Nhiễm virus HPV khi mang thai: Dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa
Nhiễm virus HPV (gây u nhú) trước hoặc trong khi mang thai luôn là vấn đề sức khỏe nên được quan tâm bởi điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ.
Nhiễm virus HPV (gây u nhú) trước hoặc trong khi mang thai luôn là vấn đề sức khỏe nên được quan tâm bởi điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ.
Virus gây u nhú ở người có thể lây truyền qua đường tình dục. Khoảng 75% phụ nữ và nam giới có quan hệ tình dục bị nhiễm HPV vào một thời điểm nào đó. Để hiểu rõ hơn về tình trạng nhiễm HPV khi mang thai, bạn hãy tham khảo những thông tin mà Hello Bacsi chia sẻ dưới đây nhé.
Dấu hiệu nhiễm virus HPV
Khi nhiễm HPV, bạn có thể không nhận ra bất kỳ triệu chứng cụ thể nào, nên rất khó biết mức độ nghiêm trọng hoặc tình trạng nhiễm trùng. Có hơn 100 chủng HPV khác nhau, nhưng chỉ có một vài chủng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Các chủng virus HPV có nguy cơ cao có thể gây ra ung thư cổ tử cung, trong khi các chủng có nguy cơ thấp được biết là gây ra mụn cóc sinh dục.
Một số mẹ bầu đã chia sẻ về tình trạng mụn cóc như sau: nốt sần nhỏ như ngón tay, da xuất hiện tổn thương… Những mụn cóc phát triển trên da gần hoặc tại cổ tử cung, âm đạo, âm hộ và hậu môn. Chúng không gây đau đớn nhưng làm tăng khả năng biến thành khối u ác tính và có thể phục hồi sau khi điều trị.
Xét nghiệm virus HPV trong thời gian mang thai
Các xét nghiệm chẩn đoán virus HPV không phải là một phần của quá trình kiểm tra định kỳ khi mang thai. Tuy nhiên, mụn cóc sinh dục có thể được chẩn đoán trong các lần xét nghiệm huyết thanh (xét nghiệm máu để tìm ra kháng thể). Bác sĩ cũng có thể xác định mụn cóc bên ngoài thông qua quá trình kiểm tra thể chất. Sau đó, bạn sẽ được đề nghị kiểm tra sinh thiết để xác nhận các tổn thương âm đạo nếu thật sự cần thiết.
- Xét nghiệm Pap bao gồm thu thập các tế bào lót cổ tử cung và kiểm tra chúng dưới kính hiển vi.
- Soi cổ tử cung được thực hiện để đánh giá thêm và dùng giấm (axit acetic) trên cổ tử cung. Giấm sẽ thay đổi màu của các tế bào bất thường, sau đó được đem đi để kiểm tra nhiễm virus HPV.
Nếu kết quả của bạn là dương tính, bác sĩ sẽ bắt đầu đưa ra các phương án điều trị.
Chữa trị khi nhiễm virus HPV
Hầu hết các trường hợp nhiễm virus HPV đều tự thuyên giảm và biến mất. Bạn chỉ được điều trị khi các vết mụn bắt đầu lộ rõ cũng như tế bào cổ tử cung bất thường. Các lựa chọn điều trị bao gồm:
- Cryosurgery: Đóng băng hoặc phá hủy mụn cóc bằng cách sử dụng nitơ lỏng
- Electrocautery: Đốt mụn cóc bằng điện
- Khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện: Loại bỏ mô cổ tử cung bất thường bằng cách sử dụng vòng dây tích điện
- Sinh thiết hình nón: Loại bỏ mô tử cung bị ảnh hưởng
- Bôi kem theo toa: Thoa kem trực tiếp lên mụn cóc. Tuy nhiên, chỉ sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ vì dùng quá mức khá nguy hiểm.
Bác sĩ sẽ tiếp tục kiểm tra sự thay đổi của tế bào khi bạn đi khám thai định kỳ.
