12 lợi ích của chôm chôm đối với sức khỏe
Mọi người thường cảnh báo ăn nhiều chôm chôm quá sẽ bị nóng, nhưng nếu bạn ăn với lượng vừa phải thì lại nhận được khá nhiều lợi ích của chôm chôm đấy!
Mọi người thường cảnh báo ăn nhiều chôm chôm quá sẽ bị nóng, nhưng nếu bạn ăn với lượng vừa phải thì lại nhận được khá nhiều lợi ích của chôm chôm đấy!
Chôm chôm là một loại quả khi chín có lớp vỏ màu đỏ sậm cùng với những “sợi lông” nhỏ màu xanh, là loại trái cây thuộc nhóm trái cây nhiệt đới, họ Sapindaceae và khá được ưa chuộng tại Việt Nam. Mùa vụ chính của chôm chôm là mùa hè (từ tháng 6–9), bạn có thể dễ dàng tìm mua quả chôm chôm ở các siêu thị hoặc chợ gần nhà.
Loại trái cây này cung cấp lượng lớn các chất dinh dưỡng đến từ thiên nhiên bao gồm canxi, photpho, sắt, đồng, kali, magiê, mangan, vitamin B3, A, C cũng như vitamin B9. Chính những chất khoáng và vitamin này có tác dụng hỗ trợ xương luôn chắc khỏe, tăng cường giảm cân cũng như cung cấp các hợp chất có đặc tính chống lại ký sinh trùng. Ngoài ra, nước ép của lá chôm chôm cũng có tác dụng đặc biệt, giúp nuôi dưỡng và bổ sung dưỡng chất cho da đầu trong khi hạt của loại quả này có chứa đặc tính chống tiểu đường tự nhiên.
Chôm chôm còn là một loại quả giàu các chất chống oxy hóa chính dưỡng chất có khả năng chống lại các gốc tự do gây hại, đồng thời ngăn ngừa các tổn thương do chính gốc tự do này gây ra. Những tổn thương này có thể bao gồm nguy cơ gây bệnh ung thư, chứng viêm nhiễm hay thậm chí là dẫn đến sự hình thành các vấn đề về tim mạch. Ngoài ra, lượng vitamin chứa trong chôm chôm còn có tác dụng bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể – giúp cơ thể hoạt động tối ưu.
Với vị ngọt thanh cùng lớp thịt giòn và dễ tách vỏ, nhiều người thường chọn chôm chôm để làm món tráng miệng bổ dưỡng sau bữa ăn. Tuy nhiên, có một sự thật bất ngờ là dù rằng có nhiều người thích ăn chôm chôm, song hầu như có rất ít người biết những lợi ích sức khỏe của chôm chôm sau đây:
1. Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường
Một nghiên cứu ở Trung Quốc đã chứng minh rằng quả chôm chôm hay cụ thể hơn là vỏ chôm chôm, có chứa các đặc tính giúp chống lại căn bệnh đái tháo đường (tiểu đường). Nghiên cứu đã thử nghiệm đối với những con chuột mắc bệnh tiểu đường bằng cách cho chúng dùng chiết xuất phenolic chứa trong vỏ chôm chôm. Và kết quả đã cho thấy phần vỏ của loại quả này thực sự có tác dụng giảm thiểu hàm lượng glucose trong máu lúc đói.
2. Có khả năng hỗ trợ kiểm soát cân nặng
Dù rằng hiện vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào cho thấy nguyên nhân tại sao chôm chôm có thể giúp ngăn ngừa tình trạng tăng cân. Tuy nhiên, nói chung, theo một số nghiên cứu, khi một loại trái cây có chứa khả năng kiểm soát cân nặng thì điều đó cũng có nghĩa là loại quả đó chứa hàm lượng đường khá thấp. Không chỉ thế, quả chôm chôm còn chứa hàm lượng chất xơ dinh dưỡng giúp bạn no lâu hơn, đồng thời hỗ trợ quá trình giảm cân.
3. Hỗ trợ sức khỏe mẹ bầu trong thai kỳ
Phụ nữ mang thai cũng có thể hưởng được lợi ích của chôm chôm. Lý do rất đơn giản, chính là do chôm chôm có vị ngọt tự nhiên. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng choáng váng hoặc buồn nôn chính các triệu chứng gây khó chịu phổ biến ở những bà mẹ bầu.
