Bệnh mất ngủ do đâu? Các giải pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay
Mất ngủ là căn bệnh đặc biệt phổ biến, chiếm tới 15% dân số thế giới. Mất ngủ mãn tính kéo dài gây suy nhược cơ thể nghiêm trọng và có thể dẫn tới các vấn đề tim mạch, đột quỵ… Trong bài viết dưới đây, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương) sẽ tư vấn rõ hơn về căn bệnh này mức độ nguy hiểm, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất từ thảo dược.
Mất ngủ là gì? Các dạng mất ngủ, khó ngủ thường gặp
Mất ngủ (insomnia – tên tiếng anh) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là chứng bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống, công việc của rất nhiều người. Bệnh mất ngủ được hiểu là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, ngủ mê man hay gặp ác mộng hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần dài hơn 30 phút. Nhiều trường hợp thức trắng đêm không thể chợp mắt.
Theo thống kê, tỷ lệ rối loạn giấc ngủ, mất ngủ chiếm 20% dân số Việt Nam. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 30% dân số gặp các vấn đề về giấc ngủ. Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 15% bị trạng thái, buồn ngủ, ngủ gà gật trong ban ngày, 18% không thoả mãn với giấc ngủ. 30% bệnh mất ngủ có liên hệ bệnh tâm thần. Đặc biệt, mất ngủ có xu hướng trẻ hóa với 25% người bệnh mất ngủ là thanh niên.
Bệnh mất ngủ có thể phân thành 2 dạng: mất ngủ ngắn hạn và mất ngủ mãn tính (mất ngủ kinh niên).
- Mất ngủ cấp tính (ngắn hạn): Thường chỉ diễn ra trong khoảng thời gian dưới 1 tháng. Mất ngủ cấp tính thường xuất phát từ các nguyên nhân về tâm lý, áp lực cuộc sống và công việc. Một số do sinh hoạt không điều độ, thay đổi giờ giấc làm việc…
- Mất ngủ mãn tính (kinh niên): Diễn ra liên tục trên 1 tháng, khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Người bệnh thường ngủ dưới 3-4 tiếng/ ngày, mất từ 30-90 phút để có thể vào giấc. Nguyên nhân mất ngủ kéo dài có liên quan đến nhiều bệnh lý trong cơ thể.
Ngoài ra, dựa vào thời gian mất ngủ có thể phân thành các dạng mất ngủ, khó ngủ như mất ngủ, khó ngủ về đêm, mất ngủ buổi trưa. Theo độ tuổi, đối tượng sẽ có các nhóm bệnh như mất ngủ ở người già, người trẻ tuổi, mất ngủ sau sinh, trẻ em… Nghiên cứu cho thấy rằng, những người ở độ tuổi 60 trở lên thường xuyên phải đối mặt với tình trạng mất ngủ. Nguy cơ càng cao hơn khi tuổi tác tăng lên.
Theo các nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy rằng, tỉ lệ phụ nữ bị mất ngủ cao hơn nam giới. Nguyên nhân là vì nữ giới thường có tâm lý nhạy cảm hơn nam giới, dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, lo âu. Bên cạnh đó, phụ nữ phải trải qua nhiều giai đoạn thay đổi mạnh mẽ về hormone như kỳ kinh nguyệt, mang thai, sinh nở, tiền mãn kinh…
Triệu chứng mất ngủ về đêm có thể nhận biết dễ dàng
Giấc ngủ chất lượng cần thiết phải đủ thời gian từ 7-8 tiếng/ ngày đối với người trưởng thành, 6 tiếng/ ngày đối với người già, 10-20 tiếng/ ngày cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, giấc ngủ ngon cần dễ vào giấc, tỉnh giấc không quá 1 lần, tỉnh táo sau khi ngủ dậy 20 phút. Khi bị mất ngủ, người bệnh thường gặp các triệu chứng sau:
- Khó vào giấc ngủ, trằn trọc ít nhất 30 – 90 phút mới ngủ được.
- Thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm hoặc thức dậy quá sớm và không ngủ lại được.
- Sau khi thức dậy không có cảm giác đã ngủ và nghỉ ngơi.
- Uể oải, mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày.
- Cáu gắt, lo âu, trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực.
- Khó tập trung, gặp vấn đề về việc ghi nhớ.
- Đau đầu, chóng mặt, choáng váng.
- Dạ dày và ruột khó chịu.
- Cảm thấy bồn chồn, dễ nóng giận.
- Trường hợp nặng có thể nhìn thấy ảo giác.
Nguyên nhân gây mất ngủ do nhiều yếu tố khác nhau
Mất ngủ là tình trạng rất th
ường gặp nhưng ít ai biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân mất ngủ thường gặp nhất:
- Tâm lý căng thẳng: Tình trạng căng thẳng, lo âu, stress quá mức trong công việc, cuộc sống dẫn tới mất ngủ, khó ngủ. Lứa tuổi học sinh mất ngủ do áp lực học tập, thi cử cũng rất phổ biến.
- Thói quen ăn uống: Do thói quen ăn nhiều về đêm, sử dụng chất kích thích, uống nhiều cà phê, hút thuốc lá gây kích thích thần kinh gây khó ngủ.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Rối loạn giờ giấc sinh hoạt do thay đổi lịch ngủ bất thường, làm việc theo ca không cố định, chênh lệch múi giờ từ khoảng cách địa lý khi di chuyển.
- Ngủ không đúng cách: Phân chia giờ giấc sinh hoạt không khoa học, thời gian ngủ ban ngày quá nhiều
- Do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây ra tình trạng mất ngủ như thuốc chữa đau đầu chứa caffeine, thuốc chống viêm chứa corticoid, thuốc lợi tiểu…
- Tuổi tác: là nguyên nhân phổ biến hàng đầu dẫn tới tình trạng mất ngủ. Khi tuổi ngày càng cao, cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, hoạt động các cơ quan suy giảm, cơ thể mệt mỏi suy nhược khiến chất lượng giấc ngủ giảm sút, gây tình trạng mất ngủ kéo dài.
- Môi trường: Nhiều người bị mất ngủ do tác động xấu từ môi trường xung quanh như không gian ngủ chật chội, bức bí khó chịu, đông người ồn ào…
- Thay đổi hormone: Rối loạn nội tiết tố, thay đổi hormone trong kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh… cũng có thể dẫn tới mất ngủ.
- Bệnh lý: Một số bệnh lý như tim mạch, trầm cảm, tiêu hóa, xương khớp… có thể là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về chất lượng giấc ngủ
Mất ngủ khó ngủ là dấu hiệu bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mất ngủ có thể cảnh báo người bệnh với một số bệnh lý nguy hiểm như:
- Rối loạn tâm thần, trầm cảm: Bệnh lý này thường gây ra nhiều vấn đề cho hệ thần kinh, những lo âu, căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực do trầm cảm dẫn đến mất ngủ.
- Viêm xoang: Các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ.
- Đau nhức xương khớp: Bệnh nhân xương khớp dễ bị mất ngủ do tình trạng đau, nhức mỏi và chèn ép dây thần kinh.
- Bệnh tim mạch: Các bệnh tim mạch thường dẫn đến tình trạng tim đạp nhanh, lo âu, hồi hộp, tuần hoàn máu kém… kèm theo mất ngủ.
- Bệnh đường hô hấp: Các vấn đề về hệ hô hấp khó thở, ho nhiều… cũng liên quan đến chất lượng giấc ngủ.
- Đau dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa: Mất ngủ cũng cảnh báo các bệnh lý rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày, viêm đại tràng không thể chủ quan.
- Bệnh sỏi thận, đái tháo đường, u xơ tiền liệt tuyến: khiến bệnh nhân phải đi tiểu liên tục trong đêm.