Virus gây u nhú ở người có thể lây truyền qua đường tình dục. Khoảng 75% phụ nữ và nam giới có quan hệ tình dục bị nhiễm HPV vào một thời điểm nào đó. Để hiểu rõ hơn về tình trạng nhiễm HPV khi mang thai, bạn hãy tham khảo những thông tin mà Hello Bacsi chia sẻ dưới đây nhé.
Dấu hiệu nhiễm virus HPV
Khi nhiễm HPV, bạn có thể không nhận ra bất kỳ triệu chứng cụ thể nào, nên rất khó biết mức độ nghiêm trọng hoặc tình trạng nhiễm trùng. Có hơn 100 chủng HPV khác nhau, nhưng chỉ có một vài chủng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Các chủng virus HPV có nguy cơ cao có thể gây ra ung thư cổ tử cung, trong khi các chủng có nguy cơ thấp được biết là gây ra mụn cóc sinh dục.
Một số mẹ bầu đã chia sẻ về tình trạng mụn cóc như sau: nốt sần nhỏ như ngón tay, da xuất hiện tổn thương… Những mụn cóc phát triển trên da gần hoặc tại cổ tử cung, âm đạo, âm hộ và hậu môn. Chúng không gây đau đớn nhưng làm tăng khả năng biến thành khối u ác tính và có thể phục hồi sau khi điều trị.
Xét nghiệm virus HPV trong thời gian mang thai
Các xét nghiệm chẩn đoán virus HPV không phải là một phần của quá trình kiểm tra định kỳ khi mang thai. Tuy nhiên, mụn cóc sinh dục có thể được chẩn đoán trong các lần xét nghiệm huyết thanh (xét nghiệm máu để tìm ra kháng thể). Bác sĩ cũng có thể xác định mụn cóc bên ngoài thông qua quá trình kiểm tra thể chất. Sau đó, bạn sẽ được đề nghị kiểm tra sinh thiết để xác nhận các tổn thương âm đạo nếu thật sự cần thiết.
- Xét nghiệm Pap bao gồm thu thập các tế bào lót cổ tử cung và kiểm tra chúng dưới kính hiển vi.
- Soi cổ tử cung được thực hiện để đánh giá thêm và dùng giấm (axit acetic) trên cổ tử cung. Giấm sẽ thay đổi màu của các tế bào bất thường, sau đó được đem đi để kiểm tra nhiễm virus HPV.
Nếu kết quả của bạn là dương tính, bác sĩ sẽ bắt đầu đưa ra các phương án điều trị.
Chữa trị khi nhiễm virus HPV
Hầu hết các trường hợp nhiễm virus HPV đều tự thuyên giảm và biến mất. Bạn chỉ được điều trị khi các vết mụn bắt đầu lộ rõ cũng như tế bào cổ tử cung bất thường. Các lựa chọn điều trị bao gồm:
- Cryosurgery: Đóng băng hoặc phá hủy mụn cóc bằng cách sử dụng nitơ lỏng
- Electrocautery: Đốt mụn cóc bằng điện
- Khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện: Loại bỏ mô cổ tử cung bất thường bằng cách sử dụng vòng dây tích điện
- Sinh thiết hình nón: Loại bỏ mô tử cung bị ảnh hưởng
- Bôi kem theo toa: Thoa kem trực tiếp lên mụn cóc. Tuy nhiên, chỉ sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ vì dùng quá mức khá nguy hiểm.
Bác sĩ sẽ tiếp tục kiểm tra sự thay đổi của tế bào khi bạn đi khám thai định kỳ.
HPV có ảnh hưởng đến thai kỳ không?
HPV có thể ảnh hưởng đến thai kỳ vì nó làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến tăng số lượng và kích thước của mụn cóc. Bác sĩ cũng có thể không cho bạn loại bỏ mụn cóc, vì sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng.