Ngoài ra, quả chôm chôm còn là nguồn cung cấp chất sắt khá cao. Khoáng chất thiết yếu này sẽ giúp mẹ bầu chống lại sự mệt mỏi và chóng mặt khi đang mang thai. Sự tăng cường hấp thu chất sắt còn giúp cải thiện mức huyết sắc tố hemoglobin trong cơ thể người mẹ. Bởi vì chứa hàm lượng vitamin E đáng kể, việc ăn quả chôm chôm cũng có tác dụng giúp làm dịu tình trạng ngứa ngáy gây khó chịu đối với những phụ nữ đang trong thai kỳ.
4. Giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch
Bệnh tim mạch vành là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng mỡ tích tụ trong các tế bào màng lót của các thành động mạch, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch máu và cản trở quá trình lưu thông. Căn bệnh này là tác nhân ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của tim mạch, khiến cho động mạch tim trở nên hẹp dần. Nếu bệnh chuyển biến xấu, lượng oxy chứa trong máu được cung cấp đến tim qua quá trình tuần hoàn có thể bị giảm bớt và gây ra một số tổn thương cho tim. Vậy, chính xác thì quả chôm chôm mang lại lợi ích gì cho tim mạch?
Chôm chôm là một loại quả khi chín có lớp vỏ màu đỏ sậm cùng với những “sợi lông” nhỏ màu xanh, là loại trái cây thuộc nhóm trái cây nhiệt đới, họ Sapindaceae và khá được ưa chuộng tại Việt Nam. Mùa vụ chính của chôm chôm là mùa hè (từ tháng 6–9), bạn có thể dễ dàng tìm mua quả chôm chôm ở các siêu thị hoặc chợ gần nhà.
Loại trái cây này cung cấp lượng lớn các chất dinh dưỡng đến từ thiên nhiên bao gồm canxi, photpho, sắt, đồng, kali, magiê, mangan, vitamin B3, A, C cũng như vitamin B9. Chính những chất khoáng và vitamin này có tác dụng hỗ trợ xương luôn chắc khỏe, tăng cường giảm cân cũng như cung cấp các hợp chất có đặc tính chống lại ký sinh trùng. Ngoài ra, nước ép của lá chôm chôm cũng có tác dụng đặc biệt, giúp nuôi dưỡng và bổ sung dưỡng chất cho da đầu trong khi hạt của loại quả này có chứa đặc tính chống tiểu đường tự nhiên.
Chôm chôm còn là một loại quả giàu các chất chống oxy hóa chính dưỡng chất có khả năng chống lại các gốc tự do gây hại, đồng thời ngăn ngừa các tổn thương do chính gốc tự do này gây ra. Những tổn thương này có thể bao gồm nguy cơ gây bệnh ung thư, chứng viêm nhiễm hay thậm chí là dẫn đến sự hình thành các vấn đề về tim mạch. Ngoài ra, lượng vitamin chứa trong chôm chôm còn có tác dụng bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể – giúp cơ thể hoạt động tối ưu.
Với vị ngọt thanh cùng lớp thịt giòn và dễ tách vỏ, nhiều người thường chọn chôm chôm để làm món tráng miệng bổ dưỡng sau bữa ăn. Tuy nhiên, có một sự thật bất ngờ là dù rằng có nhiều người thích ăn chôm chôm, song hầu như có rất ít người biết những lợi ích sức khỏe của chôm chôm sau đây:
1. Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường
Một nghiên cứu ở Trung Quốc đã chứng minh rằng quả chôm chôm hay cụ thể hơn là vỏ chôm chôm, có chứa các đặc tính giúp chống lại căn bệnh đái tháo đường (tiểu đường). Nghiên cứu đã thử nghiệm đối với những con chuột mắc bệnh tiểu đường bằng cách cho chúng dùng chiết xuất phenolic chứa trong vỏ chôm chôm. Và kết quả đã cho thấy phần vỏ của loại quả này thực sự có tác dụng giảm thiểu hàm lượng glucose trong máu lúc đói.
