Amidan có đốm trắng nguyên nhân do đâu? Điều trị như thế nào?
Amidan có đốm trắng là biểu hiện của nhiều căn bệnh truyền nhiễm. Trong đó có các căn bệnh đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Tìm hiểu ngay về hiện tượng amidan có đốm trắng và cách điều trị các bệnh liên quan trong bài viết dưới đây.
Cơ chế tạo đốm trắng trên bề mặt amidan
Amidan có hình bầu dục, cấu trúc hốc rỗng và chứa nhiều ngóc ngách. Ở trạng thái bình thường, lớp niêm mạc amidan có màu hồng tự nhiên. Tuy nhiên, khi amidan bị sưng tấy có kèm theo đốm trắng thì tức là bạn đang gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.
Amidan là một tổ chức của vòng bạch huyết Waldayer. Đây là cơ quan sản sinh ra các tế bào miễn dịch, ngăn cản các vi sinh gây hại xâm nhập vào hệ hô hấp. Nhưng nếu số lượng vi sinh tăng vọt bất thường, amidan sẽ không đủ sức đề kháng lại. Khi đó, amidan dễ bị viêm nhiễm ngược và xuất hiện các đốm trắng. Các đốm trắng là sự tích tụ của tế bào miễn dịch đã bị thoái hóa, cùng với các tế bào biểu mô bong tróc và các vi sinh gây hại tạo thành.
Các hạt trắng này có màu ngà giống như hạt đỗ, mùi hôi khó chịu. Người bệnh thường cảm thấy cổ họng vướng nuốt nếu các hạt này lồi lên trên. Ngoài ra, đi kèm với sự xuất hiện hạt trắng trên bề mặt amidan là các triệu chứng sưng amidan, họng đỏ, đau, khó nuốt, ho, nghẹt mũi, hắt xì, sốt…
Amidan có đốm trắng nguyên nhân do đâu?
Amidan có đốm trắng cảnh báo nhiều căn bệnh truyền nhiễm. Để phân biệt các bệnh lý, bạn đọc có thể căn cứ vào các triệu chứng điển hình khác.
Viêm họng
Viêm họng liên cầu khuẩn là một bệnh truyền nhiễm bắt nguồn từ vi khuẩn Streptococcus pyogenes. Loại vi khuẩn này dễ thấy nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ em, hoặc ở thanh thiếu niên. Ngoài việc xuất hiện các hạt trắng trên bề mặt amidan, người bệnh sẽ thấy cả các đốm trắng ở bên trong thành họng. Bệnh nhân sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, viêm và sưng cả họng, cảm giác khó nuốt, vướng víu, đau đầu, sốt… Loại vi khuẩn này có thể lây lan qua việc tiếp xúc với chất dịch do ho, hắt hơi.
Nấm miệng
Nấm miệng hình thành do loại nấm Candida albicans. Ở những người bị rối loạn suy giảm miễn dịch sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh nấm miệng rất cao. Ngoài ra, những người thường xuyên dùng kháng sinh hoặc mắc bệnh tiểu đường cũng chiếm tỷ lệ bị nấm miệng khá cao. Khi bị bệnh, các mảng trắng xuất hiện không chỉ ở amidan mà còn có cả ở trong má, trên lưỡi và vòm miệng.
Viêm amidan
Tình trạng bề mặt amidan xuất hiện các hạt trắng là dấu hiệu điển hình của bệnh viêm amidan hốc mủ hoặc viêm amidan do vi khuẩn Streptococcus. Viêm amidan hốc mủ thường xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn mãn tính. Nguyên nhân xuất phát từ việc người bệnh không điều trị và chăm sóc tốt ở giai đoạn cấp. Do đó có sự bội nhiễm vi khuẩn, virus và khiến quá trình điều trị trở nên rất khó khăn.
Bệnh bạch cầu đơn nhân
Virus Epstein-Barr là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh bạch cầu đơn nhân truyền nhiễm (mono). Đây là một căn bệnh truyền nhiễm thường lây lan qua nước bọt từ hành động hôn. Người bệnh sẽ thấy các mủ trắng bao quanh amidan kèm theo triệu chứng giống như cảm cúm, đau đầu, sốt, phát ban, sưng hạch bạch huyết…
Sỏi amidan
Sỏi amidan là những mảnh vụn hình thành trên các vết nứt của bề mặt amidan. Sỏi được hình thành do thức ăn còn vướng lại trong các hốc, chất nhầy, tế bào miễn dịch thoái hóa và vi khuẩn bị tích tụ theo thời gian. Người bệnh có thể quan sát và thấy các đốm trắng hoặc ngả vàng trên bề mặt amidan. Kèm theo đó là các triệu chứng hôi miệng, đau họng, nhức tai.