Việc điều trị mụn cóc thường bắt đầu sau khi sinh, trừ khi mụn cóc lớn và cản trở vùng âm đạo. Chúng sẽ được triệt tiêu bằng cách xử lý hóa học hoặc dòng điện.
HPV có truyền sang em bé không?
Trẻ sinh ra từ mẹ bị mụn cóc sinh dục sẽ không phát triển bất kỳ tình trạng nhiễm trùng nào khác. Ngay cả khi bé nhiễm virus này, bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày vì con đã có khả năng miễn dịch.
Trong một số ít trường hợp, trẻ có thể phát triển mụn cóc ở cổ họng hay còn gọi là u nhú thanh quản. Đây là một tình trạng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến khả năng hít thở của bé. Trẻ sẽ được điều trị bằng laser liên tục để loại bỏ mụn cóc và làm sạch đường thở.
Nếu mụn cóc đang ngăn chặn đường em bé chào đời, bác sĩ sẽ tiến hành mổ lấy thai. Dĩ nhiên, bạn sẽ được trao đổi về tất cả những rủi ro trước khi quyết định sẽ đi theo phương án nào.
Nếu nhiễm virus HPV trước đó và muốn mang thai thì sao?
Đây là những gì bạn nên làm nếu bị nhiễm HPV trước khi thụ thai:
- Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa phụ sản để điều trị HPV.
- Bác sĩ sẽ đề các phương pháp điều trị để điều trị mụn cóc sinh dục và bất kỳ tổn thương nào khác.
Có thể mang thai khi bị nhiễm HPV không?
HPV chưa được biết là có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mang thai của bạn. Virus HPV không thể tác động đến khả năng thụ thai. Ngoài ra, các biến chứng mang thai khác như sinh non và sẩy thai cũng không liên quan đến chủng virus này.
HPV có ảnh hưởng đến thai kỳ không?
HPV có thể ảnh hưởng đến thai kỳ vì nó làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến tăng số lượng và kích thước của mụn cóc. Bác sĩ cũng có thể không cho bạn loại bỏ mụn cóc, vì sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng.
Việc điều trị mụn cóc thường bắt đầu sau khi sinh, trừ khi mụn cóc lớn và cản trở vùng âm đạo. Chúng sẽ được triệt tiêu bằng cách xử lý hóa học hoặc dòng điện.
HPV có truyền sang em bé không?
Trẻ sinh ra từ mẹ bị mụn cóc sinh dục sẽ không phát triển bất kỳ tình trạng nhiễm trùng nào khác. Ngay cả khi bé nhiễm virus này, bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày vì con đã có khả năng miễn dịch.
Trong một số ít trường hợp, trẻ có thể phát triển mụn cóc ở cổ họng hay còn gọi là u nhú thanh quản. Đây là một tình trạng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến khả năng hít thở của bé. Trẻ sẽ được điều trị bằng laser liên tục để loại bỏ mụn cóc và làm sạch đường thở.
Nếu mụn cóc đang ngăn chặn đường em bé chào đời, bác sĩ sẽ tiến hành mổ lấy thai. Dĩ nhiên, bạn sẽ được trao đổi về tất cả những rủi ro trước khi quyết định sẽ đi theo phương án nào.
Nếu nhiễm virus HPV trước đó và muốn mang thai thì sao?
Đây là những gì bạn nên làm nếu bị nhiễm HPV trước khi thụ thai:
- Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa phụ sản để điều trị HPV.
- Bác sĩ sẽ đề các phương pháp điều trị để điều trị mụn cóc sinh dục và bất kỳ tổn thương nào khác.
Có thể mang thai khi bị nhiễm HPV không?
HPV chưa được biết là có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mang thai của bạn. Virus HPV không thể tác động đến khả năng thụ thai. Ngoài ra, các biến chứng mang thai khác như sinh non và sẩy thai cũng không liên quan đến chủng virus này.