2. Có khả năng hỗ trợ kiểm soát cân nặng
Dù rằng hiện vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào cho thấy nguyên nhân tại sao chôm chôm có thể giúp ngăn ngừa tình trạng tăng cân. Tuy nhiên, nói chung, theo một số nghiên cứu, khi một loại trái cây có chứa khả năng kiểm soát cân nặng thì điều đó cũng có nghĩa là loại quả đó chứa hàm lượng đường khá thấp. Không chỉ thế, quả chôm chôm còn chứa hàm lượng chất xơ dinh dưỡng giúp bạn no lâu hơn, đồng thời hỗ trợ quá trình giảm cân.
3. Hỗ trợ sức khỏe mẹ bầu trong thai kỳ
Phụ nữ mang thai cũng có thể hưởng được lợi ích của chôm chôm. Lý do rất đơn giản, chính là do chôm chôm có vị ngọt tự nhiên. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng choáng váng hoặc buồn nôn chính các triệu chứng gây khó chịu phổ biến ở những bà mẹ bầu.
Ngoài ra, quả chôm chôm còn là nguồn cung cấp chất sắt khá cao. Khoáng chất thiết yếu này sẽ giúp mẹ bầu chống lại sự mệt mỏi và chóng mặt khi đang mang thai. Sự tăng cường hấp thu chất sắt còn giúp cải thiện mức huyết sắc tố hemoglobin trong cơ thể người mẹ. Bởi vì chứa hàm lượng vitamin E đáng kể, việc ăn quả chôm chôm cũng có tác dụng giúp làm dịu tình trạng ngứa ngáy gây khó chịu đối với những phụ nữ đang trong thai kỳ.
4. Giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch
Bệnh tim mạch vành là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng mỡ tích tụ trong các tế bào màng lót của các thành động mạch, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch máu và cản trở quá trình lưu thông. Căn bệnh này là tác nhân ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của tim mạch, khiến cho động mạch tim trở nên hẹp dần. Nếu bệnh chuyển biến xấu, lượng oxy chứa trong máu được cung cấp đến tim qua quá trình tuần hoàn có thể bị giảm bớt và gây ra một số tổn thương cho tim. Vậy, chính xác thì quả chôm chôm mang lại lợi ích gì cho tim mạch?
Khi nói về lợi ích của chôm chôm, thật là một điều thiếu sót nếu như bạn không đề cập đến hàm lượng vitamin B3. Trên thực tế, vitamin B3 có khả năng chuyển hóa carbohydrate, chất béo cùng protein thành nguồn năng lượng để duy trì các hoạt động của cơ thể. Việc thêm chôm chôm vào chế độ ăn dinh dưỡng hằng ngày có thể giúp một số người tăng cường chuyển hóa chất béo, giúp ngăn ngừa tình trạng tích tụ mỡ thừa trong cơ thể. Đây chính là lý do gián tiếp giải thích tại sao quả chôm chôm lại có thể giúp làm giảm nguy cơ hình thành bệnh tim mạch vành.
5. Tăng cường sức khỏe cho xương
Lợi ích của chôm chôm còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khối lượng xương, cũng như củng cố sức khỏe xương khớp nhờ hàm lượng phốt pho cùng canxi chứa trong nó. Vì thế, loại quả này có khả năng hỗ trợ quá trình hình thành và nuôi dưỡng xương của bạn. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C chứa trong chôm chôm cũng góp phần giúp xương chắc khỏe hơn.
6. Phòng ngừa các căn bệnh ung thư
Quả chôm chôm là một trong những loại trái cây chứa hàm lượng chất chống oxy hóa tuyệt vời. Đây cũng chính là nguyên nhân tại sao trong lợi ích của chôm chôm lại còn có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư. Những chất chống oxy hóa này có vai trò chống lại các bệnh viêm nhiễm, đồng thời bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi các tổn thương. Hàm lượng vitamin C chứa trong loại trái cây này còn giúp hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa cũng như vô hiệu hóa các gốc tự do gây hại. Nhờ đó, bạn có thể hạn chế những tổn thương mà các gốc tự do này gây ra cho cơ thể, làm giảm nguy cơ hình thành nhiều dạng ung thư.
