Nguyên Nhân Bệnh Tiểu Đường(tuýp2),Tiểu Đường Sinh Học 8 Là Gì?

Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính thường tích tụ trong cơ thể mà khó có thể phát hiện bệnh. Nguyên nhân bệnh tiểu đường do nhiều nguyên nhân gây nên. Cùng Đông Y Thái Phương tìm hiểu nguyên nhân và hướng điều trị bệnh trong bài viết dưới đây.


 

I. Nguyên nhân bệnh tiểu đường(tuýp 1,tuýp 2) là gì?

 
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường, nhưng chủ yếu của bệnh tiểu đường đều xuất phát từ thiếu insulin, tiểu đường tuýp 1 sẽ do chất insulin bị thiếu hụt, bệnh tiểu đường tuýp 2 do bài tiết không đủ nhu cầu của cơ thể. Hai nguyên nhân này sẽ gây ra hiện tượng đường thiếu hụt trong máu là nguyên nhân bệnh tiểu đường xuất hiện.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân bệnh tiểu đường khác như:

  • Béo phì, đặc biệt là những người bị béo bụng, có thân hình “trái táo”.

 

  • Gen di truyền. Nếu trong gia đình, bố, mẹ mắc tiểu đường thì con cái sẽ có nguy cơ cao mắc phải loại bệnh này cao hơn so với những gia đình mà bố mẹ không mắc tiểu đường. Đặc biệt là người tiểu đường tuýp 1.
  • Người bị buồng trứng đa nang. Tình trạng này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2, nhưng ít người nhận biết được nguy cơ đó do đa nang buồng trứng có liên quan đến tình trạng mất cân bằng insulin. Cùng với chức năng kiểm soát đường huyết, insulin cũng kích thích buồng trứng tạo ra nội tiết tố testosterone quá mức ở phụ nữ. Khi mức insulin bắt đầu tăng nhiều và gây tổn hại buồng trứng và tuyến tụy, người phụ nữ có thể mắc bệnh tiểu đường.
  • Giờ giấc công việc thất thường, đặc biệt là những người thường xuyên đổi ca làm việc giữa ngày và đêm trong thời gian dài và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thể 2 tăng 50%. Lý do là những người có giờ giấc làm việc không ổn định dẫn đến rối loạn nhịp sinh học, là nguyên nhân bệnh tiểu đường.
  • Ngáy ngủ. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người hay ngáy ngủ nặng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng thêm 50%.
  • Ngủ không đủ giấc. Các nhà khoa học cho rằng thiếu ngủ làm rối loạn đồng hồ sinh học, vốn có nhiệm vụ điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ tự nhiên của cơ thể, làm tăng hàm lượng hormone gây stress là cortisol và gây mất cân bằng glucose trong cơ thể.
  • Người hay bỏ bữa sáng. Việc bỏ qua bữa ăn sáng có thể bị hạ đường huyết đột ngột, khiến họ thèm ăn món ngọt. Việc giải tỏa cơn thèm sẽ làm đường huyết tăng đột ngột và kích thích sản sinh insulin quá mức,là nguyên nhân bệnh tiểu đường.

 

II. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường sinh học 8

1. Nguyên nhân bệnh tiểu đường sinh học 8 type 1

 
nguyên nhân bệnh tiểu đường sinh học 8  type1còn phụ thuộc insulin, đây là nguyên nhân chiếm khoảng 10% số người mắc bệnh, xảy ra khi tế bào bêta của tiểu đảo tụy bị tổn thương và mất khả năng tiết insulin, gây thiếu insulin tuyệt đối, vì vậy người bệnh bắt buộc phải sử dụng insulin ngoại sinh suốt đời.
Sự tổn thương của tế bào bêta trong nguyên nhân bệnh tiểu đường sinh học 8 typ1 có liên quan đến yếu tố di truyền, môi trường và cơ chế tự miễn dịch.Những người mang kháng nguyên HLA (human leucocyte antigen – kháng nguyên bạch cầu ở người) loại B8, B15, DR3, DR4 sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ĐTĐ type 1.

