Xuất huyết dạ dày: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị
Xuất huyết dạ dày là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm. Tình trạng này xảy ra thường làm người bệnh phải chịu ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều. Bên cạnh đó, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong ở mọi đối tượng. Hãy tham khảo bài viết sau đây để có thêm thông tin về căn bệnh này nhằm giúp bạn chủ động phòng tránh cũng như có phương pháp điều trị phù hợp, hạn chế biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Xuất huyết dạ dày là gì?
Xuất huyết dạ dày là tình trạng dạ dày gặp một số vấn đề. Theo đó, nó sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương nghiêm trọng và gây ra hiện tượng chảy máu ở cơ quan này. Đây là một thuật ngữ y tế dùng để biểu hiện các mạch máu tác động gây kích ứng, nhất là ở vùng hang vị dạ dày. Xuất huyết dạ dày được xem như một dạng cấp cứu nội khoa hoặc ngoại khoa rất phổ biến và cần được phát hiện và điều trị sớm.
Xuất huyết dạ dày là tình trạng bệnh hiện nay xảy ra rất phổ biến. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu cho rằng, bệnh thường xảy ra đối với các đối tượng từ 20 – 50 tuổi. Tình trạng này có thể xảy ra đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do sự tấn công của các vi khuẩn và virus gây hại vào cơ thể trẻ. Bệnh có nguy cơ xuất hiện cao ở nam giới hơn nữ giới.
Đây là một dạng bệnh được biến chứng từ các bệnh lý dạ dày khi không được điều trị kịp thời và đúng cách. Người mắc phải căn bệnh này tốt nhất nên đến bác sĩ thăm khám để được điều trị kịp thời, hạn chế nguy cơ xảy ra những rủ ro gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày. Và hiện nay chưa có kết luận cuối cùng về vấn đề này. Tuy nhiên, đa số những người gặp phải tình trạng xuất huyết dạ dày đều bắt nguồn từ những tác nhân sau đây:
1. Tổn thương mạch máu
Xuất huyết dạ dày có thể xảy ra do tình trạng tổn thương các mạch máu. Những người mắc phải vấn đề này thông thường do loạn sản máu, Hemangioma (u máu trong gan). Đồng thời, nó có thể xảy ra do Dieulafoy nhưng hiếm gặp hơn so với hai tác nhân trên, tuy nhiên có rất nguy hiểm và có thể gây ra tình trạng chảy máu ồ ạt.
Theo đó, các mạch máu lúc tổn thương sẽ có dấu hiệu phình to ra, kèm theo đó là dấu hiệu giãn nở quá mức khiến cho các tế bào tại nơi đây bị kích ứng. Từ đó, dẫn đến tình trạng xuất huyết biểu hiện qua dạ dày.
2. Loét dạ dày, tá tràng
Đây được xem là một trong những nguyên nhân rất thường gặp đối với những người bị xuất huyết dạ dày. Theo đó, loét dạ dày, tá tràng được biểu hiện qua các tồn thương của lớp niêm mạc tại đây, các vùng viêm loét có thể lan rộng ra từ phần đầu ruột non và có khả năng tiến sâu vào lòng mạch.
Tình trạng này tiến triển nặng hơn sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm gây chảy máu đường tiêu hóa. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, tình trạng này xảy ra là do co thể người bệnh tiêu thụ quá nhiều các chất kích thích có hại như rượu, bai, thuốc lá. Đồng thời, việc lạm dụng các loại thuốc chống viêm với liều lượng cao cũng có thể là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này.
3. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là một cảnh báo bệnh nguy hiểm, người mắc phải tình trạng xuất huyết dạ dày diễn ra thường xuyên thường có tỷ lệ cao do mắc phải tình trạng này. Bệnh xảy ra có thể bắt nguồn từ các khối u lành tính hoặc ác tính gây ra tác động ma sát với thức ăn, từ đó dẫn đến các tổn thương ở niêm mạc dạ dày.
Đây là một căn bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Các khối u có thể là tác nhân làm cho tình trạng xuất huyết dạ dày tiến triển với mức độ ngày càng trầm trọng hơn. Ngoài ra, nó sẽ kéo theo những cơn đau từ âm ỉ cho đến dữ dội và thường sẽ kéo dài dai dẳng, rất khó để khắc phục.
4. Giảm tiểu cầu
Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong tế bào máu song song với bạch cầu và hồng cầu. Chúng có chức năng rất quan trọng trong việc cầm máu và đông máu. Chính vì thế, khi các tế bào này bị giảm sút có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày diễn ra trong thời gian dài.
