Thoái hóa khớp gối: Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách điều trị
Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối đều gặp phải triệu chứng đau nhức, sưng tấy, ửng đỏ ở khớp gối,… Với căn bệnh này, người bệnh nên tiến hành thăm khám, điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là bệnh lý khiến cho lớp đệm tự nhiên ở sụn khớp nhanh chóng bị bào mòn. Tình trạng này đã khiến cho lớp sụn ở xương khớp nhanh chóng cọ xát với nhau gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Thậm chí có trường hợp hình thành gai khớp gối, người bệnh không thể vận động, di chuyển được. Tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân và khiến người bệnh rất dễ đối diện với hàng loạt biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này gây ra.
Tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối không ngừng tăng lên mỗi năm, nhất là những người cao tuổi khiến không ít người hoang mang, lo lắng. Trong đó, phụ nữ là người dễ mắc bệnh thoái hóa khớp gối hơn nam giới. Đây là căn bệnh diễn biến âm thầm nên rất khó phát hiện. Khi lớp sụn tự nhiên ở gối bị hao mòn, người bệnh sẽ phải đối diện với hàng loạt các triệu chứng do bệnh thoái hóa khớp gối gây ra.
Nguyên nhân thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là bệnh lý do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến bệnh nhân mắc phải căn bệnh này.
- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì quá trình tái tạo sụn khớp cũng suy giảm. Khi ở độ tuổi trưởng thành, những tế bào sụn sẽ không có khả năng sản sinh và tự tái tạo nữa.
- Thừa cân, béo phì: Cân nặng tăng nhanh sẽ gây chèn ép lên các khớp khiến cho lớp sụn nhanh chóng bị bào mòn và hỏng dần theo thời gian. Tỉ lệ những người bị thoái hóa khớp gối ở tuổi 40 khi bị béo phì tăng gấp 6 lần so với người bình thường.
- Di truyền: Những gen đột biến do di truyền sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối. Sụn khớp không được nuôi dưỡng thay vì bảo vệ khớp sẽ nhanh chóng tự sản sinh ra cơ chế hủy hoại sụn khớp và khiến bệnh nhân mắc bệnh.
- Giới tính: Phụ nữ mắc bệnh thoái hóa khớp gối nhiều hơn nam giới bởi lớp dây chằng ở khớp gối yếu hơn. Bên cạnh đó, thói quen đi giày cao gót nhiều sẽ gây áp lực lên sụn khớp, thúc đẩy lớp sụn bị thoái hóa.
- Chấn thương: Những người gặp phải các chấn thương như giãn, đứt dây chằng, gãy xương bánh chè, đau nhức xương đùi, các cơ lỏng lẻo,… sẽ đứng trước nguy cơ bị thoái hóa khớp gối.
- Vận động quá sức: Người thường xuyên chơi đá bóng, chạy đường dài, tennis,… ở cường độ cao sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa khớp gối hoặc thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.
- Sử dụng thuốc corticoid: Lạm dụng thuốc corticoid hoặc sử dụng thuốc không đúng cách sẽ rất dễ làm tăng mức độ thoái hóa khớp gối.
- Chế độ ăn uống: Việc ăn uống thiếu khoa học sẽ khiến cho túi hoạt dịch nhanh chóng tiết ra chất nhờn. Điều này sẽ khiến cho lớp sụn khớp bị hủy hoại gây ra bệnh thoái hóa khớp gối.
- Mắc bệnh lý khác: Thoái hóa khớp gối còn do người bệnh mắc một số bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, gout, hội chứng rối loạn chuyển hóa,…
Triệu chứng thoái hóa khớp gối
Những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp sẽ gặp phải các triệu chứng điển hình như sau:
- Đau nhức xương khớp
- Sưng tấy khớp gối
- Cảm giác nóng trong khớp, sưng đỏ ở khớp
- Cơn đau xuất hiện liên tục và nhanh chóng tăng lên khi người bệnh di chuyển. Đồng thời, tình trạng đau đớn khớp gối sẽ giảm khi bệnh nhân nghỉ ngơi.
- Cứng khớp gối, không thể cử động gối, nhất là vào buổi sáng và khi ngồi lâu
- Xuất hiện tiếng kêu rắc rắc, lộp cộp khi người bệnh chuyển động đầu gối
- Hạn chế khả năng vận động của đầu gối. Bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi đi bộ, leo lên cầu thang hoặc vào xe hơi.
