ăn, ăn không thấy ngon miệng, hiệu quả tiêu hóa kém.
  • Cơ thể mệt mỏi và suy nhược, ngày càng xanh xao.
  • Tâm lý thay đổi thất thường, hay cáu gắt, bực bội và ngủ không ngon giấc.

Nguyên nhân gây viêm niêm mạc dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm niêm mạc dạ dày, chủ yếu là từ thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Việc nắm được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa và hỗ trợ điều trị có hiệu quả hơn.

Nhiễm vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là một loại xoắn khuẩn gram âm, rất đặc biệt khi có thể sống trong lớp nhày trên bề mặt niêm mạc dạ dày – nơi thường phải chịu tác động của dịch vị tiêu hóa có tính axit mạnh.

Loại vi khuẩn này được các nhà khoa học xác định là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng và tăng khả năng mắc ung thư dạ dày ở người bệnh. Theo đó, trong quá trình sinh sống tại niêm mạc dạ dày, vi khuẩn Hp sản sinh ra các chất độc tấn công vào phần niêm mạc dạ dày khiến bộ phận này dần bị tổn thương và viêm loét.

Viêm dạ dày mạn tính do yếu tố tự miễn

Dù chưa xác định được căn nguyên gây ra tình trạng này nhưng ở một số bệnh nhân, người ta phát hiện ra tình trạng tự miễn gây nên viêm dạ dày mạn tính. Tức là hệ thống miễn dịch nhầm lẫn và tự phá hủy lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày từ đó làm gia tăng các bệnh lý về dạ dày.

Yếu tố tự miễn cũng đã được chứng minh là nguyên nhân gây nên một số bệnh lý khác liên quan tới da liễu, xương khớp, thận hay thần kinh

Lạm dụng thuốc điều trị

Việc lạm dụng các loại thuốc chống viêm không chứa steroid trong thời gian dài sẽ làm cho lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương từ đó dẫn tới tình trạng viêm loét.

Lạm dụng thuố
c tân dược có thể gây nên các bệnh lý về dạ dày

Ngoài ra thu nạp các chất độc hại thông qua quá trình ăn uống không đảm bảo cũng là một yếu tố gây nên bệnh viêm dạ dày mãn tính.

Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh

Dạ dày là một cơ quan trọng yếu của hệ tiêu hóa. Tại đây, thức ăn được dịch vị phân hủy để chuyển xuống ruột phục vụ quá trình hấp thu dinh dưỡng qua thành ruột được dễ dàng hơn.

Do đó, những thói quen sinh hoạt hàng ngày thiếu lành mạnh sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới dạ dày từ đó làm gia tăng nguy cơ viêm loét niêm mạc. Tiêu biểu là những thói quen như:

  • Bỏ bữa, nhất là bữa sáng, ăn uống thất thường, không đúng bữa hoặc nhịn đói quá lâu.
  • Trong khi ăn thường làm việc khác như xem tivi, đọc báo…
  • Ăn quá muộn khiến dạ dày bị áp lực, phải tăng cường hoạt động.
  • Không sắp xếp công việc khoa học, bị stress, căng thẳng, lo âu kéo dài.
  • Ăn quá nhiều đồ cay, nóng hoặc đồ muối chua, thực phẩm lên men, đồ chế biến sẵn.
  • Nằm nghỉ hoặc hoạt động mạnh ngay sau khi vừa ăn no.
  • Uống nhiều bia, rượu, cà phê hoặc hút thuốc lá cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt tới dạ dày, thậm chí đe dọa nguy cơ mắc ung thư.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm niêm mạc dạ dày

Đọc qua phần nguyên nhân gây ra tình trạng viêm niêm mạc dạ dày, các bạn cũng có thể đoán biết được phần nào những đối tượng thường có nguy cơ cao mắc bệnh lý này.

