Nổi mề đay ở tay: Biểu hiện bệnh lý và hướng điều trị
Nổi mề đay ở tay khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, công việc và sức khỏe bởi cơn ngứa kéo dài dai dẳng. Nguyên nhân gây bệnh có thể do tiếp xúc với các vật dụng hàng ngày hoặc do môi trường sống không sạch sẽ. Cụ thể hơn về vấn đề này hãy tìm hiểu ngay sau đây.
Nổi mề đay ở tay là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh
Nổi mề đay ở tay là hiện tượng vùng da tay bị phản ứng, gây cảm giác ngứa rát, khó chịu. Người bệnh sẽ có các biểu hiện như xuất hiện mụn nước, mủ và những vết tròn nhỏ sưng tấy lên giống như vết muỗi đốt. Các nốt này sẽ xuất hiện theo chùm gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, một số trường hợp bị sưng tấy là do dị ứng.
Bị nổi mề đay ở chân, tay hay trên bộ phận nào khác của cơ thể là do cơ thể phản ứng lại tác nhân gây kích thích. Một số nguyên nhân gây bệnh mày đay có thể kể đến như:
- Do dị ứng khi tiếp xúc với các tác nhân như hóa chất, mỹ phẩm, bụi bẩn, thực phẩm, lông động vật,…gây phản ứng kích thích, cơ thể giải phóng chất trung gian dẫn đến hiện tượng kích ứng da. Nhiều trường hợp bị nổi mề đay ở tay nghiêm trọng còn có biểu hiện như sưng cổ họng, sưng mắt, chảy nước mắt hay nghẹt mũi.
- Do tâm lý căng thẳng, stress tác động đến hệ thần kinh trung ương, hệ miễn dịch bị suy giảm. Điều này vô tình tạo điều kiện thuận lợi để các bệnh lý về da xuất hiện trong đó có chứng nổi mề đay. Lúc này, bệnh nhân chỉ cần thư giãn các triệu chứng sẽ tự khỏi.
- Do mắc bệnh nhiễm trùng cấp như sởi, sốt phát ban, viêm họng cấp,… gây hiện tượng bị nổi mề đay. Triệu chứng nổi mề đay sẽ giảm khi những bệnh lý nền được chữa khỏi.
- Do thời tiết thay đổi, cơ thể không kịp thích nghi gây hiện tượng nổi mề đay ở tay chân và các bộ phận khác trong cơ thể.
- Do dùng các loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau có chất gây nghiện, thuốc chống viêm không có steroid cũng có thể gây nổi mề đay.
- Một số nguyên nhân khác có thể gây nổi mề đay ở tay có thể kể đến như gan không chuyển hóa được rượu bia hoặc lupus ban đỏ hệ thống, bị tiểu đường loại 1,…
Dấu hiệu đặc trưng giúp nhận biết bệnh
Tùy theo từng đối tượng và thời kỳ mà mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau khi nổi mề đay ở cánh tay. Bệnh lý vẫn có một số triệu chứng điển hình để nhận biết như:
- Trên cánh tay, lòng bàn tay có những đốm đỏ kích thước bé xuất hiện.
- Có cảm giác ngứa ngáy dữ dội, khó chịu gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Bệnh nhân có thể bị phù mạch, viêm sưng do nổi mề đay.
- Một số trường hợp bị nổi mề đay ở tay có thể bị sưng môi, sưng mí mắt, đau họng,…
Nổi mề đay ở cánh tay có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ
Nổi mề đay ở bàn tay không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạnh mà đây chỉ là phản ứng cơ thể khi da tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Các triệu chứng của bệnh nhân sẽ tự cải thiện khi được tránh xa những tác nhân này.
Người bị nổi mề đay ở tay thì khả năng cầm nắm sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, chất lượng cuộc sống và công việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một vài trường hợp do không xử lý kịp thời hoặc áp dụng sai cách đã khiến các vùng da khác bị ảnh hưởng và để lại sẹo.
Nổi mề đay có thể kèm theo triệu chứng phù mạch, phù môi ở dưới da tay, chân, mặt, môi khiến bệnh nhân khó chịu. Số ít trường hợp gây hiện tượng tắc nghẽn cổ họng, gây khó thở, ngất xỉu đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe, bệnh nhân cần di chuyển nhanh đến cơ sở y tế khi có những hiện tượng như: ngứa ngáy, buồn nôn, khó chịu, sưng phù,…
Cách điều trị nổi mề đay ở tay
Nổi mề đay ở lòng bàn tay có thể tự khỏi nhanh mà không cần phải điều trị y tế. Những trường hợp bệnh lý kéo dài, chuyển sang giai đoạn mãn tính buộc phải có sự can thiệp để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện biến chứng.