Theo một nghiên cứu, vỏ của quả chôm chôm có thể gây cản trở và làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư. Do đó, phần vỏ của loại trái cây này thậm chí còn được sử dụng trong việc điều trị bệnh ung thư gan. Theo một báo cáo của một nghiên cứu khác, việc ăn 5 quả chôm chôm hằng ngày còn có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh ung thư.
7. Đặc tính kháng khuẩn và sát trùng
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng quả chôm chôm đã từng được sử dụng từ thời xưa bởi vì công dụng kháng khuẩn và tiêu diệt mầm bệnh ấn tượng. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn nói rằng đặc tính sát trùng chứa trong quả chôm chôm có thể đóng vai trò bảo vệ cơ thể chống lại hàng loạt các dạng nhiễm trùng. Ngoài ra, quả chôm chôm còn có tác dụng rút ngắn thời gian làm lành vết thương, cũng như ngăn ngừa sự hình thành của dịch mủ.
8. Cung cấp và tăng cường năng lượng
Quả chôm chôm có chứa đồng thời cả chất bột đường và protein chính là những dưỡng chất giúp cung cấp nguồn năng lượng thiết yếu giúp duy trì các hoạt động hằng ngày của cơ thể. Lượng đường tự nhiên chứa trong loại trái cây này cũng góp phần trong việc giúp bổ sung thêm một số năng lượng cho cơ thể của bạn. Hàm lượng vitamin B3 chứa trong quả chôm chôm đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất bột đường.
Vì vậy, lợi ích của chôm chôm trong trường hợp này chính là giúp bạn năng động và có đủ sức khỏe để làm việc trong suốt ngày dài. Sau khi dùng xong cơm trưa, bạn có thể tráng miệng cùng vài quả chôm chôm để có thể tăng cường thúc đẩy quá trình hấp thu lượng chất bột đường chứa trong hạt cơm, nhanh chóng lấy lại năng lượng để bạn làm việc.
9. Cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ dinh dưỡng chứa trong quả chôm chôm có tác dụng giúp cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa. Dưỡng chất này còn có thể hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời ngăn ngừa một số vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như chứng táo bón hoặc khó tiêu.
Bên cạnh đó, loại trái cây này còn mang đặc tính kháng khuẩn, giúp tiêu diệt các loại ký sinh trùng trong đường ruột. Vì thế, lợi ích của chôm chôm là có thể hỗ trợ điều trị chứng táo bón khá hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn còn cần nhiều nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về hiệu quả này. Do đó, nếu bạn muốn dùng chôm chôm để hỗ trợ tiêu hóa, bạn nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nhé.
Khi nói về lợi ích của chôm chôm, thật là một điều thiếu sót nếu như bạn không đề cập đến hàm lượng vitamin B3. Trên thực tế, vitamin B3 có khả năng chuyển hóa carbohydrate, chất béo cùng protein thành nguồn năng lượng để duy trì các hoạt động của cơ thể. Việc thêm chôm chôm vào chế độ ăn dinh dưỡng hằng ngày có thể giúp một số người tăng cường chuyển hóa chất béo, giúp ngăn ngừa tình trạng tích tụ mỡ thừa trong cơ thể. Đây chính là lý do gián tiếp giải thích tại sao quả chôm chôm lại có thể giúp làm giảm nguy cơ hình thành bệnh tim mạch vành.
5. Tăng cường sức khỏe cho xương
Lợi ích của chôm chôm còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khối lượng xương, cũng như củng cố sức khỏe xương khớp nhờ hàm lượng phốt pho cùng canxi chứa trong nó. Vì thế, loại quả này có khả năng hỗ trợ quá trình hình thành và nuôi dưỡng xương của bạn. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C chứa trong chôm chôm cũng góp phần giúp xương chắc khỏe hơn.
6. Phòng ngừa các căn bệnh ung thư
Quả chôm chôm là một trong những loại trái cây chứa hàm lượng chất chống oxy hóa tuyệt vời. Đây cũng chính là nguyên nhân tại sao trong lợi ích của chôm chôm lại còn có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư. Những chất chống oxy hóa này có vai trò chống lại các bệnh viêm nhiễm, đồng thời bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi các tổn thương. Hàm lượng vitamin C chứa trong loại trái cây này còn giúp hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa cũng như vô hiệu hóa các gốc tự do gây hại. Nhờ đó, bạn có thể hạn chế những tổn thương mà các gốc tự do này gây ra cho cơ thể, làm giảm nguy cơ hình thành nhiều dạng ung thư.