  • Những người bị viêm dạ dày cấp tính không phát hiện và can thiệp kịp thời khiến bệnh ngày càng phát triển và trở thành mãn tính.
  • Công nhân làm việc ca kíp, đặc biệt là ca đêm thường có thói quen ăn uống thất thường, ăn bữa khuya, ăn uống vội vàng và làm việc nặng nhọc.
  • Nhân viên văn phòng ăn uống không đúng bữa, kết hợp ăn uống và làm việc khiến dạ dày không tập trung làm nhiệm vụ tiêu hóa.
  • Lái xe tải, xe khách đường dài thường tranh thủ ăn uống khi có thời gian nghỉ giữa đường, không cố định thời điểm ăn trong ngày, ăn uống tạm bợ.
  • Người bị nhiễm vi khuẩn Hp hoặc có người thân trong gia đình nhiễm vi khuẩn này cũng có thể bị lây nhiễm vì vi khuẩn này lây từ người sang người khi sử dụng chung đồ dùng.
  • Người nghiện rượu, bia, thuốc lá hay cà phê có nguy cơ cao mắc viêm niêm mạc dạ dày do dạ dày thường xuyên phải tiếp xúc với chất độc hại.

Viêm dạ dày mãn tính có nguy hiểm không?

Mặc dù diễn ra âm thầm, dai dẳng nhưng viêm dạ dày mạn tính rất nguy hiểm nếu không được điều trị hiệu quả. Khi mức độ bệnh lý tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể phải đối mặt với hàng loạt những hệ lụy nguy hiểm như:

Hẹp môn vị dạ dày

Viêm loét dạ dày mạn tính trong thời gian dài sẽ làm cho tổ chức tá tràng trở nên xơ hóa dẫn tới biến chứng hẹp môn vị. Biến chứng này thường xuất hiện nếu vị trí vết loét nằm ở bờ cong nhỏ gần với môn vị.

Vị trí môn vị

Môn vị là vị trí tiếp nối từ dạ dày xuống tá tràng. Khi môn vị bị thu hẹp, thức ăn bị dồn nén tại dạ dày, không thể di chuyển xuống tá tràng một cách thuận lợi sẽ dẫn tới sự ách tắc, bụng chướng khiến người bệnh thường có biểu hiện nôn mửa để giải phóng bớt lượng thức ăn ứ lại trong dạ dày.

Bên cạnh triệu chứng nôn mửa, hẹp môn vị dạ dày còn khiến người bệnh xuất hiện các biểu hiện khác như: Mất nước, táo bón, cơ thể xanh xao…

Teo niêm mạc dạ dày

Nhiệm vụ chính của lớp niêm mạc dạ dày là tiết axit để tiêu hóa thức ăn đồng thời bảo vệ dạ dày khỏi tác động ăn mòn của axit. Khi tình trạng viêm niêm mạc dạ dày phát triển trong một thời gian dài, lớp niêm mạc này sẽ mất khả năng phục hồi và bị viêm teo.

Teo niêm mạc dạ dày sẽ khiến cơ thể bị thiếu vitamin B12, thiếu máu và rối loạn tâm thần.

Xuất huyết dạ dày

Niêm mạc dạ dày bị phá hủy, các mạch máu tại đây sẽ bị phá vỡ dẫn tới tình trạng chảy máu ồ ạt. Trong trường hợp mất máu quá nhiều và nhanh mà không được cấp cứu kịp thời thì tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa.

Theo một số thống kê, nam giới có tỉ lệ xuất huyết dạ dày cao hơn nữ giới vì nhóm đối tượng này có thói quen sử dụng rượu, bia, thuốc lá nhiều hơn chị em phụ nữ.

Ngay khi thấy các triệu chứng dưới đây, hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất vì khả năng bạn đã bị xuất huyết dạ dày:

  • Đại tiện có phân màu đen sẫm hoặc dính máu tươi.
  • Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dỗi.
  • Da xanh tái, nhợt nhạt.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu.
  • Buồn nôn, thậm chí nôn ra máu.
  • Tay chân lạnh.
  • Mạch yếu, huyết áp tụt.