Trong nguyên nhân bệnh tiểu đường sinh học 8 type 1, tế bào bạch cầu sẽ tiết ra các chất gây độc tế bào bêta, làm nó bị tổn thương và phá hủy, dẫn đến ngừng tiết insulin. Có một số ít trường hợp ĐTĐ typ1 không tìm thấy nguyên nhân, không có liên quan với HLA nhưng có nhận thấy yếu tố di truyền rõ rệt.

2. Nguyên nhân bệnh tiểu đường sinh học 8 type 2

Khác với ĐTĐ typ1, nguyên nhân bệnh tiểu đường sinh học 8 type 2 xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin, hoặc có đủ nhưng chúng lại hoạt động không hiệu quả (còn gọi là đề kháng insulin), hoặc kết hợp cả hai.

 

Chiếm tới 90% các trường hợp mắc bệnh, chủ yếu là do ăn quá nhiều chất béo, chất đường và ít vận động thể lực.
 Nguyên nhân bệnh tiểu đường sinh học 8 type 2chủ yếu do dinh dưỡng và lối sống không lành mạnh nguyên nhân gây bệnh ĐTĐ type 2 chủ yếu do dinh dưỡng và lối sống không lành mạnh
Có nhiều nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân bệnh tiểu đường ở những người bệnh ĐTĐ typ2 không thừa cân, thường có biểu hiện giảm tiết insulin. Khi mới mắc bệnh thì insulin có thể được tiết ra bình thường hoặc tăng lên nhưng nó không tương xứng với mức tăng của glucose máu.
 

3. Nguyên nhân bệnh tiểu đường sinh học 8 thai kỳ

Nguyên nhân bệnh tiểu đường sinh học 8 thai kỳ là tình trạng tăng đường huyết chỉ xảy ra trong giai đoạn mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi nồng độ hormon khi mang thai làm giảm sự nhạy cảm của insulin đối với tế bào, từ đó gây tăng đường huyết.

 

Với nguyên nhân bệnh tiểu đường thai kỳ có thể được kiểm soát với chế độ ăn và luyện tập khoa học. Nếu đường huyết vẫn tăng cao, người mẹ cần được tiêm insulin. Bình thường tiểu đường thai kỳ sẽ tự hết sau khi sinh, nhưng cũng có nhiều trường hợp tiến triển thành ĐTĐ typ2.
 

4. Nguyên nhân bệnh tiểu đường sinh học 8 khác gây bệnh tiểu đường

 
Ngoài những nguyên nhân bệnh tiểu đường sinh học 8 ở trên, còn có nhiều yếu tố nguy cơ tiềm tàng khác có thể gây bệnh ĐTĐ, bao gồm:

Bệnh lý ở tụy: viêm tụy, ung thư tuyến tụy.

Các bệnh nội tiết như: hội chứng cushing, tăng tiết GH, cường sản hoặc u tủy thượng thận, Basedow… có thể làm rối loạn chuyển hóa, gây tăng đường huyết và dẫn đến bệnh ĐTĐ.

Sử dụng một số loại thuốc điều trị kéo dài như: thuốc lợi tiểu thải kali, thuốc tránh thai, thuốc hormon tuyến giáp… cũng khiến lượng đường trong máu tăng cao.
 
Có rất nhiều 
nguyên nhân bệnh tiểu đường, trong đó chế độ ăn uống và lối sống là những yếu tố mà chúng ta có thể cải thiện được. Vì vậy, bạn hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của mình ngay từ bây giờ để phòng ngừa bệnh.
 

III. Ăn nhiều đường,đồ ngọt có bị tiểu đường không

Khi ăn nhiều đường, uống nhiều nước ngọt, ăn nhiều kẹo, bánh ngọt, đường được hấp thụ vào máu rất nhanh, đường huyết tăng đột ngột, khiến tụy phải hoạt động nhiều (tuyến tụy giải phóng insulin để điều chỉnh đường huyết). Nếu sự kiện này diễn ra liên tục, trong thời gian dài, đặc biệt là ở người cao tuổi, tụy tạng hoạt động quá tải sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.
 

 

 
Người bị tiểu đường thường có bốn triệu chứng gợi ý để nghĩ đến bệnh là: ăn nhiều – uống nhiều – tiểu nhiều và sút cân nhiều.
 