- U não, ung thư: Mất ngủ kéo dài, suy nhược cơ thể, đau đầu, chóng mặt, choáng váng, khó thở… cảnh báo nguy cơ u não, ung thư. Người bệnh cần đi kiểm tra sức khỏe ngay.
Bệnh mất ngủ, nhất là mất ngủ kinh niên nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể gây ra những hệ lụy, biến chứng nguy hiểm như:
- Béo phì: Khó ngủ, mất ngủ thường xuyên ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, sản sinh các hormone kích thích đói, thèm ăn và dễ tăng cân khó kiểm soát.
- Tăng nguy cơ teo não: Mất ngủ kinh niên làm gia tăng nguy cơ teo não, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ, mất tập trung, suy giảm trí nhớ, thậm chí là mất trí nhớ.
- Bệnh tim mạch: Căng thẳng thần kinh, lo âu do mất ngủ tăng áp lực lên tim dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mạch vành, tăng huyết áp…
- Nguy cơ đột quỵ: Người mất ngủ thường xuyên, ngủ không đủ giấc có nguy cơ tai biến, đột quỵ cao hơn gấp 8 lần so với người bình thường.
- Lão hóa nhanh: Mất ngủ, ngủ không đủ giấc gây rối loạn nội tiết, hormone trong cơ thể làm quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn. Tác hại dễ nhận thấy nhất là da xấu đi, nám sạm, chảy xệ, nếp nhăn, nổi mụn.
- Rối loạn cảm xúc, tâm lý: Mất ngủ gây căng thẳng dẫn đến suy nhược thần kinh, lo âu, suy nghĩ tiêu cực, trầm cảm. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở những người trẻ tuổi.
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược: Chất lượng giấc ngủ thấp là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt cả về thể chất lẫn tinh thần. Tình trạng lờ đờ, thiếu tập trung, thiếu tỉnh táo do mất ngủ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, công việc của người bệnh.
- Tăng nguy cơ ung thư: Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra răng giấc ngủ có liên quan đến các bệnh ung thư. Giấc ngủ chất lượng, đúng thời điểm giúp cơ thể đào thải độc tố và tăng cường hoạt động bảo vệ cơ thể. Mất ngủ, thiếu ngủ
liên tục là tăng nguy cơ ung thư nhất là u não, đại tràng, ung thư vú…
Bệnh mất ngủ và cách điều trị hiệu quả hiện nay
Mất ngủ kéo dài dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe và tâm lý, do đó căn bệnh này cần được điều trị sớm. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bệnh nhân cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để loại bỏ chúng. Đồng thời, áp dụng thêm những phương pháp điều trị, hỗ trợ tìm lại giấc ngủ. Nguyên tắc điều trị này áp dụng cho cả những người trẻ và người cao tuổi, cụ thể gồm các phương pháp sau:
Chữa mất ngủ bằng thuốc Tây y thận trọng tác dụng phụ
Tây y chủ yếu điều trị vào triệu chứng của bệnh, sử dụng các loại thuốc điều trị giúp bệnh nhân dễ ngủ hơn. Một số loại thuốc thường được sử dụng như:
- Nhóm thuốc benzodiazepin: Có tác dụng gây ngủ, chữa rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, sử dụng loại thuốc này lâu dài có thể dẫn tới chứng hay quên. Ở người cao tuổi, thuốc có thể gây tác dụng phụ dẫn tới giãn cơ. Ngoài ra, loại thuốc này rất dễ gây phụ thuộc, vì thế không nên sử dụng lâu dài.
- Thuốc chống trầm cảm: Loại thuốc này có tác dụng an thần, nên cần dùng thận trọng khi lái xe hoặc phải vận hành máy móc.
- Nhóm thuốc amitriptylin: Có tác dụng an thần mạnh tuy nhiên cần sử dụng thận trọng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên uống thuốc vào thời điểm quá muộn trong ngày dễ gây mệt mỏi khi thức dậy, khiến cơ thể không tỉnh táo.
