Những triệu chứng của một cơn đột quỵ ở thùy trán là gì?
Đột quỵ là gì?
Một cơn đột quỵ là một tình trạng làm gián đoạn sự cung cấp máu đến bất cứ phần nào của não hoặc còn có thể do bị chảy máu trong não. Những cơn đột quỵ ở thùy trán có thể gây ra những thay đổi về nhân cách, khả năng ra quyết định, khả năng ngôn ngữ và khả năng tự kiểm soát bản thân.
Đột quỵ là gì?
Một cơn đột quỵ là một tình trạng làm gián đoạn sự cung cấp máu đến bất cứ phần nào của não hoặc còn có thể do bị chảy máu trong não. Những cơn đột quỵ ở thùy trán có thể gây ra những thay đổi về nhân cách, khả năng ra quyết định, khả năng ngôn ngữ và khả năng tự kiểm soát bản thân.
Những triệu chứng của đột quỵ thùy trán
Những cơn đột quỵ ở thùy trán có thể gây nên những triệu chứng khác nhau, nó thường dao động từ bị yếu liệt cho đến bị mất động lực làm việc. Vì lý do trên, nên các triệu chứng có thể được chia làm 4 nhóm như sau.
Triệu chứng về vận động:
- Tình trạng yếu liệt ở một bên cơ thể đối diện với cơn đột quỵ.
- Bộc lộ các phản xạ nguyên phát như phản xạ bú, phản xạ nắm.
- Bắt chước các cử chỉ nét mặt của người khác mà không dừng lại được.
- Sự lặp lại một cử động không dừng lại được.
- Sự mất ý chí.
- Mất điều khiển dáng đi.
- Tiểu không tự chủ.
Lời nói và ngôn ngữ
- Mất ngôn ngữ Broca (hay còn gọi là mất ngôn ngữ diễn đạt) (khi cơn đột quỵ ảnh hưởng đến bán cầu não chi phối khả năng ngôn ngữ).
Nhận thức và trí tuệ
- Mất khả năng sáng thạo, thường do dự, thay đổi tâm trạng.
- Khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề (hành vi định hướng mục tiêu) ở những lĩnh vực khác nhau của nhận thức bao gồm ngôn ngữ học tâm lý, suy diễn, tính lô gic và số học.
Hành vi và nhân cách
- Thiếu hoàn toàn óc sáng tạo và động lực.
- Đưa ra những bình luận không phù hợp với chuẩn mực của xã hội.
- Khó chịu.
- Bất cẩn và thờ ơ.
- Tính cố chấp không phù hợp và sự lặp lại những hành vi nhất định.
Những điều mà các bác sĩ đã tìm ra được về căn bệnh này
Sáng tạo ngôn ngữ
Nếp cuộn trán phía dưới bên trái là một trong những vùng não quan trọng nhất giúp thể hiện sự sáng tạo ngôn ngữ. Khu vực này sẽ hoạt động khi những người bình thường làm một bài kiểm tra về đoán chữ khi cho biết trước vài chữ cái, ví dụ như bạn được biết trước ba chữ “ngo-“, và bạn phải đoán được đây là từ gì. Khu vực này thường không hoạt động khi bạn đang xử lý ngôn ngữ ở cấp độ đơn giản như đọc chữ.
Những triệu chứng của đột quỵ thùy trán
Những cơn đột quỵ ở thùy trán có thể gây nên những triệu chứng khác nhau, nó thường dao động từ bị yếu liệt cho đến bị mất động lực làm việc. Vì lý do trên, nên các triệu chứng có thể được chia làm 4 nhóm như sau.
Triệu chứng về vận động:
- Tình trạng yếu liệt ở một bên cơ thể đối diện với cơn đột quỵ.
- Bộc lộ các phản xạ nguyên phát như phản xạ bú, phản xạ nắm.
- Bắt chước các cử chỉ nét mặt của người khác mà không dừng lại được.
- Sự lặp lại một cử động không dừng lại được.
- Sự mất ý chí.
- Mất điều khiển dáng đi.
- Tiểu không tự chủ.
Lời nói và ngôn ngữ
- Mất ngôn ngữ Broca (hay còn gọi là mất ngôn ngữ diễn đạt) (khi cơn đột quỵ ảnh hưởng đến bán cầu não chi phối khả năng ngôn ngữ).
Nhận thức và trí tuệ
- Mất khả năng sáng thạo, thường do dự, thay đổi tâm trạng.
- Khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề (hành vi định hướng mục tiêu) ở những lĩnh vực khác nhau của nhận thức bao gồm ngôn ngữ học tâm lý, suy diễn, tính lô gic và số học.
Hành vi và nhân cách
- Thiếu hoàn toàn óc sáng tạo và động lực.