Theo một nghiên cứu, vỏ của quả chôm chôm có thể gây cản trở và làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư. Do đó, phần vỏ của loại trái cây này thậm chí còn được sử dụng trong việc điều trị bệnh ung thư gan. Theo một báo cáo của một nghiên cứu khác, việc ăn 5 quả chôm chôm hằng ngày còn có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh ung thư.
7. Đặc tính kháng khuẩn và sát trùng
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng quả chôm chôm đã từng được sử dụng từ thời xưa bởi vì công dụng kháng khuẩn và tiêu diệt mầm bệnh ấn tượng. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn nói rằng đặc tính sát trùng chứa trong quả chôm chôm có thể đóng vai trò bảo vệ cơ thể chống lại hàng loạt các dạng nhiễm trùng. Ngoài ra, quả chôm chôm còn có tác dụng rút ngắn thời gian làm lành vết thương, cũng như ngăn ngừa sự hình thành của dịch mủ.
8. Cung cấp và tăng cường năng lượng
Quả chôm chôm có chứa đồng thời cả chất bột đường và protein chính là những dưỡng chất giúp cung cấp nguồn năng lượng thiết yếu giúp duy trì các hoạt động hằng ngày của cơ thể. Lượng đường tự nhiên chứa trong loại trái cây này cũng góp phần trong việc giúp bổ sung thêm một số năng lượng cho cơ thể của bạn. Hàm lượng vitamin B3 chứa trong quả chôm chôm đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất bột đường.
Vì vậy, lợi ích của chôm chôm trong trường hợp này chính là giúp bạn năng động và có đủ sức khỏe để làm việc trong suốt ngày dài. Sau khi dùng xong cơm trưa, bạn có thể tráng miệng cùng vài quả chôm chôm để có thể tăng cường thúc đẩy quá trình hấp thu lượng chất bột đường chứa trong hạt cơm, nhanh chóng lấy lại năng lượng để bạn làm việc.
9. Cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ dinh dưỡng chứa trong quả chôm chôm có tác dụng giúp cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa. Dưỡng chất này còn có thể hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời ngăn ngừa một số vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như chứng táo bón hoặc khó tiêu.
Bên cạnh đó, loại trái cây này còn mang đặc tính kháng khuẩn, giúp tiêu diệt các loại ký sinh trùng trong đường ruột. Vì thế, lợi ích của chôm chôm là có thể hỗ trợ điều trị chứng táo bón khá hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn còn cần nhiều nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về hiệu quả này. Do đó, nếu bạn muốn dùng chôm chôm để hỗ trợ tiêu hóa, bạn nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nhé.
10. Tính chất hoạt động như chất kích dục
Một số nghiên cứu đã từng nói rằng lá của quả chôm chôm có hoạt tính như một loại chất kích dục. Tất cả bạn cần làm đó là hãy đun sôi một ít lá chôm chôm trong nước, sau đó để nguội và uống. Điều này sẽ giúp tăng cường sản sinh các hormone giúp tăng cường ham muốn tình dục. Ngoài ra, quả chôm chôm còn được tin là có khả năng giúp làm tăng khả năng sinh sản ở phụ nữ. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ lưỡng hơn trước khi quyết định sử dụng chôm chôm cho mục đích này nhé.
11. Điều trị vấn đề về da đầu và mái tóc
Đặc tính kháng khuẩn của quả chôm chôm có thể giúp điều trị gàu trên da đầu, cũng như một số vấn đề về da đầu khác như ngứa ngáy hoặc bong tróc. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C chứa trong loại trái cây này còn giúp nuôi dưỡng sức khỏe của mái tóc và da đầu từ sâu bên trong, giúp mái tóc thêm óng ả hơn. Hàm lượng chất khoáng đồng có trong quả chôm chôm còn có khả năng điều trị chứng rụng tóc, đồng thời tăng cường màu sắc cho mái tóc giúp giữ mái tóc đen và ngăn ngừa tình trạng bạc tóc do lão hóa sớm.