4 giai đoạn phát triển của bệnh thoái hóa khớp gối
Những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối thường trải qua 4 giai đoạn phát triển bệnh. Mỗi giai đoạn sẽ tương ứng với các triệu chứng điển hình do bệnh gây ra. Bên cạnh đó, hình ảnh chụp X-quang cũng sẽ có những tiến triển rõ rệt theo từng mức độ mắc bệnh. Dưới đây là những giai đoạn của bệnh thoái hóa khớp gối, bệnh nhân cần phải biết để kiểm soát bệnh của mình.
# Giai đoạn 1: Khởi phát
Người bệnh đối diện với tình trạng loãng xương, ảnh hưởng đến sụn khớp. Đồng thời, bệnh nhân không có cảm giác đau hoặc khó chịu. Hình ảnh chụp X-quang bình thường và không có dấu hiệu hao mòn ở giữa các lớp sụn khớp. Bệnh nhân vẫn thực hiện các sinh hoạt hàng ngày và vận động, đi lại dễ dàng mà không bị ảnh hưởng nhiều đến lớp sụn khớp.
# Giai đoạn 2: Nhẹ
Bệnh nhân mắc phải một số triệu chứng thoái hóa khớp như cứng khớp, đau nhức xương khớp ở mức độ nhẹ. Hình ảnh chụp X-quang cho thấy lớp sụn khớp đã bắt đầu hao mòn dần, các mô cứng lại. Người bệnh bị ảnh hưởng nhẹ, các chất dịch hoạt vẫn còn, các xương không cọ xát vào nhau. Cơn đau chỉ thoáng qua, rất mơ hồ nên bệnh nhân khó có thể phát hiện.
# Giai đoạn 3: Trung bình
Mức độ tổn thương sụn khớp đã phát triển rõ hơn, các xương nhanh chóng bị thu hẹp. Trên hình ảnh chụp X-quang sẽ thấy rõ sự hao mòn của lớp sụn khớp, xương dày lên. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau đớn, nhất là khi thực hiện các sinh hoạt hàng ngày như đi bộ, quỳ, uốn cong, chạy nhảy,… Đồng thời, mô khớp bị viêm, tiết ra chất lỏng hoạt dịch gây sưng khớp, cứng khớp vào buổi sáng.
# Giai đoạn 4: Nặng
Triệu chứng bệnh đã xuất hiện rõ ràng, bệnh nhân thường xuyên bị đau nhức, sưng tấy khớp gây khó khăn cho việc vận động, di chuyển. Hình ảnh chụp X-quang cho thấy lớp sụn khớp đã hao mòn nhiều hoặc còn rất ít. Lớp nhầy quanh khớp cùng giảm dần, khớp bị khô, thậm chí có dấu hiệu biến dạng. Bệnh nhân cảm giác có tiếng kêu lắc rắc xuất hiện trong khớp. Gối bị sưng đau do bị tràn dịch.
Cách điều trị thoái hóa khớp gối
Với căn bệnh thoái hóa khớp gối, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm. Để dễ dàng phát hiện bệnh, bệnh nhân sẽ tiến hành thực hiện một số chỉ định của bác sĩ chuyên khoa như chụp X-quang, siêu âm khớp, chụp cộng hưởng từ RMI, nội soi khớp, xét nghiệm máu,… Tùy thuộc vào từng mức độ mắc bệnh, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp chữa trị bệnh phù hợp nhất. Dưới đây là những cách điều trị thoái hóa khớp gối, người bệnh có thể tham khảo.
1. Y học hiện đại
Khi áp dụng các phương pháp chữa trị bệnh thoái hóa khớp gối theo y học hiện đại, người bệnh cần phải tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mắc bệnh, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị bệnh khác nhau cho bệnh nhân.
# Điều trị ở giai đoạn 1
Ở mức độ nhẹ, người bệnh thoái hóa khớp gối có thể sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm như acetaminophens, naproxen natri (Aleve), Ibuprofen (Advil, Motrin),… để kiểm soát các triệu chứng sưng tấy, đau nhức, khó chịu do bệnh gây ra. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể dùng các chất bổ sung cho cơ thể như glucosamine, chondroitin,… Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể sử dụng thuốc không kê đơn (OTC) để hỗ trợ điều trị bệnh. Với những loại thuốc này, người bệnh không được uống quá 10 ngày, tránh bị tác dụng phụ của thuốc gây ra, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
# Điều trị ở giai đoạn 2
Ở giai đoạn 2, người bệnh thoái hóa khớp gối vẫn sử dụng các loại thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải áp dụng một số bài tập vật lý trị liệu để giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ giúp xương khớp linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng thêm các phương pháp nẹp phần đầu gối để giảm áp lực lên bề mặt khớp. Các loại thuốc thường được sử dụng như sau:
- Thuốc giảm đau: Paracitamol
- Thuốc kháng viêm: Ibuprofen
- Thuốc giãn cơ: Myonal
- Thuốc chống thoái hóa khớp: Glucosamine
- Các loại vitamin B
# Điều trị ở giai đoạn 3
Ở giai đoạn 3, người bệnh vẫn sử dụng thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp. Một số loại thuốc được áp dụng điều trị bệnh trong thời gian này là thuốc giảm đau OTC như acetaminophen, oxycodone, codein,… Ngoài ra, bệnh nhân còn tiêm corticosteroid hoặc axit hyaluronic để kiểm soát bệnh tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh thoái hóa khớp gối của bệnh nhân. Đồng thời, người bệnh cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, không được vận động nặng để bệnh nhanh chóng khỏi.
