10 nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh suy tuyến giáp
Bị suy tuyến giáp sau một thời gian phẫu thuật tuyến giáp vì rối loạn tuyến giáp Basedow, chị Nguyễn Thị Mai Trang (sinh năm 1974, số 5 đường 4, khu phố 4, Linh Trung, Thủ Đức, TP. HCM) lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi, đờ đẫn, công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. May mắn chị đã thành công trong việc đẩy lùi các triệu chứng của tình trạng này.
Bị suy tuyến giáp sau một thời gian phẫu thuật tuyến giáp vì rối loạn tuyến giáp Basedow, chị Nguyễn Thị Mai Trang (sinh năm 1974, số 5 đường 4, khu phố 4, Linh Trung, Thủ Đức, TP. HCM) lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi, đờ đẫn, công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. May mắn chị đã thành công trong việc đẩy lùi các triệu chứng của tình trạng này.
Suy tuyến giáp là một dạng rối loạn chức năng do nhiều nguyên nhân gây ra. Các biến chứng của bệnh đôi khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim, thần kinh ngoại biên, sức khỏe tâm thần, khả năng sinh sản… Cùng Hello Bacsi tìm hiểu 10 nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ bị suy tuyến giáp, các biến chứng của bệnh và câu chuyện của chị Trang trong việc đẩy lùi triệu chứng bệnh suy tuyến giáp.
Suy tuyến giáp là gì?
Suy tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp, thiểu năng tuyến giáp, suy giáp, là một dạng rối loạn chức năng tuyến giáp. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm phía dưới yết hầu, tiết ra hai hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) giúp kiểm soát mọi hoạt động của cơ thể. Suy tuyến giáp xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hai hormone này.
Hormone thyroxine và triiodothyronine nắm vai trò quan trọng giúp duy trì tốc độ của cơ thể trong việc sử dụng chất béo và carbohydrate, kiểm soát nhiệt độ cơ thể, điều chỉnh quá trình sản xuất protein và ảnh hưởng đến nhịp tim. Nếu không có đủ hai hormone này, các bộ phận trong cơ thể sẽ hoạt động chậm lại, năng lượng được tạo ra ít hơn khiến quá trình trao đổi chất trở nên chậm chạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nguyên nhân dẫn đến suy tuyến giáp
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị suy tuyến giáp. Những nguyên nhân này bao gồm:
1. Bệnh tự miễn
Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh suy giáp là viêm tuyến giáp Hashimoto. Đây là một dạng rối loạn tự miễn xảy ra khi cơ thể tạo ra kháng thể tấn công và tiêu diệt nhầm tuyến giáp. Viêm giáp cũng có thể do virus hay vi khuẩn kích hoạt cơ chế tấn công nhầm của cơ thể. Đôi khi các nhà khoa học cho rằng yếu tố di truyền cũng có thể liên quan.
2. Xạ trị
Việc xạ trị để điều trị một số bệnh ung thư ở vùng đầu và vùng cổ, như ung thư hạch có thể khiến các bức xạ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tế bào tuyến giáp. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến suy tuyến giáp.
3. Điều trị cường giáp bằng iốt phóng xạ
Những người bị cường giáp (tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone) thường được điều trị bằng iốt phóng xạ hoặc thuốc chống tuyến giáp nhằm điều chỉnh tuyến giáp hoạt động bình thường trở lại. Một số trường hợp, phương pháp điều trị cường giáp này có thể khiến các tế bào tuyến giáp bị bức xạ phá hủy, dẫn đến suy giáp vĩnh viễn.
4. Phẫu thuật tuyến giáp
Loại bỏ tất cả hoặc một phần tuyến giáp có thể khiến bạn bị suy giáp vì lượng hormone tuyến giáp sẽ bị giảm hoặc thiếu hụt nghiêm trọng. Trong trường hợp này, bạn cần phải có chế độ bổ sung hormone tuyến giáp lâu dài cho cơ thể dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.
