Xét nghiệm đo thời gian prothrombin
Tìm hiểu chung
Xét nghiệm đo thời gian prothrombin là gì?
Khi xuất hiện vết thương, máu sẽ thoát ra khỏi lòng mạch và bị đông lại theo con đường đông máu ngoại sinh. Khi cho thừa một lượng thromboplastin và canxi vào máu được chống đông bằng citrat thì quá trình đông máu ngoại sinh được tăng cường. Xét nghiệm đo thời gian prothrombin sẽ đo thời gian từ khi bổ sung canxi và thromboplastin đến lúc máu đông lại hoàn toàn nhằm đánh giá hoạt tính của các yếu tố đông máu tạo nên prothrombin.
Prothrombin là một loại protein được sản xuất bởi gan, do đó ngoài vai trò đánh giá chức năng đông máu, xét nghiệm này còn được dùng để theo dõi bệnh nhân bị kháng vitamin K – một thành phần quan trọng của hệ enzyme gan tổng hợp ra các yếu tố đông máu (trong đó có prothrombin).
Khi nào bạn cần thực hiện xét nghiệm đo thời gian prothrombin?
Người bệnh cần thực hiện xét nghiệm này nếu bị chảy máu kéo dài không rõ nguyên nhân hay quá trình đông máu không bình thường.
Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm đo thời gian prothrombin để:
- Theo dõi hiệu quả của thuốc chống đông máu mà người bệnh đang dùng (chẳng hạn như warfarin)
- Chẩn đoán các vấn đề về gan
- Đánh giá khả năng đông máu của người bệnh trước khi phẫu thuật
- Sàng lọc những người bệnh đang chờ ghép gan, đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh gan mạn tính bằng chỉ số MELD.
Điều cần thận trọng
Xét nghiệm đo thời gian prothrombin có nguy hiểm không?
Để xét nghiệm đo thời gian prothrombin, người bệnh sẽ được trích máu. Nhìn chung đây là một thủ thuật phổ biến và an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, người bệnh có thể cảm thấy hơi đau hoặc chảy máu và bầm tím tại vị trí lấy mẫu máu. Trong những trường hợp hiếm gặp hơn, một số rủi ro có thể xảy ra như:
Tìm hiểu chung
Xét nghiệm đo thời gian prothrombin là gì?
Khi xuất hiện vết thương, máu sẽ thoát ra khỏi lòng mạch và bị đông lại theo con đường đông máu ngoại sinh. Khi cho thừa một lượng thromboplastin và canxi vào máu được chống đông bằng citrat thì quá trình đông máu ngoại sinh được tăng cường. Xét nghiệm đo thời gian prothrombin sẽ đo thời gian từ khi bổ sung canxi và thromboplastin đến lúc máu đông lại hoàn toàn nhằm đánh giá hoạt tính của các yếu tố đông máu tạo nên prothrombin.
Prothrombin là một loại protein được sản xuất bởi gan, do đó ngoài vai trò đánh giá chức năng đông máu, xét nghiệm này còn được dùng để theo dõi bệnh nhân bị kháng vitamin K – một thành phần quan trọng của hệ enzyme gan tổng hợp ra các yếu tố đông máu (trong đó có prothrombin).
Khi nào bạn cần thực hiện xét nghiệm đo thời gian prothrombin?
Người bệnh cần thực hiện xét nghiệm này nếu bị chảy máu kéo dài không rõ nguyên nhân hay quá trình đông máu không bình thường.
Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm đo thời gian prothrombin để:
- Theo dõi hiệu quả của thuốc chống đông máu mà người bệnh đang dùng (chẳng hạn như warfarin)
- Chẩn đoán các vấn đề về gan
- Đánh giá khả năng đông máu của người bệnh trước khi phẫu thuật
- Sàng lọc những người bệnh đang chờ ghép gan, đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh gan mạn tính bằng chỉ số MELD.