# Điều trị ở giai đoạn 4
Khi bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối ở mức độ nặng, người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật. Đây là giải pháp cuối cùng giúp người bệnh có thể vận động và di chuyển được. Không phải trường hợp nào bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối cũng tiến hành phẫu thuật, điều trị bệnh. Chỉ những trường hợp cần thiết, người bệnh điều trị bằng thuốc không thành công hoặc gặp nhiều biến chứng mới phẫu thuật để thay thế hoặc sửa lại khớp gối.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh áp dụng một trong những phương pháp phẫu thuật chữa thoái hóa khớp gối như nội soi khớp, thay thế khớp mới, cắt bỏ xương, tế bào gốc,… Cụ thể các phương pháp như sau:
- Nội soi khớp: Giúp loại bỏ sụn khớp bị viêm hoặc làm sạch bề mặt của xương và sửa chữa những phần mô đã bị tổn thương của khớp. Đây là phương pháp áp dụng cho những bệnh nhân trẻ tuổi bị thoái hóa khớp gối.
- Cắt bỏ xương: Áp dụng cho trường hợp người bệnh chỉ bị tổn thương ở vùng đầu gối. Phương pháp này sẽ giúp tạo liên kết đầu gối, kiểm soát vùng xương đã bị viêm, thoái hóa, gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh.
- Phẫu thuật thay thế khớp: Trường hợp cần thiết, bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật để có thể thay thế các khớp. Bộ phận khớp được thay thế được làm bằng kim loại hoặc nhựa. Chỉ những người bệnh trên 50 tuổi và mắc bệnh thoái hóa khớp gối ở mức độ nặng mới được thực hiện phương pháp chữa trị này.
- Tế bào gốc: Áp dụng cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối trên 35 tuổi. Phương pháp này sử dụng tế bào gốc để thay thế cho lớp sụn khớp đã mất. Tuy nhiên, mức chi phí thực hiện cao và người bệnh có thể đối diện với một số tác dụng phụ như tế bào sản sinh sai vị trí, nguy cơ hình thành khối u, phản ứng bất lợi chỗ viêm,…
2. Y học cổ truyền
Áp dụng những bài thuốc chữa trị bệnh theo Y học cổ truyền cũng giúp người bệnh có thể kiểm soát được bệnh thoái hóa khớp gối. Thông thường, phương pháp này chỉ nên thực hiện ở những bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ, các triệu chứng bệnh ít gây ảnh hưởng đến việc di chuyển, vận động của bệnh nhân. Bên cạnh đó, không phải người bệnh nào cũng thích hợp với cách chữa trị này. Do đó, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi chữa trị bệnh bằng Y học cổ truyền. Dưới đây là một số phương pháp cụ thể, bệnh nhân có thể tìm hiểu.
# Áp dụng bài thuốc Đông y
Theo Y học cổ truyền, thoái hóa khớp gối hình thành là do yếu tố ngoại nhân (phong, hàn xâm nhập) và yếu tố nội nhân (can thận, khí huyết hư tổn). Để điều trị căn bệnh này, Đông y chú trọng đẩy lùi căn nguyên gây bệnh, giúp khí huyết lưu thông, phục hồi tạng phủ, tăng cường sức khỏe,… Những bài thuốc Đông y giúp tiêu viêm, giảm đau, giúp người bệnh đi lại dễ dàng hơn. Tuy nhiên, phương pháp chữa trị này có tác dụng chậm, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì thực hiện trong khoảng thời gian dài mới có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp gối gây ra.