5. Tác dụng phụ từ việc sử dụng một số loại thuốc
Một số loại thuốc dùng để điều trị các vấn đề sức khỏe tim mạch, các bệnh tâm thần và ung thư có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tuyến giáp, dẫn đến bệnh suy giáp. Các loại thuốc này bao gồm amiodarone (Cordarone, Pacerone), lithium, interferon alpha và interleukin-2. Nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào, hãy trao đổi với bác sĩ để biết các tác dụng phụ của thuốc và cách phòng tránh.
Suy tuyến giáp là một dạng rối loạn chức năng do nhiều nguyên nhân gây ra. Các biến chứng của bệnh đôi khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim, thần kinh ngoại biên, sức khỏe tâm thần, khả năng sinh sản… Cùng Hello Bacsi tìm hiểu 10 nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ bị suy tuyến giáp, các biến chứng của bệnh và câu chuyện của chị Trang trong việc đẩy lùi triệu chứng bệnh suy tuyến giáp.
Suy tuyến giáp là gì?
Suy tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp, thiểu năng tuyến giáp, suy giáp, là một dạng rối loạn chức năng tuyến giáp. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm phía dưới yết hầu, tiết ra hai hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) giúp kiểm soát mọi hoạt động của cơ thể. Suy tuyến giáp xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hai hormone này.
Hormone thyroxine và triiodothyronine nắm vai trò quan trọng giúp duy trì tốc độ của cơ thể trong việc sử dụng chất béo và carbohydrate, kiểm soát nhiệt độ cơ thể, điều chỉnh quá trình sản xuất protein và ảnh hưởng đến nhịp tim. Nếu không có đủ hai hormone này, các bộ phận trong cơ thể sẽ hoạt động chậm lại, năng lượng được tạo ra ít hơn khiến quá trình trao đổi chất trở nên chậm chạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nguyên nhân dẫn đến suy tuyến giáp
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị suy tuyến giáp. Những nguyên nhân này bao gồm:
1. Bệnh tự miễn
Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh suy giáp là viêm tuyến giáp Hashimoto. Đây là một dạng rối loạn tự miễn xảy ra khi cơ thể tạo ra kháng thể tấn công và tiêu diệt nhầm tuyến giáp. Viêm giáp cũng có thể do virus hay vi khuẩn kích hoạt cơ chế tấn công nhầm của cơ thể. Đôi khi các nhà khoa học cho rằng yếu tố di truyền cũng có thể liên quan.
2. Xạ trị
Việc xạ trị để điều trị một số bệnh ung thư ở vùng đầu và vùng cổ, như ung thư hạch có thể khiến các bức xạ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tế bào tuyến giáp. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến suy tuyến giáp.
3. Điều trị cường giáp bằng iốt phóng xạ
Những người bị cường giáp (tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone) thường được điều trị bằng iốt phóng xạ hoặc thuốc chống tuyến giáp nhằm điều chỉnh tuyến giáp hoạt động bình thường trở lại. Một số trường hợp, phương pháp điều trị cường giáp này có thể khiến các tế bào tuyến giáp bị bức xạ phá hủy, dẫn đến suy giáp vĩnh viễn.
4. Phẫu thuật tuyến giáp
Loại bỏ tất cả hoặc một phần tuyến giáp có thể khiến bạn bị suy giáp vì lượng hormone tuyến giáp sẽ bị giảm hoặc thiếu hụt nghiêm trọng. Trong trường hợp này, bạn cần phải có chế độ bổ sung hormone tuyến giáp lâu dài cho cơ thể dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.
5. Tác dụng phụ từ việc sử dụng một số loại thuốc
Một số loại thuốc dùng để điều trị các vấn đề sức khỏe tim mạch, các bệnh tâm thần và ung thư có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tuyến giáp, dẫn đến bệnh suy giáp. Các loại thuốc này bao gồm amiodarone (Cordarone, Pacerone), lithium, interferon alpha và interleukin-2. Nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào, hãy trao đổi với bác sĩ để biết các tác dụng phụ của thuốc và cách phòng tránh.