Những biện pháp điều trị nổi mề đay ở tay hiện đang được áp dụng phổ biến bao gồm Đông y, Tây y và cách chữa dân gian. Cụ thể hơn về các phương pháp chữa bệnh này sẽ được chúng tôi đề cập chi tiết hơn ngay sau đây.
Điều trị bằng thuốc Tây y
Thuốc Tây có công dụng kiểm soát triệu chứng hiệu quả, những cơn ngứa và vết mẩn đỏ do bị nổi mề đay sẽ được làm dịu nhanh. Dưới đây là một số loại thuốc Tây thường dùng để trị mề đay:
- Thuốc histamin H1 để ức chế cơ thể giải phóng histamin, cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên người dùng nhóm thuốc này có thể gặp những tác dụng phụ như chóng mặt, suy giảm độ tập trung, buồn ngủ,…
- Thuốc chống viêm có chứa corticoid (dạng tiêm hoặc uống) để cải thiện triệu chứng viêm, sưng đỏ và ngứa. Nhóm thuốc này thường được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị phù mạch, nổi mề đay ở tay nặng. Thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng vì vậy phải tuân theo đúng các chỉ dẫn của bác sĩ.
- Thuốc ức chế miễn dịch giúp ức chế quá trình giải phóng histamin, hạn chế các triệu chứng của bệnh kéo dài dai dẳng.
Lưu ý, khi sử dụng thuốc Tây bạn cần phải dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý ngưng thuốc hay tự mua thuốc uống về dùng. Bởi chúng có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng.
Điều trị bằng thuốc Đông y
Điều trị nổi mề đay ở tay bằng thuốc Đông y là một trong những biện pháp được nhiều người sử dụng. Đối với phụ nữ trước, sau sinh và trẻ em nhỏ sử dụng các bài thuốc cổ truyền này vừa an toàn vừa cải thiện triệu chứng tốt.
Sách Đông y ghi lại, nổi mề đay ở tay hay tại bất kỳ bộ phận nào khác trong cơ thể là do nhiều tác nhân ảnh hưởng trong đó có nội sinh và ngoại sinh. Thầy thuốc sẽ kết hợp các loại thảo dược tự nhiên có công dụng lợi tiểu, tiêu độc, trừ tà, an thần, chống dị ứng,… để kiểm soát chứng bệnh, loại bỏ căn nguyên từ bên trong, hạn chế nguy cơ tái phát.
Phương pháp điều trị bệnh bằng Đông y có hiệu quả tốt nhưng cần nhiều công sức để chuẩn bị và sự kiên trì của người dùng. Bạn có thể áp dụng một trong các bài thuốc dưới đây để chữa nổi mề đay tại nhà:
- Bài thuốc số 1: Sắc hạ liên thảo, thục địa, nhẫn đông đằng mỗi loại 12g cho vào ấm cùng một lượng nước vừa phải. Nấu thuốc cạn còn 1 nửa thì chia uống 2 đến 3 lần trong ngày.
- Bài thuốc số 2: Chuẩn bị đương quy, xuyên khung, thuyền y, cam thảo, sinh địa hoàng, đan sâm, huyền sâm, bạch thược, hà thủ ô,… cho vào ấm sắc cùng 1 lít nước cạn còn 450ml thì dừng lại, chia uống 3 lần trong ngày.
- Bài thuốc số 3: Sắc các vị thuốc địa mạch, tiêu sơn tra, binh lang, kê hoàng bì, tiêu mạch nha, cúc hoa, thược dược, phục linh, sao chỉ xác, bạch tiễn bì để uống ngày 3 lần là được.
Bài thuốc mề đay Đỗ Minh – Phương thuốc hơn 150 năm chữa dứt điểm mề đay ở tay
Được nghiên cứu, phát triển từ hơn 1 thế kỷ trước, bài thuốc chữa nổi mề đay của Đỗ Minh Đường được giới chuyên môn đánh giá cao nhờ độ lành tính, hiệu quả cao, an toàn với mọi đối tượng. Phương thuốc này đã được Sở Y tế cấp phép lưu hành do đó mọi người hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.