# Sử dụng bài thuốc Nam
Một số bài thuốc Nam với các nguyên liệu tự nhiên như lá lốt, bột quế, lá đinh lăng, mật ong,… có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp gối. Đây là những bài thuốc điều trị bệnh tại nhà giúp giảm đau, tiêu sưng, hỗ trợ cải thiện bệnh thoái hóa khớp gối. Thuốc Nam khá an toàn, lành tính, mức chi phí điều trị rất thấp. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khó trước khi thực hiện, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
Các bài thuốc Nam thường được sử dụng như sau:
- Thuốc uống: Lá đinh lăng, lá lốt, bột quế,…
- Thuốc đắp, chườm: Ngải cứu, xương rồng, gạo, giấm,…
- Thuốc xoa: Rượu gừng, rượu tỏi, rượu bìm bịp,…
# Vật lý trị liệu
Người bệnh thoái hóa khớp gối có thể áp dụng một số phương pháp vật lý trị liệu chữa trị bệnh như sóng cao tần, tia hồng ngoại, tia laze, chườm nóng, nhiệt điện,… Đây là cách tác động vào cơ khớp giúp giảm đau, giảm phù nề, sưng tấy khớp,… Với cách chữa trị này, bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn ở các khớp. Người bệnh nên kết hợp giữa uống thuốc, vật lý trị liệu và bài tập yoga chữa thoái hóa khớp gối để bệnh nhanh chóng khỏi.
# Kết hợp đồng thời 2 phương pháp SỬ DỤNG THUỐC + TẬP LUYỆN
Hiệu quả rõ rệt hơn việc đơn thuần chỉ dùng 1 bài thuốc đồng thời ít rủi ro hơn biện pháp phẫu thuật, việc kết hợp điều trị thoái hóa khớp gối bằng bài thuốc nam đặc trị đồng thời tập luyện vật lý trị liệu sẽ cho ra kết quả hoàn hảo hơn.
Theo giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường – Lương y Đỗ Minh Tuấn cho biết: “Bệnh lý thoái hóa khớp gối trong Đông y gọi là hạc tất phong. Chứng này do can kinh bị phong thấp nhiệt làm sưng to đầu gối. Y học cổ truyền gọi bệnh hạc tất phong tức phong gối hạc, gối giống như gối con hạc: to ở trên, nhỏ ở dưới. Phép chữa là tả can hỏa lợi tiểu trừ thấp nhiệt”.
Nằm trong Top các nhà thuốc Đông y gia truyền được đông đảo người dùng tin tưởng, bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Nhà thuốc Đỗ Minh Đường được đưa vào ứng dụng hơn 150 năm qua. Trải qua 5 đời cha truyền con nối, lương y Đỗ Minh Tuấn hiện đang là người kế thừa và phát huy truyền thống gia đình, trực tiếp đào sâu nghiên cứu, cải thiện, tối ưu bài thuốc phù hợp hơn với cơ địa người Việt thời nay.
Bài thuốc nam Đỗ Minh Đường đặc trị thoái hóa khớp gối
Bài thuốc được tạo nên bởi 4 bài thuốc nhỏ cùng công dụng vượt trội, gia giảm theo tỷ lệ vàng, hoạt động theo cơ chế khu phong, tán hàn, hoạt huyết, hành khí tập trung giải quyết tận gốc căn nguyên gây bệnh, phục hồi tổn thương cơ xương và ngăn chặn tái phát bệnh trở lại.
Bài thuốc đặc trị chính là yếu tố quan trọng nhất để chữa khỏi tận gốc bệnh thoái hóa khớp gối, bao gồm 4 bài thuốc nhỏ:
- Thuốc đặc trị bệnh cơ xương khớp
- Thuốc hoạt huyết bổ thận
- Thuốc bổ gan thải độc
- Thuốc kiện tỳ ích tràng
Sự kết hợp hài hòa của hơn 30 loại thảo dược quý như gối hạc, tơ hồng xanh, dây đau xương…giúp tái tạo sụn khớp và sụn dưới xương, đồng thời hồi phục chức năng gan thận, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
Năm 2019, dựa trên kết quả khảo sát của 200 người bệnh đã từng điều trị thoái hóa khớp tại Đỗ Minh Đường cho thấy:
- 78,5% bệnh nhân hồi phục tới hơn gần 90% khả năng vận động sau 90 ngày dùng thuốc.
- 14% bệnh nhân cần đến 4-5 tháng mới khỏi bệnh hoàn toàn do tình trạng bệnh nặng và đã có tiền sử sử dụng nhiều thuốc Tây y mà không hiệu quả.
- 7,5% bệnh nhân không có tiến triển nhiều do sức đề kháng kém, khả năng đáp ứng với thuốc của cơ thể yếu, không kiên trì áp dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Nằm trong 14% người bệnh bị thoái hóa khớp nặng, chú Đăng – Người gần như đã chấp nhận số phận sẽ liệt vĩnh viễn, là bệnh nhân có tiến triển khả quan và bất ngờ nhất mà Đỗ Minh Đường tiếp nhận điều trị.