6. Chế độ ăn uống thiếu hụt iốt nghiêm trọng
Để sản xuất được hormone thyroxine và triiodothyronine, tuyến giáp cần có iốt. Cơ thể không tạo ra được loại khoáng chất này nên bạn cần bổ sung thông qua chế độ ăn uống. Các thực phẩm giàu iốt bao gồm: động vật thân mềm có vỏ (trai, sò, ốc…), cá biển, trứng, sản phẩm từ sữa và rong biển. Hiện nay, tình trạng thiếu iốt không còn phổ biến ở Việt Nam nhờ chương trình bổ sung khoáng chất này vào muối ăn hằng ngày. Lưu ý là chế độ ăn có quá nhiều iốt cũng có thể gây suy giáp.
7. Mang thai
Đôi khi, căn bệnh này có thể xảy ra trong thời gian phụ nữ mang thai hoặc sau sinh. Tình trạng này gọi là viêm tuyến giáp sau sinh. Nếu không được điều trị, suy giáp sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và tiền sản giật, một tình trạng gây tăng huyết áp của thai phụ đáng kể trong ba tháng cuối của thai kỳ. Nó cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.
8. Suy giáp bẩm sinh
Một số trẻ được sinh ra không có tuyến giáp hoặc tuyến giáp hoạt động kém. Đây là loại suy tuyến giáp bẩm sinh. Trong khi một số trẻ bị rối loạn này có dấu hiệu di truyền thì hầu hết các trường hợp suy giáp bẩm sinh không rõ nguyên do. Trẻ bị suy giáp bẩm sinh không có biểu hiện bất thường khi sinh ra nên hầu hết các bệnh viện ở Mỹ đều tiến hành sàng lọc căn bệnh này ở trẻ sơ sinh nhằm có phương án can thiệp thích hợp và sớm nhất.
9. Rối loạn tuyến yên hoặc tuyến yên bị thương tổn
Một nguyên nhân tương đối hiếm gặp khiến bạn bị suy giáp là do tuyến yên không thể sản xuất đủ hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Hormone này cho tuyến giáp biết cần phải sản xuất và giải phóng bao nhiêu hormone thyroxine và triiodothyronine mà cơ thể cần. Việc tuyến yên không sản xuất đủ hormone TSH thường là do một khối u tuyến yên lành tính gây nên.
10. Rối loạn vùng dưới đồi
Suy tuyến giáp do rối loạn vùng dưới đồi là một dạng suy giáp hiếm gặp. Điều này có thể xảy ra nếu vùng dưới đồi trong não không tạo ra đủ hormone thyrotropin-releasing (TRH). Hormone này ảnh hưởng đến quá trình giải phóng TSH của tuyến yên.
Biến chứng của suy giáp đến sức khỏe
“Bệnh suy tuyến giáp có nguy hiểm không?” là câu hỏi của không ít bệnh nhân khi nghe bác sĩ báo tin mình mắc chứng bệnh này. Thực tế việc điều trị bệnh suy tuyến giáp không khó, thông thường các bác sĩ sẽ kê toa cho bạn dùng hormone thay thế để cơ thể có thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc, bạn cần làm xét nghiệm máu thường xuyên để bác sĩ điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp, tránh các tác dụng phụ.
Thực tế là bệnh nhân bị suy tuyến giáp nếu không được điều trị có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe như:
1. Bướu cổ
Việc phải liên tục tiết ra nhiều hormone thyroxine và triiodothyronine khiến tuyến giáp có thể phình to, gọi là bướu cổ. Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bướu cổ. Bướu nhỏ thường ít gây ảnh hưởng và khó chịu cho người bệnh. Thế nhưng, bướu cổ lớn có thể cản trở bạn nuốt hoặc thở và gây mất thẩm mỹ.