Điều cần thận trọng
Xét nghiệm đo thời gian prothrombin có nguy hiểm không?
Để xét nghiệm đo thời gian prothrombin, người bệnh sẽ được trích máu. Nhìn chung đây là một thủ thuật phổ biến và an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, người bệnh có thể cảm thấy hơi đau hoặc chảy máu và bầm tím tại vị trí lấy mẫu máu. Trong những trường hợp hiếm gặp hơn, một số rủi ro có thể xảy ra như:
- Ngất xỉu
- Mất nhiều máu
- Tụ máu
- Nhiễm trùng da
- Viêm tĩnh mạch
Quy trình thực hiện
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trước khi thực hiện
Xét nghiệm đo thời gian prothrombin không yêu cầu chuẩn bị đặc biệt. Tuy nhiên, nếu có sử dụng thuốc chống đông máu, người bệnh cần được lấy mẫu máu trước khi dùng liều thuốc của ngày.
Trong khi thực hiện
Bác sĩ, y tá hoặc kỹ thuật viên sẽ lấy mẫu máu của người bệnh để xét nghiệm. Vị trí phổ biến nhất để trích máu là từ tĩnh mạch ở khuỷu tay trong hoặc trên mu bàn tay của người bệnh.
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể không cần rút máu bằng kim. Thay vào đó, người bệnh sẽ được lấy máu ở đầu ngón tay. Kỹ thuật này thường nhanh và ít đau đớn hơn, cũng như cần ít lượng máu hơn.
Sau khi thực hiện
Mẫu máu được đưa về phòng thí nghiệm để phân tích. Sau khi có kết quả, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm bổ sung để:
- Đánh giá chức năng gan nếu nghi ngờ gan có vấn đề
- Đánh giá chức năng đông máu nếu nghi ngờ có rối loạn chảy máu
Kết quả của xét nghiệm
Kết quả của xét nghiệm đo thời gian prothrombin là gì?
Đối với những người dùng thuốc chống đông máu
Hầu hết các phòng thí nghiệm đều trả kết quả đã được điều chỉnh theo chỉ số INR (tiêu chuẩn quốc tế của kết quả xét nghiệm này). Ở những người khỏe mạnh, chỉ số từ 1,1 trở xuống được xem là bình thường. Những người dùng thuốc chống đông máu nên có chỉ số INR từ 2.0 – 3.0. Đối với một số người có nguy cơ đông máu cao, chỉ số INR cần phải cao hơn – khoảng 2,5 – 3,5. Khi chỉ số INR cao hơn phạm vi được đề xuất nghĩa là máu đông lại chậm hơn mong muốn và ngược lại, chỉ số INR thấp hơn có nghĩa là máu đông nhanh hơn mong muốn.
- Ngất xỉu
- Mất nhiều máu
- Tụ máu
- Nhiễm trùng da
- Viêm tĩnh mạch
Quy trình thực hiện
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trước khi thực hiện
Xét nghiệm đo thời gian prothrombin không yêu cầu chuẩn bị đặc biệt. Tuy nhiên, nếu có sử dụng thuốc chống đông máu, người bệnh cần được lấy mẫu máu trước khi dùng liều thuốc của ngày.
Trong khi thực hiện
Bác sĩ, y tá hoặc kỹ thuật viên sẽ lấy mẫu máu của người bệnh để xét nghiệm. Vị trí phổ biến nhất để trích máu là từ tĩnh mạch ở khuỷu tay trong hoặc trên mu bàn tay của người bệnh.
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể không cần rút máu bằng kim. Thay vào đó, người bệnh sẽ được lấy máu ở đầu ngón tay. Kỹ thuật này thường nhanh và ít đau đớn hơn, cũng như cần ít lượng máu hơn.
