Ho ra máu
Tìm hiểu chung
Ho ra máu là gì?
Ho ra máu thường là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau, chẳng hạn như nhiễm trùng, ung thư, các bệnh về mạch máu hoặc bệnh phổi. Máu ho ra có thể từ trong cổ họng, phổi hoặc dạ dày của bạn.
Ho ra máu là gì?
Ho ra máu thường là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau, chẳng hạn như nhiễm trùng, ung thư, các bệnh về mạch máu hoặc bệnh phổi. Máu ho ra có thể từ trong cổ họng, phổi hoặc dạ dày của bạn.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng ho ra máu là gì?
Ho ra máu thường là triệu chứng của bệnh chứ không phải là bệnh. Một số triệu chứng khác thường đi kèm với ho ra máu, chẳng hạn như:
- Tức ngực;
- Chóng mặt;
- Sốt;
- Đau đầu;
- Khó thở.
Bằng cách nhìn vào hình dạng của vệt máu mà bạn ho ra, bạn có thể đoán được máu này chảy từ đâu. Ví dụ, máu từ phổi có thể xuất hiện kèm bong bóng không khí nhỏ và trộn với chất nhầy từ phổi.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đi khám nếu ho ra lượng máu nhiều (hơn một muỗng cà phê) hoặc ho ra máu sau khi bị thương. Trong một số trường hợp, ho ra máu còn có thể kèm theo xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc trong phân. Nếu điều này xảy ra, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Cơ địa của mỗi người khác nhau nên mỗi người sẽ có những triệu chứng rất khác nhau. Tốt nhất bạn nên thảo luận với bác sĩ về tình hình của bạn.
Những dấu hiệu và triệu chứng ho ra máu là gì?
Ho ra máu thường là triệu chứng của bệnh chứ không phải là bệnh. Một số triệu chứng khác thường đi kèm với ho ra máu, chẳng hạn như:
- Tức ngực;
- Chóng mặt;
- Sốt;
- Đau đầu;
- Khó thở.
Bằng cách nhìn vào hình dạng của vệt máu mà bạn ho ra, bạn có thể đoán được máu này chảy từ đâu. Ví dụ, máu từ phổi có thể xuất hiện kèm bong bóng không khí nhỏ và trộn với chất nhầy từ phổi.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đi khám nếu ho ra lượng máu nhiều (hơn một muỗng cà phê) hoặc ho ra máu sau khi bị thương. Trong một số trường hợp, ho ra máu còn có thể kèm theo xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc trong phân. Nếu điều này xảy ra, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Cơ địa của mỗi người khác nhau nên mỗi người sẽ có những triệu chứng rất khác nhau. Tốt nhất bạn nên thảo luận với bác sĩ về tình hình của bạn.
Nguyên nhân gây ra
Nguyên nhân gây ho ra máu là gì?
Có rất nhiều tình trạng bệnh lý có thể khiến cho bạn ho ra máu. Một số trong số đó khá thường gặp và có thể điều trị, chẳng hạn như:
- Kích thích họng do ho quá nhiều – điều này thường là do hút thuốc lá;
- Viêm phế quản;
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), có hai loại là viêm phế quản mạn tính hoặc khí phế thũng;
- Viêm phổi.
Các nguyên nhân ho ra máu khác có thể bao gồm:
- Giãn phế quản;
- Ung thư phổi;
- Lạm dụng thuốc chống đông máu;
- Thuyên tắc động mạch phổi;
- Suy tim sung huyết;
- Bệnh lao;
- Các bệnh tự miễn;
- Dị dạng động tĩnh mạch phổi (AVMs);
- Sử dụng ma túy;
- Chấn thương, ví dụ như vết thương do tai nạn xe cộ;
- Bệnh Dieulafoy;
- Chảy máu cam nặng hoặc nôn mửa nhiều.
Nguyên nhân gây ho ra máu là gì?
Có rất nhiều tình trạng bệnh lý có thể khiến cho bạn ho ra máu. Một số trong số đó khá thường gặp và có thể điều trị, chẳng hạn như:
- Kích thích họng do ho quá nhiều – điều này thường là do hút thuốc lá;
- Viêm phế quản;
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), có hai loại là viêm phế quản mạn tính hoặc khí phế thũng;
- Viêm phổi.