Giảm tiểu cầu có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho chúng bị hao hụt còn >150.000 tế bào/ ml. Ngoài gây ra những ảnh hưởng đến dạ dày, nó cò tác động không tốt đến cơ thể khi gặp một số vấn đề gây chảy máu nướu răng, xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc bị chảy máu cam,…
5. Sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây biến chứng thành xuất huyết dạ dày. Tình trạng này xảy ra do tiểu cầu bị giảm sút quá nhanh và các tác nhân gây hại tác động làm ảnh hưởng đến thành mạch hoặc gây một số tổn thương nhất định. Ngoài ra, bệnh có thể kéo theo tình trạng xuất huyết tiêu hóa, chảy máu cam,…
6. Các nguyên nhân khác
Xuất huyết dạ dày xảy ra còn có thể bắt nguồn từ các bệnh lý về rối loạn đông máu như Leucémie, suy tủy, suy gian nặng do giảm prothrombin và thiếu hụt các yếu tố trong quá trình đông máu khác. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể xuất hiện do tình trạng thoát vị hoành có thể gây thiếu máu và hoại tử, rất nguy hiểm đối với tính mạng người bệnh.
Ngoài ra, xuất huyết dạ dày còn có thể xảy ra do một số nguyên nhân chủ quan trong quá trình sinh hoạt hằng ngày như:
- Sử dụng thuốc chống đông hoặc chống viêm quá liều có thể gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày kéo dài, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người bệnh.
- Chế độ ăn uống không khoa học dẫn đến tình trạng bệnh dạ dày ngày càng chuyển biến trầm trọng hơn.
- Người bị sang chấn tâm lý nặng nề.
- Stress kéo dài.
- Người hút thuốc lá và lạm dụng bia rượu thường xuyên.
Biểu hiện xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là tình trạng bệnh rất nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn cần biết cách nhận biết các dấu hiệu của bệnh để có thể kịp thời điều trị đúng cách, hạn chế nguy cơ xảy ra rủi ro khi mắc bệnh. Sau đây là một số dấu hiệu điển hình của triệu chứng xuất huyết dạ dày mà bạn có thể tham khảo.
- Thay đổi sắc tố da: Thay đổi màu da là một trong những dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết nhất khi người bệnh gặp phải triệu chứng xuất huyết dạ dày. Theo đó, khi cơ thể mắc phải tình trạng này có thể sẽ khiến cho quá tình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong dạ dày trở nên thụ động hơn. Điều này diễn ra lâu ngày khiến người bệnh bị thiếu hụt một lượng lớn các chất dinh dưỡng và gây suy nhược cơ thể. Nó được biểu hiện qua làn da xanh xao hoặc nhợt nhạt, không có sức sống.
- Buồn nôn, nôn ra máu: Người bị xuất huyết dạ dày thường gặp phải tình trạng nôn ra máu, tình trạng này xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân. Bởi lẽ, triệu chứng xuất huyết dạ dày làm ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng của bộ phận này, từ đó sẽ gây ra tình trạng chướng bụng do không tiêu hóa được thức ăn dẫn đến buồn nôn. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể nôn ra máu lẫn thức ăn, đây là một dấu hiệu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
- Đi ngoài phân có màu đen: Đây là dấu hiệu cho thấy trong phân có lẫn máy, tình trạng này cảnh báo rằng dạ dày của bạn đang bị xuất huyết trầm trọng. Theo đó, lượng phân càng nhiều thì màu đen càng sậm hơn, phân sệt và có mùi rất khó chịu.
- Đau vùng thượng vị dạ dày: Đau vùng thượng vị dạ dày là biểu hiện cho thấy cơ thể bạn đang mắc phải triệu chứng xuất huyết dạ dày. Theo đó, những cơn đau sẽ kéo dài dai dẳng và có thể lây lan sang các vùng lân cận. Người mắc phải tình trạng này có thể kèm theo biểu hiện bụng căng cứng, vã mồ hôi lạnh, mặt tái nhợt.
- Cơ thể thiếu máu: Khi bệnh nhân bị nôn ói và đi ngoài ra máu quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Điều này được biểu hiện qua việc cảm thấy choáng váng, mệt mỏi, vã mồ hôi, mờ mắt,… Thiếu máu diễn ra nghiêm trọng cần đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
- Dấu hiệu khác: Ngoài những biểu hiện trên, xuất huyết dạ dày còn có thể gây ra các triệu chứng như sôi ruột, chóng mặt, thở nhanh, tiểu ít hoặc không thể đi tiểu, hay khát nước,…
Khi xuất hiện các biểu hiện này, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Bởi lẽ, tình trạng xuất huyết diễn ra trầm trọng có thể gây tình trạng mạch đập nhanh, không tỉnh táo hoặc có thể làm người bệnh bất tỉnh.
Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?
Xuất huyết dạ dày gây tình trạng chảy máu ở vùng niêm mạc của cơ quan này. Đây là một trong những biểu hiện biến chứng của các bệnh lý dạ dày được các chuyên gia đánh quá là có mức độ nguy hiểm rất cao. Theo đó, tình trạng chảy máu dạ dày ở một số bệnh nhân có thể rất khó khăn trong việc cầm máu. Tình trạng này ở mức nhẹ có thể gây co giật, thiếu máu, không cung cấp đủ oxy lên não. Bệnh khi chuyển biến nặng hơn có thể gây tử vong do bị mất máu quá nhiều.
Từ đó có thể thấy, những triệu chứng mà căn bệnh này mang lại là rất nguy hiểm. Theo các khuyến cáo cho rằng, nếu bạn đang mắc phải các bệnh lý dạ dày, đồng thời xuất hiện cùng với các triệu chứng xuất huyết dạ dày nêu trên, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện ngay. Tại đây bạn sẽ được các bác sĩ chuẩn đoán tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp nhất. Điều này sẽ giúp bạn ngăn chặn được những biến chứng nghiêm trọng xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Sơ cứu và điều trị xuất huyết dạ dày
Có thể thấy xuất huyết dạ dày là một triệu chứng cảnh báo nguy hiểm không thể xem thường đối với người bệnh. Chính vì thế, bạn cần biết cách xử lý cũng như các phương pháp điều trị tình trạng này để có thể áp dụng khi cần thiết.
1. Cách sơ cứu xuất huyết dạ dày
Trong một số trường hợp xuất huyết dạ dày có thể diễn ra biến chứng, lúc này, bạn cần biết cách sơ cứu người bệnh trước khi đưa họ đến các cơ sở y tế gần nhất. Cụ thể, bạn cần tiến hành theo những bước sau:
- Đặt người bệnh nằm trên giường, tuyệt đối không nên đi lại hoặc vận động quá nhiều sẽ làm cho tình trạng xuất huyết nghiêm trọng hơn.
- Kê gối vào phần thân dưới cao hơn. Đắp chăn để giữ ấm cơ thể đối với những trường hợp có dấu hiệu hạ huyết áp.
- Pha nước muối loãng cho người bệnh uống nhằm tăng hiệu quả cầm máu và cung cấp chất điện giải cho cơ thể.
- Sau khi sơ cứu, bạn nên cho người bệnh di chuyển nhẹ nhàng đến các cơ sở y tế gần nhất.
2. Điều trị xuất huyết dạ dày
Có rất nhiều phương pháp giúp người bệnh điều trị tình trạng xuất huyết dạ dày. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh mà bạn có thể áp dụng những cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bệnh kéo dài và có dấu hiệu chuyển biến nặng hơn thì người bệnh nên đến các trung tâm y tế để được khắc phục hiệu quả.
Điều trị ban đầu:
- Truyền dịch để tĩnh mạch phục hồi hoạt động.
- Tiến hành bù nước và cân bằng điện giải.
- Có thể truyền dịch máu đối với những trường hợp bị mất máu nặng.
- Nội soi dạ dày để cầm máu bao gồm: Kẹp các mạch máu đang bị tổn thương bằng vòng cao su; đốt điện hoặc dùng laser; tiêm thuốc hoặc chất đông máu vào vị trí dạ dày bị xuất huyết.
- Nếu nội soi thất bại bác sĩ sẽ tiến hành: Xác định vị trí xuất huyết và sử dụng thuốc tiêm trực tiếp để cầm máu.
Điều trị dự phòng tái phát:
- Sau khi tiến hành kiểm soát tình trạng xuất huyết dạ dày, bác sĩ tiến hành điều trị các nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này.
- Việc ức chế các nguyên nhân gây bệnh còn giúp ngăn chặn nguy cơ gây ung thư dạ dày.
- Tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh mà bạn có thể được điều trị theo các loại thuốc khác nhau. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được bác sĩ đề nghị phẫu thuật.