Sau khi thực hiện
Mẫu máu được đưa về phòng thí nghiệm để phân tích. Sau khi có kết quả, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm bổ sung để:
- Đánh giá chức năng gan nếu nghi ngờ gan có vấn đề
- Đánh giá chức năng đông máu nếu nghi ngờ có rối loạn chảy máu
Kết quả của xét nghiệm
Kết quả của xét nghiệm đo thời gian prothrombin là gì?
Đối với những người dùng thuốc chống đông máu
Hầu hết các phòng thí nghiệm đều trả kết quả đã được điều chỉnh theo chỉ số INR (tiêu chuẩn quốc tế của kết quả xét nghiệm này). Ở những người khỏe mạnh, chỉ số từ 1,1 trở xuống được xem là bình thường. Những người dùng thuốc chống đông máu nên có chỉ số INR từ 2.0 – 3.0. Đối với một số người có nguy cơ đông máu cao, chỉ số INR cần phải cao hơn – khoảng 2,5 – 3,5. Khi chỉ số INR cao hơn phạm vi được đề xuất nghĩa là máu đông lại chậm hơn mong muốn và ngược lại, chỉ số INR thấp hơn có nghĩa là máu đông nhanh hơn mong muốn.
Đối với những người không dùng thuốc chống đông máu
Trong trường hợp này, phạm vi tham chiếu phụ thuộc vào phương pháp được sử dụng, với kết quả được đo bằng giây và so với phạm vi bình thường được thiết lập, duy trì bởi điều kiện của phòng thí nghiệm nơi thực hiện xét nghiệm. Kết quả số giây càng lớn có nghĩa là máu mất quá nhiều thời gian để hình thành cục máu đông, thường gây ra bởi các tình trạng như bệnh gan, thiếu vitamin K hoặc thiếu hụt yếu tố đông máu (chẳng hạn như thiếu yếu tố VII).
Máu đông quá nhanh có thể là do:
- Uống các viên bổ sung hay ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin K
- Dùng thuốc có chứa estrogen (thuốc tránh thai và liệu pháp hormone thay thế)
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Đối với những người không dùng thuốc chống đông máu
Trong trường hợp này, phạm vi tham chiếu phụ thuộc vào phương pháp được sử dụng, với kết quả được đo bằng giây và so với phạm vi bình thường được thiết lập, duy trì bởi điều kiện của phòng thí nghiệm nơi thực hiện xét nghiệm. Kết quả số giây càng lớn có nghĩa là máu mất quá nhiều thời gian để hình thành cục máu đông, thường gây ra bởi các tình trạng như bệnh gan, thiếu vitamin K hoặc thiếu hụt yếu tố đông máu (chẳng hạn như thiếu yếu tố VII).
Máu đông quá nhanh có thể là do:
- Uống các viên bổ sung hay ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin K
- Dùng thuốc có chứa estrogen (thuốc tránh thai và liệu pháp hormone thay thế)
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Xem thêm: Tràn máu phúc mạc
Tin mới nhất
- Phác đồ điều trị gout cập nhật mới nhất từ Bộ Y tế
- Sỏi bàng quang – sự nguy hiểm khó lường: Đề phòng và chữa trị
- Nghệ đen chữa đau dạ dày được không? Top 5 bài thuốc dễ làm tại nhà
- Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh: Cách xử lý, phòng ngừa
- Điếc và khiếm thính: Các thông tin cần biết và cách điều trị
- Hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp
- Tìm hiểu về phác đồ điều trị HP theo Bộ Y tế
- Trẻ hóa vùng kín: Những nguy cơ tiềm ẩn bạn nên biết
- Tìm hiểu sâu liệu pháp insulin với người bị tiểu đường
- Viêm dạ dày là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Video
- Bài viết mới Viêm bao quy đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- TIN TỨC UNG THƯ Viêm họng hạt có mủ: Những biến chứng nguy hiểm, triệu chứng và cách điều trị
- TIN TỨC UNG THƯ Viêm niêm mạc dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
- TIN TỨC UNG THƯ Nguyên nhân đau bụng kinh thường gặp & giải pháp khắc phục