Lưu ý: Tất cả các loại thuốc trị mất ngủ Tây y đều phải dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ và tuân thủ theo đúng phác đồ. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng các loại thuốc này bởi nếu quá liều có thể gây hệ lụy nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Cách chữa mất ngủ bằng phương pháp dân gian
Trong dân gian lưu truyền khá nhiều bài thuốc chữa bệnh mất ngủ từ những nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm. Một số bài thuốc phổ biến như:
- Chữa mất ngủ bằng chuối xanh: Dùng 1 quả chuối xanh cắt bỏ đầu đuôi, rửa sạch đem đun sôi với nước. Chắt nước chuối xanh pha thêm chút bột quế uống trong ngày.
- Chữa mất ngủ bằng mật ong: Pha 1 ly sữa ấm rồi thêm vào 2 thìa cà phê mật ong uống trước khi đi ngủ 15 – 20 phút.
- Chữa mất ngủ bằng quả dâu tằm: Dâu tằm rửa sạch cho vào nồi đất cùng 2 bát nước, đun đến khi còn 1 bát thì dừng, uống khi còn nóng.
- Chữa mất ngủ bằng tâm sen: Tâm sen sao vàng rồi hãm với nước uống như trà 2-3 lần mỗi ngày có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Các bài thuốc này chủ yếu có tác dụng làm giảm triệu chứng mất ngủ nhẹ. Với những trường hợp bệnh mất ngủ nghiêm trọng, phương pháp dân gian không mang tới dược lực đủ mạnh để giúp bệnh nhân tìm lại giấc ngủ ngon. Do đó, chỉ nên coi các phương pháp này là biện pháp hỗ trợ. Người bệnh vẫn nên tìm đến các cách điều trị bệnh mất ngủ chính thống để tránh làm bệnh kéo dài, dẫn tới mất ngủ mãn tính sẽ khó điều trị hơn.
Chữa mất ngủ bằng thuốc Đông y lành tính, hiệu quả
Khác với thuốc chữa trị bệnh mất ngủ theo Tây y chủ yếu quan tâm điều trị triệu chứng, còn điều trị bệnh mất ngủ theo Đông y lại quan tâm đến căn nguyên gây ra bệnh. Trong Đông y, mất ngủ được gọi là thất miên (thất: mất, miên: ngủ) hoặc bất mị (bất: không, mị: ngủ), nguyên nhân do tâm tỳ hư, can khí uất, thận âm hư gây nên, cụ thể:
- Do căng thẳng, lo âu, suy nghĩ quá nhiều dẫn tới hại Tỳ, khi Tỳ hư dẫn tới Huyết không được dưỡng, Can khí uất gây ra tình trạng mất ngủ.
- Cơ thể mệt mỏi quá độ, suy nhược dẫn tới hao tổn thận âm, không dưỡng được Tâm gây ra Tâm hỏa, làm thần chí không yên cũng dẫn tới mất ngủ.
- Ăn uống không hợp lý gây ra đờm nhiệt ứ trệ khiến giấc ngủ không yên.
- Tâm bị kinh động, ngủ hay mơ, sợ hãi bất an cũng gây ra chứng mất ngủ.
Muốn điều trị bệnh hiệu quả cần tác động vào tận căn nguyên gây bệnh, chú trọng điều trị vào Tâm, Can, Tỳ, Thận. Sử dụng các bài thuốc Nam có tác dụng sơ can giải uất, trấn tâm, bổ tỳ, ích thận, dưỡng huyết sẽ giúp khắc phục hiệu quả bệnh mất ngủ và tránh tái phát trở lại.