2. Vấn đề tim mạch
Suy giáp cũng có thể có liên quan với tăng nguy cơ mắc bệnh tim, chủ yếu là do nồng độ cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) hay còn gọi cholesterol xấu ở mức cao, có thể xảy ra ở những người có tuyến giáp hoạt động kém. Ngay cả tình trạng suy tuyến giáp cận lâm sàng, một dạng suy giáp nhẹ hoặc suy giáp giai đoạn sớm khi mà các triệu chứng bệnh chưa phát triển, cũng có thể gây ra sự gia tăng tổng mức cholesterol và làm giảm khả năng bơm máu của tim. Suy giáp cũng có thể dẫn đến chứng tim to và suy tim.
3. Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Tình trạng suy giáp nếu không kiểm soát được về lâu dài có thể gây tổn hại cho dây thần kinh ngoại vi. Đây là các dây thần kinh mang thông tin từ não và tủy sống đến những bộ phận khác của cơ thể, như cánh tay và chân của bạn. Các dấu hiệu của bệnh lý thần kinh ngoại vi có thể bao gồm: Đau, tê và ngứa ran vùng chịu ảnh hưởng bởi tổn thương dây thần kinh. Nó cũng có thể gây yếu cơ hoặc mất kiểm soát cơ bắp.
6. Chế độ ăn uống thiếu hụt iốt nghiêm trọng
Để sản xuất được hormone thyroxine và triiodothyronine, tuyến giáp cần có iốt. Cơ thể không tạo ra được loại khoáng chất này nên bạn cần bổ sung thông qua chế độ ăn uống. Các thực phẩm giàu iốt bao gồm: động vật thân mềm có vỏ (trai, sò, ốc…), cá biển, trứng, sản phẩm từ sữa và rong biển. Hiện nay, tình trạng thiếu iốt không còn phổ biến ở Việt Nam nhờ chương trình bổ sung khoáng chất này vào muối ăn hằng ngày. Lưu ý là chế độ ăn có quá nhiều iốt cũng có thể gây suy giáp.
7. Mang thai
Đôi khi, căn bệnh này có thể xảy ra trong thời gian phụ nữ mang thai hoặc sau sinh. Tình trạng này gọi là viêm tuyến giáp sau sinh. Nếu không được điều trị, suy giáp sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và tiền sản giật, một tình trạng gây tăng huyết áp của thai phụ đáng kể trong ba tháng cuối của thai kỳ. Nó cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.
8. Suy giáp bẩm sinh
Một số trẻ được sinh ra không có tuyến giáp hoặc tuyến giáp hoạt động kém. Đây là loại suy tuyến giáp bẩm sinh. Trong khi một số trẻ bị rối loạn này có dấu hiệu di truyền thì hầu hết các trường hợp suy giáp bẩm sinh không rõ nguyên do. Trẻ bị suy giáp bẩm sinh không có biểu hiện bất thường khi sinh ra nên hầu hết các bệnh viện ở Mỹ đều tiến hành sàng lọc căn bệnh này ở trẻ sơ sinh nhằm có phương án can thiệp thích hợp và sớm nhất.
9. Rối loạn tuyến yên hoặc tuyến yên bị thương tổn
Một nguyên nhân tương đối hiếm gặp khiến bạn bị suy giáp là do tuyến yên không thể sản xuất đủ hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Hormone này cho tuyến giáp biết cần phải sản xuất và giải phóng bao nhiêu hormone thyroxine và triiodothyronine mà cơ thể cần. Việc tuyến yên không sản xuất đủ hormone TSH thường là do một khối u tuyến yên lành tính gây nên.
10. Rối loạn vùng dưới đồi
Suy tuyến giáp do rối loạn vùng dưới đồi là một dạng suy giáp hiếm gặp. Điều này có thể xảy ra nếu vùng dưới đồi trong não không tạo ra đủ hormone thyrotropin-releasing (TRH). Hormone này ảnh hưởng đến quá trình giải phóng TSH của tuyến yên.