Thủng dạ dày

Tình trạng viêm dạ dày mạn tính sẽ làm xuất hiện các vết loét sâu trong dạ dày. Lâu dần, dưới sự tác động của lượng dịch vị có tính axit đậm đặc trong dạ dày, tổ chức niêm mạc và các cơ sẽ bị ăn mòn và có thể gây ra hiện tượng bục dạ dày.

Thủng dạ dày gây nên những cơn đau bụng dữ dội

Khi xuất hiện vết thủng dạ dày, dịch vị tại đây sẽ chảy ra ngoài, xâm nhập vào các cơ quan khác trong ổ bụng gây viêm phúc mạc làm tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời.

Một số dấu hiệu nhận biết hiện tượng thủng dạ dày là:

  • Cơn đau xuất hiện đột ngột, có cảm giác như bị vật nhọn đâm vào vùng bụng.
  • Các cơ ở thành bụng co cứng.
  • Tay chân lạnh buốt.
  • Nhịp tim đập nhanh.
  • Nôn thốc, nôn ra máu.
  • Khó đại tiểu tiện.

Ung thư dạ dày

Biến chứng nguy hiểm nhất mà viêm niêm mạc dạ dày mãn tính gây ra là hiện tượng ung thư dạ dày đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Ung thư dạ dày là 1 trong 5 bệnh lý ung thư phổ biến nhất, hàng năm cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người.

Tình trạng viêm tại niêm mạc kéo dài sẽ hình thành nên các ổ viêm nhiễm, sản sinh tế bào ung thư. Nếu phát hiện sớm và tiến hành điều trị thì người bệnh có thể đảm bảo tính mạng. Tuy nhiên khi bệnh đã ở những giai đoạn cuối thì tỉ lệ sống rất thấp.

Viêm dạ dày mạn tính có chữa được không, chữa như thế nào?

Thấy được sự nguy hiểm mà viêm niêm mạc dạ dày mãn tính gây ra ai cũng phải rùng mình. Vậy viêm dạ dày mãn tính có chữa được không? Theo các chuyên gia y tế, bệnh lý này không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu can thiệp điều trị kịp thời và hiệu quả thì sẽ ngăn chặn bệnh phát triển kéo theo các biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay, có 3 phương pháp chính điều trị hiện tượng viêm niêm mạc dạ dày đó là:

Mẹo dân gian chữa viêm niêm mạc dạ dày

Khi tình trạng viêm đã ở mức độ mãn tính thì các mẹo dân gian chỉ là giải pháp để xoa dịu các triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị chuyên khoa. Người bệnh có thể tham khảo một số mẹo dân gian dưới đây:

  • Mật ong và nghệ: Hòa lẫn 1 muỗng mật ong nguyên chất và 1 muỗng bột nghệ với chút nước ấm rồi uống mỗi ngày.
  • Mật ong và chuối xanh: Bỏ vỏ rồi thái chuối thành từng lát sau đó phơi khô, xay chuối thành bột mịn và đem bảo quản trong lọ có nắp kín. Mỗi ngày lấy 1 muỗng mật ong nguyên chất pha với 1 muỗng bột chuối xanh cùng với nước ấm để uống.
  • Nha đam: Bỏ vỏ, lọc ruột nha đam rồi xay thành nước để uống mỗi ngày.
  • Lá mơ: Sau khi rửa sạch, để ráo nước thì giã nát lá mơ rồi lọc lấy nước cốt. Mỗi ngày uống 1 lần để xoa dịu các triệu chứng của viêm dạ dày.
  • Gừng: Mỗi ngày đều đặn sáng tối, người bệnh bỏ vài lát gừng tươi vào trà xanh để uống. Một cách khác là giã gừng lấy nước cốt rồi hòa lẫn với 1 muỗng nước cốt chanh và 1 muỗng mật ong rồi thêm chút nước ấm để uống.
  • Bắp cải: Sau khi ngâm muối, rửa sạch, để ráo thì mang bắp cải chần qua với nước sôi. Tiếp đó cho bắp cải vào máy xay nhuyễn, lọc lấy nước uống.
  • Đậu rồng: Tách hạt đậu rồng, phơi khô rồi xay thành bột mịn. Mỗi lần dùng 1 muỗng bột đậu rộng pha với 1 muỗng mật ong thêm nước ấm rồi uống.
  • Bạc hà: Cho một ít bạc hà khô vào ly nước sôi, đậy kín. Sau 10 phút thì uống từ từ nước này.