[Video] Hành trình kiên cường chiến đấu với bệnh tật của bệnh nhân Đăng – Phú Thọ
Không chỉ được các chuyên gia đầu ngành trong giới Y học cổ truyền công nhận về công năng mà bài thuốc đem lại. Nhà thuốc Đỗ Minh Đường còn được người tiêu dùng dành trọn tin tưởng khi cam kết 100% DƯỢC LIỆU SẠCH được khai thác tại chính 3 vườn dược liệu lớn của dòng họ Đỗ Minh. Ươm trồng bài bản, thu hái theo quy trình khép kín, bảo quản sấy khô bằng công nghệ hiện đại, vườn dược liệu Đỗ Minh Đường tự hào là đơn vị phát triển thảo dược đạt tiêu chuẩn khắt khe và được Bộ Y tế cấp phép.
Bạn đọc cần tìm hiểu sâu hơn về điều trị bệnh lý liên quan đến xương khớp, vui lòng liên hệ đến hotline: 024 6253 6649 – 0963 302 349 (Hà Nội) hoặc 0938 449 768 – 028 3899 1677 (TP. Hồ Chí Minh) để được tư vấn MIỄN PHÍ.
Phòng ngừa thoái hóa khớp gối hiệu quả
Thoái hóa khớp gối nếu không được chữa trị sẽ khiến người bệnh gặp phải các biến chứng phức tạp như teo cơ, bại liệt, biến dạng khớp,… Với căn bệnh này, việc phòng ngừa bệnh là rất cần thiết. Dưới đây là một số lưu ý giúp mọi người có thể phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả.
- Duy trì cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì
- Kiểm soát lượng đường trong máu, nhất là khi mắc bệnh tiểu đường
- Tích cực luyện tập thể dục hàng ngày với các bộ môn như đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp,… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Hạn chế vận động nặng hoặc tham gia những trò chơi dễ gây tổn thương đến xương khớp
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất thiết yếu, nhất là thực phẩm chứa các thành phần như canxi, vitamin, khoáng chất,…
- Không nên ăn thức ăn cay, nóng, chứa nhiều dầu mỡ, được chế biến sẵn,…
- Không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Với những người làm việc văn phòng, bạn không được ngồi quá lâu tại một chỗ, nên thay đổi tư thế thường xuyên tránh bị mỏi khớp.
- Thường xuyên xoa bóp khớp gối mỗi ngày, nhất là vào buổi sáng và tối để khớp có thể lưu thông máu tốt hơn
- Không nên căng thẳng, lo lắng quá mức và làm việc quá sức
- Uống đủ nước mỗi ngày và có thể bổ sung nước ép trái cây để xương khớp chắc khỏe hơn
- Tiến hành kiểm tra sức khỏe xương khớp định kỳ để dễ dàng phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh lý thoái hóa khớp gối. Đây là căn bệnh có thể gây ra những biến chứng phức tạp nên bệnh nhân cần phải thận trọng. Nếu nhận thấy bản thân có bất cứ dấu hiệu nào mắc bệnh thì nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh khiến bệnh không khỏi mà chuyển biến nặng hơn.
Xem thêm: Phụ Khang Tán: Bài thuốc thảo dược độc quyền đặc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung
Tin mới nhất
- Viêm dạ dày HP: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
- Xạ trị ung thư cổ tử cung và thông tin cần biết
- Những thực phẩm tăng cường testosterone mà nam giới cần bổ sung
- Viên vai gáy Thái Dương có tốt không? Công dụng, giá bán
- Cây mật nhân: Tác dụng chữa bệnh và cách sử dụng làm thuốc
- Cách tăng cường chức năng thận – Để luôn khỏe mạnh
- Tuổi mãn kinh bị ra máu nguyên nhân do đâu? Cách điều trị và phòng tránh
- Đau dạ dày có nên ăn chuối?
- Xạ hương
- Không nhổ răng khôn mọc lệch có sao không? Lưu ý khi chăm sóc răng
Video
- Nấm lim xanh cổ truyền Nấm lim xanh hỗ trợ trị bệnh tiểu đường cách dùng nấm lim xanh
- TIN TỨC UNG THƯ Khí hư có 1 ít sợi máu – Điều chị em cần phải biết!
- Hỏi đáp thông tin về nấm lim xanh Nấm lim xanh chữa bệnh viêm gan B thế nào cách sắc nước nấm lim
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Đau cách hồi (đau từng cơn)