- Đưa ra những bình luận không phù hợp với chuẩn mực của xã hội.
- Khó chịu.
- Bất cẩn và thờ ơ.
- Tính cố chấp không phù hợp và sự lặp lại những hành vi nhất định.
Những điều mà các bác sĩ đã tìm ra được về căn bệnh này
Sáng tạo ngôn ngữ
Nếp cuộn trán phía dưới bên trái là một trong những vùng não quan trọng nhất giúp thể hiện sự sáng tạo ngôn ngữ. Khu vực này sẽ hoạt động khi những người bình thường làm một bài kiểm tra về đoán chữ khi cho biết trước vài chữ cái, ví dụ như bạn được biết trước ba chữ “ngo-“, và bạn phải đoán được đây là từ gì. Khu vực này thường không hoạt động khi bạn đang xử lý ngôn ngữ ở cấp độ đơn giản như đọc chữ.
Trong khi những bệnh nhân bị đột quỵ gặp khó khăn ban đầu trong việc sáng tạo ngôn ngữ thì nhiều người trong số đó phục hồi trong vòng 6 đến 12 tháng.
Bác sĩ chuyên khoa thần kinh Maurizio Corbetta và đội ngũ cộng sự của anh ta thuộc Đại học Washington nhận thấy rằng có hai cơ chế để phục hồi, dựa theo một báo cáo năm 2000 của tờ Science Daily. Khi toàn bộ nếp cuộn trán phía dưới bên trái bị tổn thương, khu vực não phải tương ứng sẽ tiếp quản nhiệm vụ của bên trái. Khi có tổn thương nhỏ, khu vực não trái xung quanh thương tổn bắt đầu thực hiện những chức năng của vùng bị hủy hoại.
Việc ra quyết định
Những cơn đột quỵ ảnh hưởng đến lớp vỏ não trước trán ở thùy trán có thể tác động bất lợi đến việc đưa ra quyết định, theo bác sĩ chuyên khoa thần kinh Antonio Damasio thuộc Đại học phía nam California cho biết. Lớp vỏ não trước trán được kết nối mật thiết với những gì mà các bác sĩ chuyên khoa thần kinh gọi là “các chức năng điều hành”. Chúng bao gồm việc chọn lựa trong số nhiều lựa chọn thay thế, so sánh giữa những lợi ích ngắn hạn và dài hạn, đưa ra những phán đoán và kiểm soát những ham muốn.
Trong nghiên cứu của mình, Damasio đã tập trung vào những ảnh hưởng của cơn đột quỵ và ung thư trong một khu vực của lớp vỏ não trước trán gọi là “vùng vỏ hồi trán giữa”. Những bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng trong khu vực này có khả năng thực hiện khá tốt các bài kiểm tra về tính logic nhưng không thế đưa ra các quyết định đơn giản.
Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2009 cho tạp chí “Discover”, Damasio nói rằng khi anh ta yêu cầu một bệnh nhân chọn một trong hai ngày cho cuộc hẹn tiếp theo. Trong vòng 30 phút tiếp theo bệnh nhân đã trải qua những lý luận tán thành và phản đối của việc phải chọn một ngày so sánh với ngày còn lại. Mặc dù lý luận rất tốt nhưng dường như anh ta vẫn không thể quyết định và chỉ cảm thấy nhẹ nhõm khi cuối cùng Damasio đã đưa ra sự lựa chọn thay cho anh ta.
Khảng năng giải quyết nhiều công việc trong một khoảng thời gian và khả năng kiểm soát bản thân
Một cơn đột quỵ ở vùng trán phải có thể ảnh hưởng đến khả năng tự kiểm soát bản thân trong quá trình giải quyết nhiều công việc cùng lúc, bác sĩ chuyên khoa thần kinh Tim Hodgson thuộc Đại học Exeter cho biết. Hodgson và cộng sự của mình đã thử nghiệm ở các bệnh nhân bị đột quỷ ở cả thùy trán trái và phải bằng một bài kiểm tra làm nhiều việc cùng lúc, theo một bài báo cáo năm 2007 của tờ Medical Newa Today. Những bệnh nhân có phần não phải bị tổn thương thường không nhận ra sai lầm của mình nhiều hơn so với những trường hợp phần não trái bị tổn thương. Hodgson chỉ ra rằng những người bị đột quỵ ở vùng trán phải có thể ít gặp phải khó khăn về ngôn ngữ hơn những người bị đột quỵ ở vùng trán trái nhưng họ cũng sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày mà cần sự tự kiểm soát bản thân khi xử lý nhiều công việc cùng lúc, chẳng hạn việc nấu nướng.
Trong khi những bệnh nhân bị đột quỵ gặp khó khăn ban đầu trong việc sáng tạo ngôn ngữ thì nhiều người trong số đó phục hồi trong vòng 6 đến 12 tháng.