Biến chứng của suy giáp đến sức khỏe
“Bệnh suy tuyến giáp có nguy hiểm không?” là câu hỏi của không ít bệnh nhân khi nghe bác sĩ báo tin mình mắc chứng bệnh này. Thực tế việc điều trị bệnh suy tuyến giáp không khó, thông thường các bác sĩ sẽ kê toa cho bạn dùng hormone thay thế để cơ thể có thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc, bạn cần làm xét nghiệm máu thường xuyên để bác sĩ điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp, tránh các tác dụng phụ.
Thực tế là bệnh nhân bị suy tuyến giáp nếu không được điều trị có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe như:
1. Bướu cổ
Việc phải liên tục tiết ra nhiều hormone thyroxine và triiodothyronine khiến tuyến giáp có thể phình to, gọi là bướu cổ. Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bướu cổ. Bướu nhỏ thường ít gây ảnh hưởng và khó chịu cho người bệnh. Thế nhưng, bướu cổ lớn có thể cản trở bạn nuốt hoặc thở và gây mất thẩm mỹ.
2. Vấn đề tim mạch
Suy giáp cũng có thể có liên quan với tăng nguy cơ mắc bệnh tim, chủ yếu là do nồng độ cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) hay còn gọi cholesterol xấu ở mức cao, có thể xảy ra ở những người có tuyến giáp hoạt động kém. Ngay cả tình trạng suy tuyến giáp cận lâm sàng, một dạng suy giáp nhẹ hoặc suy giáp giai đoạn sớm khi mà các triệu chứng bệnh chưa phát triển, cũng có thể gây ra sự gia tăng tổng mức cholesterol và làm giảm khả năng bơm máu của tim. Suy giáp cũng có thể dẫn đến chứng tim to và suy tim.
3. Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Tình trạng suy giáp nếu không kiểm soát được về lâu dài có thể gây tổn hại cho dây thần kinh ngoại vi. Đây là các dây thần kinh mang thông tin từ não và tủy sống đến những bộ phận khác của cơ thể, như cánh tay và chân của bạn. Các dấu hiệu của bệnh lý thần kinh ngoại vi có thể bao gồm: Đau, tê và ngứa ran vùng chịu ảnh hưởng bởi tổn thương dây thần kinh. Nó cũng có thể gây yếu cơ hoặc mất kiểm soát cơ bắp.
4. Vấn đề sức khỏe tâm thần
Trầm cảm có thể xảy ra sớm khi mắc suy giáp và có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Suy giáp cũng có thể làm chậm hoạt động tâm thần.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị suy giáp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trong ba tháng đầu của thai kỳ, thai nhi nhận các hormone tuyến giáp từ mẹ. Nếu người mẹ bị suy giáp, bé sẽ không có đủ lượng hormone thyroxine và triiodothyronine cần thiết. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về phát triển tâm thần.
5. Khó có con
Nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể thấp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự rụng trứng, làm suy giảm khả năng sinh sản. Ngoài ra, một số nguyên nhân gây suy giáp, ví dụ như rối loạn tự miễn cũng có thể làm giảm khả năng sinh sản.
6. Sinh con bị dị tật bẩm sinh
Trẻ được sinh ra từ những phụ nữ bị bệnh tuyến giáp không được điều trị có thể có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao hơn so với những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ khỏe mạnh. Những đứa trẻ này cũng dễ bị các vấn đề về trí tuệ và phát triển nghiêm trọng hơn. Trẻ sơ sinh bị suy giáp không được điều trị có nguy cơ gặp các vấn đề nghiêm trọng trong quá trình phát triển thể chất lẫn tinh thần. Nếu suy tuyến giáp được chẩn đoán trong vài tháng đầu đời, trẻ có cơ hội phát triển bình thường.
7. Bệnh phù niêm (myxedema)
Bệnh phù niêm là trường hợp suy tuyến giáp nặng khi nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể cực thấp kéo dài mà không được điều trị, gây nguy hiểm đến tính mạng. Phù niêm xảy ra khi da và các mô bị một chất nhầy chứa nhiều axit polysaccharide xâm chiếm.