Tùy vào thể bệnh nhân, độ tuổi, giới tính và nguyên nhân gây ra bệnh mà thầy thuốc sẽ gia giảm các vị thuốc trong bài thuốc chữa trị bệnh mất ngủ là khác nhau. Ví dụ, với người mất ngủ do tâm tỳ hư thì phải bổ tỳ khí, khi tỳ tốt thì sẽ sinh được nhiều huyết dưỡng tâm, tâm đủ huyết sẽ ngủ được. Với người tâm âm huyết hư thì phải bổ âm, tư âm dưỡng huyết, ích khí, liễm tâm khí dưỡng tâm, tan thần…
Điều này cho thấy, Đông y tập trung vào điều trị đúng căn nguyên gây ra bệnh mất ngủ, điều trị tận gốc bệnh mất ngủ và điều hòa ngũ tạng, nâng cao thể trạng và sức đề kháng nên mang lại hiệu quả lâu dài. Người bệnh không chỉ có được giấc ngủ ngon sau điều trị mà thể trạng cũng tốt lên, cơ thể và thần kinh hết suy nhược. Bên cạnh đó, những vị thuốc Đông y được đánh giá là lành tính và gần như không gây ra tác dụng phụ.
Định tâm An thần thang – Bài thuốc Đông y đặc trị mất ngủ hiệu quả, không tác dụng phụ
Nắm rõ nguyên lý điều trị mất ngủ của Đông y, các chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã dày công nghiên cứu đề tài “Ứng dụng dược liệu quý trong điều trị chứng mất ngủ”. Đồng thời chắt lọc tinh hoa từ nhiều bài thuốc cổ dân tộc để tìm ra những vị thuốc quý và cách kết hợp hiệu quả nhất. Kết quả đã cho ra đời bài thuốc Định tâm An thần thang, đặc trị chứng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh cho hiệu quả cao và an toàn.
Bài thuốc có thành phần là vị thuốc thảo dược được kết hợp theo công thức chuẩn nghiên cứu sâu về dược tính tạo nên bước đột phá trong điều trị chứng mất ngủ ở mọi lứa tuổi. Công thức thuốc tuân thủ nguyên tắc Đông y với 2 nhóm trừ tà và phục chính. Trong đó:
- Nhóm trừ tà: Các vị thuốc quý như Lạc tiên, Liên nhục, Dạ giao đằng, Viễn trí… có tình bình, có công dụng tốt trong việc an thần, ổn định tim mạch, huyết áp. Nhờ đó, người bệnh không bị các kích thích thần kinh dẫn tới căng thẳng, lo âu, hồi hộp quá mức, hạn chế tình trạng tim đập nhanh, huyết áp rối loạn… giúp đi vào giấc ngủ nhanh chóng hơn.
- Nhóm phục chính: Các vị thuốc quý như Hoàng kỳ, Phục thần, Bạch truật, Toan táo nhân, đại táo, long nhãn… vừa có tác dụng dưỡng tâm, lại hỗ trợ hiệu quả trong việc bồi bổ, phục hồi chức năng các tạng phế, tỳ, vị, thận. Đồng thời dưỡng huyết, giúp kinh mạch thông suốt. Nhờ đó cơ thể trở nên nhẹ nhõm, khỏe mạnh hơn giúp chống lại tác nhân kích thích gây suy nhược thần kinh, nâng cao chất lượng giấc ngủ và cải thiện hiệu quả tình trạng mất ngủ.
Tất cả các vị thuốc này được sử dụng với tỷ lệ chuẩn, gia giảm các thành phần với cơ địa từng người bệnh mang lại công dụng tối ưu nhất. Bài thuốc không mang đến tác dụng tức thì giống như các loại thuốc ngủ tân dược mà đòi hỏi liệu trình điều trị dài hơn để cơ thể có đủ thời gian phục hồi và ổn định. Nhờ đó mang đến hiệu quả bền vững và lâu dài. Khảo sát từ các bệnh nhân đã điều trị mất ngủ bằng bài thuốc Định tâm An thần thang cho thấy:
- Tình trạng mất ngủ được cải thiện sau 3 – 4 tuần dễ ngủ hơn, hạn chế tình trạng tỉnh giấc liên tục trong đêm.