Bác sĩ chuyên khoa thần kinh Maurizio Corbetta và đội ngũ cộng sự của anh ta thuộc Đại học Washington nhận thấy rằng có hai cơ chế để phục hồi, dựa theo một báo cáo năm 2000 của tờ Science Daily. Khi toàn bộ nếp cuộn trán phía dưới bên trái bị tổn thương, khu vực não phải tương ứng sẽ tiếp quản nhiệm vụ của bên trái. Khi có tổn thương nhỏ, khu vực não trái xung quanh thương tổn bắt đầu thực hiện những chức năng của vùng bị hủy hoại.
Việc ra quyết định
Những cơn đột quỵ ảnh hưởng đến lớp vỏ não trước trán ở thùy trán có thể tác động bất lợi đến việc đưa ra quyết định, theo bác sĩ chuyên khoa thần kinh Antonio Damasio thuộc Đại học phía nam California cho biết. Lớp vỏ não trước trán được kết nối mật thiết với những gì mà các bác sĩ chuyên khoa thần kinh gọi là “các chức năng điều hành”. Chúng bao gồm việc chọn lựa trong số nhiều lựa chọn thay thế, so sánh giữa những lợi ích ngắn hạn và dài hạn, đưa ra những phán đoán và kiểm soát những ham muốn.
Trong nghiên cứu của mình, Damasio đã tập trung vào những ảnh hưởng của cơn đột quỵ và ung thư trong một khu vực của lớp vỏ não trước trán gọi là “vùng vỏ hồi trán giữa”. Những bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng trong khu vực này có khả năng thực hiện khá tốt các bài kiểm tra về tính logic nhưng không thế đưa ra các quyết định đơn giản.
Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2009 cho tạp chí “Discover”, Damasio nói rằng khi anh ta yêu cầu một bệnh nhân chọn một trong hai ngày cho cuộc hẹn tiếp theo. Trong vòng 30 phút tiếp theo bệnh nhân đã trải qua những lý luận tán thành và phản đối của việc phải chọn một ngày so sánh với ngày còn lại. Mặc dù lý luận rất tốt nhưng dường như anh ta vẫn không thể quyết định và chỉ cảm thấy nhẹ nhõm khi cuối cùng Damasio đã đưa ra sự lựa chọn thay cho anh ta.
Khảng năng giải quyết nhiều công việc trong một khoảng thời gian và khả năng kiểm soát bản thân
Một cơn đột quỵ ở vùng trán phải có thể ảnh hưởng đến khả năng tự kiểm soát bản thân trong quá trình giải quyết nhiều công việc cùng lúc, bác sĩ chuyên khoa thần kinh Tim Hodgson thuộc Đại học Exeter cho biết. Hodgson và cộng sự của mình đã thử nghiệm ở các bệnh nhân bị đột quỷ ở cả thùy trán trái và phải bằng một bài kiểm tra làm nhiều việc cùng lúc, theo một bài báo cáo năm 2007 của tờ Medical Newa Today. Những bệnh nhân có phần não phải bị tổn thương thường không nhận ra sai lầm của mình nhiều hơn so với những trường hợp phần não trái bị tổn thương. Hodgson chỉ ra rằng những người bị đột quỵ ở vùng trán phải có thể ít gặp phải khó khăn về ngôn ngữ hơn những người bị đột quỵ ở vùng trán trái nhưng họ cũng sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày mà cần sự tự kiểm soát bản thân khi xử lý nhiều công việc cùng lúc, chẳng hạn việc nấu nướng.
Xem thêm: Bà bầu ăn rau muống được không? Đọc ngay để có câu trả lời
Tin mới nhất
- Người mắc bệnh tiểu đường uống mật ong được không?
- Viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật nguy hiểm thế nào?
- Dưa chuột cũng có công dụng chữa bệnh gout khá tốt
- Top 7 thuốc trị ho có đờm hiệu quả thường được kê đơn
- Quan hệ xong đau họng – Cẩn thận mắc bệnh xã hội
- 7 thực phẩm làm hao hụt năng lượng cơ thể bạn nên tránh
- Phương pháp chế biến nấm lim xanh chuẩn cách bảo quản nấm lim
- CÁC LOẠI DẦU GỘI DÀNH CHO TÓC KHÔ XƠ
- Gastosic chữa trào ngược dạ dày có tốt không? Giá bao nhiêu?
- Top 7 thuốc trị tiểu rắt tốt nhất và lưu ý khi sử dụng
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Bạn đã biết cách điều trị chứng tự kỷ ở trẻ em?
- TIN TỨC UNG THƯ 7 thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch cho mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Mất ngủ sau sinh – Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị dứt điểm
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng có hiệu quả không?