Các nguyên nhân ho ra máu khác có thể bao gồm:
- Giãn phế quản;
- Ung thư phổi;
- Lạm dụng thuốc chống đông máu;
- Thuyên tắc động mạch phổi;
- Suy tim sung huyết;
- Bệnh lao;
- Các bệnh tự miễn;
- Dị dạng động tĩnh mạch phổi (AVMs);
- Sử dụng ma túy;
- Chấn thương, ví dụ như vết thương do tai nạn xe cộ;
- Bệnh Dieulafoy;
- Chảy máu cam nặng hoặc nôn mửa nhiều.
Nguy cơ mắc phải
Ho ra máu có thường gặp không?
Ho ra máu tương đối phổ biến và thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Triệu chứng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị ho ra máu?
Bạn có thể có nguy cơ cao bị ho ra máu nếu bạn nằm trong những trường hợp sau đây:
- Nhiễm virut gây suy giảm miễn dịch (virut gây suy giảm miễn dịch sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh dẫn đến ho ra máu như Kaposi sarcoma, bệnh lao và các bệnh nhiễm nấm);
- Uống các thuốc ức chế hệ miễn dịch;
- Tiếp xúc với người bị bệnh lao;
- Hút thuốc lá một thời gian dài có thể gây ho ra máu;
- Nằm lâu sau phẫu thuật hoặc do bất kỳ một nguyên nhân nào khác như cơ địa dễ xuất hiện cục máu đông, mang thai, sử dụng thuốc có chứa estrogen, và du lịch xa trong thời gian gần đây. Những yếu tố này làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh thuyên tắc phổi dẫn đến ho ra máu.
Ho ra máu có thường gặp không?
Ho ra máu tương đối phổ biến và thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Triệu chứng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị ho ra máu?
Bạn có thể có nguy cơ cao bị ho ra máu nếu bạn nằm trong những trường hợp sau đây:
- Nhiễm virut gây suy giảm miễn dịch (virut gây suy giảm miễn dịch sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh dẫn đến ho ra máu như Kaposi sarcoma, bệnh lao và các bệnh nhiễm nấm);
- Uống các thuốc ức chế hệ miễn dịch;
- Tiếp xúc với người bị bệnh lao;
- Hút thuốc lá một thời gian dài có thể gây ho ra máu;
- Nằm lâu sau phẫu thuật hoặc do bất kỳ một nguyên nhân nào khác như cơ địa dễ xuất hiện cục máu đông, mang thai, sử dụng thuốc có chứa estrogen, và du lịch xa trong thời gian gần đây. Những yếu tố này làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh thuyên tắc phổi dẫn đến ho ra máu.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nguyên nhân ho ra máu?
Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các tính chất của máu ví dụ như có kèm bóng khí hoặc thức ăn trong đó hay không, lượng máu mỗi lần ho là bao nhiêu, từ đó bác sĩ có thể xác định được nơi chảy máu là ở đâu. Và sau đó, dựa trên những đánh giá sơ bộ, bác sĩ sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân, bao gồm chụp X quang, chụp cắt lớp CT, nội soi phế quản và xét nghiệm máu: để xác định số lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu trong máu.
Những phương pháp nào dùng để điều trị ho ra máu?
Mục đích điều trị chủ yếu là để ngăn máu chảy và chữa khỏi nguyên nhân gây ho ra máu.
Để ngăn chặn chảy máu, bác sĩ có thể sử dụng các thủ thuật như thuyên tắc động mạch phế quản, nội soi phế quản cầm máu, thậm chí làm cả phẫu thuật.
Những phương pháp điều trị tiếp theo sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn cũng như nguyên nhân gây nên ho ra máu, bao gồm:
- Uống thuốc kháng sinh để điều trị viêm phổi hay lao phổi;
- Hóa trị và/hoặc xạ trị để điều trị ung thư phổi;
- Dùng thuốc steroid để làm giảm tình trạng viêm;
- Dùng thuốc ức chế ho.
Tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ cho truyền các dung dịch từ máu hoặc các loại thuốc để bù lại lượng máu mất đi.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nguyên nhân ho ra máu?
Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các tính chất của máu ví dụ như có kèm bóng khí hoặc thức ăn trong đó hay không, lượng máu mỗi lần ho là bao nhiêu, từ đó bác sĩ có thể xác định được nơi chảy máu là ở đâu. Và sau đó, dựa trên những đánh giá sơ bộ, bác sĩ sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân, bao gồm chụp X quang, chụp cắt lớp CT, nội soi phế quản và xét nghiệm máu: để xác định số lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu trong máu.
Những phương pháp nào dùng để điều trị ho ra máu?
Mục đích điều trị chủ yếu là để ngăn máu chảy và chữa khỏi nguyên nhân gây ho ra máu.
Để ngăn chặn chảy máu, bác sĩ có thể sử dụng các thủ thuật như thuyên tắc động mạch phế quản, nội soi phế quản cầm máu, thậm chí làm cả phẫu thuật.
Những phương pháp điều trị tiếp theo sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn cũng như nguyên nhân gây nên ho ra máu, bao gồm:
- Uống thuốc kháng sinh để điều trị viêm phổi hay lao phổi;
- Hóa trị và/hoặc xạ trị để điều trị ung thư phổi;
- Dùng thuốc steroid để làm giảm tình trạng viêm;
- Dùng thuốc ức chế ho.
Tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ cho truyền các dung dịch từ máu hoặc các loại thuốc để bù lại lượng máu mất đi.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến ho ra máu?
Bạn sẽ có thể kiểm soát được tình trạng ho ra máu nếu áp dụng các biện pháp sau:
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến ho ra máu?
Bạn sẽ có thể kiểm soát được tình trạng ho ra máu nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Bỏ hút thuốc, nếu có;
- Tránh các chất kích thích và chất gây dị ứng làm cho bạn bị ho;
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh;
- Điều trị bệnh căn nguyên gây ra ho máu.
Ho ra máu nên ăn gì?
- Bạn nên ăn lỏng (soup, sữa) hoặc nửa lỏng (cháo, mì, miến, …).
- Bạn nên ăn nhiều hoa quả tươi để bổ sung vitamin bị thiếu.
- Không ăn thức ăn khó tiêu, đồ uống có cồn hoặc chất kích thích.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
- Bỏ hút thuốc, nếu có;
- Tránh các chất kích thích và chất gây dị ứng làm cho bạn bị ho;
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh;
- Điều trị bệnh căn nguyên gây ra ho máu.
Ho ra máu nên ăn gì?
- Bạn nên ăn lỏng (soup, sữa) hoặc nửa lỏng (cháo, mì, miến, …).
- Bạn nên ăn nhiều hoa quả tươi để bổ sung vitamin bị thiếu.
- Không ăn thức ăn khó tiêu, đồ uống có cồn hoặc chất kích thích.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm: Tiểu buốt và đau lưng: Nguyên nhân do đâu và cảnh báo bệnh gì?
Tin mới nhất
- Học cách chữa Gout bằng đu đủ xanh của người xưa
- Viêm khớp sụn sườn là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
- Trào ngược dạ dày có được ăn chuối không và cách dùng chuối xanh chữa bệnh
- Nấm lim xanh Tiên Phước cách dùng đúng tác dụng của nấm lim xanh
- Ít tinh trùng
- 5 tác dụng của sữa tách béo với sức khỏe
- Đau rát cổ họng và những cách trị dứt điểm ngay tại nhà
- Bệnh Vảy Nến: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Thuốc Điều Trị
- 10 bí quyết giúp tiết kiệm chi phí mua thực phẩm
- Tác động của các phương pháp chữa trị ung thư vú
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21 là gì? Nguyên nhân và cách chữa tận gốc
- TIN TỨC UNG THƯ Mẹ bầu nên kiêng những gì để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh?
- TIN TỨC UNG THƯ Những tác hại của bệnh trĩ đến sức khoẻ và cuộc sống người bệnh
- TIN TỨC UNG THƯ Điểm danh TOP 11+ thuốc chữa yếu sinh lý hiệu quả nhanh, tác dụng bền