Trong một số ít trường hợp, HPV có thể phát triển các tổn thương ung thư ở vùng cổ tử cung, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và thụ thai của bạn.
Cách ngăn ngừa HPV
Một số gợi ý dưới đây của Hello Bacsi có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ nhiễm HPV:
- Sử dụng bao cao su mỗi khi bạn quan hệ tình dục: Chúng có khả năng giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm HPV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Một nghiên cứu cho thấy những người sử dụng bao cao su khi giao hợp giảm nguy cơ nhiễm bệnh lây lan qua đường tình dục đến hơn 70%.
- Chủng ngừa trước khi bạn cố gắng mang thai: Có 2 loại vaccine HPV là Gardasil và Cervarix được chấp thuận cho nữ từ 9 – 26 tuổi, có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung khoảng trên 90% và các tổn thương tiền ung thư trên 60%.
- Hạn chế quan hệ với người lạ: Chỉ nên quan hệ với 1 bạn tình và khuyến khích người đó kiểm tra sức khỏe của cơ quan sinh dục định kỳ. Đôi khi, bạn tình của bạn có thể không biết mình bị nhiễm HPV và có thể lây nhiễm cho bạn.
Phương Uyên/HELLO BACSI
Trong một số ít trường hợp, HPV có thể phát triển các tổn thương ung thư ở vùng cổ tử cung, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và thụ thai của bạn.
Cách ngăn ngừa HPV
Một số gợi ý dưới đây của Hello Bacsi có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ nhiễm HPV:
- Sử dụng bao cao su mỗi khi bạn quan hệ tình dục: Chúng có khả năng giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm HPV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Một nghiên cứu cho thấy những người sử dụng bao cao su khi giao hợp giảm nguy cơ nhiễm bệnh lây lan qua đường tình dục đến hơn 70%.
- Chủng ngừa trước khi bạn cố gắng mang thai: Có 2 loại vaccine HPV là Gardasil và Cervarix được chấp thuận cho nữ từ 9 – 26 tuổi, có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung khoảng trên 90% và các tổn thương tiền ung thư trên 60%.
- Hạn chế quan hệ với người lạ: Chỉ nên quan hệ với 1 bạn tình và khuyến khích người đó kiểm tra sức khỏe của cơ quan sinh dục định kỳ. Đôi khi, bạn tình của bạn có thể không biết mình bị nhiễm HPV và có thể lây nhiễm cho bạn.
Phương Uyên/HELLO BACSI
Công cụ tính ngày dự sinh
28 ngày
Tin mới nhất
- Ho khan lâu ngày không khỏi là bị gì? Có nguy hiểm không?
- 8 yếu tố tạo nên sản phẩm chuẩn nguồn gốc thực vật
- Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì, củ gì tốt cho người bệnh
- Nấm lim xanh Tiên Phước chữa bệnh gì với cách uống nấm lim rừng
- Não cá vàng: Chứng suy giảm trí nhớ khiến bạn trở nên… ngốc nghếch
- Cách giảm mỡ bụng cho nam giúp bạn lấy lại sức hấp dẫn
- Bệnh HIV và các biến chứng nguy hiểm bạn cần biết
- Trào ngược dạ dày khi ngủ không thể chủ quan – 4 mẹo chữa hay
- Viêm quanh móng
- Hội chứng gan thận (HRS) và hướng xử trí hiệu quả nhất
Video
- PHÒNG CHỐNG UNG THƯ Các thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 và lưu ý khi dùng
- TIN TỨC UNG THƯ Dấu hiệu của suy nhược thần kinh và cách điều trị bệnh hiệu quả
- Tác dụng của cây xạ đen chữa bệnh gì Công dụng và cách sử dụng cây xạ đen tươi, khô chữa bệnh tốt nhất
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Sự tiến triển bệnh tiểu đường type 2: Bạn cần biết những gì?