Dấu hiệu người bệnh suy giáp bị phù niêm là phù cứng, ấn không lõm, buồn ngủ, nhiệt độ cơ thể hạ thấp. Ngoài ra, người bệnh còn có thể rơi vào tình trạng mất ý thức hoặc hôn mê. Nguyên nhân khiến người bệnh bị biến chứng phù niêm dẫn đến hôn mê có thể là do việc sử dụng thuốc an thần, tình trạng nhiễm trùng hoặc stress. Nếu có các dấu hiệu của bệnh phù niêm, người bệnh cần được điều trị khẩn cấp.
4. Vấn đề sức khỏe tâm thần
Trầm cảm có thể xảy ra sớm khi mắc suy giáp và có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Suy giáp cũng có thể làm chậm hoạt động tâm thần.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị suy giáp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trong ba tháng đầu của thai kỳ, thai nhi nhận các hormone tuyến giáp từ mẹ. Nếu người mẹ bị suy giáp, bé sẽ không có đủ lượng hormone thyroxine và triiodothyronine cần thiết. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về phát triển tâm thần.
5. Khó có con
Nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể thấp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự rụng trứng, làm suy giảm khả năng sinh sản. Ngoài ra, một số nguyên nhân gây suy giáp, ví dụ như rối loạn tự miễn cũng có thể làm giảm khả năng sinh sản.
6. Sinh con bị dị tật bẩm sinh
Trẻ được sinh ra từ những phụ nữ bị bệnh tuyến giáp không được điều trị có thể có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao hơn so với những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ khỏe mạnh. Những đứa trẻ này cũng dễ bị các vấn đề về trí tuệ và phát triển nghiêm trọng hơn. Trẻ sơ sinh bị suy giáp không được điều trị có nguy cơ gặp các vấn đề nghiêm trọng trong quá trình phát triển thể chất lẫn tinh thần. Nếu suy tuyến giáp được chẩn đoán trong vài tháng đầu đời, trẻ có cơ hội phát triển bình thường.
7. Bệnh phù niêm (myxedema)
Bệnh phù niêm là trường hợp suy tuyến giáp nặng khi nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể cực thấp kéo dài mà không được điều trị, gây nguy hiểm đến tính mạng. Phù niêm xảy ra khi da và các mô bị một chất nhầy chứa nhiều axit polysaccharide xâm chiếm.
Dấu hiệu người bệnh suy giáp bị phù niêm là phù cứng, ấn không lõm, buồn ngủ, nhiệt độ cơ thể hạ thấp. Ngoài ra, người bệnh còn có thể rơi vào tình trạng mất ý thức hoặc hôn mê. Nguyên nhân khiến người bệnh bị biến chứng phù niêm dẫn đến hôn mê có thể là do việc sử dụng thuốc an thần, tình trạng nhiễm trùng hoặc stress. Nếu có các dấu hiệu của bệnh phù niêm, người bệnh cần được điều trị khẩn cấp.
28
7
Xem thêm: Bướu cổ chỉ là biểu hiện, căn nguyên gây bệnh nằm ở chỗ khác
Tin mới nhất
- Vô kinh (không có kinh nguyệt) là gì? Thông tin cần biết
- Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị
- U xơ tử cung khi nào nên mổ? Thông tin cần biết
- 11 lợi ích của hatha yoga sẽ thật đáng tiếc nếu bạn bỏ qua
- Giải đáp đông trùng hạ thảo Trung Quốc có tốt không?
- 12 nguyên nhân gây buồn nôn bạn ít ngờ tới
- Dự án về khám chữa bệnh ung thư tại Nhật Bản
- Top 6 máy vật lý trị liệu đa năng được đánh giá cao hiện nay
- Bị lang ben toàn thân – Cách chăm sóc, điều trị dứt điểm
- Khám chữa bệnh gout ở đâu tốt nhất tại Hà Nội & TP.HCM?