Bài thuốc chủ trị hiện tượng nổi mề đay, mẩn ngứa dị ứng. Với sự kết hợp hài hòa từ 3 bài thuốc nhỏ là tuốc đặc trị mề đay, thuốc bổ gan giải độc, thuốc hoạt huyết bổ thận bài thuốc mang đến tác dụng trị bệnh từ gốc đến ngọn.
- Giúp tăng cường chính khí, giúp cơ thể giải độc, tiêu viêm, hết sưng ngứa nổi mẩn trên da.
- Phục hồi, tăng cường tái tạo và bảo vệ vùng da thường bị mề đay nổi mẩn.
- Khôi phục hoạt động, tăng cường chức năng gan, thận, bổ máu.
- Cải thiện chức năng hệ miễn dịch, ổn định cơ thể, ngăn ngừa tái phát.
Thành phần có trong bài thuốc này hoàn toàn là dược liệu tự nhiên, trong mỗi bài thuốc con có chứa 20-30 thảo dược có tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và bồi bổ cơ thể, làn da. Có thể nhắc đến một số thành phần như: Kim ngân hoa, bồ công anh, nhân trần, hạ khô thảo, sài đất, xích đồng…
Theo nhà thuốc Đỗ Minh Đường, phần lớn dược liệu mà đơn vị này sử dụng đều được lấy từ vườn trồng dược liệu chuyên canh, đạt chuẩn GACP-WHO nên an toàn, phù hợp với mọi cơ địa, làn da ngay cả trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
Hiện theo nhu cầu của người bệnh, Đỗ Minh Đường đã hỗ trợ sắc sẵn thành cao miễn phí giúp những người bận rộn không có thời gian đun sắc thuốc. Bên cạnh đó cao thuốc dễ tan, thẩm thấu tốt, thơm, không bị đắng gắt nên mọi người có thể an tâm ngay khi dùng cho con trẻ.
Mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị, thời gian khác nhau tùy theo mức độ. Bệnh nhân kiên trì dùng thuốc kết hợp ăn uống sinh hoạt hợp lý sẽ sớm dứt điểm bệnh.
Mề đay Đỗ Minh tác động và cải thiện bệnh theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (từ 1-2 tuần): Thuốc chủ yếu thẩm thấu vào trong tiêu trừ tác nhân gây bệnh, đào thải độc tố.
- Giai đoạn 2 (từ 3-4 tuần): Thuốc giúp giảm dần các triệu chứng nổi mề đay ở tay, chân hoặc toàn thân đồng thời giúp phục hồi làn da.
- Giai đoạn 3 (từ 2 tháng trở lên): Giúp tăng cường bồi bổ chức năng gan, thận, dưỡng nhan, giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch,phòng ngừa nguy cơ tái phát.
Bạn Nguyễn Hùng Long – Nhân viên văn phòng đã điều trị mề đay tại Đỗ Minh Đường chia sẻ: “Tôi biết đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường trị bệnh mề đay mẩn ngứa do bạn bè giới thiệu. Ban đầu cũng không hy vọng gì nhiều do đã uống nhiều thuốc nhưng không khỏi. Nhưng chỉ sau 2 tháng sử dụng bài thuốc nam gia truyền này bệnh hết hẳn, đến nay đã hơn nửa năm cũng không bị tái phát lại.”
Diễn viên Nguyệt Hằng – người từng sử dụng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh cho hay: “Bài thuốc này được điều chế sẵn nên phù hợp với những người bận rộn như tôi. Không chỉ hài lòng với dạng bào chế, sau 3 tháng điều trị bệnh nổi mề đay mẩn ngứa của tôi cũng đã dứt điểm hoàn toàn, không bị tích nước, phù nề gì cả, da cũng sáng khỏe, hồng hào thấy rõ.”
VIDEO: Diễn viên Nguyệt Hằng chia sẻ kết quả điều trị mề đay tại Đỗ Minh Đường
Mề đay Đỗ Minh là một trong những bài thuốc trị mề đay cho hiệu quả lâu dài, được đánh giá cao nhất hiện nay. Bài thuốc này cũng đã góp phần giúp nhà thuốc Đỗ Minh Đường nhận các giải thưởng uy tín như “Sản phẩm tin cậy – Dịch vụ hoàn hảo – Nhãn hiệu ưa dùng năm 2017” và gần đây nhất là “Top 20 thương hiệu nổi tiếng”.