- Sau 2 tháng điều trị, bệnh nhân đi vào giấc ngủ dễ dàng, chất lượng giấc ngủ được cải thiện, giảm tình trạng mộng mị, tỉnh giấc giữa đêm. Tình trạng mất ngủ cải thiện đến 80%.
- Sau 3 đến 5 tháng điều trị, bệnh nhân thuyên giảm hẳn tình trạng mất ngủ, giấc ngủ sâu và ngon giấc. Bệnh nhân khoan khoái, khỏe mạnh sau khi tỉnh dậy.
Xem thêm: Vì sao Định tâm an thần thang có thể chữa dứt mất ngủ kinh niên?
Định tâm An thần thang được bào chế từ 100% các thảo dược tự nhiên. Mỗi vị thuốc đều được chọn lọc kỹ lưỡng, thu hái trực tiếp tại các vườn chuyên canh dược liệu sạch đạt tiêu chuẩn GACP-WHO do Trung tâm Thuốc dân tộc phát triển như: Văn Đức, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương (3ha), Tân Dân, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương (2ha), Nghĩa Trai, Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (2ha), Tam Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (5ha)… Nhờ vậy, bài thuốc an toàn, không tác dụng phụ.
Khi tới điều trị bệnh mất ngủ tại Trung tâm Thuốc dân tộc, bệnh nhân sẽ được thăm khám trực tiếp bởi các bác sĩ uy tín hàng đầu, đã có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại những bệnh viện YHCT lớn trên cả nước như:
- Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, nguyên Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện YHCT TƯ.
- Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa nội bệnh viện YHCT Trung ương.
- Bác sĩ L
ê Hữu Tuấn, nguyên Phó giám đốc chuyên môn Trung tâm Kỹ thuật cao – Bệnh viện YHCT TƯ…
Hàng triệu bệnh nhân đã tìm lại được giấc ngủ ngon tự nhiên sau khi sử dụng bài thuốc chữa mất ngủ Định tâm An thần thang. Trong đó, Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung là bệnh nhân đã tìm lại được giấc ngủ ngon sau 1 tháng sử dụng bài thuốc.
Xem video: Hành trình thoát khỏi mất ngủ của NS Hương Dung
Bài thuốc được VTV2 giới thiệu trong chường trình Vì sức khỏe người Việt là liệu pháp hoàn chỉnh với bệnh mất ngủ, khó ngủ ở mọi lứa tuổi, mọi thể bệnh.
Xem video: VTV2 giới thiệu bài thuốc Định tâm An thần thang
Xem thêm: Định tâm An thần thang được chuyên gia đánh giá cao, người bệnh tin dùng
Liệu pháp hỗ trợ chữa bệnh mất ngủ không dùng thuốc
Để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp giúp thư giãn, giải tỏa tâm lý để đi vào giấc ngủ dễ dàng. Một số liệu pháp hỗ trợ ngủ ngon không dùng thuốc thường được áp dụng như:
Yoga chữa bệnh mất ngủ:
- Tư thế 1: Đưa và duỗi thẳng 2 tay về trước. Đầu cúi chạm xuống sàn, 2 cánh tay chạm sàn. Hông đẩy nhẹ về phía sau và giữ nguyên tư thế trong 3-5 phút, lặp lại 3-5 lần.
- Tư thế 2: Ngồi dạng 2 chân ở mức có thể. Hai tay khoanh lại và đưa về trước đồng thời vặn cột sống nhẹ nhàng. Đặt 1 cái gối ôm, hoặc đệm cao phía trước 2 chân, đặt tay và gục đầu lên gối thoải mái tinh thần trong 3-5 phút.
- Tư thế 3: Nằm trên sàn, thẳng lưng, đầu gối co lên ngang ngực và quay nhẹ sang phải, tay trái đưa ngang sang bên trái đặt xuống sàn.Giữ tư thế này trong 3-5 phút và sau đó đổi bên với chân trái và tay phải.