3. Chuẩn đoán và phẫu thuật xuất huyết dạ dày
Việc chuẩn đoán giúp các bác sĩ tiến hành nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, các bác sĩ có thể chỉ định bạn phẫu thuật để khắc phục các nguyên nhân gây bệnh một cách nhanh và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Các phương pháp chuẩn đoán có thể được tiến hành bằng một trong số cách sau đây:
- Thăm khám lâm sàng: Bệnh nhân nên trình bài các triệu chứng lâm sàng mà bạn từng gặp phải trong quá trình thăm khám để các bác sĩ có thể dễ dàng xác định các nguyên nhân gây bệnh một cách nhanh chóng và chính xác hơn.
- Nội soi tiêu hóa: Thủ thuật giúp các bác sĩ chuyên khoa xác định được các vị trí bị tổn thương của dạ dày và thực hiện việc điều trị mang lại kết quả cao nơi. Đây là một trong những trong những quy trình không thể thiếu trong việc chuẩn đoán xuất huyết dạ dày.
- Đặt sonde dạ dày: Là kỹ thuật áp dụng các ống thông đưa từ mũi xuống dạ dày giúp rửa sạch bộ phận này sau quá trình xuất huyết.
- Chụp X-Quang Baryt: Phương pháp này thường rất ít khi được bác sĩ chỉ định sử dụng bởi chúng chỉ giúp chụp lại hình ảnh của dạ dày thông qua tia X.
- Xét nghiệm máu: Được tiến hành nhằm xác định nhóm máu hoặc định công thức máu.
- Mở bụng thăm dò: Tiến hành khi có các chỉ định phẫu thuật của bác sĩ.
Làm gì để phòng ngừa xuất huyết dạ dày?
Đa số những người bệnh xuất huyết dạ dày đều không thể nhận biết sớm. Chính vì thế, khi phát hiện bệnh thì tình trạng của các bệnh nhân thường đã trở nặng hơn và gây rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Bạn nên tham khảo các phương pháp sau đây để có thể giúp phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Các thành phần như cồn, asen, nicotin có trong các chất này có tác động xấu đến vùng niêm mạc dạ dày và có thể dẫn đến tình trạng vỡ lòng mạch, rất nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh.
- Thận trong trong việc sử dụng các loại thuốc chống đông và các loại thuốc kháng viêm, đặc biệt là corticoid và steroid (NSAID). Những loại thuốc này nếu sử dụng trong một thời gian dài có thể sẽ làm viêm loét dạ dày và gây tình trạng xuất huyết dạ dày.
- Khi sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh cần uống nhiều nước để hạn chế tối đa nguy cơ mắc các triệu chứng xuất huyết dạ dày, đồng thời giúp quá trình bài tiết của thận diễn ra nhịp nhàng hơn.
- Bất kể việc sử dụng loại thuốc điều trị bệnh nào bạn cũng cần tham khảo và có sự cho phép của các bác sĩ chuyên khoa thì mới được phép sử dụng. Đồng thời, nên sử dụng đúng liều lượng và tránh lạm dụng quá liều sẽ dẫn đến các rủi ro không đáng có.
- Bệnh nhân cần được thăm khám để có các biện pháp điều trị dứt điểm các bệnh lý có thể gây biến chứng thành xuất huyết dạ dày.
- Xây dựng một chế độ sinh hoạt hợp lý và chế độ ăn uống cần đảm bảo hợp lý, khoa học. Nên ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều vitamin, chất xơ tự nhiên, chất béo, chất đạm và tinh bột. Đồng thời, hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn có chứa quá nhiều dầu mỡ, cay nóng và các loại thức ăn chế biến sẵn.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến tình trạng xuất huyết dạ dày. Hi vọng bài viết đã có thể giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích. Tốt nhất, khi có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường xảy ra đối với cơ thể, bạn nên đến ngay các bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Điều này giúp cho việc khắc phục bệnh dễ dàng hơn và hạn chế tối đa những biến chứng nghiêm trọng xảy ra.
Xem thêm: Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trong mùa dịch Covid-19
Tin mới nhất
- [20+] Thuốc giảm cân an toàn hiệu quả thần tốc, dễ sử dụng
- Kẽm và huyết áp: Mối liên hệ mật thiết giữa chúng
- Đài VTC2 phỏng vấn Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan về bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang
- Nấm lim xanh Quảng Nam giúp điều trị bệnh tim mạch hiệu quả
- Chữa viêm khớp bằng quả dứa hiệu quả không? Cách thực hiện
- Áp xe thận
- Nấm lim xanh Tiên Phước có tác dụng chữa bệnh gì và cách sử dụng
- Loại bỏ rụng tóc tại nhà không lo dịch Covid bằng thảo dược tự nhiên [Bác sĩ tư vấn từ A – Z]
- Nấm hương và 7 lợi ích sức khỏe tuyệt vời
- Ho ra máu