Herpes miệng
Herpes miệng xuất hiện do virus herpes simplex (HSV). Chúng có thể khiến bạn bị sưng rộp xung quanh môi, sốt, có vết loét trong vòm họng, sưng amidan, amidan có đốm trắng, sưng hạch bạch huyết ở cổ… Vết phồng rộp thường chỉ xuất hiện trong khoảng vài ngày và dần vỡ ra, chảy dịch, đóng vảy và biến mất.
Bạch sản niêm (leukoplakia)
Bạch sản niêm là hiện tượng xuất hiện những mảng trắng dày đặc xung quanh lưỡi, nướu, có thể lan rộng đến má và amidan. Hầu hết bệnh hình thành ở những người có vấn đề về răng miệng, thường xuyên hút thuốc lá, bị suy giảm miễn dịch…
Ung thư miệng
Không thể loại trừ yếu tố amidan xuất hiện đốm trắng là do ung thư miệng. Ung thư miệng là loại ung thư rất phổ biến ở cả nam giới và nữ giới. Ở người bị ung thư miệng sẽ thấy niêm mạc khoang miệng bị thay đổi màu sắc (đen lại/trắng bệch/đỏ li ti), có các vết loét không khỏi suốt 2 tuần, khoang miệng lở, thường chảy máu, có thể sưng amidan và xuất hiện đốm trắng, nuốt đau, vướng họng…
Điều trị amidan có đốm trắng như thế nào?
Để chẩn đoán amidan có đốm trắng do căn bệnh nào gây ra, người bệnh cần thực hiện khám tổng quát họng, xét nghiệm máu, xét nghiệm kháng thể, sinh thiết… Sau khi xác định được nguyên nhân gây ra bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị. Amidan có đốm trắng là biểu hiện của nhiều căn bệnh nên phác đồ điều trị cũng có sự khác biệt.
- Viêm họng: Bệnh do vi khuẩn gây ra nên bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng kháng sinh có khả năng diệt liên cầu khuẩn. Bên cạnh đó là dùng các loại thuốc điều trị triệu chứng như thuốc giảm ho, thuốc long đờm, thuốc giảm đau, hạ sốt…
- Viêm amidan: Kháng sinh sẽ được chỉ định trong trường hợp viêm amidan do vi khuẩn, còn với virus thì không. Bệnh nhân cũng được sử dụng các loại thuốc chống phù nề, xung huyết, dung dịch kiềm, thuốc giảm đau, hạ sốt…tùy theo triệu chứng xuất hiện. Trong trường hợp thuốc không có hiệu quả, bệnh diễn tiến xấu, người bệnh cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ amidan.
- Sỏi amidan: Cơ thể có thể tự loại bỏ sỏi amidan ra khỏi cơ thể. Nếu sỏi gây khó chịu thì người bệnh có thể tự loại bỏ bằng cách lấy tăm bông đẩy ra ngoài. Tuy nhiên, người bệnh cần thận trọng để tránh gây tổn thương amidan.
- Nấm miệng: Bệnh nhân sẽ được sử dụng các loại thuốc kháng nấm, dạng gel hoặc kem để bôi trực tiếp vào khoang miệng. Bệnh nhân có thể dùng nước muối hoặc nước súc miệng để ngăn ngừa nấm lan rộng.
- Bệnh bạch cầu đơn nhân: Bệnh do virus gây ra nên quá trình điều trị sẽ tập trung vào việc làm thuyên giảm các triệu chứng. Người bệnh sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt hoặc có thể uống steroid trong những trường hợp nghiêm trọng.
- Herpes miệng: Hiện nay căn bệnh này vẫn chưa có phương pháp đặc trị. Bác sĩ có thể kê các loại thuốc kháng virus để giảm tần suất mắc bệnh. Các loại thuốc mỡ hoặc kem bôi có tác dụng giảm đau, ngứa, rút ngắn thời gian lành bệnh.
- Bạch sản niêm: Đây là căn bệnh có khả năng tự phục hồi nhưng nếu các triệu chứng kéo dài đến 2 tuần, bạn cần đi khám tại bệnh viện. Ban đầu, phác đồ điều trị sẽ tập trung loại bỏ các yếu tố gây bệnh. Chẳng hạn như thói quen hút thuốc lá. Các vết loét nhỏ có thể loại bỏ bằng laser. Nếu các vết loét ngày càng lớn thì bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật.