Bấm huyệt trị mất ngủ:
Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt là liệu pháp giúp thông kinh hoạt lạc, tăng cường tuần hoàn máu, thư giãn thần kinh và cơ bắp. Người bệnh có thể được kết hợp trị liệu này với việc sử dụng thuốc để đạt được hiệu quả chữa trị tốt nhất. Các huyệt tác động có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ gồm: Huyệt thần môn, huyệt dung tuyền, huyệt tam âm giao, huyệt thái dương, huyệt hợp cốc, huyệt phong trì…
Trị liệu tâm lý chữa mất ngủ:
Nếu mất ngủ do tâm lý, người bệnh có thể được áp dụng các liệu pháp tâm lý, điều chỉnh và cân bằng cảm xúc. Thư giãn tinh thần, giải tỏa các áp lực căng thẳng là cách tốt để bạn có được giấc ngủ dễ dàng hơn. Ngoài ra, một số biện pháp như ngồi thiền, tập dưỡng sinh cũng là những liệu pháp giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Thay đổi thói quen sinh hoạt:
Bên cạnh việc điều trị mất ngủ bằng các phương pháp nêu trên, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Một số lưu ý cho bệnh nhân mất ngủ như:
- Duy trì đồng hồ sinh học đều đặn, hạn chế thức khuya.
- Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn.
- Ăn uống khoa học, hợp lý, hạn chế ăn đêm.
- Không vận động quá sức trước giờ ngủ.
- Hạn chế sử dụng cà phê và các chất kích thích.
- Chú ý thư giãn, tránh căng thẳng, lo âu.
Mất ngủ nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện tình trạng bệnh?
Chế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của bạn. Với những bệnh nhân mất ngủ nên tăng cường ăn một số thực phẩm có tác dụng an thần, giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn như:
- Hạt sen, long nhãn, rong biển, lạc tiên.
- Các loại rau như rau thiên lý, bông súng, súp lơ xanh.
- Một số loại hạt như đậu nành, mè đen…
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần lưu ý hạn chế một số thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu, kích thích thần kinh dẫn tới khó ngủ như:
- Cà phê và các món ăn, đồ uống chứa caffein.
- Thuốc lá và các chất kích thích.
- Thực phẩm chiên xào, món ăn nhiều dầu mỡ.
- Đồ ăn vặt, thức ăn nhanh.
Trên đây là những thông tin kiến thức bệnh mất ngủ và những phương pháp điều trị. Để được các bác sĩ tư vấn chính xác về tình trạng mất ngủ và phác đồ điều trị thích hợp, bạn đọc và người bệnh có thể liên hệ trực tiếp đến Trung tâm Thuốc dân tộc để được tư vấn chi tiết.
Có thể bạn chưa biết:
- Cách trị mất ngủ cho người trẻ tuổi do căng thẳng, stress
- Cách bấm huyệt chữa mất ngủ đơn giản nên áp dụng
- Bà ngoại 63 tuổi thoát mất ngủ k
inh niên chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh
Xem thêm: Lý do cho công bố quốc tế
Tin mới nhất
- Nấm lim xanh wiki thành phần dược chất nguồn gốc nấm lim rừng
- Chứng nuốt đau: Nguyên nhân và cách điều trị
- Tổ hợp Carney
- Ăn gì để đẹp da? 10 thực phẩm đẹp da không thể bỏ qua
- Bị viêm da cơ địa ở mặt phải làm sao?
- Ngâm rượu nấm lim xanh thế nào? Lưu ý gì khi ngâm rượu nấm lim
- Nấm lim xanh trị ung thư gì và cách dùng nấm lim xanh rừng tự nhiên
- Sự nguy hiểm của Ung thư dạ dày di căn
- Bật mí 5 loại vitamin tốt cho da của bạn
- 15 căn bệnh bác sĩ thường chẩn đoán sai bạn nên cẩn thận