Nếu xét nghiệm sẽ thấy lượng đường trong máu tăng cao (triệu chứng chính) và xét nghiệm nước tiểu có thể thấy ít hoặc nhiều đường trong đó (nước tiểu bình thường không có đường); vì thế tiểu ra ở đâu có thể có ruồi bâu, kiến đậu ớ đó. Ngoài ra, người bị tiểu đường có thể bị béo phì hay gầy sút, lở loét dễ bị nhiễm trùng dai dẳng, khó điều trị. Nặng hơn nữa có thể bị hôn mê, co giật do hạ đường huyết và toan hóa máu.

IV. Hậu quả của bệnh tiểu đường

Giống như ung thư hay HIV, những nguy hiểm mà bệnh tiểu đường gây ra cho người bệnh không thể hiện rõ ràng và ngay lập tức mà mang tính chất “âm ỉ”, đến khi thấy triệu chứng thì đã quá muộn. Thông thường, những hậu quả khủng khiếp nhất mà người bị tiểu đường gặp phải đến trực tiếp từ những biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra.


 

►  Tổn thương thần kinh ngoại vi là biến chứng thường thấy nhất ở bệnh nhân tiểu đường, trong đó biểu hiện ở chân là nghiêm trọng hơn cả: khô da, nứt nẻ, chai chân, lở loét, sưng phù và điều trị không khỏi… Tổn thương thần kinh ngoại vi dễ dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử, gây loét và có thể phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng.
 

►  Các bệnh về mắt như giảm thị lực, đục thủy tinh thể, quáng gà, mù lòa… cũng là các biến chứng thường gặp. Do lượng đường huyết trong mạch máu cao, làm những mạch máu nhỏ tại võng mạc bị nghẽn, có thể bị vỡ gây tấy đỏ, sưng ứ gây ra tổn thương mắt và các bệnh võng mạc.
 

►  Những người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, mỡ máu và đột quỵ, rất dễ gây tử vong.
 

►  Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường lâu năm thường mắc phải các biến chứng về răng lợi do lượng đường trong máu cao dễ gây sâu răng, hôi miệng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
 

►  Bệnh nhân tiểu đường cũng rất dễ bị nhiễm trùng và có thể bị nhiễm trùng ở bất cứ bộ phận nào điển hình như: răng miệng, lợi, nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiểu bàng quang, thận… Và một hậu quả nghiêm trọng phổ biến ở các bệnh nhân tiểu đường là phải tháo khớp chi (còn gọi là hiện tượng đoản chi).
 
Chính vì những biến chứng nguy hiểm nêu trên mà bệnh tiểu đường được coi là căn bệnh “gặm mòn” sức khỏe của con người thầm lặng. Đồng thời, nếu người bệnh không có ý thức tránh xa rượu, bia, thuốc lá thì rủi ro mắc các biến chứng càng cao. Đa số người mắc bệnh tiểu đường hiện nay đều cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu thông qua ăn uống, luyện tập thể dục hàng ngày và dùng thuốc điều trị. Việc này có thể hạn chế phần nào sự có mặt của các biến chứng không mong muốn nhưng chế độ ăn uống kiêng khem khắt khe cũng gây khó khăn cho không ít người bệnh như thường xuyên có cảm giác đói, mệt mỏi do thiếu chất, sức khỏe và sức đề kháng suy giảm…

 >>Xem thêm :

  • Chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa
  • Thuốc chữa bệnh tiểu đường?
  • Bệnh tiêu đường ở trẻ em

 
Hiện tại Đông Y Thái Phương đang có một số sản phẩm hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường. Các bạn có thể tham khảo ngay tại Nấm chaga hoặc gọi điện ngay tới hotline để được tư vấn miễn phí.

 

Hãy để lại câu hỏi và SĐT bên dưới nếu bạn có thắc mắc nhé!
 

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương – PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


Nguồn: https://dongythaiphuong.com/blog-suc-khoe/nguyen-nhan-benh-tieu-Duongtuyp2tieu-Duong-sinh-hoc-8-la-gi-2754.html

Xem thêm: Triderma Diabetic Foot Defense® Healing Cream

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!