Không chỉ như thế, chôm chôm còn chứa thêm protein là dưỡng chất giúp nuôi dưỡng mái tóc luôn chắc khỏe và suôn mượt. Để tận dụng lợi ích này, bạn chỉ cần thoa nước ép chôm chôm lên mái tóc, mát xa nhẹ nhàng và để yên trong vòng 15 phút trước khi gội đầu như bình thường. Để phòng tránh tình trạng kích ứng da không mong muốn, bạn nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ da liễu trước khi thực hiện biện pháp này.
12. Hỗ trợ giúp làn da khỏe mạnh hơn
Lợi ích của chôm chôm còn nằm ở hạt nữa, có hiệu quả giúp tăng cường sức khỏe và vẻ tươi khỏe của làn da. Bạn chỉ cần nghiền nát hạt chôm chôm thành hỗn hợp sệt, sau đó thoa trực tiếp lên da để làm sạch da, đồng thời cải thiện tình trạng da không đều màu. Hãy sử dụng hỗn hợp này thường xuyên để nuôi dưỡng làn da mềm mịn và mượt mà.
Ngoài phần hạt, thịt quả chôm chôm còn có tác dụng cấp ẩm cho da. Dưỡng chất mangan chứa trong loại trái cây này cùng với vitamin C có thể giúp hỗ trợ quá trình sản sinh collagen, đồng thời hoạt động như một chất chống oxy hóa. Đặc tính này sẽ giúp bảo vệ làn da của bạn tránh khỏi các tổn thương do các gốc tự do gây ra. Do đó, việc ăn một vài quả chôm chôm mỗi ngày có thể giúp nuôi dưỡng làn da luôn khỏe mạnh và tươi trẻ.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích sức khỏe mà quả chôm chôm mang lại, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về một số tác dụng phụ của loại trái cây này. Điển hình là phần hạt của quả chôm chôm, nơi có chứa saponin – một hợp chất có thể mang độc tố gây hại cho cơ thể. Do đó, bạn không nên ăn hạt chôm chôm còn sống nhé!
Ngoài ra, do thuộc nhóm trái cây nhiệt đới, đồng thời lại có vụ mùa chính vào mùa hè và có tính nóng, việc ăn quá nhiều chôm chôm trái lại sẽ gây tăng nhiệt cho cơ thể. Tình trạng này có thể dẫn đến một số triệu chứng khó chịu như nổi nhiệt miệng, khó tiêu và mọc mụn nhọt. Vì thế, lời khuyên dành cho bạn là đừng ăn quá nhiều chôm chôm trong ngày để tránh bị “bốc hỏa” vào mùa hè! Hãy thưởng thức chôm chôm một cách điều độ và có chừng mực (khoảng 3–5 quả mỗi ngày) nếu như không muốn bị nóng trong người nhé!
10. Tính chất hoạt động như chất kích dục
Một số nghiên cứu đã từng nói rằng lá của quả chôm chôm có hoạt tính như một loại chất kích dục. Tất cả bạn cần làm đó là hãy đun sôi một ít lá chôm chôm trong nước, sau đó để nguội và uống. Điều này sẽ giúp tăng cường sản sinh các hormone giúp tăng cường ham muốn tình dục. Ngoài ra, quả chôm chôm còn được tin là có khả năng giúp làm tăng khả năng sinh sản ở phụ nữ. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ lưỡng hơn trước khi quyết định sử dụng chôm chôm cho mục đích này nhé.
11. Điều trị vấn đề về da đầu và mái tóc
Đặc tính kháng khuẩn của quả chôm chôm có thể giúp điều trị gàu trên da đầu, cũng như một số vấn đề về da đầu khác như ngứa ngáy hoặc bong tróc. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C chứa trong loại trái cây này còn giúp nuôi dưỡng sức khỏe của mái tóc và da đầu từ sâu bên trong, giúp mái tóc thêm óng ả hơn. Hàm lượng chất khoáng đồng có trong quả chôm chôm còn có khả năng điều trị chứng rụng tóc, đồng thời tăng cường màu sắc cho mái tóc giúp giữ mái tóc đen và ngăn ngừa tình trạng bạc tóc do lão hóa sớm.