Chữa viêm dạ dày mạn tính theo Đông y

Đông y sử dụng các dược liệu có nguồn gốc từ tự nhiên để lấy lại cân bằng cho cơ thể, giải quyết căn nguyên gây bệnh và phòng ngừa bệnh tái phát.

Chữa viêm dạ dày mạn tính theo Đông y

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y khá nổi tiếng trong điều trị viêm niêm mạc dạ dày mãn tính:

Bình vị Thần hiệu thang

Bệnh viện Quân dân 102 sở hữu bài thuốc Bình vị Thần hiệu thang với các thành phần chính như: Bạch linh, bạch truật, hoàng kỳ, ô dược, hoài sơn, hương phụ, hậu pháp, yên nhục… có công dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp, hành khí, giải uất, tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, ợ chua, giúp ăn uống ngon miệng, giảm tiết axit dạ dày đồng thời hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.

Nhất Nam Bình Vị Khang – Chấm dứt nỗi lo viêm dạ dày mãn tính sau 45 ngày 

Nhất Nam Bình Vị Khang kể từ khi ra mắt là thành quả của cuộc hành trình dài phục dựng lại từ bài thuốc chữa dạ dày của Vua Tự Đức. Đây cũng là một trong những bài thuốc chắt lọc tinh hoa YHCT kết hợp cùng quá trình nghiên cứu, kiểm nghiệm khoa học của YHHĐ với công thức HOÀN CHỈNH – CHUYÊN SÂU

Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang đặc trị bệnh dạ dày

Bài thuốc được phát triển dựa trên có chế điều trị 3 TÁC ĐỘNG dưới 4 chế phẩm đặc trị giúp điều trị dứt điểm bệnh dạ dày và kết hợp bồi bổ sức khỏe hệ tiêu hóa: 

  • Tác động t
    rực tiếp vào căn nguyên gây bệnh từ bên trong, loại bỏ triệt để các triệu chứng viêm đau. 
  • Nâng cao, hỗ trợ bồi bổ chức năng dạ dày 
  • Giải độc, tiêu viêm, giảm sưng đau giúp nhanh hồi phục dạ dày và ngăn nguy cơ tái phát bệnh. 
Bộ sản phẩm Nhất Nam Bình Vị Khang

Đối với mỗi người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp dựa trên kết quả thăm khám cụ thể. Người bệnh nên tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị sẽ giúp dứt nhanh triệu chứng cơn đau sau 7 ngày và khỏi bệnh hoàn toàn chỉ sau 45 ngày sử dụng thuốc.

Để chứng minh hiệu quả điều trị bệnh dạ dày, Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc đã khảo sát 1000 người bệnh sử dụng Nhất Nam Bình Vị Khang cho thấy: > 85% trường hợp người bệnh đã hết đau bao tử, viêm đau dạ dày và không tái phát bệnh.

Khách hàng đánh giá về hiệu quả điều trị bệnh dạ dày của bài thuốc

Bên cạnh công thức thuốc độc đáo, Nhất Nam Bình Vị Khang còn được tận dụng hơn 30 loại thảo dược quý hiếm đều tuyển chọn kỹ lưỡng tại vườn dược liệu của Nhất Nam Y Viện đạt chuẩn GACP-WHO. Trong đó có nhiều vị dược liệu có dược tính cao tốt cho sức khỏe dạ dày. Một số dược liệu chính được kể đến trong bài thuốc như: Lá khôi tía, Ô tặc cốt, Chỉ xác, Xuyên khung, Đẳng sâm bắc,…. 