- Ung thư miệng: Có 3 biện pháp chủ yếu trong điều trị ung thư miệng là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Nếu có các khối ung thư thì cần cắt bỏ. Xạ trị và hóa trị sẽ được phối hợp đan xen để làm tăng hiệu quả chữa bệnh.
Tuy nhiên, các trường hợp gây đốm trắng ở amidan như nấm miệng, bệnh bạch cầu đơn nhân, bạch sản niêm, ung thư miệng, herpes miệng…thường hiếm khi xảy ra. Hầu hết tình trạng amidan có đốm trắng là dấu hiệu điển hình của viêm amidan mãn tính, viêm amidan hốc mủ. Đây là dạng nhiễm trùng nặng ở amidan cần được điều trị tận gốc nhanh chóng. Nếu không, người bệnh rất dễ gặp biến chứng áp xe amidan và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Hiện nay, chỉ có đông y là giải pháp điều trị tận gốc amidan mà không cần đến xâm lấn, phẫu thuật, đặc biệt phù hợp với người có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, đang cho con bú, người mắc bệnh lâu năm… Theo quan điểm của đông y, viêm amidan mủ trắng chủ yếu do phong nhiệt nhũ nga (viêm amidan cấp) hoặc phong nhiệt hầu tý (viêm họng) trị chưa khỏi, dây dưa kéo dài lâu ngày hoặc sau bệnh ôn nhiệt dư tà chưa sạch gây nên.
Do đó, muốn chữa bệnh dứt điểm thì cần chú trọng phục hồi chính khí để đẩy lùi ngoại tà và nội tà – căn nguyên gây ra bệnh. Sau đó triệt tiêu viêm nhiễm nhằm loại bỏ các triệu chứng khó chịu hoàn toàn. THANH HẦU BỔ PHẾ THANG chính là bài thuốc được phát triển theo nguyên lý bổ chính khu tà với cơ chế tác động “bổ trước công sau” như vậy.
Thanh hầu bổ phế thang có khả năng triệt tiêu viêm amidan tận gốc còn nhờ thành phần dược liệu đa dạng. Các thảo dược không chỉ quy vào Phế giúp khai thông phế khí, trừ mủ tiêu sưng mà còn bồi bổ Can Thận giúp cải thiện cơ địa yếu kém của người bệnh. Sau khi điều trị, người bệnh sẽ không lo bị phụ thuộc thuốc và nguy cơ tái phát bệnh là cực thấp.
Thực tế cho thấy, hiệu quả điều trị của Thanh hầu bổ phế thang rất vượt trội. Trong số hơn 20.000 người bệnh điều trị thành công nhờ bài thuốc, hầu hết đều phản hồi không bị tái phát sau điều trị:
XÁC THỰC CHI TIẾT
Chữa viêm amidan mãn tính bằng Thanh hầu bổ phế thang có tốt không?
[REVIEW] Trải nghiệm thực tế điều trị viêm amidan tại Trung tâm Đông y Việt Nam
Cách phòng tránh hiện tượng amidan có đốm trắng
Để ngăn ngừa hiện tượng xuất hiện đốm trắng trên bề mặt amidan, người bệnh có thể thực hiện các giải pháp:
- Hạn chế sự lây lan của các vi sinh gây hại bằng cách rửa tay thường xuyên.
- Khi đi ra ngoài nên dùng khẩu trang để che chắn để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào hệ hô hấp.
- Tăng cường sức đề kháng thông qua chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bia vì đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra những căn bệnh về đường hô hấp.
- Che miệng và mũi khi ho, hạn chế tiếp xúc gần với những người đang mắc bệnh truyền nhiễm.
- Thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng, súc họng.
Nhìn chung, các vấn đề liên quan đến amidan có đốm trắng đều xuất phát từ vi sinh gây hại. Do đó, người bệnh cần chủ động đi khám nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường. Tuyệt đối không chủ quan trong điều trị để tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt là khi amidan có đốm trắng cũng liên quan đến bệnh ung thư.
Xem thêm: Sốt
Tin mới nhất
- Viên uống trắng da NuBest White có tốt không? Giá bao nhiêu?
- Mẹo dùng củ riềng trị lang beng và lưu ý
- Nứt kẽ hậu môn : Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Hội chứng West
- Tiêm phòng cúm cho trẻ: Mẹ lưu ý gì để con không gặp nguy
- 10 loại thực phẩm “vi diệu” chống lão hóa da
- Nấm lim xanh tác dụng gì cách dùng nấm lim xanh rừng Tiên Phước
- Chế độ dinh dưỡng và tập thể dục sau khi phẫu thuật ung thư vú
- Áp xe amidan: Dấu hiệu điển hình và cách điều trị hiệu quả
- Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?