Không chỉ như thế, chôm chôm còn chứa thêm protein là dưỡng chất giúp nuôi dưỡng mái tóc luôn chắc khỏe và suôn mượt. Để tận dụng lợi ích này, bạn chỉ cần thoa nước ép chôm chôm lên mái tóc, mát xa nhẹ nhàng và để yên trong vòng 15 phút trước khi gội đầu như bình thường. Để phòng tránh tình trạng kích ứng da không mong muốn, bạn nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ da liễu trước khi thực hiện biện pháp này.
12. Hỗ trợ giúp làn da khỏe mạnh hơn
Lợi ích của chôm chôm còn nằm ở hạt nữa, có hiệu quả giúp tăng cường sức khỏe và vẻ tươi khỏe của làn da. Bạn chỉ cần nghiền nát hạt chôm chôm thành hỗn hợp sệt, sau đó thoa trực tiếp lên da để làm sạch da, đồng thời cải thiện tình trạng da không đều màu. Hãy sử dụng hỗn hợp này thường xuyên để nuôi dưỡng làn da mềm mịn và mượt mà.
Ngoài phần hạt, thịt quả chôm chôm còn có tác dụng cấp ẩm cho da. Dưỡng chất mangan chứa trong loại trái cây này cùng với vitamin C có thể giúp hỗ trợ quá trình sản sinh collagen, đồng thời hoạt động như một chất chống oxy hóa. Đặc tính này sẽ giúp bảo vệ làn da của bạn tránh khỏi các tổn thương do các gốc tự do gây ra. Do đó, việc ăn một vài quả chôm chôm mỗi ngày có thể giúp nuôi dưỡng làn da luôn khỏe mạnh và tươi trẻ.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích sức khỏe mà quả chôm chôm mang lại, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về một số tác dụng phụ của loại trái cây này. Điển hình là phần hạt của quả chôm chôm, nơi có chứa saponin – một hợp chất có thể mang độc tố gây hại cho cơ thể. Do đó, bạn không nên ăn hạt chôm chôm còn sống nhé!
Ngoài ra, do thuộc nhóm trái cây nhiệt đới, đồng thời lại có vụ mùa chính vào mùa hè và có tính nóng, việc ăn quá nhiều chôm chôm trái lại sẽ gây tăng nhiệt cho cơ thể. Tình trạng này có thể dẫn đến một số triệu chứng khó chịu như nổi nhiệt miệng, khó tiêu và mọc mụn nhọt. Vì thế, lời khuyên dành cho bạn là đừng ăn quá nhiều chôm chôm trong ngày để tránh bị “bốc hỏa” vào mùa hè! Hãy thưởng thức chôm chôm một cách điều độ và có chừng mực (khoảng 3–5 quả mỗi ngày) nếu như không muốn bị nóng trong người nhé!
Xem thêm: Lợi ích và tác hại của việc ăn cay
Tin mới nhất
- Sa tinh hoàn – Nguyên nhân và cách khắc phục tinh hoàn xệ
- Thuốc Hoàng thống phong mua ở đâu, giá bao tiền? Tác dụng và cách dùng
- Cách chữa tai bị tắc do viêm xoang
- Công dụng của chuối và ăn chuối hột có tác dụng gì? – Quà tặng cho sức khỏe
- Thiếu máu cục bộ đường ruột
- Có nên chữa đau dạ dày bằng Đông Y? Hé lộ bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang xóa bỏ đau dạ dày chỉ sau 45 ngày
- TOP 10 viên uống bổ sung DHA cho mẹ bầu giúp bé thông minh
- Có nên uống thực phẩm chức năng giảm cân?
- Da bị nổi mụn nước và ngứa là bệnh gì? Cách điều trị hết ngứa, hết mụn nước
- Những loại trái cây gây nóng, gây mụn nên hạn chế trong mùa hè
Video
- TIN TỨC UNG THƯ 4 cách chữa đau dạ dày bằng quả sung hiệu quả không ngờ
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Nang thận là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
- TIN TỨC UNG THƯ Xạ trị ung thư phổi: mục đích, tác dụng phụ và các lưu ý quan trọng
- TIN TỨC UNG THƯ Có Nên Cắt Trĩ Hay Không | Bác Sĩ CKI Nguyễn Hữu Trường Cập Nhật 2018