Thành phần dược liệu trong bài thuốc

Tiếng lành đồn xa, hiệu quả của bài thuốc đặc trị bệnh đau dạ dày Nhất Nam Bình Vị Khang còn được các trang báo uy tín đặc biệt quan tâm đưa tin như báo Người đưa tin, Lao Động, Tiền Phong,…. 

Xem thêm: Nhất Nam Bình Vị Khang – Giải pháp CHẤM DỨT vĩnh viễn viêm, đau dạ dày sau 45 ngày

Video Chuyên Gia Phân Tích Nguyên Nhân Hình Thành Trào Ngược Dạ Dày

Người bệnh có nhu cầu thăm khám hoặc tìm hiểu về bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang hãy liên hệ ngay để được tư vấn liệu trình điều trị phù hợp với tình trạng gặp phải. Từ đó giúp dứt nhanh những phiền toái do đau dạ dày bao tử gây ra. Mọi thông tin liên hệ: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102.

Điều trị viêm dạ dày mạn tính bằng Tây y

Sau khi tiến hành xét nghiệm, thăm khám, nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ xác định tình trạng viêm niêm mạc dạ dày mãn tính ở mức độ nào từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp theo Tây y.

Theo đó một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm niêm mạc dạ dày là:

  • Nhóm thuốc kháng sinh: Levofloxacin, Amoxicillin, Clarithromycin, Tetracycline, Tinidazole… có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp.
  • Nhóm thuốc ngăn dịch tiết axit: Ranitidine, Esomeprazole, Omeprazole, Famotidin, Lansoprazole, Famotidin… giúp giảm thiểu lượng dịch vị tiêu hóa tiết ra tại dạ dày từ đó giảm bớt tác động của axit tới niêm mạc dạ dày.
  • Nhóm thuốc trung hòa a
    xit:
    Gastropulgite, Yumangel, Phosphalugel… có công dụng trung hòa bớt lượng dịch vị axit trong dạ dày, giảm thiểu tác động của chúng tới thành niêm mạc.
  • Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Oryzanol tablets, Sucralfate, Prostaglandin, Epidermal growth factor… sẽ tạo lớp mỏng tại vùng niêm mạc bị tổn thương để tạm thời bảo vệ khu vực này khỏi các tác động tiêu cực của dịch vị axit.

Để điều trị hiệu quả, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín, tuyệt đối không tự tìm hiểu thông tin và mua thuốc về nhà tự điều trị.

Lưu ý khi bị viêm dạ dày mạn tính

Nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh lý viêm niêm mạc dạ dày, người bệnh cũng không nên bỏ qua những lời khuyên hữu ích dưới đây:

  • Sau khi phát hiện tình trạng viêm niêm mạc tại dạ dày, cần nhanh chóng thay đổi các thói quen hàng ngày bằng cách ăn uống đúng bữa, tập trung trong bữa ăn, không vừa ăn vừa làm việc, nhai kỹ, không ăn quá khuya.
  • Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích và hạn chế uống cà phê.
  • Tăng cường ăn một số nhóm ăn tốt cho dạ dày, các thực phẩm giàu vitamin, rau xanh và củ quả.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ các hoạt động tiêu hóa của cơ thể.
  • Kết hợp tập luyện thể dục để duy trì một sức khỏe tốt.
  • Tuân thủ nghiêm túc chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc.
  • Đi khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tiến triển của bệnh.

Như vậy viêm niêm mạc dạ dày mãn tính sẽ được điều trị hiệu quả nếu người bệnh phát hiện sớm các triệu chứng và tiến hành điều trị kịp thời. Hãy thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện ngay các bất thường của cơ thể.

Xem thêm: 

  • Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Danh y mát tay chữa khỏi dứt điểm đau dạ dày chỉ sau 1-2 tháng
  • [TÂM SỰ] Có Nhất Nam Bình Vị Khang tôi đã sống lại cuộc đời mới sau 8 năm mang bệnh đau dạ dày
Nguồn: https://nhatnamyvien.com/viem-da-day-man-tinh-14634.html

Xem thêm: Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!