Bạn đang bị nổi mề đay ở tay chữa mãi không hết, hãy liên hệ tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được chuyên gia tư vấn, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 024 6253 6649 – 0963 302 349 (Hà Nội) và 028 3899 1677 – 0938 449 768 (Hồ Chí Minh).
- Website: http://dominhduong.com/ hoặc http://dominhduong.org/
- Fanpage: Nhà thuốc Đỗ Minh Đường
Mẹo chữa bằng
thuốc dân gian
Các triệu chứng mề đay ở tay có thể cải thiện nhanh chóng bằng các mẹo chữa đơn giản dưới đây:
- Sử dụng bột yến mạch: Bạn chỉ cần chuẩn bị một ít dược liệu trộn chung với sữa chua và mật ong cho lên da để đắp, triệu chứng bệnh lý sẽ được cải thiện nhanh chóng.
- Sử dụng giấm táo: Pha giấm táo với nước ấm tỷ lệ 1:1 rồi bôi lên da khoảng 5 đến 10 phút sau đó rửa lại với nước ấm là được. Thành phần có trong dược liệu có tác dụng kháng khuẩn và tiêu viêm cực tốt.
- Sử dụng gừng: Chuẩn bị vài lát gừng chà nhẹ lên vùng da bị nổi mề đay để hạn chế nguy cơ phát bệnh, lây lan sang những vùng da khác.
- Sử dụng nha đam: Chuẩn bị 1 ít gel nha đam để thoa lên vùng da nổi mề đay nhằm cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ.
- Sử dụng tinh dầu bạc hà: Lấy một ít tinh dầu bôi lên vùng da bị kích ứng để làm giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu do bệnh gây ra.
Mẹo chữa bệnh mày đay chỉ có hiệu quả trong những trường hợp nhẹ, người bệnh chưa có dấu hiệu bội nhiễm và không có biểu hiện nặng. Tác dụng của bài thuốc khá chậm nên người bệnh phải có sự kiên trì khi dùng.
Trường hợp dùng mẹo chữa nổi mề đay tại nhà không có tác dụng hoặc bệnh lý nghiêm trọng hơn cần phải đổi hướng điều trị, áp dụng các biện pháp khác để cải thiện bệnh lý.
Phòng ngừa nổi mề đay ở bàn tay
Nổi mề đay ở tay có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng nếu bạn điều trị và chăm sóc sai phương pháp. Dưới đây là một số vấn đề người bệnh cần lưu ý khi khắc phục và cải thiện bệnh lý ngay tại nhà:
- Khi da bị tổn thương tuyệt đối không được gãi hay cào lên những vùng da khác sẽ khiến những vùng xung quanh bị tổn thương.
- Khi đang bị bệnh mày đay ở tay, chân nên mặc quần áo rộng rãi để hạn chế những ma sát lên da.
- Nếu bị nổi mề đay do thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh cần hạn chế đi ra ngoài và luôn phải giữ ấm cơ thể.
- Khi ra ngoài cần phải dùng kem chống nắng để hạn chế da tiếp xúc với tia UV.
- Trong phòng ngủ nên dùng máy tạo độ ẩm để hạn chế tình trạng bị khô da, giảm nguy cơ bị nổi mề đay diện rộng.
- Nếu bị nổi mề đay do dị ứng thì người bệnh phải tránh xa những tác nhân như lông chó mèo, thuốc lá, phân hoa,…
- Không nên ăn các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như tôm cua, trứng,…
Nổi mề đay ở tay tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng mọi người không được chủ quan với căn bệnh này. Nếu có triệu chứng khác thường cần phải tiến hành tìm biện pháp xử lý, tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.
Xem thêm: Điều trị viêm khớp gối: Nên làm gì và không nên làm gì?
Tin mới nhất
- Các thuốc đặt trị viêm lộ tuyến cổ tử cung tốt nhất
- Những trái cây có tính nóng
- Ung thư đại trực tràng
- Xạ trị ung thư phổi: mục đích, tác dụng phụ và các lưu ý quan trọng
- Viêm quanh khớp vai thể đông cứng vai: căn bệnh ít người biết rõ
- Hễ nuốt nước bọt là đau họng: Nguyên nhân & cách khắc phục
- Tổng hợp 12 cây cảnh dễ trồng tại nhà
- Viêm đau khớp háng là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
- Những thực phẩm kỵ nhau: 19 cặp món ăn nguy hiểm nếu kết hợp với nhau
- Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn – Ưu và nhược điểm